Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản

Trong những năm trở lại đây, tiến bộ về di truyền và sinh học phân tử trên động vật thủy sản đã

cung cấp các thông tin hữu ích và đã được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Vai trò của thao

tác di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản ngày càng được biết đến rộng rãi. Bài

viết này điểm lại những nét chính về ứng dụng của di truyền trong chọn giống, lai tạo, nghiên cứu

nhiễm sắc thể, điều khiển giới tính, chuyển gen và vai trò của sinh học phân tử trong nuôi trồng

thủy sản ở Việt Nam

Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản trang 1

Trang 1

Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản trang 2

Trang 2

Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản trang 3

Trang 3

Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản trang 4

Trang 4

Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản trang 5

Trang 5

Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 13120
Bạn đang xem tài liệu "Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản

Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 3
DI TRUYỀN VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Trần Thị Thúy Hà*, Lưu Thị Hà Giang1
I.	MỞ	ĐẦU
Thời gian qua, ứng dụng của di truyền và 
sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản đã 
đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chẳng 
hạn việc tạo ra những dòng cá rô phi có sức 
sinh trưởng tốt và khả năng chống chịu tốt 
với nhiệt độ thấp hay việc chế tạo ra các kít 
chẩn đoán bệnh tôm. Để nâng cao chất lượng 
di truyền cho các đối tượng thủy sản, có thể 
kết hợp phương pháp truyền thống và phương 
pháp hiện đại. Phương pháp truyền thống có 
thể kể đến là lai xa, hay điều khiển giới tính. 
Cấy chuyển gen hay thao tác nhiễm sắc thể 
và ứng dụng công nghệ sinh học nói chung, 
sinh học phân tử nói riêng được biết đến như 
phương pháp hiện đại. Trong đó, chỉ thị phân 
tử được dùng như một công cụ hữu hiệu trong 
các nghiên cứu về định danh loài, đánh giá đa 
dạng di truyền, tìm hiểu quan hệ huyết thống, 
lập bản đồ gen và trong các nghiên cứu về 
bệnh trên động vật thủy sản phục vụ cho nghề 
nuôi. 
II.	ỨNG	DỤNG	CỦA	DI	TRUYỀN	TRONG	
NUÔI	TRỒNG	THỦY	CHỌN	GIỐNG
Trong một chương trình chọn giống 
truyền thống, những cá thể và các gia đình 
được chọn theo những tính trạng quan trọng 
để cải thiện giá trị của quần thể trong (các) thế 
TÓM TẮT
Trong những năm trở lại đây, tiến bộ về di truyền và sinh học phân tử trên động vật thủy sản đã 
cung cấp các thông tin hữu ích và đã được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Vai trò của thao 
tác di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản ngày càng được biết đến rộng rãi. Bài 
viết này điểm lại những nét chính về ứng dụng của di truyền trong chọn giống, lai tạo, nghiên cứu 
nhiễm sắc thể, điều khiển giới tính, chuyển gen và vai trò của sinh học phân tử trong nuôi trồng 
thủy sản ở Việt Nam.
Từ khóa: di truyền, nuôi trồng thủy sản, sinh học phân tử.
hệ tiếp theo. Việc chọn này chỉ có thể tiến hành 
khi có đủ biến dị di truyền cho (những) tính 
trạng quan tâm. Các phương pháp chọn lọc 
khác nhau bao gồm chọn lọc cá thể (individual 
hoặc mass selection), chọn lọc giữa các gia 
đình (between family selection), chọn lọc 
trong từng gia đình (within family selection) và 
