Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò

Lịch sử biến động đường bờ biển khu vực bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen

muộn đến nay đã diễn ra rất khác nhau liên quan đến tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử diễn biến

của Sông Sò. Đoạn bờ cửa sông Ba Lạt hiện tại đang được bồi tụ mạnh, ngược lại đoạn bờ Hải Hậu

đang bị xói lở gây thiệt hại nghiêm trọng. Nội dung bài báo này sẽ giải đáp câu hỏi nói trên bằng kết

quả nghiên cứu biến động đường bờ liên quan đến tiến hóa các thùy châu thổ trên cả 2 khu vực Thái

Bình và Nam Định và lịch sử Sông Sò từ Holocen muộn đến nay. Trong quá trình bồi tụ mở rộng

diện tích về phía biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng ở Nam Định và Thái Bình đã để lại dấu ấn

của 8 thùy châu thổ nối tiếp nhau và kết thành một hình rẽ quạt từ đường bờ cổ 2500 năm BP đến

đường bờ hiện đại. Từ trước năm 1787 lòng Sông Hồng chính đã từng chảy qua Hải Hậu và đổ ra

cửa Hà Lạn. Song đến năm 1787 xuất hiện một cơn lũ lịch sử làm vỡ đê, làm lấp cạn và thu hẹp

Sông Hồng. Từ đó Sông Hồng trở thành Sông Sò và lòng chính di chuyển giữa Thái Bình và Nam

Định, đổ ra cửa Ba Lạt vốn là một phụ lưu bé nhỏ. Tuy dòng sông bị thu hẹp, lưu lượng nước và

phù sa giảm đi một cách đáng kể nhưng bờ biển Hải Hậu vẫn được bồi tụ 30m/năm. Từ năm 1960,

khi Sông Sò bị đắp đập làm cống ở Ngô Đồng, đến nay bờ biển Hải Hậu bị xói lở với tốc độ

19,5m/năm. Như vậy nguyên nhân bờ biển Hải Hậu bị xói lở là do cơn lũ 1787 và đắp đập Sông Sò

1960. Để chấm dứt quá trình xói lở bờ biển Hải Hậu cần phải phá đập Ngô Đồng và khơi lại Sông Sò.

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò trang 1

Trang 1

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò trang 2

Trang 2

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò trang 3

Trang 3

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò trang 4

Trang 4

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò trang 5

Trang 5

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò trang 6

Trang 6

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò trang 7

Trang 7

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò trang 8

Trang 8

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò trang 9

Trang 9

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang viethung 5980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò

