Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Trong dịch thuật, đặc biệt dịch tiểu thuyết hoặc văn xuôi, người dịch thường

gặp câu ở hai hình thức: trực chỉ hoặc trần thuật. Bài viết này nghiên cứu cách dịch thì hiện

tại đơn và quá khứ đơn ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Dữ liệu được lấy từ tiểu

thuyết The Great Gatsby của nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald và bản dịch tiếng Việt

của ba tác giả Mặc Đỗ, Hoàng Cường và Trịnh Lữ. Bằng phương pháp miêu tả, so sánh và

đối chiếu, tác giả đã rút ra được một số kết quả về phương pháp dịch của ba tác giả kể trên.

Phương pháp dịch đó có thể là qua cách sử dụng trạng từ chỉ thời gian, chỉ dấu thể, hoặc qua

cách sử dụng động từ cảnh huống. Nghiên cứu góp phần làm rõ phương pháp dịch đã được

ba dịch giả chuyên nghiệp sử dụng và là cứ liệu tham khảo quan trọng đối với việc giảng dạy,

học tập môn dịch cũng như công việc dịch thuật nói chung.

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang 1

Trang 1

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang 2

Trang 2

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang 3

Trang 3

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang 4

Trang 4

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang 5

Trang 5

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang 6

Trang 6

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang 7

Trang 7

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang 8

Trang 8

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang 9

Trang 9

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 5560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt
37Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
DỊCH THÌ VÀ THỂ Ở THỨC TRỰC CHỈ TỪ TIẾNG ANH 
SANG TIẾNG VIỆT
TRANSLATION OF TENSE AND ASPECT IN DEICTIC MODE FROM 
ENGLISH INTO VIETNAMESE
Nguyễn Đình Sinh*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/11/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/5/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/5/2020
Tóm tắt: Trong dịch thuật, đặc biệt dịch tiểu thuyết hoặc văn xuôi, người dịch thường 
gặp câu ở hai hình thức: trực chỉ hoặc trần thuật. Bài viết này nghiên cứu cách dịch thì hiện 
tại đơn và quá khứ đơn ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Dữ liệu được lấy từ tiểu 
thuyết The Great Gatsby của nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald và bản dịch tiếng Việt 
của ba tác giả Mặc Đỗ, Hoàng Cường và Trịnh Lữ. Bằng phương pháp miêu tả, so sánh và 
đối chiếu, tác giả đã rút ra được một số kết quả về phương pháp dịch của ba tác giả kể trên. 
Phương pháp dịch đó có thể là qua cách sử dụng trạng từ chỉ thời gian, chỉ dấu thể, hoặc qua 
cách sử dụng động từ cảnh huống. Nghiên cứu góp phần làm rõ phương pháp dịch đã được 
ba dịch giả chuyên nghiệp sử dụng và là cứ liệu tham khảo quan trọng đối với việc giảng dạy, 
học tập môn dịch cũng như công việc dịch thuật nói chung. 
Từ khóa: phương pháp dịch, thì, thể, thức trực chỉ, thức trần thuật.
Abstract: In translating practice, especially translating novels or proses, translators 