chọn lọc kết hợp (combined family selection). 
Mỗi phương pháp có những ưu điểm nhất định 
tùy thuộc vào bản chất của những tính trạng 
chọn lọc và nguyên liệu ban đầu cho chương 
trình chọn giống (Gjerde,1993; Falconer và 
Mackay, 1996; Bourdon, 1999; Gjedrem, 
2005). Chọn giống có thể trở nên phức tạp nếu 
mục đích chính là tạo ra các quần đàn cho năng 
suất cao ở nhiều môi trường nuôi. Thực tế, một 
số dòng/loài thủy sản có kiểu hình thể hiện tốt 
hơn trong những điều kiện nhất định và tính 
trạng khác tốt hơn trong điều kiện khác. Điều 
này được biết đến như là mối tương tác kiểu 
gen - môi trường. Do đó việc chọn lọc ở những 
điều kiện cụ thể là cần thiết.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, các 
chương trình chọn giống trong thủy sản được 
tập trung tập trung cho cá tra (Pangasianodon 
hypophthalmus), cá rô phi (Oreochromis 
niloticus), cá giò (Rachycentron canadum), 
tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei), 
1Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.
*Email: thuyha@ria1.org
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
4 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
được những kết quả khả quan. Chẳng hạn lai 
cá trê phi (Clarias gariepinus) đực và cá trê 
vàng (Clarias macrocephalus) cái cho con lai 
vừa tăng trưởng nhanh giống bố, vừa thịt ngon 
giống mẹ hay lai cá cái rô phi vằn Israel với cá 
đực rô phi xanh Israel và cá cái rô phi vằn cho 
tỷ lệ cá đực cao và có triển vọng trong thực tiễn 
sản xuất. Bên cạnh đó, việc lai tạo khác loài 
trên cá biển cũng thu được những kết quả đáng 
ghi nhận qua việc lai cá song vua (Epinephelus 
lanceolatus) với cá song hổ (Epinephelus 
fuscoguttatus). Mặc dù vậy, nghiên cứu theo 
hướng này trên hàu (Crassostrea sp.) và các 
cá có giá trị kinh tế khác cần được nghiên cứu 
và quan tâm hơn nữa nhằm tạo ra các con lai 
có ưu thế lai giúp năng cao năng suất và hiệu 
quả kinh tế.
THAO TÁC NHIỄM SẮC THỂ
Đối với nghiên cứu áp dụng thao tác 
nhiễm sắc thể, các dòng thuần và các quần đàn 
đơn tính hoặc vô sinh trong nuôi trồng thủy 
sản đã được sản xuất. Phương pháp can thiệp 
vào nhiễm sắc thể nhằm tạo dòng đơn tính đực 
hoặc đơn tính cái và tạo đa bội thể (tam bội 
hoặc tứ bội thể) đã được ứng dụng cho nhiều 
loài cá và loài nhuyễn thể. Dòng đơn tính cái 
cũng có thể được sử dụng để sản suất quần 
đàn toàn cái trong loài với con cái chỉ mang 
nhiễm sắc thể quy định tính cái và xác định 
nguyên lý hình thành giới tính trên cá. Dòng 
đơn tính đực có thể sản xuất quần đàn toàn đực 
có giá trị thương mại trong nuôi trồng thủy 
sản. Phương pháp này cũng còn được sử dụng 
trong việc tạo dòng thuần và phục hồi những 
kiểu hình bị mất do quá trình bảo quản tinh 
đông lạnh. Những cá thể đơn tính đực đã được 
sản xuất trong một số loài thuộc họ cá chép 
(Cyprinidae), họ cá rô phi (Cichlidae) và họ 
cá hồi (Salominidae).
Tạo đa bội thể là việc sản xuất những 
cá thể với bộ nhiễm sắc thể nhiều hơn bình 
thường (2n). Cá thể đa bội được tạo ra bằng 
cách xử lý hợp tử bằng các tác nhân gây đột 
biến như áp suất thủy tĩnh, nhiệt độ hoặc hóa 
tôm sú (Penaeus monodon) và cua xanh 
(Scylla paramamosain). Việc sử dụng chỉ thị 
phân tử để đánh giá nguồn vật liệu ban đầu 
là rất cần thiết bởi sẽ cung cấp thông tin về 
tính đa dạng kiểu gen cũng như mức độ thuần 
chủng của nguồn vật liệu ban đầu. Chỉ thị phân 
