Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt.

- Nêu được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

- Đưa ra được các biện pháp nhằm thực hiện nhiêm vụ của trồng trọt.

Hình thành kĩ năng phân tích, tổng hợp.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Tích hợp BVMT và ứng phó với BĐKH: Ngoài nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu; trồng các cây nông nghiệp còn thực hiện nhiệm vụ thu giữ khí cacbonnic, giải phóng khí oxi góp phần điều hòa khí hậu, phủ xanh đất trống, chống xói mòn đất.

 Trồng các cây họ đậu (rễ có khả năng giữ nitơ) góp phần làm giàu dinh dưỡng cho đất.

Trồng các cây công nghiệp, cây nông nghiệp có khả năng chống chịu với BĐKH (nắng nóng, hạn hán, mưa lũ, lạnh, ô nhiễm.) có năng suất, chất lượng cao. Tăng tưới tiêu, chăm bón thêm cho cây trồng, kiểm soát dịch hại cây trồng.

Phát triển các mô hình trồng cây thủy canh, khí canh để tăng năng suất, chất lượng nông sản, thích ứng với BĐKH.

 

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc trang 1

Trang 1

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc trang 2

Trang 2

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc trang 3

Trang 3

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc trang 4

Trang 4

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc trang 5

Trang 5

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc trang 6

Trang 6

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc trang 7

Trang 7

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc trang 8

Trang 8

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc trang 9

Trang 9

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 244 trang viethung 03/01/2022 5020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc

Giáo án Công nghệ 7 - Lê Thị Ngọc
Lê Thi Ngọc
Ngày soạn: 06/4/2021
 PHẦN 1: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
TIẾT 1. BÀI 1.VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.
Ngày giảng
Lớp, sĩ số
7A:
7B:
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt.
- Nêu được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt. 
- Đưa ra được các biện pháp nhằm thực hiện nhiêm vụ của trồng trọt.
Hình thành kĩ năng phân tích, tổng hợp.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Tích hợp BVMT và ứng phó với BĐKH: Ngoài nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu; trồng các cây nông nghiệp còn thực hiện nhiệm vụ thu giữ khí cacbonnic, giải phóng khí oxi góp phần điều hòa khí hậu, phủ xanh đất trống, chống xói mòn đất.
 Trồng các cây họ đậu (rễ có khả năng giữ nitơ) góp phần làm giàu dinh dưỡng cho đất.
Trồng các cây công nghiệp, cây nông nghiệp có khả năng chống chịu với BĐKH (nắng nóng, hạn hán, mưa lũ, lạnh, ô nhiễm...) có năng suất, chất lượng cao. Tăng tưới tiêu, chăm bón thêm cho cây trồng, kiểm soát dịch hại cây trồng.
Phát triển các mô hình trồng cây thủy canh, khí canh để tăng năng suất, chất lượng nông sản, thích ứng với BĐKH.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Hình 1 SGK phóng to trang 5.
- Bảng phụ lục về nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt.
2. Học sinh:
- Xem trước bài 1,2.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổån định tổ chức 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
* Đặt vấn đề 
 Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền nông nghiệp ở nước ta. Vậy trồng trọt và đất trồng có vai trò và nhiệm vụ như thế nào chúng ta học bài này sẽ rõ. 
Hoạt động của giáo viên- HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Vai trò của trồng trọt
_ Giáo viên giới thiệu hình 1 SGK và nêu câu hỏi:
+ Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Nhìn vào hình 1 hãy chỉ rõ: hình nào là cung cấp lương thực, thực phẩm?
_ Giáo viên giải thích hình để học sinh rõ thêm về từng vai trò của trồng trọt.
_ Giáo viên giảng giải cho Học sinh hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp:
+ Cây lương thực là cây trồng cho chất bột 
như: lúa, ngô, khoai, sắn,
+ Cây thực phẩm như rau, quả,
+ Cây công nghiệp là những cây cho sản phẩm làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến như: mía, bông, cà phê, chè,
_ Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương.
? Câu hỏi GDBVMT
Trồng trọt có vai trò như thế nào đối với môi trường sống của con người?
_ Giáo viên nhận xét, ghi bảng.
* Hoạt động 2: Nhiệm vụ của trồng trọt. 
Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
 Yêu cầu học sinh chia nhóm và tiến hành thảo luận để xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt?
- HS thảo luận nhóm
- Nhóm HS thảo luận, đại diện nhóm báo cáo
+ Tại sao nhiệm vụ 3,5 không phải là nhiệm vụ trồng trọt? 
Giáo viên giảng rõ thêm về từng nhiệm vụ của trồng trọt.
? Câu hỏi GDBVMT VÀ BĐKH
Em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ MT và ứng phó BĐKH
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt. 
PPDH: phương pháp HĐ nhóm
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên yêu cầu học sinh theo nhóm ( 2 bàn /nhóm) quan sát bảng và hoàn thành bảng
Một số biện pháp
Mục đích
_ Khai hoang, lấn biển.
_ Tăng vụ trên đơn vị diện tích.
_ Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.
Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm
HS Thảo luận và báo cáo kết quả
Nhóm HS thảo luận, đại diện nhóm báo cáo
GV nhận xét và rút ra KL đưa ra bảng KT
Một số biện pháp
Mục đích
_ Khai hoang, lấn biển.
_ Tăng vụ trên đơn vị diện tích.
_ Áp dụng đúng biện pháp kĩ 
tăng diện tích đất canh tác.
tăng sản lượng nông sản
tăng năng suất cây trồng
I. Vai trò của trồng trọt:
Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu.
II. Nhiệm vụ của trồng trọt:
Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
4. Củng cố - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi SGK