often translate sentences of two modes: deictic or narrative. The current study investigated 
the methods of translating the simple present and simple past tenses of sentences in deictic 
mode from English into Vietnamese. The data were taken from the novel “The Great Gatsby” 
by American writer Francis Scott Fitzgerald and its translations by three Vietnamese 
translators Mặc Đỗ, Hoàng Cường và Trịnh Lữ. By employing the descriptive, comparative 
and contrastive techniques, the results indicate that the translation could be done via the use 
of temporal adverbs, aspectual markers or situation types of verbs. The study is expected to 
contribute signifi cantly to the teaching, learning of translation and to the translating job in 
general. 
Keywords: methods of translation, tense, aspect, deictic mode, narrative mode.
* Trường Đại học Mở Hà Nội
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 67 (5/2020) 37-47
38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề
Khái niệm thì, thể và cách chuyển 
dịch nghĩa của ngôn bản từ một ngoại ngữ 
có thì, thể sang tiếng Việt tuy đã được 
nghiên cứu song kết quả nghiên cứu đó 
còn chưa rõ hoặc cứ liệu chưa nhiều đặc 
biệt là nghiên cứu cách dịch yếu tố thì, thể 
từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Yếu tố thì, 
thể tưởng chừng như khái niệm tất yếu 
tồn tại ở một số ngôn ngữ gốc Ấn-Âu như 
tiếng Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp, Anh v.v 
thì trong tiếng Việt, ngôn ngữ thuộc nhóm 
ngôn ngữ Môn - Khmer trong ngữ hệ Nam 
Á sự tồn tại của nó có được công nhận hay 
không còn chưa rõ ràng. 
Chính vì vậy mà có những nghiên 
cứu về cách diễn đạt thì, thể trong tiếng 
Việt so với một ngoại ngữ khác. Ví dụ như 
Phan (2003) đã bảo vệ thành công luận án 
tiến sĩ có tựa đề “Cách diễn đạt ý nghĩa 
thời gian trong tiếng Việt so sánh với tiếng 
Nga”. Nghiên cứu này tác giả đối chiếu 
cách diễn đạt thời gian giữa tiếng Nga và 
tiếng Việt để tìm ra điểm giống và khác 
nhau giữa hai ngôn ngữ, từ đó có kết luận 
đóng góp cho việc giảng dạy và học tập 
cũng như công việc dịch. Kết luận của cô 
cho thấy cách diễn tả thời gian có thể tìm 
thấy ở tất cả các ngôn ngữ, tuy nhiên cách 
diễn đạt bằng thì chỉ thấy ở những ngôn 
ngữ biến hình như tiếng Nga. Ở tiếng Việt, 
thời gian được thể hiện qua từ vựng. Với 
Trần (2005), luận án tiến sĩ của cô mang 
tên “Thì, thể và các phương tiện biểu hiện 
trong tiếng Việt” đã liệt kê các trạng từ diễn 
tả ý nghĩa thì và thể trong tiếng Việt bao 
gồm: “đã”, “sẽ”, “đang”, “từng”, “vừa”, 
“mới”, “sắp”, “chưa” và “không”. Ngoài 
ra còn có luận văn thạc sĩ của Ngo (2016) 
mang tên “So sánh cách diễn đạt thì và thể 
giữa tiếng Anh và tiếng Việt”. Nghiên cứu 
của cô đưa ra bản so sánh chung loại hình 
thì và thể giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Cô 
đi đến kết luận rằng “Tiếng Việt không có 
phụ tố ngữ pháp, phụ tố là đặc trưng của 
tiếng Anh”. 
Có thể nói chưa có nghiên cứu nào 
làm rõ được cách dịch thì và thể từ tiếng 
Anh sang tiếng Việt. Trước thực trạng 
nêu trên, việc dịch thì và thể từ tiếng Anh 
