Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021

A. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề bài gồm có 2 phần:

Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm).

- Đề đọc hiểu gồm 4 câu cho 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

Phần 2: Làm văn (7,0 điểm).

Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 150 chữ, về tư tưởng đạo lí.

Câu 2: (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang viethung 03/01/2022 8880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II 
MÔN NGỮ VĔN LỚP 11 
NĔM HỌC 2020-2021 
A. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Đề bài gồm có 2 phần: 
Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm). 
- Đề đọc hiểu gồm 4 câu cho 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. 
Phần 2: Làm vĕn (7,0 điểm). 
Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn vĕn khoảng 150 chữ, về tư tưởng đạo lí. 
 Câu 2: (5,0 điểm) Viết bài vĕn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II 
MÔN: NGỮ VĔN 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT 
TT Kĩ nĕng 
Mức độ nhận thức 
Tổng 
% 
Tổng 
điểm 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 
Tỉ lệ 
(%) 
Thời 
gian 
(phút) 
Tỉ lệ 
(%) 
Thời 
gian 
(phút) 
Tỉ lệ 
(%) 
Thời 
gian 
(phút) 
Tỉ lệ 
(%) 
Thời 
gian 
(phút) 
Số 
câu 
hỏi 
Thời 
gian 
(phút) 
1 Đọc 
hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 
2 Viết 
đoạn 
nghị 
luận 
xã hội 
5 5 5 5 5 5 5 5 01 20 20 
3 Viết 
bài 
nghị 
luận 
vĕn 
học 
20 10 15 10 10 20 5 10 01 50 50 
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 06 90 100 
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 
Tỉ lệ chung 70 30 100 
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II 
MÔN: NGỮ VĔN, LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT 
TT 
Nội dung 
kiến thức/ 
kĩ nĕng 
Đơn vị 
kiến thức/ 
kĩ nĕng 
Mức độ kiến thức, 
kĩ nĕng cần kiểm tra, đánh 
giá 
Số câu hỏi theo mức độ 
 nhận thức Tổng 
Nhận 
biết 
Thông 
hiểu 
Vận 
dụng 
Vận 
dụng 
cao 
1 ĐỌC 
HIỂU 
 Nghị 
luận hiện 
đại (Ngữ 
liệu ngoài 
sách giáo 
khoa). 
 Nhận biết: 
- Xác định thông tin được 
nêu trong vĕn bản/đoạn 
trích. 
- Nhận diện được phương 
thức biểu đạt, thao tác lập 
luận, phong cách ngôn ngữ, 
biện pháp tu từ,... trong vĕn 
bản/đoạn trích. 
Thông hiểu: 
- Hiểu được các thành 
phần nghĩa của câu; nội 
dung của vĕn bản/đoạn 
trích. 
- Hiểu được cách triển 
khai lập luận, ngôn ngữ 
biểu đạt; các biện pháp tu 
từ, đặc trưng của phong 
cách ngôn ngữ... trong 
vĕn bản/đoạn trích. 
- Hiểu được những đặc 
điểm cơ bản của nghị luận 
hiện đại thể hiện trong 
vĕn bản/đoạn trích. 
 Vận dụng: 
- Nhận xét về nội dung và 
nghệ thuật của vĕn 
bản/đoạn trích; bày tỏ 
quan điểm của bản thân 
về vấn đề đặt ra trong 
vĕn bản/đoạn trích. 
2 1 1 0 4 
TT 
Nội dung 
kiến thức/ 
kĩ nĕng 
Đơn vị 
kiến thức/ 
kĩ nĕng 
Mức độ kiến thức, 
kĩ nĕng cần kiểm tra, đánh 
giá 
Số câu hỏi theo mức độ 
 nhận thức Tổng 
Nhận 
biết 
Thông 
hiểu 
Vận 
dụng 
Vận 
dụng 
cao 
2 VIẾT 
ĐOẠN 
VĔN 
NGHỊ 
LUẬN 
XÃ HỘI 
(khoảng 
150 chữ) 
 Nghị 
luận về 
một tư 
tưởng đạo 
lí 
Nhận biết: 
- Xác định được tư tưởng, 
đạo lí cần bàn luận. 
- Xác định được cách thức 
trình bày đoạn vĕn. 
 Thông hiểu: 
- Diễn giải về nội dung, ý 
nghĩa của tư tưởng, đạo lí. 
 Vận dụng: 
- Vận dụng các kĩ nĕng 
dùng từ, viết câu, các 
phép liên kết, các phương 
thức biểu đạt, các thao tác 
lập luận phù hợp để triển 
khai lập luận, bày tỏ quan 
điểm của bản thân về tư 
tưởng, đạo lí. 
 Vận dụng cao: 
- Huy động được kiến 
thức và trải nghiệm của 
bản thân để bàn luận về tư 
tưởng đạo lí. 