 5. Hướng dẫn về nhà. 
 - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi
 - Về nhà học bài và tìm hiểu nội dung bài 2 
Ngày soạn: 06/9/2020
TIẾT 2. BÀI 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
Ngày giảng
Lớp, sĩ số
7A:
7B:
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Trình bày được vai trò của đất trồng đối với cây trồng. Đưa ra được các giải pháp bảo vệ môi trường đất 
Nêu được các thành phần của đất và tác dụng của các thành phần trong đất.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Sử dụng công nghệ: Ứng dụng BVKT vào thực tế cuộc sống trong mọi lĩnh vực
- Tích hợp BVMT và ứng phó với BĐKH: BĐKH gây ra mưa lớn, lũ quét làm rửa trôi lớp đất bề mặt giàu dinh dưỡng gây hiện tượng xói mòn đất nghiêm trọng, làm cho đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng.
Nhiệt dộ môi trường tăng cao làm cho hệ vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, thúc đẩy quá trình khoáng hóa, phân giải chất hữu cơ làm cho quá trình giải phóng CO2 vào khí quyển diễn ra nhanh hơn.
Nhiệt độ đất quá cao làm cho nước bốc hơi nhanh, mặt đất bị khô cằn, do vậy cản trở việc nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con. Ngược lại, nếu nhiệt độ đất thấp, rễ cây sẽ phát triển chậm và lượng nước rễ hút vào thân cây cũng bị hạn chế. Nhiều loài cây thường bị thiếu nước khi nhiệt độ đất giảm mạnh sau một đợt rét kéo dài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Nghiên cứu SGK - SGV. Bảng phụ 
2. Học sinh:
- Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học, xem tranh.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
* Đặt vấn đề 
 Trồng trọt là lĩnh  ... của gia đình và xã hội.
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	_ Sơ đồ 18 SGK phóng to.
	_ Các bảng phụ.
	2. Học sinh:
	Xem lại tất cả các bài trong phần thủy sản.
	III. PHƯƠNG PHÁP:
	Trực quan, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
	IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	_ Nêu ý nghĩa của bảo vệ môi trường thủy sản.
	_ Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý, cần tiến hành các biện pháp nào?
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài mới: (2 phút)
	Nội dung phần thủy sản chúng ta nghiên cứu gồm 8 bài, từ bài 49 đến bài 56. Gồm 3 phần kiến thức cơ bản là:
	_ Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
	_ Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản.
	_ Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản.
	Chúng ta sẽ lần lượt ôn lại kiến thức của từng phần.
	b. Vào bài mới:
	Yêu cầu: Biết được vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
	4. Củng cố và đánh giá giờ dạy: ( 4 phút)
	Cho học sinh xem lại các câu hỏi SGK trang 156.
	5. Nhận xét – dặn dò: (2 phút)
	_ Nhận xét về thái độ ôn tập của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời lại các câu hỏi trang 156.
VI. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA:
	Kết quả thu được như sau:
	* Các giáo viên đều cho rằng:
	_ Áp dụng các phương pháp mới vào chương trình Công nghệ 7, phần Kỹ thuật nông nghiệp, tương đối dễ vì kiến thức gần gũi với học sinh. Tuy vậy các trang thiết bị dạy học nhiều khi không đồng bộ hoặc không đủ dẫn đến việc nhiều thầy cô dạy chay.
	_ Để thiết kế một giáo án Công nghệ đạt kết quả cao giáo viên cần tham khảo nhiều sách và chuẩn bị nhiều kiến thức ứng dụng. 
	_ Để dạy chương trình Công nghệ 7, phần Kỹ thuật nông nghiệp đạt hiệu quả cao thì trang thiết bị phải đầy đủ nhất là đối với các bài thực hành. 
	_ Đặc biệt Cô Nguyễn Thị Gọn và Cô Nguyễn Thị Huệ cho rằng dễ áp dụng phương pháp mới đối với các kiến thức ứng dụng. 
	* Về phía học sinh:
	 Kết quả điều tra tại lớp 7A1 và 7A3 trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Lựu và 2 lớp 7A1 và lớp 7A2 ở trường Trung học cơ sở Tịnh Thới như sau:
Kết quả
Tỉ lệ
Câu 1
Khi học chương trình Công nghệ 7 mới, em thấy:
a) Nội dung kiến thức dễ nhớ, sát thực tế
b) Nội dung kiến thức khó nhớ.
140 HS
10 HS
93,3 %
6,7 %
Câu 2
Em thích học dạng bài nào nhất?