Diễn biến bồi tụ - Xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 116-130 
 116 
Diễn biến bồi tụ - xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định 
từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa 
các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò 
Trần Nghi1, Trần Thị Thanh Nhàn1,*, Trần Ngọc Diễn2, Đinh Xuân Thành1, 
 Trần Thị Dung1, Nguyễn Thị Phương Thảo1, Trần Xuân Trường3, 
Đỗ Mạnh Tuân3, Doãn Đình Lâm4 
1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 
2Liên Đoàn Địa chất biển và khoáng sản biển - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam 
3Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Việt Nam 
4Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 05 tháng 12 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 12 năm 2018 
Tóm tắt: Lịch sử biến động đường bờ biển khu vực bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen 
muộn đến nay đã diễn ra rất khác nhau liên quan đến tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử diễn biến 
của Sông Sò. Đoạn bờ cửa sông Ba Lạt hiện tại đang được bồi tụ mạnh, ngược lại đoạn bờ Hải Hậu 
đang bị xói lở gây thiệt hại nghiêm trọng. Nội dung bài báo này sẽ giải đáp câu hỏi nói trên bằng kết 
quả nghiên cứu biến động đường bờ liên quan đến tiến hóa các thùy châu thổ trên cả 2 khu vực Thái 
Bình và Nam Định và lịch sử Sông Sò từ Holocen muộn đến nay. Trong quá trình bồi tụ mở rộng 
diện tích về phía biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng ở Nam Định và Thái Bình đã để lại dấu ấn 
của 8 thùy châu thổ nối tiếp nhau và kết thành một hình rẽ quạt từ đường bờ cổ 2500 năm BP đến 
đường bờ hiện đại. Từ trước năm 1787 lòng Sông Hồng chính đã từng chảy qua Hải Hậu và đổ ra 
cửa Hà Lạn. Song đến năm 1787 xuất hiện một cơn lũ lịch sử làm vỡ đê, làm lấp cạn và thu hẹp 
Sông Hồng. Từ đó Sông Hồng trở thành Sông Sò và lòng chính di chuyển giữa Thái Bình và Nam 
Định, đổ ra cửa Ba Lạt vốn là một phụ lưu bé nhỏ. Tuy dòng sông bị thu hẹp, lưu lượng nước và 
phù sa giảm đi một cách đáng kể nhưng bờ biển Hải Hậu vẫn được bồi tụ 30m/năm. Từ năm 1960, 
khi Sông Sò bị đắp đập làm cống ở Ngô Đồng, đến nay bờ biển Hải Hậu bị xói lở với tốc độ 
19,5m/năm. Như vậy nguyên nhân bờ biển Hải Hậu bị xói lở là do cơn lũ 1787 và đắp đập Sông Sò 
1960. Để chấm dứt quá trình xói lở bờ biển Hải Hậu cần phải phá đập Ngô Đồng và khơi lại Sông Sò. 
Từ khóa: Sông Sò, Holocen muộn, Bồi tụ - xói lở; tiến hóa trầm tích. 
1. Mở đầu 
Khu vực bờ biển cửa Ba Lạt (Thái Bình) và 
cửa Hà Lạn (Hải Hậu - Nam Định) (Hình 1) đã 
________ 
 Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-904435968. 
và đang xảy ra những hiện tượng tương phản 
nhau giữa những đoạn bờ bồi tụ mạnh như cửa 
sông Ba Lạt và những đoạn bờ bị xói lở mạnh mẽ 
 Email: quynhanthu@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4346 
T. Nghi và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 116-130 117 
gây thiệt hại nghiêm trọng như ở bờ biển Hải 
Hậu Nam Định [1]. Kết quả nghiên cứu của 
Hoàng Ngọc Kỷ (1973-1975) [2] là người đầu 
tiên chủ biên phương án đo vẽ bản đồ địa chất 
Đệ Tứ tỷ lệ 1/200.000 tờ Thái Bình - Nam Định 
và Vũ Nhật Thắng (1991-1994) chủ biên phương 
án đo vẽ bản đồ địa chất Đệ Tứ tỷ lệ 1/50000 tờ 
Thái Bình - Nam Định đã được sử dụng phục vụ 