- Có sáng tạo trong diễn 
đạt, lập luận làm cho lời 
vĕn có giọng điệu, hình 
ảnh, đoạn vĕn giàu sức 
thuyết phục.. 
1* 
3 VIẾT 
BÀI 
VĔN 
NGHỊ 
LUẬN 
VĔN 
HỌC 
Nghị luận 
về một 
bài 
thơ/đoạn 
thơ: 
- Hầu 
Trời (Tản 
Đà) 
- Vội 
vàng 
 Nhận biết: 
- Xác định được kiểu bài 
nghị luận; vấn đề nghị luận. 
- Giới thiệu tác giả, bài 
thơ, đoạn thơ. 
- Nêu nội dung cảm hứng, 
hình tượng nh.vật trữ tình, 
đặc điểm nghệ thuật nổi 
bật... của bài thơ/đoạn thơ. 
1* 
TT 
Nội dung 
kiến thức/ 
kĩ nĕng 
Đơn vị 
kiến thức/ 
kĩ nĕng 
Mức độ kiến thức, 
kĩ nĕng cần kiểm tra, đánh 
giá 
Số câu hỏi theo mức độ 
 nhận thức Tổng 
Nhận 
biết 
Thông 
hiểu 
Vận 
dụng 
Vận 
dụng 
cao 
(Xuân 
Diệu) 
- Tràng 
giang 
(Huy 
Cận) 
- Đây 
thôn Vĩ 
Dạ (Hàn 
Mặc Tử) 
- Chiều 
tối (Hồ 
Chí 
Minh) 
- Từ ấy 
(Tố Hữu) 
Thông hiểu: 
- Diễn giải những đặc sắc 
về nội dung và nghệ thuật 
của bài thơ/đoạn thơ theo 
yêu cầu của đề: tình cảm 
quê hương, tư tưởng yêu 
nước; tình yêu trong sáng 
cao thượng; quan niệm 
thẩm mĩ và nhân sinh mới 
mẻ; sự kế thừa các thể 
thơ truyền thống và hiện 
đại hóa thơ ca về ngôn 
ngữ, thể loại, hình ảnh,... 
- Lí giải được một số đặc 
điểm của thơ hiện đại từ 
đầu thế kỉ XX đến Cách 
mạng tháng Tám 1945 
được thể hiện trong bài 
thơ/đoạn thơ. 
Vận dụng: 
- Vận dụng các kĩ nĕng 
dùng từ, viết câu, các phép 
liên kết, các phương thức 
biểu đạt, các thao tác lập 
luận để phân tích, cảm 
nhận về nội dung, nghệ 
thuật của bài thơ/đoạn thơ. 
- Nhận xét về nội dung, 
nghệ thuật của bài 
thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng 
góp của tác giả. 
Vận dụng cao: 
- So sánh với các tác 
phẩm khác; liên hệ với 
thực tiễn; vận dụng kiến 
thức lí luận vĕn học để 
đánh giá, làm nổi bật vấn 
đề nghị luận. 
- Có sáng tạo trong diễn 
đạt, lập luận làm cho lời 
vĕn có giọng điệu, hình 
ảnh, bài vĕn giàu sức 
TT 
Nội dung 
kiến thức/ 
kĩ nĕng 
Đơn vị 
kiến thức/ 
kĩ nĕng 
Mức độ kiến thức, 
kĩ nĕng cần kiểm tra, đánh 
giá 
Số câu hỏi theo mức độ 
 nhận thức Tổng 
Nhận 
biết 
Thông 
hiểu 
Vận 
dụng 
Vận 
dụng 
cao 
thuyết phục. 
Tổng 6 
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 
Tỉ lệ chung 70 30 100 
B. NỘI DUNG ÔN TẬP 
Bài : HẦU TRỜI 
 Tản Đà 
I. Kiến thức về tác giả, tác phẩm 
1. Tác giả 
- Tên Nguyễn Khắc Hiếu (1889 – 1939) quê núi Tản sông Đà. 
- Tản Đà là “con người của hai thế kỉ’ (HThanh) 
- Người đầu tiên lấy thi ca làm nghề nghiệp, là người mở đường trong quá trình hiện đại hóa 
nền thơ dân tộc là chiếc cầu nối giữa 2 thời đại thi ca: trung đại - hiện đại. Thơ Tản Đà ấp ủ 
một cái “tôi” lãng mạn. 
2. Tác phẩm chính 
a) Sáng tác của Tản Đà rất phong phú: 
Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, du kí nhưng thơ là nổi bật nhất. 
b) Tác phẩm chính 
- Khối tình con I, II.. 
- Giấc mộng con I, II. 
- Khối tình bản chính. 
II. Nội dung,  ... đặc sắc trong việc dùng các biện pháp nghệ thuật tu từ, hình ảnh, ngôn ngữ, 
nhịp điệu... 
