Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Câu 1: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 giai cấp tư sản Việt Nam có thái độ

chính trị như thế nào?

A.Đấu tranh vì lợi ích của.giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.

B.Đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.

C.Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.

D.Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.

Câu2: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu

tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A.Thành lập Công hội (1920)

B.Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có lương (1923)

C.Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925)

D.Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930)

Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 04/01/2022 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021
1 
Đề cương ôn tập kì II. 2021 
Môn: Lịch sử 9 
Câu 1: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 giai cấp tư sản Việt Nam có thái độ 
chính trị như thế nào? 
A.Đấu tranh vì lợi ích của.giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản. 
B.Đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản. 
C.Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân. 
D.Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân. 
Câu2: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu 
tranh tự phát sang đấu tranh tự giác? 
A.Thành lập Công hội (1920) 
B.Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có lương (1923) 
C.Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925) 
D.Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930) 
Câu3: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 
1924 là gì? 
A. Đòi quyền lợi về kinh tế. B. Đòi quyền lợi về chính trị. 
C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị. D. Để giải phóng dân tộc. 
Câu 4: Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản trong những năm 1919-1925 
mang tính chất 
A. Dân tộc công khai B. Giải phóng dân tộc 
C. Dân tộc dân chủ công khai D. Dân chủ nhân dân 
Câu 5: Điểm khác biệt cơ bản của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản 
đầu thế kỉ XX so với phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thứ nhất là 
A. Kết quả B. Giai cấp lãnh đạo 
C. Lực lượng tham gia D. Đối tượng đấu tranh 
Câu 6: Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào yêu nước dân chủ công khai của các tầng lớp 
tiểu tư sản trí thức (1919-1925) là 
A.Thành lập nhà xuất bản Nam đồng thư xã 
B.Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc dân Đảng 
C.Xuất bản báo “Người nhà quê” 
D.Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh 
Câu 7: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là 
A. Báo Thanh niên. B. Tác phẩm "Đường Kách Mệnh". 
C. "Bản án chế độ thực dân Pháp". D. Báo "Người cùng khổ". 
Câu 8: Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba? 
A.Quốc tế thứ ba bênh vực quyền lợi cho các nước thuộc địa. 
B.Quốc tế thứ ba giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp. 
C.Quốc tế thứ ba ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. 
D.Quốc tế thứ ba chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam. 
2 
Câu 9: Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Muốn cứu nước giải phóng dân 
tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”? 
A.Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của 
Nguyễn Ái Quốc. 
B.Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919). 
C.Đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920). 
D.Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản 
Pháp (12-1920). 
Câu 10: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1920-1930 là 
A.Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam 
B.Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 
C.Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 
D.Trực tiếp sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam 
Câu 11: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện lịch sử gì? 
A.Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (3/1929). 
B.Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929). 
C.Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929). 
D.Thành lập An Nam Cộng sản Đảng (7/ 1929). 
Câu 12: Tổ chức tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là 
A. Việt Nam Quốc dân Đảng. B. Tân Việt cách mạng Đảng. 
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Đảng Lập Hiến. 
Câu 13: Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa 
thành các tổ chức cộng sản nào? 
A.Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng 
B.Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng 
C.Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn 
D.Đông Dương Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng 
Câu 14: Đâu là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng? 
A. Báo Thanh niên B. Báo Đỏ 
C. Báo Búa liềm D. Báo Giải phóng 
Câu 15: Lịch sử Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng từ ngày 6-1 đến 8-2 -
1930? 
A.Khởi nghĩa Yên Bái 
B.Đại hội lần thứ nhất hội Việt Nam cách mạng thanh niên 
C.Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản 
D.Hội nghị trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam 