sang tiếng Việt đôi lúc còn tối nghĩa, chưa 
thống nhất hoặc khó xác định câu dịch 
tiếng Việt đó đang miêu tả thì, thể nào 
trong tiếng Anh. Trong bài viết này chúng 
tôi sẽ đi nghiên cứu để làm rõ cách dịch 
hai thì trong tiếng Anh là thì hiện tại đơn 
và quá khứ đơn thông qua bản dịch của ba 
tác giả Mặc Đỗ, Hoàng Cường và Trịnh 
Lữ từ tiểu thuyết The Great Gatsby của 
nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald sang 
tiếng Việt.
2. Lý thuyết về dịch, thì, thể, thức 
trực chỉ và động từ cảnh huống
2.1. Dịch thuật
2.1.1. Khái niệm dịch thuật
Trước khi đi vào phân tích, so sánh, 
đối chiếu phương pháp dịch thuật, khái 
niệm thế nào là dịch thuật cần được làm rõ. 
Từ khi dịch thuật được quan tâm nghiên 
cứu, đã có rất nhiều các định nghĩa khác 
nhau được đưa ra. Định nghĩa đầu tiên phải 
kể đến đó là của Jakobson (1959, tr.233) 
khi ông cho rằng “việc dịch từ ngôn ngữ 
này sang ngôn ngữ khác là quá trình thay 
thế nội dung ở một ngôn ngữ không phải 
là các đơn vị mã riêng lẻ mà là toàn bộ nội 
dung ở ngôn nhữ khác”. Với quan điểm 
của Nida (1964) thì định nghĩa về dịch 
thuật nhiều vô kể và đa dạng như chính 
người tham gia nghiên cứu nó. Catford 
(1965) đơn giản cho rằng dịch là cách thay 
39Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
thế nghĩa của ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ 
khác. Trong khi đó Newmark (1988, tr.5) 
quan tâm nhiều đến tác giả hơn khi nhận 
định về dịch thuật nên ông cho rằng “dịch 
là cách chuyển nghĩa văn bản từ ngôn ngữ 
này sang ngôn ngữ khác theo cách mà tác 
giả m ... : Các phương tiện dịch của tác giả Mặc Đỗ
Số câu
600
Trạng từ TG
22 (3.7%)
Chỉ dấu thể
7(1.2%)
HT 19 (86.4%) TD 3 (42.9%)
QK 3 (13.6%) HOT 4 (57.1%)
Động từ
571 (95.1%)
TT
399 (69.9%)
HĐ
101 (17.7%)
HTH
36 (6.3%)
TT
35 (6.1%)
Ghi chú: TG: Thời gian; HT: Hiện tại; QK: Quá khứ; TD: Tiếp diễn; HOT: Hoàn thành; 
TT: Trạng thái; HĐ: Hành động; HTH: Hoàn thành; TT: Thành tựu 
Trong số 600 câu tiếng Anh ở hai thì: 
Hiện tại đơn và quá khứ đơn, Mặc Đỗ sử 
dụng 22 trạng từ chỉ thời gian (chiếm 3.7%) 
cho việc dịch nghĩa hai thì trên ở 22 câu 
sang tiếng Việt. Trong đó trạng từ chỉ thời 
gian hiện tại là 19 trạng từ (chiếm 86.4%), 
số còn lại là trạng từ chỉ thời gian quá khứ là 
3 (chiếm 13.6%). Trong khi đó Dịch giả chỉ 
dùng 7 từ chỉ dấu thể ở 7 câu (chiếm 1.2%): 
Chỉ dấu thể tiếp diễn là 3 (chiếm 42.9%), chỉ 
dấu thể hoàn thành là 4 (chiếm 57.1%). Số 
còn lại gồm 571 câu được dịch sang tiếng 
Việt qua việc sử dụng động từ cảnh huống 
(chiếm 95.1%). Trong đó việc sử dụng động 
từ trạng thái để dịch được thấy nhiều nhất, 
nằm ở 399 câu (chiếm 69.9%). Động từ thể 
hiện thành tựu ít được sử dụng dịch nhất, chỉ 
thấy ở 35 câu (chiếm 6.1%). Bên cạnh đó 
động từ chỉ sự hoàn thành cũng chỉ được sử 
dụng dịch ở 36 câu (chiếm 6.3%). Động từ 
chỉ hoạt động xếp thứ hai, khi xuất hiện ở 
101 câu dịch (chiếm 17.7%). 
4.1.2. Các phương tiện dịch tác giả Hoàng Cường
Bảng 4: Các phương tiện dịch của tác giả Hoàng Cường
Số câu
600
Trạng từ TG
25 (4.2%)
Chỉ dấu thể
5(0.8%)
HT 12 (48%) TD 3 (60%)
