Dược lâm sàng - Tăng huyết áp
Câu 1:Bệnh tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu >= 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương >=90mgHg
•Câu 2 :Đích huyết áp cần đạt ở bệnh nhân này là bao nhiêu?
Đích huyết áp cần đạt ở bệnh nhân này là 130/80mmHg
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Dược lâm sàng - Tăng huyết áp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dược lâm sàng - Tăng huyết áp
DƯỢC LÂM SÀNG TĂNG HUYẾT ÁP NHÓM 1- K7D3 Câu 1:Bệnh tăng huyết áp là gì? Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu >= 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương >=90mgHg Câu 2 :Đích huyết áp cần đạt ở bệnh nhân này là bao nhiêu? Đích huyết áp cần đạt ở bệnh nhân này là 130/80mmHg Câu 3: Hãy tư vấn bệnh nhân các biện pháp điều trị bằng thay đổi lối sống ? trình bày lí do tại sao tư vấn các biện pháp đó và giải thích về những nguy cơ có thể xảy ra nếu không tuân thủ? Chế độ ăn hợp lí đảm bảo đủ kali và các nguyên tố vi lượng Giảm Cân Ngưng hẳn việc hút thuốc Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp Chế độ ăn hợp lí + Giảm ăn mặn (<6g muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày) + Tăng cường rau xanh hoa quả tươi + Hạn chế thức ăn có chứa nhiều cholesterol Chế độ ăn hợp lí *Giải thích : +Natri trong muối có gây giữ nước lượng lượng chất lỏng trong mạch máu tăng lên , dẫn đến tăng HA, do đó gia tăng áp lực cho tim.còn Kali giúp cơ thể loại bỏ natri dư thừa. làm giãn mạch máu giúp hạ huyết áp +Rau xanh và rau củ quả hoa tươi có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, các vitamin..cần thiết cho cơ thể ở người tăng HA +Các acid béo no vào cơ thể sẽ được gan chuyển thành cholesterol sẽ tăng nguy cơ về các bệnh tim mạch Giảm Cân + Chỉ số BMI của bệnh nhân là 26,57 đối với người châu Á bệnh nhân đang ở giai đoạn béo phì độ 1 -> bệnh nhân cần giảm cân và duy trì cân nặng dưới 65 cân, giảm vòng 2 dưới 90cm bằng cách tập thể dục thể thao + Hạn chế uống rượu bia bỏ hẳn đc thì tốt nhất, nên duy trì <2 cốc/ ngày Ngưng hẳn việc hút thuốc vì hút thuốc làm tăng HA 1 cách đột biến và tăng HA tâm thu nhiều hơn 4mmg Hg. Nicotin trong thuốc kích thích hệ thần kinh tạo ra nhiều hóa chất làm co mặt dẫn đến tăng HA Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp Tập thể dục đi bộ hoặc vận động ở mức vừa phải , đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe đặc biệt là tim mạch Ngoài ra nên tránh lo âu căng thẳng thần kinh ,tránh bị lạnh đột ngột *Nếu tuân thủ các biện pháp trên thì có thể cải thiện được tình trạng tăng HA ko những thế còn có thể điều trị khỏi được bệnh tăng HA vì bệnh nhân mới bị do tuổi già ko phải do tiền sử gia đình hay tiền sử bệnh của bệnh nhân . * Nếu bệnh nhân ko tuân thủ các biện pháp trên sẽ gặp các nguy cơ làm nặng thêm bệnh tăng HA dẫn tới giảm hiệu quả điều trị dẫn tới việc dùng thuốc là đương nhiên Chế độ ăn ko hợp lí ăn quá nhiều muối , cholesterol , acid béo no..gây tăng áp lực thành mạch làm tăng HA Bia rượu thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe ko chỉ có tim mạch, từ đó làm tăng yếu tố làm tăng HA Câu 4 : Các nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp 1- Thuốc lợi tiểu - Cơ chế tác dụng tăng thải Na+ Tăng Thải nước Giảm V tuần hoàn Giảm cung lượng tim & HA, giảm sức cản ngoại vi. -Chia 3 nhóm: Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid/ tương tự thiazid Lợi tiểu tiết kiệm K+ Lợi tiểu quai T huốc lợi tiểu nhóm thiazid/ tương tự thiazid + Hydrochlorothiazid, benthiazid .. + Indapamid, Chlorthalidon C hỉ định ưu tiên : người già tăng huyết áp tâm thu đơn độc, BN da đen, suy tim Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid/ tương tự thiazid -TDKMM: Giảm K + , Mg 2+ , Tăng Ca 2+ máu Giảm dung nạp glucose, tăng LDL- cholesterol, triglyceride Gout, giảm thải trừ urat Rối loạn chức năng cương dương -Tương Tác: Giảm hiệu quả khidùng cùng thuốc chống viêm ko steroid Tăng nguy cơ độc tính đối với bệnh nhân đang dùng lithi Lợi tiểu tiết kiệm K+ Vai trò quan trọng trong điều trị tăng HA + Có thể kết họp với bệnh nhân đang dùng thiazid: hạn chế mất K+ + Ngày càng nhiều bệnh nhân kháng thuốc do dùng aldosterol ==>Spirononlacton đóng vai trò quan trọng trong GIẢM HA ==> Nên dùng kết hợp với thiazid LƯU Ý sử dụng cho bệnh nhân suy thận , đang dùng ức chế men chuyển, chẹn angiotensin TDKMM: vú to ở đàn ông Lợi tiểu quai VD:furosemid , bumetanid Không hiệu quả bằng nhóm thiazid Không có vai trò nhiều trong điều trị tăng HA trừ trường hợp Tăng HA kèm suy tim , suy thận. 2. Thuốc chẹn Beta giao cảm - Cơ chế tác dụng: ức chế cạnh tranh với các catecholamin -Tác d ụng : Trên tim: giảm nhịp tim, giảm sức bóp cơ tim, giảm cung lượng tim Giảm HA Trên thận: Giảm tiết rennin Giảm HA 3- Chẹn kênh Calci - Cơ chế: ức chế dòng ion Ca2+, đi vào tế bào cơ tim và cơ trơn thành mạch giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp, chậm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim, giảm cung lượng tim HẠ HA * Nhóm này biết được bệnh nhân khỏi yếu tố tim mạch , ko gây rối loạn Lipid dùng cho bệnh nhân A 3- Chẹn kênh Calci - Phân nhóm dihydropyridin (DHP): tác dụng chủ yếu trên mạch : nifedipin, amlordipin, . TDKMM : + Phụ thuộc liều: Phù ngoại vi + Đỏ bừng -Phân nhóm non-dihydropyridin (NDHP): tác dụng chủ yếu trên tim : verapamil, TDKMM: + Giảm co bóp cơ tim , chậm nhịp ko dùng chon bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái và phải + Thận trọng khi kết hợp với nhóm thuốc chẹn Beta + Verapamil gây táo bón 2. Thuốc chẹn Beta giao cảm -TDKMM: Ngủ gà, đau cơ chân khi vận động Rối loạn cương dương, ác mộng Tăng nặng bệnh mạch máu ngoại vi Giảm kiểm soát glucose Tăng ĐTĐ Rối loạn chuyển hóa lipid -VD: Propanolol, Nadolol: chẹn beta ko chọn lọc Atenolol, Metoprolol: chẹn chọn lọc trên β1 Labetalol, carvedilol : chẹn beta có tác dụng giãn mạch ko chọn lọc 4- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin - CCTD: Gắn vào ion kẽm của men chuyển angiotensin I giảm tốc độ chuyển I thành II có tác dụng co mạch giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi Hạ HA 4- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin TDKMM: + ho + Hạ HA trên bệnh nhân chưa ( biến chứng, mất muối, H2O) + Suy thận trên bệnh nhân hẹp động mạch thận 1 hoặc 2 bên, đã suy thận, đang sử dụng đồng thời với thuốc lợi tiểu + Chết thai dùng 3 tháng giữa & cuối thai , dị tật dùng 3 tháng đầu thai + phù mạch trên người hút thuốc + Tăng K+ huyết trên bệnh nhân suy thận , ĐTĐ VD: Captopril, Enalapril 5- Ức chế thụ thể angiotensin Cơ chế: Phong bế sự gắn II và thụ thể I ở các mô như cơ trơn mạch và TTT giãn mạch, giảm tiết aldesteron Hạ HA Ko có TDKMM như nhóm (4)do ko chuyển I thành II VD: losartan, Telmisartan Câu 5: Nhóm thuốc nào được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân này? Nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân này là: Nhóm thuốc lợi tiểu: hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamteren Thuốc chẹn kênh Calci: nifedipin, amlodipin, verapamil,... Câu 