Đề thi kết thúc học phần: Tâm lý học đại cương
Câu 1: (4,0 điểm)
Tại sao nói: “Tâm lý mang bản chất xã hội” (giải thích và cho ví dụ)?
Câu 2: (4,0 điểm)
Giao tiếp có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách
cá nhân? Cho ví dụ?
Câu 3: (2,0 điểm)
Tư duy là gì? Muốn phát triển tu duy thì cần phải làm gì?
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề thi kết thúc học phần: Tâm lý học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi kết thúc học phần: Tâm lý học đại cương
Mã đề: 01TLĐC/ĐH/2014 Trang 1 KHOA CƠ BẢN BỘ MÔN TÂM LÝ & KỸ NĂNG ************ ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN NĂM: 2014 HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG LỚP: TẤT CẢ CÁC LỚP ĐH K11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT (SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU) NỘI DUNG ĐỀ THI: Câu 1: (4,0 điểm) Tại sao nói: “Tâm lý mang bản chất xã hội” (giải thích và cho ví dụ)? Câu 2: (4,0 điểm) Giao tiếp có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân? Cho ví dụ? Câu 3: (2,0 điểm) Tư duy là gì? Muốn phát triển tu duy thì cần phải làm gì? ----------------HẾT--------------- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ SỐ: 01 Mã đề: 01TLĐC/ĐH/2014 Trang 2 KHOA CƠ BẢN BỘ MÔN TÂM LÝ & KỸ NĂNG ************ ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN NĂM: 2014 HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG MÃ ĐỀ: 01TLĐC/ĐH/2014 LỚP: TẤT CẢ CÁC LỚP ĐH K11 Câu: Đáp án: Điểm: 1. Tâm lý mang bản chất xã hội, vì: * Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào người thông qua hoạt động của mỗi người trong đó hoạt động xã hội là chủ yếu. - Hiện thực khách quan là những gì tồn tại xung quanh chúng ta, có cái nhìn thấy được có cái không nhìn thấy được. - Hiện thực khách quan phản ánh vào não người nảy sinh ra hiện tượng tâm lý. Nhưng sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh khác ở chỗ: đây là sự phản ánh đặc biệt. - Hiện thực khách quan phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người. Hình ảnh tâm lý mang tính chất sinh động sáng tạo. Hình ảnh tâm lý mang tính chất chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân. (sinh viên cho ví dụ). * Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Trong đó giao tiếp là hoạt động quan trọng nhất. - Trong hoạt động, nhờ hoạt động và hành động, con người chuyển nhượng sản phẩm tâm lý của mình vào sản phẩm tinh thần. Tâm lý con người được phản ánh vào các sản phẩm của hoạt động đó. (Cho ví dụ) - Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. (Cho ví dụ) - Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tâm lý. (Cho ví dụ) * Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả lĩnh hội tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội loài người, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động giao tiếp. (Cho ví dụ) 1,0đ 1,0đ 1,0đ ĐỀ SỐ: 01 Mã đề: 01TLĐC/ĐH/2014 Trang 3 * Tâm lý của mỗi người hình thành phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch của cá nhân và cộng đồng. (Cho ví dụ) 1,0đ 2. Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân: * Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội. - Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn. - Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau. - Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp. - Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng. (Sinh viên cho ví dụ đúng) * Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi. - Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thõa mãn những nhu cầu của bản thân. - Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người - Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp. - Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể, khoa học không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc sống. 1,0đ 1,0đ Mã đề: 01TLĐC/ĐH/2014 Trang 4 - Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau. Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con người là tiếng nói và ngôn ngữ. - Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra. - Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau. (Sinh viên cho ví dụ đúng) * Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội. - Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực. - Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội. - Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được. - Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ. - Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn. - Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội. (Sinh viên cho ví dụ đúng) 1,0đ Mã đề: 01TLĐC/ĐH/2014 Trang 5 * Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức. - Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau. - Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội. - Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác. - Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình. - Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội. - Khi một cá nhân đã tự ý thức đươc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận và so sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy nhũng mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém. - Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không. - Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ và hành động của nuôi bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con vật mà đã nuôi bản thân con người đó. (Sinh viên cho ví dụ đúng) 1,0đ 3. * Khái niệm: Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. 0,5đ Mã đề: 01TLĐC/ĐH/2014 Trang 6 * Để phát triển tư duy cần phải: - Phải xem trọng việc phát triển tư duy. Vì nếu không có khả năng tư duy thì không thể học tập không hiểu biết, không cải tạo được tự nhiên,xã hội và rèn luyện bản thân. - Phải đặt cá nhân vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của bản thân, độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề. - Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt, chính xác. - Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát. - Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm, năng lực trí nhớ nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận thức một cách lý tính, có khoa học. - Phải trau dồi vốn ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện của tư duy và thông qua đó mới biểu đạt tư duy của bản thân cũng như lĩnh hội tư duy của người khác. - Tích cực trong nhiều hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. - Cần tránh những sai sót trong tư duy. Những sai sót trong tư duy là những sai sót thuộc về kết quả tư duy (phán đoán, suy lý không chính xác, sự hiểu biết khái niệm không đầy đủ) hoặc về hình thức thao tác của tư duy (không biết tư duy trừu tượng, sai sót trong phân tích, tổng hợp vấn đề, thiếu mềm dẻo...). 1,5đ ----------------HẾT--------------- Mã đề: 02TLĐC/ĐH/2014 Trang 1 KHOA CƠ BẢN BỘ MÔN TÂM LÝ & KỸ NĂNG ************ ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN NĂM: 2014 HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG LỚP: TẤT CẢ CÁC LỚP ĐH K11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT (SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU) NỘI DUNG ĐỀ THI: Câu 1: (2,0 điểm) Tri giác là gì? Nêu các đặc điểm của tri giác và cho ví dụ? Câu 2: (3,5 điểm) Vấn đề là gì? Tư duy và vấn đề có mối quan hệ với nhau như thế nào? Cho các ví dụ làm sáng tỏ các mối quan hệ đó? Câu 3: (3,0 điểm) Hãy so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính? Giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ với nhau như thế nào? Câu 4: (1,5 điểm) Niềm tin là gì? Trong thực tiễn cuộc sống, niềm tin có ý nghĩa như thế nào? ----------------HẾT--------------- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ SỐ: 02 Mã đề: 02TLĐC/ĐH/2014 Trang 2 KHOA CƠ BẢN BỘ MÔN TÂM LÝ & KỸ NĂNG ************ ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN NĂM: 2014 HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG MÃ ĐỀ: 02TLĐC/ĐH/2014 LỚP: TẤT CẢ CÁC LỚP ĐH K11 Câu: Đáp án: Điểm: 1. Khái niệm: Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn một sự vật hiện tượng khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta. 0,5đ Các đặc điểm của tri giác: - Tri giác là một quá trình tâm lý. (SV cho ví dụ đúng) - Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng. (SV cho ví dụ đúng) - Tri giác phản ánh trực tiếp. (SV cho ví dụ đúng) - Tri giác không phải là tổng số các cảm giác. (SV cho ví dụ đúng) - Tri giác là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, là hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của yếu tố cảm giác vận động. (SV cho ví dụ đúng) 1,5đ 2. Khái niệm: Vấn đề là những hoàn cảnh, tình huống thực tế diễn ra mà những phương tiện, phương pháp hành động quen thuộc không đủ để giải quyết. 