QK 13 (52%) HOT 2 (40%)
Động từ
570 (95%)
TT
429 (75.3%)
HĐ
79 (13.9%)
HTH
32 (5.6%)
TT
30 (5.2%)
Ghi chú: TG: Thời gian; HT: Hiện tại; QK: Quá khứ; TD: Tiếp diễn; HOT: Hoàn thành; 
TT: Trạng thái; HĐ: Hành động; HTH: Hoàn thành; TT: Thành tựu 
44 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Cùng số lượng 600 câu tiếng Anh 
ở hai thì: Hiện tại đơn và quá khứ đơn, 
Hoàng Cường có cách dịch nhiều câu khác 
với Mặc Đỗ. Cụ thể, dịch giả này sử dụng 
25 trạng từ chỉ thời gian (chiếm 4.2%) để 
dịch nghĩa 25 câu chứa hai thì trên sang 
tiếng Việt. Trong đó trạng từ chỉ thời gian 
hiện tại là 12 trạng từ (chiếm 48%), số 
còn lại là trạng từ chỉ thời gian quá khứ 
là 13 (chiếm 52%). Trong khi đó dịch giả 
chỉ dùng 5 từ chỉ dấu thể ở 5 câu (chiếm 
0.8%): Chỉ dấu thể tiếp diễn là 3 (chiếm 
60%), chỉ dấu thể hoàn thành là 2 (chiếm 
40%). Số còn lại gồm 570 câu được dịch 
sang tiếng Việt qua việc sử dụng động từ 
cảnh huống (chiếm 95%). Trong đó việc 
sử dụng động từ trạng thái để dịch tiếp 
tục được thấy nhiều nhất, nằm ở 429 câu 
(chiếm 75.3%). Động từ thể hiện thành tựu 
cũng ít được sử dụng dịch nhất, chỉ thấy ở 
30 câu (chiếm 5.2%). Bên cạnh đó động từ 
chỉ sự hoàn thành cũng chỉ được sử dụng 
dịch ở 32 câu (chiếm 5.6%). Động từ chỉ 
hoạt động vẫn xếp thứ hai, khi xuất hiện ở 
79 câu dịch (chiếm 13.9%). 
4.1.3. Các phương tiện dịch của tác giả Trịnh Lữ
Bảng 5: Các phương tiện dịch của tác giả Trịnh Lữ
Số câu
600
Trạng từ TG
21 (3.5%)
Chỉ dấu thể
7(1.2%)
HT 16 (76.2%) TD 0 (0%)
QK 5 (23.8%) HOT 7 (100%)
Động từ
572 (95.3%)
TT
424 (74.1%)
HĐ
86 (15.1%)
HTH
32 (5.6%)
TT
30 (5.2%)
Ghi chú: TG: Thời gian; HT: Hiện tại; QK: Quá khứ; TD: Tiếp diễn; HOT: Hoàn thành; 
TT: Trạng thái; HĐ: Hành động; HTH: Hoàn thành; TT: Thành tựu 
Vẫn với số lượng 600 câu tiếng Anh 
ở hai thì: Hiện tại đơn và quá khứ đơn, 
Trịnh Lữ có cách dịch nhiều câu khác với 
Mặc Đỗ và Hoàng Cường. Dịch giả này 
sử dụng 21 trạng từ chỉ thời gian (chiếm 
3.5%) để dịch nghĩa 21 câu chứa hai thì 
trên sang tiếng Việt. Số trạng từ chỉ thời 
gian hiện tại là 16 trạng từ (chiếm 76.2%), 
5 trạng từ chỉ thời gian quá khứ là số còn 
lại (chiếm 52%). Trịnh Lữ cũng chỉ dùng 7 
từ chỉ dấu thể để dịch 7 câu (chiếm 1.2%): 
Dịch giả không sử dụng chỉ dấu thể tiếp 
diễn, vì vậy mà chỉ dấu thể hoàn thành là 
7 (chiếm 100%). Số còn lại gồm 572 câu 
được dịch sang tiếng Việt qua việc sử dụng 
động từ cảnh huống (chiếm 95.3%). Trong 
đó việc sử dụng động từ trạng thái để dịch 
một lần nữa được thấy nhiều nhất, nằm ở 
424 câu (chiếm 74.1%). Động từ thể hiện 
thành tựu được sử dụng dịch bằng với con 
số của dịch giả Hoàng Cường, thấy ở 30 
câu (chiếm 5.2%). Một sự trùng lặp nữa 
đó là động từ chỉ sự hoàn thành cũng chỉ 
được sử dụng dịch ở 32 câu (chiếm 5.6%). 
Động từ chỉ hoạt động vẫn xếp thứ hai, khi 
xuất hiện ở 86 câu dịch (chiếm 15.1%). 
4.2 Thảo luận
Qua phân tích kết quả dữ liệu có thể 
thấy, thì hiện tại đơn và quá khứ đơn trong 
45Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tiếng Anh có thể được dịch sang tiếng Việt 
qua các hình thức sau: Dùng trạng từ chỉ 
thời gian, dùng chỉ dấu thể và phần lớn là 
