Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021

Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

- Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc

- Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và phong thái ung dung, lạc quan Cách mạng và tấm lòng luôn lo lắng cho dân, cho nước của Bác.

- Nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, sử dụng chất liệu cổ thi, mang màu sắc cổ điển mà rất bình dị, tự nhiên.

 

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

doc 10 trang viethung 04/01/2022 9540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG
 Tổ Ngữ Văn - Sử- Địa-Công Dân
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
-----------------
A. LÝ THUYẾT
 I. VĂN BẢN:
 1. Văn học dân gian:
CHỦ ĐỀ
BÀI
PT 
BIỂU ĐẠT
NỘI DUNG –NGHỆ THUẬT CỦA
 TÁC PHẨM
Ca dao dân ca về tình cảm gia đình.
- Bài 1: “Công cha
..ghi lòng con ơi”
- Bài 4: “Anh em nào phảihai thân vui vầy”
Tự sự + miêu tả + biểu cảm
- Là những lời ru của mẹ, lời nói của cha mẹ, ông bà với con, cháu để nhắc nhở về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu
- Lời nhắc nhở của ông bà cha mẹ: đã là anh em một nhà thì phải yêu thương, đoàn kết, chia sẻ cùng nhau. Đó cũng là một cách để làm cha mẹ vui lòng; gia đình êm ấm, hạnh phúc
- Thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc, thể thơ lục bát, ngôn từ giản dị.
Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Bài 1: “Ở đâu năm cửatiên xây”
- Bài 4: “Đứng bên ni đồngnắng hồng ban mai”
Tự sự + miêu tả + biểu cảm
- Nêu vẻ đẹp của các bức tranh phong cảnh quê hương và thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người, quê hương, đất nước.
- Ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng trù phú, bao la và con người lao động với sức sống mãnh liệt, trẻ trung
- Thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên các vùng đất với những nét đặc sắc về cảnh trí, văn hoá, lịch sử.
 2. Thơ Trung Đại:
TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
PT 
BIỂU ĐẠT
THỂ THƠ
NỘI DUNG – NGHỆ THUẬT 
ĐẶC SẮC
1/ 
Sông núi nước Nam
Lý Thường Kiệt (?-?)
Biểu cảm
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
- Giọng thơ hùng hồn, đanh thép.
2/
Phò giá về Kinh
 Trần Quang Khải 
Tự sự + biểu cảm
 Ngũ ngôn tứ tuyệt 
- Hào khí chiến thắng, khát vọng hoà bình, đất nước phồn vinh muôn thuở.
- Diễn đạt cô đúc, ngắn gọn, dồn nén cảm xúc trong từ ngữ.
3/
Qua Đèo Ngang
Bà Huyện Thanh Quan
Tự sự + miêu tả + biểu cảm
Thất ngôn bát cú Đường luật
- Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút và nỗi buồn nhớ nước, thương nhà, cô đơn thầm lặng không biết sẽ chia cùng ai của tác giả.
- Phong cách trang nhã, sử dụng phép đối, đảo ngữ
4.Bánh trôi nước
- Hồ Xuân Hương (? - ?) Bà được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm
thất ngôn tứ tuyệt Đường luật viết bằng chữ Nôm
- Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến
- Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ; cách mở đầu quen thuộc "Thân em".
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh đa nghĩa (Ẩn dụ).
5/
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Tự sự + biểu cảm
Thất ngôn bát cú Đường luật
- Tình bạn đậm đà, cao quý vượt lên nghi lễ vật chất thông thường.
- Ngôn ngữ bình dị, chất liệu dân gian, lập ý bằng cách xây dựng tình huống độc đáo.
 3. Thơ hiện đại:
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
( Sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp)
Hồ Chí Minh
Tự sự + miêu tả + biểu cảm
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc
- Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và phong thái ung dung, lạc quan Cách mạng và tấm lòng luôn lo lắng cho dân, cho nước của Bác.
- Nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, sử dụng chất liệu cổ thi, mang màu sắc cổ điển mà rất bình dị, tự nhiên.