tử microsatellite, dựa trên sự khác biệt độ dài 
của các đoạn lặp khoảng 2 -5 cặp nucleotide, 
thường được sử dụng trong các chương trình 
này. Các vị trí microsatellite thể hiện tính đa 
hình cao, phong phú trong hệ gen và là chỉ thị 
đồng hợp trội. Phân tích đa hình microsatellite 
được dựa vào kỹ thuật PCR, chỉ cần một lượng 
nhỏ mô, ví dụ từ vẩy cá, là đủ lượng DNA cho 
nghiên cứu (Goldstein và Schlotter, 1999; Liu 
và ctv., 2001; Zane và ctv., 2005; Alam và 
Islam, 2005; Boris và ctv., 2011).
Mục đích của chọn giống là để cải thiện 
di truyền và cung cấp những con giống tốt 
phục vụ nuôi trồng thủy sản. So với các động 
vật khác, chọn giống trên các đối tượng thủy 
sản ở nước ta đã có những thành tựu đáng 
ghi nhận trên cá chép (C. carpio), cá rô phi 
(O. niloticus), cá tra (P. hypophthalmus), 
tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), tôm sú (P. 
monodon). Trong tương lai, chọn giống vẫn 
còn nhiều tiềm năng trong việc nâng cao năng 
suất, khả năng chống bệnh, chất lượng sản 
phẩm cho đối tượng nuôi trồng thủy sản.
LAI XA
Lai xa nhằm cải thiện hiệu suất so 
với loài bố mẹ. Lai giữa 2 loài khác nhau 
(hybridization) hoặc giữa các dòng khác biệt 
trong cùng một loài (crossbreeding) tạo nên 
những tổ hợp allele mới tại mỗi locus. Đôi 
khi, những tổ hợp allele mới này có thể ngẫu 
nhiên gây ra sự tương tác để những tính trạng 
tốt được biểu hiện. Lai tạo là một phương 
pháp chọn giống hiệu quả chỉ khi con lai thể 
hiện dị hợp tử (Bourdon, 1999; Lakra, 2001; 
Gjedrem, 2005).
Theo hướng này, nghiên cứu trên cá 
nước ngọt ở nước ta đã được triển khai và thu 
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 5
Ở nước ta, có thể kể đến cá rô phi (O. 
niloticus) và cá hồi vân (O. mykiss), với các 
công nghệ sử dụng hormone để chuyển giới 
tính, từ cá cái thành cá đực (cá rô phi) hoặc 
ngược lại từ cá đực thành cá cái (cá hồi vân) 
để phục vụ nuôi trồng thủy sản cho năng suất 
và hiệu quả cao. Thành công về điều khiển 
giới tính hai đối tượng này đã đóng góp những 
thành tựu lớn về năng suất, sản lượng cũng như 
hiệu quả kinh tế. Phương pháp di truyền cũng 
đã giúp điều khiển giới tính trên tôm càng xanh 
(Macrobrachium rosenbergii). Bằng phương 
pháp vi phẫu cắt bỏ tuyến androgenic, tôm cái 
giả đã được tạo ra và lai với tôm đực khác để 
tạo ra quần đàn tôm càng xanh toàn đực.
CẤY CHUYỂN GEN
Kỹ thuật chuyển gen nhằm đưa một số 
bản copy của gen tiềm năng vào trứng mới thụ 
tinh với mục đích hợp nhất DNA lạ với hệ gen 
của phôi đang phát triển. Bằng việc đưa những 
tính trạng di truyền mong muốn vào động 
vật thủy sản, những đối tượng được chuyển 
gen tốt có thể được sản xuất trong nuôi trồng 
thủy sản. Những tính trạng này bao gồm tốc 
độ tăng trưởng nhanh, tiêu hóa thức ăn hiệu 
quả, chịu đựng nồng độ oxy hòa tan thấp và 
nhiệt độ không tối ưu. Trong đó, tốc độ tăng 
trưởng là tính trạng được quan tâm nhiều nhất 
do khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao. Mặc 
dù công nghệ cấy chuyển gen có tiềm năng rất 
lớn trong nuôi trồng thủy sản, ở Việt Nam các 
nghiên cứu theo hướng này còn nhiều hạn chế. 
Các nghiên cứu theo hướng này được biết đến 
là chuyển tổ hợp gen hormone sinh trưởng vào 
cá cảnh thuộc họ Cyprinidae và cá chạch bùn 
(Misgurnus anguillicaudatus). Với một số kết 
quả bước đầu đã đạt được, việc nghiên cứu tạo 
cá chuyển gen cần được tiếp tục tiến hành. Để 