dịch qua cách dùng động từ cảnh huống. 
Dưới đây là một số ví dụ minh họa các 
cách dịch mà ba dịch giả đã sử dụng. 
Trạng từ chỉ thời gian hiện tại được 
sử dụng để dịch thì quá khứ đơn:
(1) The late afternoon sky bloomed 
in the window for a moment like the blue 
honey of the Mediterranean—then the 
shrill voice of Mrs. McKee called me back 
into the room. (tr. 38)
Mặc Đỗ: Vòm trời buổi chiều nay 
tươi sáng hẳn lên ngoài khung cửa sổ màu 
xanh ngọt như mật ong ở Địa Trung Hải - 
rồi tiếng nói the thé của bà McKee gọi tôi 
trở lại căn phòng.
Câu ở thì hiện tại được sử dụng chỉ 
dấu thì hoàn thành để dịch:
(2) ‘I don’t want you to get a wrong 
idea of me from all these stories you hear.’ 
(tr. 70)
Hoàng Cường: Tôi không muốn anh 
nghĩ sai về tôi qua tất cả những chuyện 
anh đã nghe được ấy. 
Thì quá khứ đơn được dịch bằng 
cách sử dụng chỉ dấu thể tiếp diễn:
(3) I had no sight into Daisy’s heart 
but I felt that Tom would drift on forever 
seeking a little wistfully for the dramatic 
turbulence of some irrecoverable football 
game. (tr. 8)
Trịnh Lữ: Trong bụng Daisy nghĩ gì 
thì tôi mù tịt, nhưng tôi có linh cảm rằng 
Tom sẽ cứ lang bạt mãi, tìm kiếm với đôi 
chút nôn nả u sầu cái cảm giác xoáy lốc 
điên cuồng của một trận bóng bầu dục 
nào đó không bao giờ còn gặp lại
Thì hiện tại đơn được dịch qua cách 
sử dụng động từ cảnh huống loại trạng thái:
(4) ‘I know somebody there.’ (tr. 14)
Mặc Đỗ: Tôi có quen một người 
bên ấy.
Dùng động từ cảnh huống loại hành 
động dịch thì hiện tại đơn:
(5) ‘But it looks wonderful on you, if 
you know what I mean,’ (tr. 35)
Trịnh Lữ: Nhưng chị mặc trông có 
dáng lắm, tôi nói thực đấy.
Động từ cảnh huống loại hoàn thành 
dịch thì quá khứ đơn:
(6) I wanted to get out and walk 
eastward toward the park through the 
soft twilight but each time I tried to go I 
became entangled in some wild strident 
argument which pulled me back, as if with 
ropes, into my chair. (tr. 39)
Hoàng Cường: Tôi muốn bỏ ra về để 
có thể dạo bước về mạn công viên ở phía 
Đông trong ánh hoàng hôn êm dịu, nhưng 
mỗi lần bỏ đi thì lại bị mắc vào một vấn đề 
tranh cãi gay gắt, nó như những sợi dậy 
kéo giật tôi trở lại chiếc ghế đang ngồi.
 Sử dụng động từ cảnh huống loại 
thành tựu để dịch thì quá khứ đơn:
(7) His life had been confused and 
disordered since then, but if he could once 
return to a certain starting place and go 
over it all slowly, he could fi nd out what 
that thing was. (tr. 118)
Mặc Đỗ: Từ hồi đó cuộc đời của 
hắn đã trở nên lộn xộn, mờ mịt nhưng nếu 
hắn có thể trở lại một cái mức nào đó và 
lại từ từ đi ngược lại con đường, hắn có 
thẻ tìm ra được cái gì đó
46 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
5. Kết luận
Việc dịch thì và thể có thể coi là điều 
tất yếu và không có gì cần bàn khi muốn 
chuyển dịch nghĩa câu từ tiếng Anh sang 
tiếng Việt. Có thể có ý kiến cho rằng công 
việc dịch đó không có gì khó khăn bởi 
việc dịch thuật vẫn được thực hiện bình 
thường, thậm chí không cần quan tâm 
nhiều đến thì và thể. Tuy nhiên, chúng tôi 
vẫn luôn suy nghĩ rằng thực tế cho thấy 