Tiếng gà trưa
( Sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước)
Xuân Quỳnh
Tự sự + miêu tả + biểu cảm
- 5 chữ 
- Tình cảm gia đình (tình bà cháu sâu nặng), tình yêu quê hương, đất nước qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
- Thể thơ năm chữ tự do có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên, có nhiều hình ảnh bình dị, chân thực, sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ.
HS lưu ý:
Học thuộc lòng các bài ca dao, bài thơ
Nắm được nội dung các bài ca dao đã học; nhận biết tác giả, tác phẩm và phương thức biểu đạt, thể thơ, nội dung – nghệ thuật của các bài thơ.
Đồng nghĩa hoàn toàn
Từ
đồng 
nghĩa
Từ
trái
nghĩa 
Từ
đồng 
âm
II. TIẾNG VIỆT
Từ xét theo ý nghĩa
a. Từ loại
Đồng nghĩa không hoàn toàn
 thu tiền – mùa thu	 trẻ - già, cao - thấp
 quả - trái chết – hi sinh – bỏ mạng (khác nhau về sắc thái ý nghĩa)
* HS nắm vững kiến thức cơ bản (khái niệm) về các từ loại trên:
- Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
VD: nhanh – lẹ - mau; chậm chạp – lề mề
- Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau (dựa trên 1 cơ sở chung nào đó)
VD: nhanh >< nhiều
- Từ đồng âm: Là những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
VD: Cô Thu đi thu tiền điện.
* Xem lại cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng; xem lại các BT đã làm trong SGK.
b. Các biện pháp tu từ
Các biện pháp tu từ
Sd từ đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa.
Vòng (chuyển tiếp)
Nối tiếp
Cách quãng
Điệp ngữ
Chơi chữ
Cách nói lái
Sd cách nói điệp âm
Sd cách nói trại âm
* Kiến thức cơ bản về các BPTT
- Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, nhấn mạnh cảm xúc. Cách lặp lại -> là phép điệp ngữ; từ ngữ lặp lại -> là điệp từ (điệp ngữ).
 VD: Ở đây say thật: say trời đất
 Sóng biển say cùng rượu mật say (Tố Hữu) 
- Chơi chữ: là biện pháp lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm cho câu văn thêm hấp dẫn và thú vị.
 VD: Con cá đối nằm trong cối đá (nói lái)
c. Thành ngữ:
- Khái niệm: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
 VD: một nắng hai sương, ba chìm bảy nổi, chân ướt chân ráo
- Nghĩa của thành ngữ: có hai cách hiểu
+ Nghĩa đen: bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa của các từ tạo nên nó. 
 VD: hàng xóm láng giềng, gần nhà xa ngõ, có đi có lại, bách chiến bách thắng,
+ Nghĩa bóng: thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. 
 VD: da mồi tóc sương (đã già), ne ... ạn trong lớp chưa ngoan nên cô rất buồn.
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa: thay thế quan hệ từ thích hợp hơn
VD: Con chó nhà em tuy xấu mã, người to bè, lông xù mặc dù nó rất trung thành với chủ.
=> Con chó nhà em tuy xấu mã, người to bè, lông xù nhưng nó rất trung thành với chủ
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết: lược bỏ hoặc thêm bớt từ cho thích hợp
VD: Nhân ngày quốc tế phữ em hái hoa sau vườn tặng hoa cho mẹ và với chị.
=> Nhân ngày quốc tế phữ em hái hoa sau vườn tặng mẹ và chị.
 * Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực:
- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
- Sử dụng từ đúng nghĩa
- Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, phù hợp phong cách và tình huống giao tiếp
- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
III.TẬP LÀM VĂN
1. Kiểu văn bản: Văn bản biểu cảm có chứa yếu tố miêu tả và tự sự
2. Bố cục của bài văn biểu cảm có chứa yếu tố miêu tả và tự sự:
 a. MB: Nhận xét và nêu tình cảm, cảm xúc chung về đối tượng.
 b.TB: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ về những biểu hiện khác nhau của đối tượng (kết hợp miêu tả và tự sự).
 c. KB: Khẳng định tình cảm sâu sắc của mình về đối tượng.
3. Các bước làm bài băn biểu cảm: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa bài.