a) Dạng bài sinh thái
b) Dạng bài hình thái
c) Dạng bài ứng dụng
d) Như nhau
35 HS 
25 HS 
55 HS
35 HS 
23,3 %
16,7 %
36,7 %
23,3 %
Câu 3
Vì sao em thích học dạng bài đó?
a) Dễ nhớ, sát thực tế
b) Gây hứng thú khi học
58 HS
92 HS
38,7 %
61,3 %
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN:
	Qua kết quả trên, sau đây là một số kết luận rút ra được từ quá trình nghiên cứu.	Qua tìm hiểu, các thầy cô đều cho rằng việc lên lớp có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào khâu chuẩn bị, đặc biệt là khâu soạn giáo án. Một giáo án chuẩn bị tốt sẽ giúp giáo viên tự tin hơn, chủ động hơn khi lên lớp. Bên cạnh đó, đồ dùng dạy học cũng góp phần không nhỏ đến thành công của tiết dạy.
	Theo kết quả điều tra tại lớp 7A1 và 7A3 trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Lựu và hai lớp 7A1 và 7A2 trường Trung học cơ sở Tịnh Thới có 140/150 HS cho rằng chương trình Công nghệ 7 (phần kỹ thuật nông nghiệp) có nội dung kiến thức dễ nhớ, sát thực tế (chiếm 93,3%). Còn đối với các dạng bài nào em thích nhất thì hầu hết các học sinh đều cho rằng thích dạng bài ứng dụng chiếm 55/150 HS (36,7%). Và khi các em được hỏi về tại sao thích học dạng bài đó thì có 92/150 HS (chiếm 61,3%) cho rằng vì nó gây hứng thú khi. 
	Đúng như các thầy cô đã nhận định, qua thời gian nghiên cứu và thiết kế, sau đó vận dụng vào dạy thử một số bài trong thời gian thực tập tôi thấy:
	- Nếu hôm nào lên lớp tôi soạn bài sơ sơ, đặt câu hỏi chung chung thì lớp rất buồn tẻ, tiết học trở nên thụ động.
	- Có hôm tôi soạn bài kỹ nhưng không sử dụng đồ dùng dạy học thì học sinh hiểu bài không sâu và mau quên.
	- Ngược lại, khi tôi đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học nhưng soạn giáo án sơ sài, đặt câu hỏi chung cho cả lớp trả lời thì học sinh không thể khai thác được kiến thức. Nhưng khi tôi soạn bài tỉ mỉ, áp dụng phương pháp mới có sử dụng đầy đủ đồ dùng dạy học thì học sinh học rất tích cực, dễ hiểu bài và khắc sâu được kiến thức. Điều này cho thấy việc thiết kế bài giảng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học.
	Qua nghiên cứu, thiết kế và vận dụng tôi nhận thấy đối với các bài có kiến thức khó nhưng được soạn chu đáo thì kiến thức sẽ không khó đối với học sinh mà trái lại còn gây được sự hứng thú.
II. ĐỀ XUẤT:
	Qua thực tế nghiên cứu, tôi xin có những đề xuất sau:
Về phía Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn: 
	Phải đặc biệt quan tâm đến việc thiết kế bài giảng của giáo viên, thường xuyên kiểm tra không để cho giáo viên soạn giáo án qua loa đồng thời phải cung cấp đầy đủ các trang thiết bị dạy học cho giáo viên.
	2) Về phía giáo viên:
	Luôn có nhiệt tình cao trong việc soạn bài lên lớp, kết hợp tự bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay. Mặt khác, cần chủ động trong việc chuẩn bị các đồ dùng lên lớp. Nếu không có sẵn thì nên tự làm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1) Đặng Vũ Bình (2004), Giáo trình giống vật nuôi, NXB Giáo dục.
	2) Nguyễn Minh Đường, Vũ Hài, Vũ Văn Hiển, Đỗ Nguyên Ban, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Thị Biếc (2003), Công nghệ nông nghiệp 7 (sách giáo khoa), NXB Giáo dục. 
	3) Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Vinh (2004), Công nghệ nông nghiệp 7 ( sách thiết kế bài giảng), NXB Hà Nội.
	4) Nguyễn Minh Đồng, Vũ Hài, Vũ Văn Hiển, Đỗ nguyên Ban, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Thị Biếc (2003), Công nghệ nông nghiệp 7 (sách giáo viên), NXB Giáo dục.
	5) TS. Văn Lệ Hằng, TS. Phùng Đức Tiến (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, Hà Nội
	6) Võ Trọng Hốt, Nguyễn Văn Vinh (1998), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Giáo dục.
	7) Phùng Ngọc Lan, Thạc sỹ Nguyễn Trường (2004), Giáo trình lâm nghiệp, NXB Giáo dục.
	8) Lê Ngọc Lập, Trần Minh Tâm, Nguyễn Thùy Linh, Trịnh Thanh Bình, Nguyễn Kim Thanh (2004), Sách thực hành Công nghệ nông nghiệp 7, NXB Giáo dục.