Câu 16: Luận cương chính trị (10 - 1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng 
Đông Dương là 
A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp B. Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc 
C. Đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai D. Đánh đổ phong kiến và đế quốc 
3 
Câu 17: Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào 
trong Luận Cương chính trị (10-1930)? 
A.Tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới XH cộng sản 
B.Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ 
nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa 
C.Tiến hành cách mạng ruộng đất để tiến tới xã hội cộng sản 
D.Tiến hành giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất 
Câu 18: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có tác động như thế nào 
đến việc giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam? 
A.Mở đường cho việc giải quyết khủng hoảng đường lối ở Việt Nam. 
B.Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc 
C.Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam. 
D.Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930)? 
A.Không thấy được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương thuộc địa 
B.Không đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu 
C.Đánh giá không đúng khả năng CM của tầng lớp tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc 
D.Không xây dựng được mối quan hệ quốc tế với phong trào cách mạng thế giới 
Câu 20: Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu 
năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo? 
A.Phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam 
B.Phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và thực tế Việt Nam 
C.Vân dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam 
D.Giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin 
Câu 21: Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng 
cộng sản khác trên thế giới là gì? 
A.Có sự kết hợp với phong trào yêu nước 
B.Chủ nghĩa Mác- Lênin được biến đổi sang tư tưởng Hồ Chí Minh 
C.Phong trào công nhân giữ vai trò quyết định 
D.Chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò quyết định 
Câu 22: Nguyên nhân sâu xa nào sau đây dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930-1931? 
A.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 
B.Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới 
C.Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt 
D.Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 
Câu 6: Mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào 
trong năm 1937? 
A. Phong trào Đông Dương đại hội B. Đón rước phái viên và toàn quyền mới 
C. Đấu tranh nghị trường D. Đấu tranh báo chí 
4 
Câu 23: Hình thức mặt trận nào được thành lập trong giai đoạn 1936-1939 có nhiệm vụ tập 
hợp, đoàn kết nhân dân đấu tranh? 
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương 
B. Mặt trận nhân dân Đông Dương 
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương 
D. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương 
Câu 24: Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì để vơ vét tối đa những nguồn lợi ở 
Đông Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai? 
A. Kinh tế tập trung B. Kinh tế chỉ huy 
C. Kinh tế mới D. Kinh tế thời chiến 
Câu 25: Tình hình VN từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945 có đặc điểm gì nổi bật? 
A.Thực dân Pháp tiến hành khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng Việt Nam 
B.Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của phát xít Nhật 
C.Chiến tranh Pháp - Nhật ở Đông Dương 
D.Pháp - Nhật câu kết với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam 
Câu 26. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào? 
A. Ngày 10 tháng 10 năm 1954 B. Ngày 16 tháng 5 năm 1954 
C. Ngày 10 tháng 10 năm 1955 D. Ngày 16 tháng 5 năm 1955 
Câu 27: Pháp rút lui khỏi Miền Nam, Mĩ nhảy vào và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính 
quyền để thực hiện âm mưu: 
A. Chống phá cách mạng miền Bắc. 
B. Chia cắt VN làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ. 
C. Cô lập miền Bắc, phá hoại miền Nam. 
D. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne -vơ. 
Câu 28. Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Bắc sẽ là gì? 
A. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định trực tiếp. 
B. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất. 
C. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam. 
D. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ bảo vệ cách mạng miền Nam 
Câu29. Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Nam là gì? 
A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng XHCN ở miền Bắc. 
B. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất. 
C. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp nhất. 
D. Miền Nam là tiền tuyến, làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Bắc. 
Câu 30. Đại hội Đảng III xác định nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền là gì ? 
A. Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN. 
B. Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 
C. Thực hiện thống nhất nước nhà. 
D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,thực hiện hoà bình 