mục tiêu thành lập bản đồ địa chất Đệ Tứ ở các 
tỷ lệ khác nhau mà không quan tâm đến việc 
nghiên cứu biến động đường bờ trong Holocen. 
Tiếp đến các công trình nghiên cứu về trầm tích 
luận, thủy thạch động lực đới bờ châu thổ Sông 
Hồng [3-12] chủ yếu tập trung nguyên cứu về 
hiện tượng xói lở và bồi tụ do nguyên nhân trực 
tiếp là thiếu hụt hoặc dư thừa trầm tích nhưng 
vẫn chưa làm sáng tỏ được nguyên nhân sâu xa 
của quá trình xói lở và bồi tụ của bờ biển châu 
thổ Sông Hồng. Vũ Cao Minh và nnk (2006) [13] 
đã nghiên cứu biến động cửa Ba Lạt, cửa Hà Lạn 
trong thời kỳ cận đại và ảnh hưởng của chúng tới 
diễn biến bồi tụ-xói lở khu vực Hải Hậu Nam 
Định. Tác giả đã mô tả sự thay đổi vai trò của lòng 
Sông Hồng chính từ Nam Định sang Thái Bình dựa 
theo tài liệu địa chí Hải Hậu (2009). Quá trình đó 
làm cho Sông Sò bị thu hẹp và cửa sông Ba Lạt 
được mở rộng từ thế kỷ thứ XVIII cho đến nay. 
Tuy nhiên các tác giả vẫn chưa lý giải được 
tại sao Sông Sò bị thu hẹp? và có phải khi Sông 
Sò bị thu hẹp thì bờ biển Hải Hậu bị xói lở 
không? Vấn đề không phải ở chỗ đó vì còn 3 câu 
hỏi nữa mà chưa ai trả lời được, đó là: (1) Tại sao 
từ khi Sông Sò bị thu hẹp từ 1787 đến năm 1960 
bờ biển Hải Hậu vẫn được bồi tụ mỗi năm 30m? 
(2) Tại sao bờ biển Hải Hậu bắt đầu bị xói lở từ 
năm 1960 đến nay? (3) Bằng giải pháp nào để có 
thể ngăn chặn sự xói lở này mà không cần đắp 
đê biển? Khi chưa tìm được giải pháp hữu hiệu 
hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã 
đầu tư xây dựng các công trình đê biển từ những 
năm 1970 nhằm đảm bảo an sinh cho các cộng 
đồng dân cư của xã Hải Đông, Hải Lý và Hải 
Thịnh (huyện Hải Hậu). Nội dung bài báo này sẽ 
giải đáp 3 câu hỏi nói trên bằng kết quả nghiên cứu 
tiến hóa trầm tích đới bờ châu thổ Sông Hồng 
trong mối quan hệ với pha biển thoái Holocen 
muộn và bài toán cân bằng thủy thạch động lực. 
2. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Cơ sở tài liệu 
Công trình đã xử lý và tổng hợp các số liệu 
phân tích mẫu từ 10 lỗ khoan máy và khoan tay 
qua địa tầng Holocen. Các tham số trầm tích đã 
được phân tích và sử dụng bao gồm: phân tích 
độ hạt từ trầm tích bở rời nhằm xác định các hệ 
số độ hạt (So, Md, Sk); phân tích lát mỏng thạch 
học bở rời nhằm xác định kiểu thạch học trầm 
tích, hàm lượng khoáng vật vụn tha sinh (Q, F, 
R), phân tích các chỉ tiêu địa hóa môi trường 
(pH, Eh, cation trao đổi), các số liệu tuổi 14C và 
minh giải 12 các mặt cắt địa chấn nông phân giải 
cao (hình 1, 2 và bảng 1, 2). 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp luận 
Nghiên cứu biến động đường bờ trong 
Holocen muộn phải dựa trên mối quan hệ nhâ ... 
Sông Hồng) bồi tụ với tốc độ rất nhanh 
(60m/năm) nhanh hơn phía Nam Định. 
Giai đoạn 2 (500 - 231 năm BP) (1518- 
1787): Giai đoạn này bờ biển Thái Bình bồi tụ 
với tốc độ 40m/năm (bảng 5) chậm hơn so với 
bờ biển Nam Định là 55m/năm (bảng 4). Điều đó 
rất dễ hiểu vì giai đoạn này dòng chính rộng lớn 
của Sông Hồng đang chảy về Nam Định chuyển 
tải một khối lượng phù sa khổng lồ bồi tụ cho 
đồng bằng Xuân Thủy-Hải Hậu. 
Giai đoạn 3 (231-58 năm BP) (1787-1960): 
Giai đoạn này Sông Hồng đã đổi ngôi do trận lũ 
năm1787 và kết thúc số phận của Sông Sò 
(1960). Do dòng chính chảy về cửa Hà Lạn (Hải 
Hậu) bị lấp cạn ở ngả 3 Ngô Đồng nên đã chuyển 