	9) Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đình Tuấn (2005), Lý luận dạy học Công nghệ ở trường Trung học cơ sở, phần Kỹ thuật nông nghiệp, NXB Đại học sư phạm.
	10) Nguyễn Đức Thành và Hoàng Thị Kim Huyền (2005), Phương pháp dạy học Công nghệ, trường Trung học cơ sở (phần Kỹ thuật nông nghiệp), NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
 	11) Trần Văn Vỹ (2004), Giáo trình thuỷ sản, NXB giáo dục.
	12) Vũ Hữu Yêm, Phùng Quốc Tuấn, Ngô Thị Đào (1998), Giáo trình trồng trọt, NXB Giáo dục.
Tuần: XXVIII 	 Ngày soạn:29/03/2008
Tiết: 37	 Ngày dạy:31/04/2008
BÀI 41: Thực hành
CHẾ BIẾN THỨC ĂN HỌ ĐẬU BẰNG NHIỆT
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	Biết được phương pháp chế biến bằng nhiệt đối với những loại thức ăn hạt cây họ Đậu cho vật nuôi sử dụng.
	2. Kỹ năng:
	Thực hiện được các thao tác của 1 trong 3 quy trình là: rang, hấp hoặc luộc các loại hạt đậu.
	3. Thái độ:
	Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác và an toàn.
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	_ Hạt đậu tương, hạt đậu mèo sống.
	_ Chảo, nồi, khay men, rổ, bếp,..
	_ Các hình ảnh có liên quan.
	2. Học sinh:
	Xem trước bài 41, đem theo hạt đậu nành hay đậu mèo (nếu có).
	IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức lớp: ( 1phút)
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	_ Hãy phân biệt thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
	_ Kể tên một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit ở địa phương em.
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (2 phút)
	Có nhiều phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi như phương pháp vật lí, hóa học, vi sinh vật. Hôm nay chúng ta dùng phương pháp xử lí nhiệt để làm chín hạt đậu tương và hạt đậu mèo nhằøm khử bỏ chất độc hại có trong đậu và tăng khẩu vị thơm, ngon, dễ tiêu khi vật nuôi sử dụng. Để biết phương pháp xử lí nhiệt như thế nào ta vào bài 41.
Vào bài mới:
	* Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
	Yêu cầu: Nắm được các vật liệu và dụng cụ cần thiết để thực hành.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5 phút
_ Gọi học sinh đọc thông tin mục I và hỏi:
+ Để thực hiện được bài thực hành này ta cần những vật liệu và dụng cụ cần thiết nào?
_ Giáo viên giải thích thêm.
_ Chia nhóm học sinh và yêu cầu học sinh ghi vào tập.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
_ Học sinh dựa vào mục I trả lời.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh tiến hành chia nhóm.
_ Học sinh ghi bài.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
_ Nguyên liệu: hạt đậu tương hay hạt đậu mèo.
_ Dụng cụ: nồi, bếp, thiết bị nghiền nhỏ, rổ, nước, dụng cụ đảo khuấy, khay men
	* Hoạt động 2: Một số quy trình thực hành:
	Yêu cầu: Nắm vững từng bước thực hiện quy trình.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10 phút
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1 SGK.
+ Mô tả qui trình rang hạt đậu tương?
+ Điều kiện khi tiến hành rang hạt đậu tương 
Như thế nào?
_ Giáo viên giải thích và hướng dẫn học sinh làm từng bước trong quy trình.
_ Giáo viên yêu cầu từng nhóm thực hiện theo quy trình.
_ Giáo viên treo tranh về việc hấp hạt đậu tương.
Yêu cầu học sinh quan sát hình và cho biết:
+ Có mấy bước tiến hành hấp hạt đậu tương? Đó là những bước nào?
+ Tại sao phải ngâm hạt đậu no nước trước khi hấp?
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại từng bước và hướng dẫn cho học sinh về cách thực hiện quy trình hấp hạt đậu tương.
+ Khi hấp đậu phải đảm bảo yêu cầu gì?
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 3 SGK, kết hợp quan sát hình và cho biết:
+ Khi tiến hành nấu, luộc hạt đậu mèo phải chú ý đến bước nào? Tại sao?
+ Nước sau khi đã nấu hay luộc ta có nên sử dụng không? Tại sao?
+ Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa 3 phương pháp rang, hấp và luộc đậu.
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung và ghi bảng.
_ Học sinh nghiên cứu quy trình trong SGK và trả lời:
à Học sinh dựa vào 3 bước trong SGK để trả lời.
à Học sinh trả lời.
_ Học sinh lắng nghe và làm theo.