phát triển và ứng dụng ở quy mô thương mại, 
các đối tượng chuyển gen cần được kiểm tra 
và một số vấn đề xã hội và kinh tế cần được 
giải trình cụ thể.
Những phát triển gần đây trong sinh học 
phân tử ví dụ như PCR (Polymerase Chain 
chất. Ngay sau khi trứng được thụ tinh, nếu 
dùng một trong các tác nhân này tác động vào 
giai đoạn trung kỳ của một trong hai lần giảm 
phân có thể thu được các thể tam bội. Còn nếu 
tác động vào giai đoạn tiền kỳ nguyên phân 
của hợp tử sẽ cho dạng tứ bội (Beaumont và 
Hoare, 2003; Komen và Thorgaard, 2007).
Ở nước ta, việc thử nghiệm sản xuất cá 
thể tam bội đối với đối tượng thủy sản đã được 
quan tâm. Cá thể tam bội thường vô sinh và 
trong nhiều trường hợp, có sức sinh trưởng 
tốt hơn các thể lưỡng bội. Động vật thủy sản 
thân mềm như hàu cửa sông (Crassostrea 
rivularis) đã được tập trung nghiên cứu tam 
bội thể và có những dấu hiệu thành công bước 
đầu. Bên cạnh đó, các đối tượng cá như cá tra 
(P. hypophthalmus) và cá rô phi (O. niloticus) 
cũng đã được thử nghiệm tạo tam bội thể ở 
quy mô nhỏ. Việc phát triển đàn bố mẹ tứ bội 
phục vụ cho việc lai tạo với đàn lưỡng bội để 
sản xuất tam bội thể cũng đã và đang được 
quan tâm. Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng 
của quần đàn tam bội cần được quan tâm hơn 
nữa để giúp thúc đẩy phát triển các đối tượng 
này theo hướng thương mại hóa.
ĐIỀU KHIỂN GIỚI TÍNH 
Việc sử dụng kỹ thuật điều khiển giới 
tính để tác động lên những loài có giá trị kinh 
tế cao đang trở thành một công cụ quan trọng 
nhằm tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Công 
nghệ này cho phép sản xuất các quần đàn đơn 
tính và là công cụ tiềm năng cho những loài 
mà một giới tính có giá trị hơn giới tính còn 
lại. Có hai phương pháp cơ bản của kỹ thuật 
điều khiển giới tính là sử dụng hormone và 
thao tác di truyền. Sử dụng hormone hay điều 
khiển nội tiết tố đồng nghĩa với việc tập trung 
vào xử lý hợp chất steroid trong suốt giai đoạn 
đầu đời trước khi hình thành giới tính của đối 
tượng thủy sản. Thao tác di truyền giúp can 
thiệp giới tính để sản xuất quần đàn toàn cái, 
toàn đực hoặc vô sinh được coi như phương 
pháp đa bội. Việc xác định giới tính có thể 
thông qua di truyền phân tử. 
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
6 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
đa dạng di truyền của các quần thể cũng như 
đánh giá biến dị di truyền của các nguồn vật 
liệu thuộc các chương trình chọn giống cá tra 
(P. hypophthalmus), cá rô phi (O. niloticus), 
cá giò (R. canadum), tôm thẻ chân trắng (P. 
vannamei), tôm sú (P. monodon) và cua xanh 
(S. paramamosain).
Những ứng dụng quan trọng khác của 
sinh học phân tử tới nuôi trồng thủy sản cũng 
liên quan đến sản xuất cá chuyển gen. Đánh 
giá độ thích ứng, biểu hiện và sự cấy chuyển 
tế bào mầm của những gen đưa vào hoàn toàn 
phụ thuộc vào công nghệ DNA. Thêm vào đó, 
sinh học phân tử dựa trên kỹ thuật PCR được 
sử dụng nhiều trong chuẩn đoán và kiểm soát 
bệnh trên động vật thủy sản. Ở nước ta, việc 
chế tạo các bộ kít thử dựa trên nền tảng công 
nghệ sinh học cao cho phép xác định các nhân 
tố gây bệnh và kiểm soát bệnh ở mức độ chính 
xác cao đã được thử nghiệm. Bên cạnh đó, việc 
nghiên cứu và sản xuất vắc xin để bảo vệ nhiều 
loài cá có giá trị kinh tế cao cũng đã được chú 
trọng. Tuy nhiên, để ứng dụng rộng rãi trong 