nhiều văn bản dịch chưa thực sự sát nghĩa 
xét về mặt thời điểm xảy ra của các sự việc 
qua cách diễn đạt của các câu. Chính vì lẽ 
đó mà chúng tôi có động lực đi vào hướng 
nghiên cứu này. Với mục đích tìm ra cách 
dịch thì hiện tại đơn và quá khứ đơn của 
ba dịch giả nổi tiếng của Việt Nam và hy 
vọng kết quả đó sẽ là cứ liệu tham khảo tin 
cậy cho người học, người dạy và những 
người làm công tác biên phiên dịch. 
Từ việc phân tích trên, chúng tôi rút 
ra những kết luận sau:
(i) Có thể sử dụng trạng từ chỉ thời 
gian hiện tại trong tiếng Việt như: hôm 
nay, chiều nay, ngày nay v.vđể miêu tả 
thì hiện tại đơn và thậm chí để miêu tả thì 
quá khứ đơn. 
(ii) Thì quá khứ đơn được dịch bằng 
cách sử dụng trạng từ chỉ thời gian quá 
khứ trong tiếng Việt như: hôm đó, hôm 
qua, năm trước, ngày đó v.vhoặc cũng 
có thể dùng chỉ dấu tiếp diễn như: đang, 
đương, sẽ v.vđể diễn tả. 
(iii) Thì hiện tại đơn có thể được 
dịch bằng cách sử dụng trạng từ chỉ thời 
gian hiện tại như: hôm nay, ngày nay, tuần 
này v.v. Ngoài ra thì hiện tại đơn còn 
được dịch bằng cách sử dụng các chỉ dấu 
tiếp diễn như: đang, đương, sẽ v.v và chỉ 
dấu hoàn thành như: đã, rồi, xong v.v
(iv) Cả thì hiện tại đơn và quá khứ 
đơn đều có thể được dịch nhờ việc sử dụng 
các động từ cảnh huống chỉ trạng thái như: 
có, là, cảm thấy, thích, yêu v.v; chỉ hoạt 
động như: nói, đi, đẩy, khiêu vũ v.v; chỉ 
hoàn thành như: viết lá thư, đi học, đứng 
dậy, rửa mặt v.v và chỉ kết quả như: 
chết, phát nổ, tì thấy, làm hỏng v.v
Mặc dù bài báo này đã trả lời được 
các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, đó là tìm 
được phương pháp dịch thì và thể từ tiếng 
Anh sang tiếng Việt, tuy nhiên nghiên cứu 
vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, nghiên 
cứu mới tập trung tìm được cách dịch của 
hai thì hiện tại đơn và quá khứ đơn từ tiếng 
Anh sang tiếng Việt. Thứ hai, dữ liệu 600 
câu là chưa thực sự nhiều. Thứ 3 là nghiên 
cứu mới tập trung vào việc dịch xuôi từ 
Anh sang Việt, mảng nghiên cứu cách 
dịch ngược từ Việt sang Anh còn đang bị 
bỏ ngỏ. Chính vì những hạn chế đó, chúng 
tôi hy vọng rằng những nghiên cứu sau của 
chúng tôi hoặc các nhà nghiên cứu khác 
quan quan tâm tới lĩnh vực dịch thuật có 
thể giải quyết những hạn chế của nghiên 
cứu này bằng những công trình nghiên cứu 
quy mô lớn hơn về số thì, thể, về số dữ liệu 
và mảng dịch ngược từ Việt sang Anh. 
Tài liệu tham khảo:
Tiếng Anh
[1]. Baker, M. (1992). In other words: A course 
book on translation. London: Routledge.
[2]. Catford, J.C. (1965). A Linguistic 
theory of translation: an essay on applied 
linguistics. London: Oxford University Press. 
[3]. Comrie, B. (1985). Tense. Cambridge 
(Cambridgeshire). New York: Cambridge 
University Press.
[4]. Emeneau, M. (1951). Studies in 
Vietnamese (Annamese) grammar (Vol.8). 
Berkeley and Los Angeles: University of 
47Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
California Press.
[5]. Finch, G. (2005). Key concepts in 
language and linguistics (2nd, ed). London: 
Palgrave Macmillan.
[6]. Fitzgerald, F. C. (1925). The great Gatsby. 
New York: Charles Scribner’s Sons.