5: Nhóm thuốc nào được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân này? *Giải thích +Do huyết áp của bệnh nhân đo được 165/80 mmHg -> THA tâm thu và là tăng huyết áp độ 2 + Xuất hiện 3 yếu tố nguy cơ tim mạch( THA, béo bụng, hút thuốc lá và uống rượu bia)-> nguy cơ cao về tim mạch +Đồng thời nhịp tim của bệnh nhân 90lần/phút-> nhịp hơi nhanh so với bình thường Mà chỉ định ưu tiên của 2 nhóm này: THATTh đơn độc , suy tim và người da đen, vừa hạ huyết áp vừa có tác dụng trên tim Tuy nhiên chống chỉ định tương đối của nhóm thuốc chẹn kênh calci là bệnh nhân có loạn nhịp nhanh Vì vậy trong 2 nhóm ưu tiên nhóm lợi tiểu Câu 6 + T huốc được lựa chọn sử dụng: thuốc thuộc nhóm lợi tiểu ( ưu tiên nhóm lợi tiểu thiazid) VD:Hydrochlorothiazid ,... Liều bắt đầu sử dụng: 12.5mg (có thể 25mg) trong 24 giờ, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần. Nên dùng liều thấp nhất có thể được vì tác dụng chống tăng huyết áp không tăng với liều tăng lên, nhưng lại có nguy cơ tăng tác dụng có hại. Liều thường dùng:12,5-25mg/lần / ngày do tác dung kéo dài,sử dụng lâu dài phải bổ sung K + or phối hợp amilorid(1mg)+ hypothiazid (10mg ) L iều tối đa : 50mg/24h - Các chống chỉ định của nhóm thuốc lợi tiểu B ệnh gout Hội chứng chuyển hóa K hông dung nạp glucose C ó thai -Các tác dụng không mong muốn cần theo dõi trên lâm sàng H ạ Kali, magie, tăng calci máu , giảm dung nạp glucose, tăng nhẹ LDL-cholesterol và triglycerid , bệnh gout kết hợp với giảm thải trừ urat, rối loạn chức năng cương dương Câu 7: Đánh giá nguy cơ tim mạch D ựa trên các yếu tố 1 . Tuổi tác 2. Giới tính 3 . Tăng huyết áp 4 . Hút thuốc lá 5 . Thừa cân 6. Rượu bia Tuổi tác + Bệnh nhân A 50 tuổi, nằm trong độ tuổi có nguy cơ cao mắc bênh tim mạch ( nam : sau 45t, nữ : sau 55t ). Theo thời gian, sự tích lũy của các mảng xơ vữa trên thành động mạch có thể trở thành một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Khi cơ thể già đi, động mạch sẽ bị hẹp lại. Cục máu đông có thể hình thành và cản trở dòng máu chảy gây ra cơn đau tim Thừa cân Ông A 75kg; chiều cao: 1,68m ; vòng bụng : 98cm. Có thể dễ dàng nhận thấy ông A bị béo phì ở bụng. Béo phì ở bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ( đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ ). => Các nhà khoa học khuyến cáo, đối với nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông. Với phụ nữ, cố gắng duy trì vòng bụng dưới 80%. Giới tính Ở nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới (70 - 89% ) Tăng huyết áp Khi nhập viện, huyết áp của ông A 165/80mmHg => được chuẩn đoán là tăng huyết áp ( Huyết áp bình thường 120/80mmHg). Nguyên nhân tăng huyết áp có thể do di truyền do bố ông A có tiền sử tăng huyết áp, hoặc do việc uống bia thường xuyên. Tăng huyết áp dẫn tới nguy cơ đau tim và đột quỵ Hút thuốc lá Ông A hút khoảng 20 điếu thuốc / ngày. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nicotin và và các hóa chất khác trong thuốc lá làm tăng nhịp tim, co thắt các động mạch lớn => lọan nhịp tim; tăng nguy cơ hẹp động mạch, xơ vữa động mạch Rượu bia Thói quen uống bia hàng ngày của ông A là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh về tim mạch. Cồn trong rượu bia là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp ( 10g cồn, huyết áp tăng 1mmHg ) và tăng cân đặc biệt là béo phì vùng bụng ( 314ml bia chứa hơ 100calo ) => tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. THANKS FOR YOUR ATTENTIONS
File đính kèm:
- duoc_lam_sang_tang_huyet_ap.pptx