0,5đ Mối quan hệ giữa vấn đề và tư duy: - Vấn đề là tiền đề để làm xuất hiện tư duy: như đã trình bày ở trên, tư duy không thể hình thành nếu thiếu hoàn cảnh có vấn đề. Tình huống có vấn đề mà những biện pháp, công cụ trước đây không thể giải quyết một cách có hiệu quả sẽ làm khởi nguồn cho các hoạt động tư duy của con người. (SV cho ví dụ) 0,75đ ĐỀ SỐ: 02 Mã đề: 02TLĐC/ĐH/2014 Trang 3 - Vấn đề có tác động thúc đẩy, động lực cho tư duy: Vấn đề nảy sinh sẽ là động lực thôi thúc con người tư duy để tìm khác giải quyết hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với những tình huống có vấn đề phù hợp, người giải quyết có nhận thức đầy đủ, có năng lực và nhu cầu giải quyết thì sẽ thúc đẩy nhanh chóng khả năng tư duy giải quyết vấn đề. (SV cho ví dụ) - Vấn đề là tiêu chuẩn kiểm chứng tính thực tế của tư duy. Nói cho cùng, tất cả các hoạt động nhận thức của con người đều xuất phát sau đó quay về hiện thực khách quan. Đối với một tình huống có vấn đề, con người luôn có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề đó, nhưng phương pháp nào hiệu quả nhất, ứng dụng hiệu quả nhất trong thực tiễn sẽ được chọn lựa và thực hiện. Nếu tư duy chỉ dừng lại là những suy nghĩ thì sẽ không có giá trị. (SV cho ví dụ) - Tư duy nảy sinh và phát triển góp phần thay đổi thực tế, vấn đề. Cách giải quyết mới sẽ giúp đặt nên những vấn đề mới hơn trong cuộc sống và lao động: những kết quả của tư duy mang lại hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời cũng đưa con người đối diện với những vấn đề mới nảy sinh dựa trên nền tảng của những vấn đề cũ. (SV cho ví dụ) 0,75đ 0,75đ 0,75đ 3. So sánh: * Giống nhau: - Cả hai quá trình nhận thức đều phản ánh hiện thực khách quan để có những hình ảnh về chúng. - Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là quá trình tâm lý có mở đầu, có diễn biến và kết thúc. * Khác nhau: Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính Nguồn gốc Nảy sinh khi có hiện thực khách quan tác động vào các giác quan tới ngưỡng. Nảy sinh khi gặp tình huống có vấn đề. Nội dung phản ánh Chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, trực quan cụ thể, những mối liên hệ quan hệ Phản ánh những thuộc tính bản chất những mối quan hệ có tính quy luật. 0,5đ 1,5đ Mã đề: 02TLĐC/ĐH/2014 Trang 4 không gian và thời gian. Phương thức phản ánh Nhận thức phản ánh trực tiếp bằng các giác quan. Nhận thức lý tính phản ánh khái quát, gián tiếp bằng ngôn ngữ, bằng biểu tượng, bằng khái niệm, Khả năng phản ánh Chỉ phản ánh được những sự vật hiện tượng cụ thể tác động trực tiếp vào các giác quan. Phản ánh những sự vật hiện tượng không còn tác động, thậm chí là chưa tác động. Mối quan hệ: - Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. - Nhận thức thức lý tính phải dựa trên nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính, thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phần của nhận thức cảm tính. - Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính tinh vi, nhạy bén và chính xác hơn. 1,0đ 4. Khái niệm: Niềm tin là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí đã được con người thể nghiệm trong hoạt động sống của mình, trở thành chân lý bền vửng trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận. 0,5đ Ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống: - Niềm tin là chìa khóa của thành công, bởi vậy chúng ta phải có niềm tin vào bản thân. - Niềm tin của chúng ta không bao giờ chính xác tuyệt đối. Niềm tin chỉ đơn thuần là các ý kiến và khái niệm đồng hóa của con người. Nhưng nếu chúng ta tin vào nó, niềm tin sẽ biến thành sự thật. - Niềm tin có sức mạnh phi thường đến nỗi nó thật sự ảnh hưởng đến chúng ta 1,0đ Mã đề: 02TLĐC/ĐH/2014 Trang 5 không chỉ về mặt tư duy trí tuệ, mà còn về mặt thể chất, thậm chí có thể biến đổi một số cơ chế sinh học trong cơ thể con người. - Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại nằm ở “sản phẩm của niềm tin”. - Niềm tin làm bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn để vươn tới những thành công, hãy chấp nhận nó. Nếu nó hạn chế năng lực của bạn, bạn hãy từ bỏ nó. ----------------HẾT---------------
File đính kèm:
- de_thi_ket_thuc_hoc_phan_tam_ly_hoc_dai_cuong.pdf