Để không là “chúa chổm” sau ngày cưới

Chưa kịp say men tình sau đám cưới, nhiều đôi đã phải nếm « vị mặn » của nợ nần

do không lường được hết những khoản phải chi tiêu cho “ngày vui nhất trần đời”.

Do vậy, họ buộc phải mượn nợ do đã ở vào thế “đâm lao rồi phải theo lao để sau

này một phen lao đao ”.

Marry Wedding sẽ chia sẻ với bạn vài bước đơn giản sau để chào đón ngày vui sắp tới

mà mọi thứ liên quan đều “trong vòng kiểm soát”.

Lập kế hoạch: Trước khi làm bất cứ việc gì, có một kế hoạch kỹ lưỡng là đã nắm chắc

50% thành công. Kế hoạch cho đám cưới cũng vậy, bạn cần lên kế hoạch thật chi tiết (ít

nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước khi cưới) từ thời gian và địa điểm dự kiến tổ chức đám

cưới, danh sách khách mời, dọ giá nhà hàng và thực đơn, . Tóm lại, các hạng mục cần

chuẩn bị nên tập trung vào các điều sau:

Thời gian tổ chức đám cưới: Nếu bạn không quá lệ thuộc vào “ngày lành tháng tốt” thì

nên dự kiến cưới vào khoảng từ 01/11 đến 30/4. Bạn sẽ được các hợp đồng ưu đãi hơn

nếu tổ chức đám cưới của mình vào những ngày, tháng mà thường ít người cưới. Đặc

biệt, trong khoảng thời gian này có những ngày đầy ý nghĩa cho bạn cân nhắc như

Valentine 14/02, Quốc tế 08/03, Valentine trắng 14/03, Giáng Sinh 24/12,.

Để không là “chúa chổm” sau ngày cưới trang 1

Trang 1

Để không là “chúa chổm” sau ngày cưới trang 2

Trang 2

Để không là “chúa chổm” sau ngày cưới trang 3

Trang 3

Để không là “chúa chổm” sau ngày cưới trang 4

Trang 4

Để không là “chúa chổm” sau ngày cưới trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 8660
Bạn đang xem tài liệu "Để không là “chúa chổm” sau ngày cưới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Để không là “chúa chổm” sau ngày cưới