thành lòng chính đổ về cửa Ba Lạt, vốn là một 
phụ lưu rất bé. Theo lịch sử Làng Gòi-Sa Châu 
ghi lại thì đây chỉ là một con lạch nhỏ chỉ bắc 
qua một chiếc cầu buộc 3 chiếc lạt. Lạch sông 
này còn bé hơn phụ lưu chảy ra cửa Lân (Thái 
Bình) đã từng tạo nên 2 thùy châu thổ có quy mô 
lớn đã mô tả ở trên. Sự diễn biến khác nhau cơ 
bản giữa đồng bằng châu thổ Tiền Hải bồi tụ 
nhanh với tốc độ 50m/năm (bảng 5) và đồng 
bằng Quất Lâm Hải Hậu bồi tụ chậm lại với tốc 
độ 30m/năm (bảng 4). Điều đó chứng tỏ lưu 
lượng dòng chảy và khối lượng phù sa của Sông 
Sò đã giảm xuống một cách đáng kể.
Bảng 5. Tổng hợp các số liệu tính toán tốc độ bồi tụ bờ biển khu vực cửa Ba Lạt Thái Bình (tả ngạn Sông Hồng) 
từ 1000 năm BP đến nay 
Đường bờ 
(năm BP) 
(Từ-đến) 
Năm (Từ 
đến) 
Số năm 
Khoảng cách 
(m) 
Xói lở 
(m/năm 
Bồi tụ 
(m/năm) 
Ghi chú 
1000 - 500 1018 - 
1518 
500 27000 - 55 
500 - 231 
1518 - 
1787 
269 
12105 
- 
45 
1787: Cửa Ngô 
Đồng Sông Hồng 
bị lấp cạn 
231- 58 
1787 - 
1960 
173 
5915 
- 
35 
1)1960: đắp đập 
Sông Sò 
58 - 0 1960 - 
2018 
58 1740 - 30 
T. Nghi và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 116-130 128 
Giai đoạn 4 (58 năm BP đến nay) (1960 - 
2018): Trong giai đoạn này đã xẩy ra sự phân hóa 
tương phản rõ rệt giữa bờ biển Hải Hậu bị xói lở 
với tốc độ 19.7m/năm thì cửa Ba Lạt vẫn được 
tiếp tục bồi tụ 30m/năm. Điều đó được lý giải 
như sau: Sông Hồng từ khi chuyển sang đất Thái 
Bình đã mang một khối lượng lớn phù sa bồi đắp 
nên đồng bằng châu thổ rộng lớn thuộc huyện 
Kiến Xương và Tiền Hải. Đồng thời với đường 
bờ dịch chuyển dần ra phía biển một khối lượng 
bùn cát được mang ra biển với một khối lượng 
rất lớn hàng năm. Một phần lớn lượng bùn cát 
này bồi lắng ở đáy biển cửa sông ven bờ. Phần 
còn lại được vận chuyển theo dòng chảy ven bờ 
từ bắc xuống nam đến cửa sông Ninh Cơ và cửa 
sông Đáy trầm tích được lắng đọng nhờ hợp lưu 
của 2 dòng chảy: dòng chảy ven bờ và dòng chảy 
của sông đổ ra biển. Tại cửa Hà Lạn trước năm 
1787 được bồi tụ mạnh vì đây là cửa chính của 
Sông Hồng. Từ năm 1787-1960 tuy Sông Hồng 
đã trở thành Sông Sò bị thu hẹp lại nhưng bờ biển 
Hải Hậu vẫn được bồi tụ vì vẫn còn dòng chảy 
đổ ra biển hội lưu với dòng phù sa từ cửa Ba Lạt 
mang xuống dọc bờ. Song từ 1960 Sông Sò bị 
đắp chặn hoàn toàn. Cửa Hà Lạn thiếu hụt trầm 
tích, sóng biển đặc biệt là sóng bão đã gây xói lở 
nghiêm trọng. 
3. Thảo luận và kết luận 
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu 
tướng đá - cổ địa lý, tài liệu địa chấn nông phân 
giải cao kết hợp với số liệu định tuổi tuyệt đối để 
nghiên cứu lịch sử tiến hóa đường bở cổ ven 
châu thổ Sông Hồng, tập thể tác giả rút ra một số 
kết luận và kiến nghị sau đây: 
1. Quá trình bồi tụ của đồng bằng châu 
thổSông Hồng trong Holocen muộn diễn ra theo 
quy luật ghép nối các thế hệ thùy châu thổ có chu 
kỳ. Mỗi thùy châu thổ có hình rẽ quạt được cấu 
thành bởi một hệ thống cồn cát. Từ đường bờ 
2500 năm BP đến đường bờ hiện đại có 8 thùy 
châu thổ ghép nối nhau và tỏa rộng theo các Sông 
Hồng và các phụ lưu của nó: (1) Đới bờ 3000-
2500 năm BP; (2) Đới bờ 1500-1000 năm BP và 
(3) Đới bờ 700-500 năm BP; (4) Đường bờ năm 
1787; (5) Đường bờ năm 1960 và đường bờ 
hiện đại. 
2. Từ 2500 năm BP đến 1000 năm BP đồng 
bằng châu thổ phía Thái Bình bồi tụ nhanh hơn 
(60m/năm) so với phía Nam Định (50m/năm). 