thống nhất nước nhà. 
5 
Câu 31. Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? 
A. Ngụy quân. B. Ngụy quyền. 
C. “Ấp chiến lược”. D. Đô thị (hậu cứ). 
Câu 32. Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” là gì? 
A.Gom dân, lập “ấp chiến lược”. B. “Trực thăng vận”, “ thiết xa vận”. 
C. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng. D. “Bình định” toàn bộ Miền Nam. 
Câu 33. Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì? 
A. “Bình định” miền Nam trong 8 tháng. B. “Bình định” miền Nam trong 18 tháng. 
C. “Bình định” miền Nam có trọng điểm. D. “Bình định” trên toàn miền Nam. 
Câu34. Mĩ – Ngụy xây dựng hệ thống “Ấp chiến lược” nhằm mục đích gì? 
A.Tách cách mạng ra khỏi dân, nhằm cô lập cách mạng. 
B. Hỗ trợ chương trình “bình định” miền Nam của Mĩ – ngụy. 
C. Kìm kẹp, kiểm soát dân, nắm chặt dân. 
D. A, B và C đúng. 
Câu 35. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày nào? 
A.Ngày 20 tháng 9 năm 1960 B.Ngày 20 tháng 10 năm 1960 
C. Ngày 20 tháng 11 năm 1960 D. Ngày 20 tháng 12 năm 1960 
Câu 36. Thắng lợi nào của ta mở đầu trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” 
là: 
A. Chiến thắng An Lão. B. Chiến thắng Ba Gia 
C. Chiến thắng Ấp Bắc D. Chiến thắng Đồng Xoài 
Câu 37: Chiến thắng nào đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”? 
A. Vạn Tường B. Ấp Bắc C. Ba Gia D. Bình Giã 
Câu 38: Điểm khác nhau của “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” 
A. Chiến tranh xâm lược thực dân mới. 
B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. 
C. Sử dụng quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội tay sai, mở rộng chiến tranh phá hoại ra 
miền Bắc, qui mô lớn hơn, ác liệt hơn. 
D. Sử dụng quân đội Sài Gòn và cố vấn Mĩ. 
Câu 39. Chiến thắng có tính chất mở màn cho viêc đánh bại “chiến tranh cục bộ”của Mĩ ở 
miền Nam là chiến tranh nào? 
A. Chiến thắng trong mùa khô 1965-1966. B. Chiến thắng trong mùa khô 1966-1967 
C. Chiến thắng Vạn Tường (1965) D. Chiến thắng tết Mâu Thân (1968) 
Câu 40. Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc 
lần thứ nhất của Mĩ? 
A. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 
B. Cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. 
C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài ở miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam. 
D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất 
nước. 
6 
Câu 41. Trong lúc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, Mĩ đã áp 
dụng loại hình chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam? 
A. Chiến tranh một phía B. Chiến tranh đặc biệt 
C. Chiến tranh cục bộ D. Việt Nam hóa chiến tranh 
Câu 42. Để ép ta nhân nhượng, ký một hiệp định do Mĩ đặt ra Nich Xơn đã cho máy bay 
B52 đánh vào đâu trong 12 ngày đêm năm 1972? 
A. Hà Nội, Nam Định B. Hà Nội, Hải Phòng 
C. Hà Nội, Thanh Hóa D. Nghệ An, Hà Tĩnh 
Câu 43. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam trong những năm 1970-1972 buộc Mĩ phải 
thừa nhận thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? 
A. Cuộc tiến công chiến lược 1972, chủ yếu đánh vào Quảng Trị. 
B. Đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mĩ trong 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải 
Phòng. 
C. Trong chiến dịch đông xuân 1969-1970. 
D. Tất cả thắng lợi trên. 
Câu 44. Ngày 24,25/4/1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích 
gì? 
A. Bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ. 
B. Vạch trần âm mưu “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ. 
C. Đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ 
của nhân dân 3 nước Đông Dương. 
D. Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân 3 nước Đông Dương. 
Câu 45. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược và thừa nhận 
sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh” ? 
A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự, trong 3 năm 1969, 1970, 1971. 
B. Cuộc tiến công chiến lược năm1972 ta đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam 
hoá chiến tranh”. 
C. Thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở Pari. 
D. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tiếp tục chi viện cho miền 
Nam. 
Câu 46. Vì sao cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai được xem là một bộ phận 
của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ ? 
A. Vì nó hỗ trợ cho chiến lược “Việt Nam hóa ”. 
B. Vì nó thực hiện âm mưu phá hoại cách mạng miền Bắc để miền Bắc không còn đủ sức 
chi việc cho Miền Nam. 
C. Vì nhằm đối phó với cuộc tiến công của ta và hỗ trợ chiến lược “Việt Nam hóa” đang có 
nguy cơ phá sản. 
D. Vì nhằm tạo thế mạnh “vừa đánh, vừa đàm”. 
Câu 47. Ních xơn thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ lớn 
nhất là gì? 
7 
A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán 
Pari. 
B. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. 
C. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. 
D. Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc 
Câu 48. Hội nghị Pari diễn ra trong khoảng thời gian nào? 
A. 5/1968 đến 27/1/1973 B. Cuối năm 1969 đến đầu năm 1973 
C. 12/1972 đến 27/1/1973 D. 1970 đến 1973 
Câu 24: Đế quốc Mĩ rút hết quân đội về nước vào ngày? 