thực tế, những nghiên cứu sâu với quy mô lớn 
cần được quan tâm hơn nữa.
IV.	KẾT	LUẬN
Kỹ thuật di truyền đã đóng góp cho các 
chương trình chọn giống và nâng cao năng 
suất và sản lượng đối tượng thủy sản cũng như 
trợ giúp trong chuẩn đoán, điều trị và phòng 
ngừa các bệnh ở động vật thủy sản. Ứng dụng 
công nghệ sinh học đã đem lại cho các nhà 
khoa học những kiến thức và công cụ mới để 
có thể đạt những kết quả nghiên cứu tốt hơn 
và hiệu quả hơn. Ở nước ta, việc ứng dụng 
các công nghệ sinh học phân tử và các chiến 
lược chọn giống mới cho động vật thủy sản đã 
được quan tâm song còn thiếu những nghiên 
cứu dài hạn, thiếu cách hoạt động phù hợp, giá 
trị thương mại thấp và chưa lựa chọn được môi 
trường sản xuất phù hợp. Công nghệ mới đem 
đến nhiều cơ hội để phát triển thủy sản nhưng 
cũng tạo ra thách thức mới cho các lĩnh vực 
nghiên cứu phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Reaction), giải trình tự tự động, dự án lập bản 
đồ gen để phục vụ cho những nghiên cứu phát 
triển xa hơn trong nghiên cứu chuyển gen đối 
với các loài thủy sản.
III.	VAI	TRÒ	CỦA	SINH	HỌC	PHÂN	TỬ	
TRONG	NUÔI	TRỒNG	THỦY	SẢN
Với những kết quả khiêm tốn đã đạt 
được, vai trò của sinh học phân tử trong nuôi 
trồng thủy sản dần được khẳng định. Trong đó, 
chỉ thị phân tử được coi là công cụ hữu hiệu 
với nhiều ứng dụng. Chẳng hạn có thể dùng 
chỉ thị phân tử để định danh cá thể giúp xác 
định đúng tên khoa học và phân loại chính xác 
đến loài. Trong các nghiên cứu này, DNA ty 
thể đã cung cấp những thông tin có giá trị để 
trả lời câu hỏi về phát sinh loài, tiến hóa và cấu 
trúc quần thể. Trong nghiên cứu về đa dạng di 
truyền, phả hệ hoặc đánh giá chất lượng các 
quần đàn bố mẹ trong các chương trình chọn 
giống, chỉ thị phân tử đã thể hiện nhiều tính 
ưu việt (Wolfus và ctv., 1997; Valles- Jiménez 
và ctv., 2005; Perez-Enriquez và ctv., 2009; 
Artiles và ctv., 2011). Bên cạnh đó, chỉ thị 
phân tử giúp đánh dấu các cá thể trong quần 
đàn nghiên cứu cũng như phân biệt cá thể giữa 
các gia đình. 
Một ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ 
DNA là tìm ra mối liên kết giữa chỉ thị phân 
tử và gen liên quan đến các tính trạng quan 
trọng (Quantitative Trait Loci hay QTLs). 
Khi những chỉ thị này được xác định, chương 
trình chọn giống sẽ được hỗ trợ đắc lực (Liu 
và Cordes, 2004; Chauhan và Rajiv, 2010). 
Những nỗ lực trong suốt những năm vừa qua 
đã được cống hiến cho việc phát triển chỉ thị 
phân tử cho nhiều loài thủy sản và hỗ trợ trực 
tiếp cho các nghiên cứu QTLs. Bên cạnh đó, 
chỉ thị phân tử cũng được sử dụng như một 
công cụ mạnh, khẳng định sự thành công trong 
can thiệp nhiễm sắc thể. Đối với nghiên cứu 
theo các hướng này, ở nước ta đã và đang 
thực hiện các chương trình liên quan đến 
định danh loài bằng chỉ thị phân tử, tìm hiểu 
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 7
Komen, H., and Thorgaard, G.H., 2007. 
Androgenesis, gynogenesis and the 
production of clones in fishes: a review. 
Aquaculture 269, 150-173.
Lakra, W.K., 2001. Genetics and Molecular 
Biology in Aquaculture - Review. Asian-
Australasian Journal of Animal Sciences 
14(6), 894-898. 
Liu, Z.J. and Cordes, J.F., 2004. DNA marker 
technologies and their applications in 
aquaculturegenetics. Aquaculture 242(1-4), 
735-736.
Liu, Z.J., Li, P., Kocabas, A., Ju, Z., Karsi, A., Cao, 