Song từ 1000 năm BP đến 500 năm BP tốc độ 2 
phía tiến ra biển tương đối cân bằng (khoảng 50-
55m/năm). Từ 500 năm BP đến 231 năm BP (tức 
năm 1787) năm bắt đầu có sự thay đổi đột biến 
dòng chính chảy qua Hải Hậu đổ ra cửa Hà Lạn 
(Nam Định) chuyển sang Tiền Hải và đổ ra cửa 
Ba Lạt (Thái Bình). Giai đoạn này tốc độ bồi tụ 
phía Nam Định giảm xuống rất đáng kể khoảng 
30m/năm, còn bên Thái Bình vẫn giữ được tốc 
độ 45m/năm. Từ năm 1787 đến 1960 (năm đắp 
chặn hoàn toàn Sông Sò) đồng bằng châu thổ Hải 
Hậu được bồi tụ một cách chậm chạp 
(15m/năm), trong khi đó đồng bằng châu thổ 
huyện Tiền Hải (Thái Bình) và khu vực bắc 
huyện Giao Thủy (Nam Định) tốc độ bồi tụ vẫn 
còn 35m/năm. Từ 1960 đến nay đường bờ Hải 
Hậu bị xói lở với tốc độ 19.7m/năm còn khu vực 
cửa Ba Lạt vẫn được bồi tụ 30m/năm. Cả 2 phía 
cửa Sông Ba Lạt đã tạo một thùy châu thổ cận-
hiện đại gồm các cồn cát cửa sông có quy mô lớn 
như cồn Ngạn, Cồn Lu, cồn Vành, cồn Mờ. Như 
vậy sự tương phản giữa bồi tụ và xói lở được bắt 
đầu từ năm 1960. Điều đó minh chứng cho việc 
đắp đập Sông Sò là nguyên nhân làm xói lở bờ 
biển Hải Hậu. 
3. Giải pháp xử lý hiện tượng xói lở bờ biển 
Hải Hậu là phải phá đập Sông Sò ở Ngô Đồng, 
nạo vét và mở rộng Sông Sò để trả lại dòng chảy 
vốn có của nó trước năm 1787. Cơn lũ năm 1787 
đã lấp cạn con Sông Hồng chảy về Hải Hậu. 
Đáng lẽ ra lúc bấy giờ phải khơi lại ngay thòi bấy 
giờ để trả lại dòng chảy chính của Sông Hồng. 
Thế nhưng không những không làm việc đó người 
ta lại đắp chặn Sông Sò lại để làm kênh thủy lợi. 
Đây là cái giá phải trả khi con người không hiểu 
quy luật tiến hóa của một châu thổ bồi tụ. 
Lời cảm ơn 
Bài báo được hoàn thành dưới sự hỗ trợ, tạo 
điều kiện về kinh phí, tài liệu của Bộ Khoa học 
T. Nghi và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 116-130 129 
& Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Tự 
nhiên ĐHQGHN, Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu 
Châu Á và Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc. 
Các đơn vị đã hỗ trợ một khối lượng lớn các dạng 
tài liệu của phương án đo vẽ bản đồ địa chất Đệ 
Tứ tờ Thái Bình - Nam Định của Vũ Nhật Thắng, 
tài liệu của đề tài KC 09-02/16-20 thuộc chương 
trình KC-09/16-20, tài liệu của đề tài 
CA.17.10A. Nhân dịp này tập thể tác giả xin 
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Đức 
Cự, và nnk. Tình trạng và nguyên nhân xói lở, bồi 
tụ ven bờ châu thổ sông Hồng. Tạp chí Tài nguyên 
và Môi trường biển. Tập III. 
[2] Hoàng Ngọc Kỷ, 1989. Địa tầng và những nét lớn 
của lịch sử phát triển địa chất miền Bắc Việt Nam 
trong Đệ tứ. Tóm tắt luận án PTS Khoa học Địa lí 
– Địa chất; 21tr. Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội. 
[3] Ayako Funabiki, Yoshiki Saito, Vu Van Phai, 
Nguyen Hieu and Shigeko Haruyama, 2012. 
Natural levees and human settlement in the Song 
Hong (Red River) delta, northern Vietnam. The 
Holocene 22(6) 637 –648. 
[4] Ngô Quang Toàn, 1995. Đặc điểm trầm tích và lịch 
sử phát triển các thành tạo Đệ tứ ở phần đông bắc 
đồng bằng Sông Hồng. Luận án TS Khoa học Địa 
lí – Địa chất; 20tr, Đại học Tổng hợp Hà Nội. 
[5] Tran Nghi, Mai Trong Nhuan, Chu Van Ngoi, 
Nguyen Van Dai, Dinh Dinh Xuan Thanh, Nguyen 
Dinh Nguyen, Nguyen Thanh Lan, Dam Quang 
Minh and Ngo Quang Toan, 2003. GIS and image 