 * Vận dụng 4 cách lập ý : quan sát miêu tả, hồi tưởng quá khứ, liên tưởng tương lai và tưởng tượng tình huống.
------------------------
B. MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
ĐỀ 1: 
Câu 1 (4.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Mình yêu đất nước mình có những thảo nguyên bao la đẹp biết bao trong những ngày xuân và ngày hạ. Mùa xuân, những làn gió nhẹ nhàng mơn trớn những đóa hoa kiều diễm, càng làm nổi bật ánh bạc nơi cuống bông và tôn lên sắc hoa đỏ trên cái nền xanh ngăn ngắt của đồng cỏ. Muôn hoa trên thảo nguyên đua nhau khoe sắc trên tấm thảm không gian mênh mông trải dài như vô tận, khiến cho mặt đất cũng trở nên sinh động hơn.”
 (Trích từ bài viết của I-ri-na Ki-xlô-va – SGK Ngữ văn 7 tập I )
. Tìm những từ láy có trong đoạn văn trên.
 1.2. Phân loại các từ láy vừa tìm được.
1.3. Tìm trong đoạn văn từ đồng nghĩa với từ “thảo nguyên”và cho biết chúng thuộc loại từ đồng nghĩa nào? Vì sao?
1.4. Tìm các từ Hán Việt trong câu in đậm ở đoạn văn trên.
Câu 2 (2.0 điểm)
 2.1. Hãy tìm một thành ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.
 2.2. Đặt câu với thành ngữ vừa tìm được.
Câu 3 (4.0 điểm)
	Viết bài cảm nhận về một mùa em yêu thích trong năm.
Đề 2:
Câu 1: (4đ) Cho đoạn văn sau:
 “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?
b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.
Câu 2: (2 điểm)
Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
    Trên đường hành quân xa
    Dừng chân bên xóm nhỏ
    Tiếng gà ai nhảy ổ:
    Cục cục tác cục ta
    Nghe xao động nắng trưa
    Nghe bàn chân đỡ mỏi
    Nghe gọi về tuổi thơ.
(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
Câu 3: (4đ) Viết bài văn biểu cảm về loài cây mà em yêu thích.
ĐỀ 3: 
 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi :
“ Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?”
(Theo Ngữ văn 7, tập 1)
1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? (0,5 điểm)
2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? (0,5 điểm)
3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm)
4. Xác định một thành ngữ có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm)
5. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“ Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.” (1,0 điểm)
 II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân qua bài ca dao trên.
Câu 2. (5,0 điểm)
 Cảm nghĩ về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo,bạn,...)
Đề 4: 
Câu 1: (2đ)
Hãy kể tên hai văn bản văn xuôi trữ (kèm tên tác giả)mà em đã học hoặc đọc thêm trong chương trình ngữ văn 7, tập 1.
Đọc bài ca dao sau: 
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
	Nêu ý nghĩa của bài ca dao trên ? Bài ca dao có thể xếp vào chủ đề ca dao nào đã học?
Câu 2: (1đ): Trong các từ in đậm ở đoạn văn sau, từ nào là từ ghép, từ nào là đại từ ?
	Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến emTừ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
	( Cuộc chia tay của những con búp bê-Khánh Hoài)
Câu 3:(1đ): Các câu sau đây mắc lỗi gì, hãy sửa lại cho đúng. 
Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.
Câu 4:(1đ)
	Tìm một thành ngữ, trong đó có cặp từ trái nghĩa và đặt câu với thành ngữ đó?
Câu 5:(5đ)
	Mái trường là ngôi nhà thứ hai của chúng ta. Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về ngôi trường mà em đang học.
Đề 5: 
Câu 1:(2,5đ)
Chép nguyên văn hai câu thơ ( bản dịch thơ) khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước ta trong văn bản Sông núi nước Nam?
“Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống, chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.”
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nhân vật “em’’ trong đoạn trích là ai? Hành động “ đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ” của nhân vật “em” có ý nghĩa gì?