 _ Lần lượt các nhóm tiến hành.
_ Học sinh quan sát và trả lời:
à Học sinh quan sát hình và trả lời:
à Nếu ngâm hạt trước khi hấp sẽ làm cho hạt mau chín.
à Học sinh chú ý lắng nghe.
à Học sinh trả lời.
_ Học sinh đọc thông tin, kết hợp quan sát và trả lời:
à Cần chú ý đến khâu khi sôi thì phải mở vung. Làm nước không tràn ra ngoàivà các khí đôïc bay ra trong khi nấu luộc.
à Không nên sử dụng nước sau khi luộc vì trong nước đó có chất độc. Phải đổ bỏ.
à Học sinh phân biệt, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
_ Học sinh ghi bài.
II. Một số quy trình thực hành:
 1. Rang hạt đậu tương:
_ Bước 1:Làm sạch đậu (loại bỏ vỏ rác,sạn,sỏi)
_ Bước 2: Rang, khuấy đảo liên tục trên bếp.
_ Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ.
 2. Hấp hạt đậu tương:
_ Bước 1: Làm sạch vỏ quả. Ngâm cho hạt đậu no nước.
_ Bước 2: Vớt ra rổ, để ráo nước.
_ Bước 3: Hấp chín hạt đậu trong hơi nước. Hạt đậu chín tới, nguyên hạt, không bị nát là được.
 3. Nấu, luộc hạt đậu mèo:
_ Bước 1: Làm sạch vỏ quả.
_ Bước 2: Cho hạt đậu vào nồi và đổ ngập nước, luộc kĩ. Khi sôi, mở vung.
_ Bước 3: Khi hạt đậu chín, đổ bỏ nước luộc. Hạt đậu chín kĩ, bở là dùng được, cho vật nuôi ăn cùng với thức ăn khác.
	* Hoạt động 3: Thực hành.
	Yêu cầu: Chế biến các loại thức ăn họ Đậu bằng nhiệt.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
17 phút
_ Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp.
_ Yêu cầu học sinh nộp bảng thu hoạch theo bảng mẫu.
_ Yêu cầu học sinh ghi vào tập.
_ Các nhóm thực hành.
_ Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
_ Học sinh nộp bài thu hoạch.
_ Học sinh ghi vào vở.
III. Thực hành: 
	Bảng mẫu bài thu hoạch:
Tên nhómNguyên liệuCách chế biến
Chỉ tiêu đánh giá
Chưa 
chế biến
Kết quả 
chế biến
Yêu cầu 
đạt được
Đánh giá 
sản phẩm
_ Trạng thái hạt
_ Màu sắc
_ Mùi
	4. Củng cố và đánh giá thực hành: (3 phút)
	Cho biết các quy trình chế biến thức ăn cây họ Đậu bằng nhiệt.	
	5. Nhận xét- dặn dò: ( 2 phút)
	_ Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà xem lại các bước thực hành này và chuẩn bị bài thực hành tiếp theo.	
A. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)
	I. Chọn câu trả lời đúng : ( 4đ)
	Câu 1: Thức ăn vật nuôi gồm có:
	a. Nước và chất khô. 	c. Vitamin, lipit và chất khoáng.
	b. Prôtêin, lipit, gluxit. 	d. Gluxit, vitamin, lipit, prôtêin.
	Câu 2: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ:
	a. Thực vật 	b. Động vật 	c. Chất khoáng 	d. Cả a,b và c đều đúng
	Câu 3: Đây là loại thức ăn nào? Biết có tỉ lệ nước và chất khô: nước 89,40% và chất khô 10,60%.
	a. Rơm lúa 	b. Khoai lang củ 	c. Rau muống 	d. Bột cá
	Câu 4: Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nào?
	a.Thức ăn giàu tinh bột 	c. Thức ăn hạt
	b. Thức ăn thô xanh 	d. Thức ăn nhiều xơ
	II. Hãy điền các từ: (1đ)
 	Glyxêrin và axit béo, gluxit, axit amin, ion khoáng, vitamin vào khoảng trống thích hợp.
_ Prôtêin được cơ thể hấp thu dưới dạng các (1)
_ Lipit được hấp thụ dưới dạng các(2).
_ ....................(3)............................. được hấp thụ dưới dạng đường đơn.
_ Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các (4)
B. Phần tự luận: (5 điểm)
	Câu 1: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? (2,5đ)
	Câu 2: Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit. (2,5đ)
ĐÁP ÁN:
	A. Phần trắc nghiệm:
	I. 1.a	2.d	3.c	4.b
	II. (1). axit amin, 	(2). Glyxêrin và axit béo, 	(3). Gluxit, 	(4). Ion khoáng
	B. Phần tự luận:
	Câu 1: 
	_ Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
	_ Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
	Câu 2: 
	_ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin
	+ Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn.
	+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như: giun đất, nhộng tằm.
	+ Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ Đậu.
	_ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit: Luân canh, gối vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_7_le_thi_ngoc.docx