analysis to study the process of late Holocene 
sedimentary evolution in Balat River Mouth, 
Vietnam. Geoinformatics, vol. 14, no. 1, 43-48. 
[6] Tran Nghi, Mai Trong Nhuan, Chu Van Ngoi, P. 
Hoekstra, Utrecht, TJ. Van Weering, J.H. Van 
Denbergh, Dinh Xuan Thanh, Nguyen Dinh 
Nguyen, Vu Van Phai, 2002. Holocene 
sedimentary evolution, geodynamic and 
anthropogenic control of the Balat river mouth 
formation (Red River-delta, northern Vietnam). Z. 
geol. Wiss., Berlin 30, 3: 157 – 172. 
[7] Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk., 2000. Quá 
trình tích tụ trầm tích Đệ tứ của đáy Sông Hồng 
trong mối quan hệ với hoạt động nhân sinh. Tuyển 
tập báo cáo hội thảo khoa học đánh giá tác động 
của quá trình xói mòn tại lưu vực Sông Hồng. Lưu 
trữ Viện HLKH&CNVN. Tr. 124-151. 
[8] Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, 1991. Đặc điểm các 
chu kỳ trầm tích và lịch sử tiến hóa địa chất Đệ tứ 
đồng bằng Sông Hồng, Tạp chí địa chất (số 206-
207), tr. 65-69. 
[9] Trần Nghi, Nguyễn Thế Tiệp, 1993. Đặc điểm trầm 
tích trong mối tương tác thạch động lực của vùng 
tiền châu thổ Sông Hồng. Tạp chí các khoa học về 
Trái đất, số 1, tr. 26-32. 
[10] Vũ Quang Lân, 1999. Các mặt cắt địa chất chủ yếu 
của hệ tầng Hải Hưng vùng đồng bằng Sông Hồng. 
Tạp chí địa chất, số 251, tr. 9-13. 
[11] Do Minh Duc, Mai Trong Nhuan, Chu Van Ngoi, 
Tran Nghi, Dao Manh Tien, Tj. C.E. van Weering, 
G.D. van den Bergh, 2007. Sediment distribution 
and transport at the nearshore zone of the Red 
River delta, Northern Vietnam. Journal of Asian 
Earth Sciences 29, 558–565. 
[12] Trần Đức Thạnh, Đinh Văn Huy, Trần Đình Lân, 
1996. Đặc điểm phát triển của vùng đất bồi ngập 
triều ven bờ châu thổ Sông Hồng. Tạp chí các Khoa 
học về Trái đất, số 1, tr. 50-59. 
[13] Vũ Cao Minh, Nguyễn Khắc Nghĩa, Nguyễn Huy 
Thịnh, 2006. Biến động cửa Ba Lạt, cửa Hà Lạn 
trong thời kỳ cận đại và ảnh hưởng của chúng tới 
diễn biến bồi tụ xói lở khu vực Hải Hậu - Nam 
Định. Tạp chí KH&CN Thủy lợi Viện KHTLVN. 
[14] Susumu Tanabe, Yoshiki Saito, Quang Lan Vu, 
Till J.J. Hanebuth, Quang Lan Ngo, Akihisa 
Kitamura, 2006. Holocen Evolution of the Song 
Hong (Red River) delta system, Northen Vietnam. 
Sedimentary Geology, 187, 29-61. 
[15] Doãn Đình Lâm, 2003. Tiến hóa trầm tích Holocen 
châu thổ Sông Hồng. Luận án tiến sĩ địa chất, 
ĐHQGHN. 
[16] Trần Nghi, Nguyễn Thị Tuyến, Đinh Xuân Thành, 
Nguyễn Đình Nguyên, Trần Thị Thanh Nhàn, 
Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Thị Huyền Trang. 
Đường bờ cổ và ranh giới chéo các miền hệ thống 
trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực Bắc 
bộ và Bắc trung bộ. Tạp chí Địa chất, loạt A, số 
358, 9-10/2016, Tr. 1-13. 
[17] Susumu Tanabe, Kazuaki Hori, Yoshiki Saitoc, 
Shigeko Haruyamad, Van Phai Vu, Akihisa 
Kitamura, 2003. Song Hong (Red River) delta 
evolution related to millennium-scale Holocene 
sea-level changes. Quaternary Science Reviews 22, 
2345–2361. 
[18] Nguyễn Quang Miên, Lê Khánh Phồn, 2000. Some 
results of C14 dating in investigation on 
Quaternary geology and geomorphology in Nam 
Định - Ninh Bình area, Việt Nam. J. Geology, 
B/15: 106-109. Hà Nội. 
T. Nghi và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 116-130 130 
[19] Trần Nghi, 2012. Trầm tích học. Nhà xuất bản 
ĐHQGHN. 