A. 29/3/1973 B. 30/3/1973 C. 29/3/1974 D. 30/4/1974 
Câu49: Chiến dịch mở màn trong cuộc Tổng tiến công và nổ dậy Xuân 1975 là: 
A. Buôn Ma Thuột B. Huế C. Đà Nẵng D. Hồ Chí Minh 
Câu 50. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 dã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang 
tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam? 
A. Chiến thắng Phước Long B. Chiến thắng Tây Nguyên 
C. Chiến thắng Huế -Đà Nẵng D. Chiến thắng Quảng Trị 
Câu 51: Những hành động của Mĩ ở miền Nam sau khi kí hiệp định Pari? 
A. Nghiêm chỉnh thực hiện những điều khoản đã kí trong hiệp định. 
B. Rút toàn bộ quân Mĩ ra khỏi miền Nam Việt Nam. 
C. Khắc phục hậu quả chiến tranh do Mĩ gây ra ở miền Nam. 
D. Giúp chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Pari. 
Câu 52. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pa-ri ? 
A. Rút quân Mĩ về nước. 
B. Rút quân Đồng minh về nước. 
C. Giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự. 
D. Lập bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. 
Câu 53. Tháng 7/1973, Ban chấp hành trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nhận 
định kẻ thù của nhân dân ta là: 
A. Nguỵ quyền Sài Gòn. 
B. Mĩ và quân Đồng Minh của Mĩ. 
C. Đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. 
D. Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. 
Câu 54. Sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi. Điều nào sau 
đây không đúng ? 
A. Quân Mĩ và quân Đồng minh rút về nước, ngụy quyền Sài Gòn mất chỗ dựa. 
B. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính tăng gấp đôi. 
C. Miền Bắc hòa bình có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng 
chi viện cho miền Nam. 
D. Miền Nam vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ. 
8 
Câu 55. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 
năm, đó là 2 năm nào? 
A. 1972 - 1973. B. 1973 - 1974. C. 1974 - 1975. D. 1975 -1976. 
Câu 56.Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch 
giải phóng miền Nam ? 
A. Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam, Ngụy mất chỗ dựa. 
B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long. 
C. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. 
D. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. 
Câu 57. Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, 
chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong chiến dịch nào ? 
A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. 
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh. D. Tất cả chiến dịch trên. 
Câu 58. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 : Mốc mở đầu và kết thúc ? 
A. Mở đầu 9/4/1975, kết thúc 30/4/1975. B. Mở đầu 4/3/1975, kết thúc 30/4/1975. 
C. Mở đầu 19/3/1975, kết thúc 02/5/1975. D. Mở đầu 4/3/1975, kết thúc 02/5/1975. 
Câu 59: Trong đợt hoạt động quân sự Đông- Xuân cuối 1974 đầu 1975 ta giành thắng lợi 
vang dội trong chiến dịch nào? 
A. Chiến dịch đường 9- Nam Lào. B. Chiến dịch đường 14- Phước Long 
C. Chiến dịch Tây Nguyên. D. Chiến dịch Hòa Bình. 
Câu 60: Lý do nào là chủ yếu ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công đầu tiên cho chiến 
dịch giải phóng miền Nam năm 1975? 
A. Vì Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng ở đây đông. 
B. Vì Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, nhưng địch tập trung quân 
mỏng, bố trí nhiều sơ hở. 
C. Vì Tây nguyên có một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ ở miền Nam. 
D. Vì nếu chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi miền Nam. 
Câu 61. Sự kiện nào tác động đến hội nghị Bộ chính trị (từ 18-12-1974 đến 9-1-1975) để 
Hội nghị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975? 
A. Chiến thắng Buôn Ma Thuột B. Chiến thắng Tây Nguyên 
C. Chiến thắng Quảng Trị D. Chiến thắng Phước Long và đường số 14 
Câu 62. Kết quả nào dưới đây thuộc kết quả của Chiến dich Tây Nguyên ? 
A.Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên , giải phóng toàn bộ tây Nguyên rộng 
lớn với 60 vạn dân 
B.Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 4 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Buôn Mê 
Thuột 
C.Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 3 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Playcu, 
kontum 
D.Tiêu diệt phần lớn quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng diện tích Tây 
Nguyên với 4 vạn dân 
9 
Câu 63. Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của 
nhân dân ta là gì? 
A. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, rửa sạch nỗi 
nhục và nỗi đau mất nước hơn một thế kỷ 
B. Mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử Viêt Nam: cả nước độc lập thống nhất cùng xây 
dựng chủ nghĩa xã hội 
C. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng thế giới 
D. Câu A và B là ý nghĩa lớn nhất 
Câu 64. Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến 
chông Mĩ cứu nước? 
A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn 
B. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng 
C. Có hậu Phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa 
D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước 
Đông Dương. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_ki_ii_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2020_2021.pdf