Để không là “chúa chổm” sau ngày cưới
Để không là “chúa chổm” 
sau ngày cưới 
Chưa kịp say men tình sau đám cưới, nhiều đôi đã phải nếm « vị mặn » của nợ nần 
do không lường được hết những khoản phải chi tiêu cho “ngày vui nhất trần đời”. 
Do vậy, họ buộc phải mượn nợ do đã ở vào thế “đâm lao rồi phải theo lao để sau 
này một phen lao đao ”. 
Marry Wedding sẽ chia sẻ với bạn vài bước đơn giản sau để chào đón ngày vui sắp tới 
mà mọi thứ liên quan đều “trong vòng kiểm soát”. 
Lập kế hoạch: Trước khi làm bất cứ việc gì, có một kế hoạch kỹ lưỡng là đã nắm chắc 
50% thành công. Kế hoạch cho đám cưới cũng vậy, bạn cần lên kế hoạch thật chi tiết (ít 
nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước khi cưới) từ thời gian và địa điểm dự kiến tổ chức đám 
cưới, danh sách khách mời, dọ giá nhà hàng và thực đơn,. Tóm lại, các hạng mục cần 
chuẩn bị nên tập trung vào các điều sau: 
Thời gian tổ chức đám cưới: Nếu bạn không quá lệ thuộc vào “ngày lành tháng tốt” thì 
nên dự kiến cưới vào khoảng từ 01/11 đến 30/4. Bạn sẽ được các hợp đồng ưu đãi hơn 
nếu tổ chức đám cưới của mình vào những ngày, tháng mà thường ít người cưới. Đặc 
biệt, trong khoảng thời gian này có những ngày đầy ý nghĩa cho bạn cân nhắc như 
Valentine 14/02, Quốc tế 08/03, Valentine trắng 14/03, Giáng Sinh 24/12,.... 
Danh sách khách mời: Có thể bạn muốn “thà mời lầm còn hơn bỏ sót” tất cả những 
người quen đến chung vui ngày đại hỉ của mình, nhưng điều này có thể gây lãng phí vì sẽ 
có một số khách không thể tham dự tiệc cưới của bạn. Trước ngày cưới một vài tháng, 
hãy lên danh sách khách mời sao cho thật "sát" và bỏ qua những đối tượng mà bạn cho là 
không cần thiết. 
Chọn nhà hàng: Lên danh sách những nhà hàng mà bạn dự kiến đặt tiệc. Bạn có thể 
tham khảo những người đi trước để nắm rõ ưu điểm và khuyết điểm của từng nơi mà 
“liệu cơm gắp mắm” sau này. 
Những hạng mục khác: như áo cưới, chụp hình, xe hoa, thiệp cưới, cũng nên được 
tham khảo và tính toán càng chi tiết càng tốt. 
Một kế hoạch kỹ lưỡng và chi tiết giúp bạn nắm trong tay 50% thành công 
Để lập kế hoạch hiệu quả, chúng tôi giới thiệu sau đây một mẫu kế hoạch giản lược 
nhưng có thể giúp bạn kiểm soát tình hình khá tốt: 
STT Hạng mục Thời gian dự 
kiến 
Ngân sách dự 
kiến 
Người phụ 
trách 
Ghi chú 
15 Xe hoa 09/10/2012 1.000.000 Anh hai Có đi tỉnh 
Để dành tiền 
Khi bạn đã biết được bao nhiêu con số 0 trong tổng ngân sách dự kiến cho “lễ kỷ niệm 
tình yêu”, hai bạn nên để dành và chuẩn bị sẵn kinh phí tăng thêm 20% so với chi phí dự 
kiến ban đầu. Nghĩa là, nếu chi phí dự kiến ban đầu của bạn ở mức 50 triệu thì bạn nên 
chuẩn bị “trừ hao” 60 triệu cho những chi phí phát sinh sau này. 
Tiết kiệm tiền luôn là việc “dễ nói khó làm”. Bạn không nhất thiết phải nhận thêm việc 
ngoài giờ hoặc cắt giảm mọi chi tiêu trong sinh hoạt thường ngày. Công cuộc tiết kiệm 
này có thể đơn giản chỉ là: 
Thay vì xem phim ở rạp thì “hai đứa mình” mua đĩa về nhà cùng xem cho vui. Hoặc nếu 
hai bạn là tín đồ phim rạp thì nên chọn những khung giờ ít người xem để tiết kiệm. 
Ăn sáng ở nhà và đem theo cơm đi làm vừa tiết kiệm mà lại vừa thơm ngon, vệ sinh. 
Cân nhắc kỹ lưỡng các khoản mua sắm như 2 tháng mới mua quần áo mới thay vì 1 tháng 
như trước đây. 