[20] Trần Nghi, Nguyễn Thị Tuyến, Đinh Xuân Thành, 
Nguyễn Đình Nguyên, Trần Thị Thanh Nhàn, 
Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Thị Huyền Trang, Lê 
Viết Chuẩn, Nguyễn Hoàng Long. Đặc điểm tướng 
đá – cổ địa lý Pleistocen muộn – Holocen khu vực 
cửa sông Ba Lạt. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 
Biển; Tập 17, Số 1; 2017; Tr. 23-34. 
[21] Vũ Văn Tiếu, 2017. Lịch sử Làng Gòi-Sa Châu Ghi 
chú: 
[22] Vũ Văn Tiếu: Cháu nội ông Tổng Vũ Đình Khang 
viết tiếp từ năm 1956 đến năm 2017 
[23] Cụ Chánh Vũ Đình Nam (Đời thứ 8 của cụ Đồ Đáo) 
dịch từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ. 
[24] Cụ Tổng Vũ Đình Khang con trai cụ Chánh Vũ 
Đình Nam viết tiếp từ năm 1924 đến năm 1956.
The Holocene – Present Shoreline Migration off Thai Binh – 
Nam Dinh in Relation to Evolution of Deltaic Lobes 
and History of the So River 
Tran Nghi1, Tran Thi Thanh Nhan1, Tran Ngoc Dien2, Dinh Xuan Thanh1, 
 Tran Thi Dung1, Nguyễn Thi Phuong Thao1, Tran Xuan Truong3, 
Do Manh Tuan3, Doan Dinh Lam4 
1VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam 
2Marine Geology and Mineral Resources Division - General Department of Geoloy and Minerals of Vietnam 
3Hanoi University of Natural Resources and Environment, Vietnam 
4Geology of Institue, Vietnam Academy of Science and Technology, Vietnam 
Abstract: The Holocene – Present shoreline migration of Thai Binh - Nam Dinh has occurred in 
different situations and has been controlled by evolution of deltaic lobes and history of the So River. 
The shoreline of Ba Lat River mouth is now characterized by strongaggradation while the Hai Hau 
shoreline is experiencing rapid erosion process, leading to serious damage of the coastal works. In this 
paper, the authors will answer the aforementioned questions based on the study results of shoreline 
variation off Thai Binh and Nam Dinh, as well ad the linkage to the evolution of the So River during 
the Holocene - Present Period. 
During the aggradation and seaward extension of the Red River Delta, 8 successive deltaic lobes 
have been formed into a fan-shape formation between 2500 yr. BP shoreline and present shoreline. The 
Red River trunk has flown across Hai Hau and connected to the sea via Ha Lan Estuary before 1787. 
However, a disaterous flood occurred in 1787 that destroyed the river bank and made paleo-Red River 
narrower. Since that time the paleo-Red River became the So River today while the main Red River 
channel migrated between Nam Dinh and Thai Binh Provinces and finally follows out via Ba Lat Mouth 
that used to be a minor outlet. Although the river channel was narrowed and sediment budget was 
decreased, the coastal zone in Hai Hau has continued to extend outward at a rate of ~30m/yr. The coast 
in Hai Hau has been eroded at a rate of ~19.5m/yr. since a hydraulic dam was built in the So River in 
Ngo Dong. It means that the rapid erosion off Hai Hau coast was likely caused by the historical food in 
1787 and construction of hydraulic dam in 1960. In order to present the coast from erosion, it is 
necessary to remove the Ngo Dong Dam and enlarge the So River trunk. 
Keywords: SoRiver, Late Holocene, –aggradation - erosion, sedimentary evolution. 

File đính kèm:

  • pdfdien_bien_boi_tu_xoi_lo_bo_bien_thai_binh_nam_dinh_tu_holoce.pdf