D., and Patterson, A., 2001. Microsatellite 
containing genes from the channel catfish 
brain: evidence of trinucleotide repeat 
expansion in the coding region of nucleotide 
excision repair gene RAD23B. Biochem. 
Biophys. Res. Commun. 289, 317-324.
Perez-Enríquez, R., Hernández-Martínez, F., and 
Cruz, P., 2009. Genetic diversity status 
of White shrimp Penaeus (Litopenaeus) 
vannamei broodstock in Mexico. Aquaculture 
297, 44-50.
Wolfus, G.M., Garcia, O.K., and Alcivar-Warren, 
A., 1997. Application of the microsatellite 
technique for analyzing genetic diversity in 
shrimp breeding programs. Aquaculture 152, 
35-47.
Zane, L., Bargelloni, L., and Pataenello, T., 2002. 
Strategies for microsatellite isolation: a 
review. Mol. Ecol. 11,1-16.
Valles-Jiménez, R., Cruz, P., and Perez-Enriquez, 
R., 2005. Population genetic structure of 
Pacific White shrimp (Litopenaeus vannamei) 
from Mexico to Panama: microsatellite ADN 
variation. Mar. Biotechnol. 6, 475-484.
TÀI	LIỆU	THAM	KHẢO
Alam, S., and Islam, S., 2005. Population genetic 
structure of Catla catla (Hamilton) revealed 
by microsatellite DNA markers. Aquaculture 
246, 151-160.
Artiles, A., Rodríguez, I., Pérez, A., Pérez, L., and 
Espinosa, G., 2011. Low genetic variability 
in the fifth introduction of Litopenaeus 
vannamei in Cuba, as estimated with 
microsatellite markers. Biotecnologia 
Aplicada. 28, 147-150.
Beaumont, A.R., and Hoare, K., 2003. 
Biotechnology and Genetics in Fisheries and 
Aquaculture. Oxford: Blackwell Science.
Boris, B., Xenia, C.O., and Marcel, S.V., 2011. 
Genetic diversity of six populations of red 
hybrid tilapia, using Microsatellite genetic 
Markers. Rev. MVZ Cordoba 16 (2), 2491-
2498.
Bourdon, M. R., 1999. Understanding Animal 
Breeding, 2nd edition.
Chauhan, T., and Rajiv, K., 2010. Molecular 
markers and their applications in fisheries 
and aquaculture. Advances in Bioscience 
and Biotechnology1, 281-291.
Falconer, D.S., and Mackay, T.F.C., 1996. 
Introduction to Quantitative Genetics. 
Longman, Essex, U.K., 4th ed.
Gjedrem, T., 2005. Selection and breeding 
programs in aquaculture. Springer ISBN-10 
1-4020-3341-9. 364p.
Gjerde, B., 1993. Breeding and Selection. In: 
Salmon Aquaculture. Fishing News Books.p. 
278 p.
Goldstein, D.B., and Schlotterer, C., 1999. 
Microsatellites: Evolution and application. 
Oxford uni. Press.
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2
8 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015
GENETICS AND MOLECULAR BIOLOGY IN AQUACULTURE
Tran Thi Thuy Ha1*, Luu Thi Ha Giang1
ABSTRACT
In recent years, the advance in genetics and molecular biology of aquatic animals has 
provided useful information and has been applied in aquaculture. The roles of modern 
genetic manipulations and biotechnological innovations to aquaculture have been realized. 
This article reviews some points of the applications of genetics in breeding, hybridization, 
chromosome engineering, sex control, gene transfer and molecular technologies for enhanced 
aquaculture productivity in Vietnam.
Keywords: aquaculture, genetics, molecular biology.
Người phản biện: TS. Trịnh Quốc Trọng
Ngày nhận bài: 29/5/2015
Ngày thông qua phản biện: 03/8/2015
Ngày duyệt đăng: 07/8/2015
1Research Institute for Aquaculture No 1
*Email: thuyha@ria1.org

File đính kèm:

  • pdfdi_truyen_va_sinh_hoc_phan_tu_trong_nuoi_trong_thuy_san.pdf