[7]. Gentzler, E. (1993). Contemporary 
translation theories. Multilingual Matters.
[8]. Jakobson, R. (1959). On linguistic aspects 
of translation. Brower (Ed.). On translation 
(232-239). London: Oxford University Press. 
[9]. Jespersen, O. (1931). A modern English 
grammar on historical principles (Vol.3). 
Heidlberg: C. Writers.
[10]. Jones, R., & Huỳnh, S.T. (1960). 
Introduction to spoken Vietnamese. 
Washington, D.C.: American Council of 
Learned Societies. 
[11]. Kenny, D. (1998). Equivalence. In Baker 
(Ed.), Routledge encyclopedia of translation 
studies. London and New York: Routledge.
[12]. Munday, J. (2001). Introducing 
translation studies: theories and applications. 
London and New York: Routledge.
[13]. Murcia, C & Feeman, L. (1999). The 
Grammar Book: An ESL/EFL Teacher’s 
Course. The United States: International 
Thomson Publishing, Inc.
[14]. Newmark, P. (1988). Approaches to 
translation. Oxford: Pergamon Press.
[15]. Nida, E. (1964). Toward a science of 
translation. Leiden: E. J. Brill.
[16]. Nida, E., & Taber, C. (1969). The theory 
and practice of translation. Leiden: E.J.Brill
[17]. Ngo, T.P. (2016). Comparison of 
expression of verbal tense and aspect in 
English and Vietnamese. Unpublished 
Master Thesis, Filozofi cká fakulta Univerzity 
Palackého.
[18]. Panfi lov, V. (1993). Grammaticheskij 
stroj Vietnamskogo jazyka. Sankt Peterburg: 
Peterburgskoje Vostokovedenijie.
[19]. Pym, A. (1992,1995). Translation and 
text transfer. Frankfurt am Main, Berlin, 
Bern, New York, Paris, Vienna: Peter Lang.
[20]. Quirk, R., & Greenbaum, S. (1973). A 
university of grammar of English. London: 
Longman.
[21]. Vendler, Z. (1967). Linguistics in 
philosophy. Ithaca, New York: Cornell 
University Press.
[22]. Venuti, L. (2000). The translation. 
London and New York: Routledge.
Tiếng Việt 
[23]. Hoàng Cường. (1985). Gátxbi vĩ đại. Hà 
Nội: Nhà Xuất Bản Tác Phẩm Mới.
[24]. Mặc Đỗ. (1956). Con người hào hoa. Sài 
Gòn: Nhà Xuất Bản Quan Điểm. 
[25]. Cao Xuân Hạo. (1998). Về ý nghĩa “thì” 
và “thể” trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, 5, 1-32.
[26]. Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, & Phạm Duy 
Khiêm. (1940). Việt Nam văn phạm. Hà Nội: 
Tân Việt.
[27]. Trương Vĩnh Ký. (1883). Grammaire de 
la langue annamite. Sài Gòn.
[28]. Trịnh Lữ. (2009). Đại gia Gatsby. 
HàNội: Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn.
[29]. Trần Kim Phượng. (2005). Thì, thể và 
các phương tiện biểu hiện trong tiếng Việt. 
Luận án tiến sĩ, Trường ĐHQG - ĐHKH-
XHNV.
[30]. Phan Thị Minh Thúy. (2003). Cách diễn 
đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt so sánh 
với tiếng Nga. Luận án tiến sĩ không xuất bản, 
Trường ĐHQG - ĐHKH-XHNV.
[31]. Nguyễn Minh Thuyết & Nguyễn Văn 
Hiệp. (1998). Thành phần câu tiếng Việt. Hà 
Nội: NXB Đại Học Quốc Gia. 
[32]. Bùi Đức Tịnh. (1952). Văn phạm Việt 
Nam. Sài Gòn: Phạm Văn Tươi.
Địa chỉ tác giả: Nghiên cứu sinh Trường 
Đại học Mở Hà Nội
Email: mrsinh09@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfdich_thi_va_the_o_thuc_truc_chi_tu_tieng_anh_sang_tieng_viet.pdf