3. Ý nghĩa vĕn bản 
 Bài thơ là tiếng nói say mê, hĕm hở của một thanh niên yêu nước khi giác ngộ CM, 
thể hiện nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân và giai cấp, về nhiệm vụ 
thiêng liêng của người chiến sĩ CM. 
C. ĐỀ MINH HỌA 
ĐỀ 1: 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN 
ĐỀ MINH HỌA 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĔM HỌC 2020 - 2021 
Môn: Ngữ vĕn, lớp 11 
Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề. 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích: 
 ...Khi nhìn cuộc đời với ánh mắt tiêu cực, người ta sẽ luôn thấy hoài nghi, lo âu, sợ 
hãi. Lúc đó, người ta sẽ không làm việc tốt hơn, ít yêu thương hơn, ít cống hiến hơn; sẽ 
đánh mất tiềm nĕng và sự tốt đẹp trong bản thân họ. Sự quá tải thông tin tiêu cực sẽ làm 
mất niềm tin, không mang lại cho xã hội sự an toàn hơn và không giúp cho cuộc sống tốt 
đẹp hơn. 
 ...Khi gửi niềm tin yêu vào con người, nếu ta là một người sống hết mình vì mọi 
người, luôn tin tưởng, sẵn sàng bao dung và tha thứ thì ta sẽ có niềm tin và sẽ sống có ý 
nghĩa hơn. 
 Chúng ta không nên chỉ nhìn vào những mặt trái của cuộc sống rồi vội đánh mất 
niềm tin vào bản thân, vào thế giới xung quanh. Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc 
sống phải là tự thân mỗi người. Hãy tự vấn ta đã và sẽ làm gì cho cuộc đời này, cho xã 
hội này ngày càng đáng sống hơn. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người 
tốt. Lòng tốt vẫn quanh đây. Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không 
làm gì. 
(Trích Đừng đánh mất niềm tin, Diệp Vĕn Sơn, báo Người lao động, số 30/8/2015) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của vĕn bản trên. (0.75 điểm) 
Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người mất niềm tin? (0.75 điểm) 
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm: "Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc 
sống phải là tự thân mỗi người"? (1.0 điểm) 
Câu 4. Anh/Chị hãy rút ra thông điệp của đoạn trích trên. (0.5 điểm) 
II. PHẦN LÀM VĔN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
 Hãy viết một đoạn vĕn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý 
nghĩa của niềm tin trong cuộc sống. 
Câu 2 (5,0 điểm) 
 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: 
 Ta muốn ôm 
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; 
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 
Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, 
Cho no nê thanh sắc của thời tươi; 
- Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! 
(Vội Vàng, Xuân Diệu, Ngữ vĕn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.21) 
-----------------------HẾT----------------------- 
Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm. 
ĐỀ 2: 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích: 
Mất hàng triệu nĕm mới định hình những nếp nhĕn ngôn ngữ trong não bộ, khó khĕn 
lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có 
tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" 
vĕn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính 
trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn 
cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối 
dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích 
tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương 
cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa 
cười, ngọc thốt đoan trang". 
Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi 
trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm. 
 (Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Vĕn hóa – Vĕn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của vĕn bản. (0,75 điểm) 
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng ý thức kì thị về tiếng nói thì thể hiện điều gì? (0,75 
điểm) 
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó 
không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."? (1,0 điểm) 
Câu 4. Anh/Chị hãy rút ra thông điệp của đoạn trích trên. (0,5 điểm) 
II. LÀM VĔN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn vĕn (khoảng 150 chữ) trình 
bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của 
tiếng Việt. 
Câu 2. (5,0 điểm) 
 Phân tích khổ thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: 
 Mơ khách đường xa, khách đường xa 
 Áo em trắng quá nhìn không ra 
 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh 
 Ai biết tình ai có đậm đà? 
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ vĕn, Tập hai, NXB GD, 2010, trang 39 ) 
-----------------------HẾT----------------------- 
Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm. 
ĐỀ 3: 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích: 
Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? 
Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không? Chúng ta từng 
nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ công dân toàn cầu rất dễ 
làm cho những ai đó lầm tưởng về một siêu nhân trong những khía cạnh nào đấy. Nhưng bản 
chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm 
cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ là một sinh 
linh bé nhỏ làm sao ta có thể yêu thương và che chở cả thế gian rộng lớn nhường kia! Việc yêu 
thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước mơ hay một nhân cách hão huyền 
không? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lí. Khi một con người yêu thương 
chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả 
trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi 
bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con 
người dù bé nhỏ đến đâu yêu thương, người bên cạnh thì tình thương yêu ấy sẽ ngập tràn thế 
gian này. 
 Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền và mang thói đạo đức giả 
khi chúng ta nói đến tình yêu thương đó mà không bao giờ chúng ta yêu thương nổi một người 
bên cạnh. Và thói đạo đức giả đang lan rộng trên thế gian chúng ta đang sống. 
 Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù, những ích kỉ, những vô cảm và giá lạnh bằng 
những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn 
thiết, đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trên thế gian này. 
(Trích Cần một ngày hoà giải để yêu thương, theo vietnamnet.vn, ngày 7/9/2010) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,75 điểm) 
Câu 2. Theo tác giả, phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu” là gì? (0,75 điểm) 
Câu 3. Nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong các câu vĕn: Đó là một hiện thực 
và đó là một nguyên lí. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang 
đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên 
cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì 
bạn yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù bé nhỏ đến đâu yêu thương, người bên 
cạnh thì tình thương yêu ấy sẽ ngập tràn thế gian này. (1,0 điểm) 
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: “Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có 
phải là một ước mơ hay một nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và đó là 
một nguyên lí” không? Vì sao? (0,5 điểm) 
II. LÀM VĔN (7,0 điểm) 
Câu 1: (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn vĕn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 
sự nguy hại của cĕn bệnh đạo đức giả trong cuộc sống. 
Câu 2: (5,0 điểm ): Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ đầu trong bài “Tràng giang” của Huy 
Cận: 
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, 
Con thuyền xuôi mái nước song song, 
Thuyền về nước lại, sầu trĕm ngả; 
Củi một cành khô lạc mấy dòng. 
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, 
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. 
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; 
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. 
-----------------------HẾT----------------------- 
Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm. 
ĐỀ 4: 
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
 “Cuộc sống này cũng vậy Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể giống ta. Ở đâu 
đó ngoài kia là những người có thể rất khác ta. Có người ưa tụ tập với bạn bè. Có người mải 
mê rong chơi. Có người chỉ thích nằm nhà để đọc sách. Có người say công nghệ cao. Có người 
mê đồ cổ. Có người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần 
mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay 
một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi [...] 
 Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một 
người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê 
gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống 
Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải 
phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét 
người khác một cách dễ dàng. 
 Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người 
khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó 
không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới 
định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên 
nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể 
thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?” 
 ( Trích “ Nếu biết trĕm nĕm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân) 
Câu 1. “Điều tồi tệ nhất” tác giả nói đến trong đoạn trích là gì? (0,75đ) 
Câu 2. Vì sao trong cuộc sống chúng ta đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng? 
(0,75đ) 
Câu 3. Hãy chỉ ra ít nhất hai tác hại của việc phán xét người khác theo định kiến? (1,0đ) 
Câu 4. Anh/Chị hãy rút ra thông điệp của đoạn trích trên. (0,5đ) 
II.LÀM VĔN (7.0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
 Anh/Chị hãy viết một đoạn vĕn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về thái độ cần có của 
mỗi người khi tiếp cận cái mới trong cuộc sống. 
Câu 2 (5,0 điểm) 
 Phân tích bức tranh xứ huế và tâm trạng của chủ thể trữ tình trong đoạn thơ sau: 
 Sao anh không về chơi thôn Vĩ 
 Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên 
 Vườn ai mướt quá xanh như ngọc 
 Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ Vĕn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.39) 
-----------------------HẾT----------------------- 
Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm. 
ĐỀ 5: 
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau: 
Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không 
trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi. 
 Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có 
một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa 
thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai. 
Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều 
quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình 
thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó. 
Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, 
ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. 
Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong. 
Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: 
các trắc nghiệm tính cách 
Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung 
quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêunhững người bạn nghĩ rằng 
họ hiểu bạn. 
Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. 
Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những 
giá trị cốt lõi của bản thân mình. 
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của vĕn bản. (0,75 điểm) 
Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân có ý nghĩa như thế nào? (0,75 điểm) 
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác 
biệt”? (1,0 điểm) 
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “ để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi 
người bên ngoài thì tự hỏi chính mình” không? Vì sao? (0,5 điểm) 
II. LÀM VĔN (7.0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
 Anh/Chị hãy viết một đoạn vĕn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lối 
sống giản dị. 
Câu 2 (5,0 điểm) 
 Phân tích đoạn thơ sau: 
 - “Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa 
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn 
Quê ở Á Châu và Địa cầu 
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”. 
Nghe xong Trời ngợ một lúc lâu 
Sai bảo thiên tào lấy sổ xét. 
Thiên tào tra sổ xét vừa xong 
Đệ sổ lên trình Thượng đế trông. 
- “Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu 
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.” 
Trời rằng: “Không phải là Trời đày, 
Trời định sai con một việc này 
Là việc “thiên lương” của nhân loại, 
Cho con xuống thuật cùng đời hay.” 
 (Trích Hầu trời, Tản Đà, Ngữ Vĕn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.12) 
-----------------------HẾT----------------------- 
Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_11_nam_hoc_20.pdf