Để ý và săn lùng hàng giảm giá. Tuy nhiên, bạn chỉ nên mua những mặt hàng giảm giá 
mà bạn thật sự cần chứ không nên bị dòng chữ “giảm giá” cám dỗ. 
Thanh toán các hoá đơn và các tài khoản ngân hàng đúng hạn để tránh phải đóng những 
khoản phạt do thanh toán trễ. 
Hạn chế các cuộc vui thâu đêm và tốn kém. 
Tiết kiệm các khoản chi tiêu không cần thiết có thể giúp làm đầy nhanh chóng ngân sách 
dự kiến cho đám cưới 
Hành động 
Đến đây, chúng ta đã có một bản kế hoạch kỹ lưỡng và một khoản ngân sách “tạm đủ”. 
Tự tin xắn tay vào thực hiện để có một đám cưới khó quên nào: 
Ảnh cưới: Nên đi chụp hình cưới trước khi tổ chức hôn lễ khoảng 1-2 tháng. Lựa chọn 
cách làm album đỡ tốn kém nhất. Trong ngày cưới, nếu có thể, bạn nên nhờ bạn bè chụp 
hình hoặc quay camera. Với công nghệ chụp hình kĩ thuật số, sau khi đổ hình vào máy 
tính, bạn tha hồ chọn và chỉ giữ lại những tấm ưng ý nhất. 
Trang sức cưới: Không phải cứ đeo thật nhiều trang sức là bạn sẽ toả sáng hơn. Tốt nhất, 
bạn nên mua những kiểu trang sức đơn giản và không ngốn quá nhiều vật liệu mà vẫn tạo 
được style riêng. 
Hoa cưới: Chọn những loài hoa đúng mùa hoặc là hoa được trồng ở ngay địa phương nơi 
bạn sống. Đặc biệt, bạn không nên dùng hoa hồng và hoa lan vì hai loài hoa này rất phổ 
biến mà lại đắt tiền. 
Xe cưới: Không nhất thiết phải thuê xe quá đắt tiền. Nếu bạn chưa có xe hơi, có thể 
mượn bạn bè và tự mua hoa về trang hoàng lấy. 
Áo cưới: Vẫn biêt tình yêu thăng hoa là “Qua cầu gió bay” nhưng không vì thế mà bạn 
phải thuê nhiều bộ áo cưới. Chỉ nên dao dộng trong 2-3 bộ, mặc khi làm lễ, lúc đãi tiệc và 
khi tiễn khách. 
Thiệp cưới: Hiện nay, nhiều đôi yêu nhau đã rất thức thời và chọn in cả thiệp cưới lẫn 
thiệp báo hỉ. Nhờ vậy mà họ đã tiết kiệm được khá nhiều. Trong giai đoạn mọi người đều 
tiết kiệm như hiện nay, việc sử dụng thiệp báo hỉ không chỉ hợp lý cho các đôi uyên ương 
mà còn hợp lý đối với cả những người quen, đồng nghiệp không phải nhận thiệp cưới như 
là nhận “của nợ”. Ngoài ra, nhiều trang web như traucau.vn, ngaydamcuoi.com, 
cuoihoivn.com... có dịch vụ thiết kế thiệp báo hỉ online lại càng giúp bạn tiết kiệm thêm 
một khoản kha khá nữa. 
Nhà hàng và thực đơn: Bạn nên chọn một địa chỉ thật uy tín - nơi bạn từng đi dự tiệc 
đám cưới của bạn bè - lịch sự, giá cả hợp lý, thức ăn ngon. Cân nhắc các món trong thực 
đơn sao cho vừa tiết kiệm nhưng vẫn tạo được khẩu vị ngon, lạ miệng và no bụng. Đồ 
uống cũng là yếu tố cần quan tâm. Bạn nên chọn loại bia/rượu hợp túi tiền sẽ tiết kiệm 
một khoản đáng kể. 
“Giờ G” sắp điểm cũng là lúc hai bạn sẽ mãn nguyện vì có một đám cưới với chi phí 
hợp lý nhưng vẫn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc 
Nhờ bạn bè giúp đỡ: Đây là lúc bạn nên để bạn bè giúp bạn một tay. Ắt hẳn trong số bạn 
bè của bạn không hiếm những “chân nhân đã lộ tướng”. Tuỳ theo sở trường của họ, bạn 
có thể ngỏ lời nhờ bạn bè giúp đỡ trang điểm, cắm hoa hay thậm chí làm MC trong “ngày 
đợi mong” ấy. 
Nếu hôn nhân là chuyện đại sự của một đời người thì một lễ cưới tươm tất và trang trọng 
được xem như khởi đầu tốt cho chặng đường “chung tay tát cạn biển Đông” sắp tới bởi 
người Việt Nam ta luôn quan niệm rằng “Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”. 

File đính kèm:

  • pdfde_khong_la_chua_chom_sau_ngay_cuoi.pdf