Câu 2:(1,5đ)
	Đọc bài ca dao sau, trả lời các câu hỏi bên dưới:
	Anh đi anh nhớ quê nhà
	Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
	Nhớ ai dãi nắng dầm sương
	Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
	(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1, trang 155)
Tìm điệp ngữ trong bài ca dao trên và cho biết tác giả dân gian muốn nhấn mạnh điều gì?
Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên?
Câu3:(1đ): Phát hiện và sửa lỗi về việc sử dụng quan hệ từ trong câu văn sau:
	Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà ta thấy tình bạn thắm thiết của tác giả.
Câu4:(5đ)
	Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người mà em thân thiết, yêu quý.
III. MỘT SỐ ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN THAM KHẢO
Cảm xúc về cơn mưa đầu mùa (hoặc cuối mùa)
Cảm xúc về một mùa trong năm (Đề thi HK I năm 2012 - 2013)
Loài cây em yêu.
Vật nuôi em yêu.
Kí ức về một người thân (người bạn, người thầy) đã đi xa.
Cảm nghĩ về một kỉ niệm vui (hoặc buồn) thời thơ ấu
Nêu cảm nghĩ về một nhân vật văn học (hoặc một tác phẩm văn học) để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Cảm nghĩ về thầy cô (bạn bè, trường lớp)
Một người bạn phương xa hỏi thăm về trường em. Hãy cho bạn biết cảm xúc của em về ngôi trường em đang học.
 Em đã xem một bộ phim (đoạn phim) hay, đầy ý nghĩa nhân văn. Trình bày cảm nghĩ của em về bộ phim ấy.
--------------------------------------
MỘT SỐ DÀN BÀI TẬP LÀM VĂN THAM KHẢO
Đề bài: Hoa mai ngày tết
a. Mở bài: 
- Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết.
b. Thân bài:
- Cây do bố (ông) em trồng trong kỉ niệm ngày tết năm cũ.
- Thân cây được chia làm nhiều nhánh, mỗi nhánh tỏa ra nhiều cành, các cành trông rất nhỏ nhắn uốn lượn đan vào nhau tạo thành một hình dáng thanh tao đầy dang trọng và quí phái.
- Lá của cây mai thon dài trông giống như lá trúc hay lá trà nhưng ngắn hơn bán ở ngoài chợ. Lúc lá non có màu xanh tươi phơn phớt hồng, càng về sau lá càng dày và đậm hơn. Hằng năm cứ trước tết nữa tháng em cùng bố vặt hết lá đi. Lúc ấy trông cây mai thật khẳng khiu còn lại toàn thân với cành. Chỉ vài hôm sau, giữa những tán cây, những nụ hoa no tròn đã ẩn trong chiếc đài màu xanh ngọc bích. 
- Các nụ hoa đầu nhọn màu xanh non, từng chùm từng chùm đã bung ra nở rộ. Một màu vàng rực rỡ như một tấm thảm nhung. Hoa mai có năm cánh xòe ra mịn màng như lụa. Dưới ánh nắng của màu xuân thật ấm áp cánh mai mong manh như cánh bướm lượn giữa trời xanh. Giữa màu vàng của hoa, lác đát trên cành đã bắt đầu xuất hiện những lộc non màu xanh pha hồng. Hoa mai có hương thơm lộng lẫy như hoa hồng, nhưng hoa mai có vẻ đẹp dịu dàng đầm ấm.
- Khi cả không gian tràn ngập hoa mai vàng nở rộ và én bay lượn từng đàn ở đâu về là báo hiệu một năm mới lại đến. Những người con làm xa nhà cũng đã đoàn tụ bên mâm cỗ để cùng nhau đón Xuân về
- Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp mảnh mai dịu dàng, nó là hình ảnh đẹp của mùa xuân. Em ước hình ảnh của hoa mai sẽ nở quanh năm để em được thưởng thức vẻ đẹp của nó. Cây mai như bàn tay vẫy gọi mọi người ở xa về để sum họp gia đình. Không những thế nó còn đem lại nguồn thu nhập cao cho những người trồng cây cảnh.
- Dưới nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như bướm đang nghiêng mình khoe sắc. Thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi phủ vàng một vùng quanh gốc.
c. Kết bài: 
- Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân. 
- Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.
 --------------------------------------
Đề bài: Cảm nghĩ về người em yêu quý (cha,mẹ, ông bà, bạn bè,)
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát người mà em yêu quý nhất
b. Thân bài: Trình bày cảm xúc thông qua các mặt
- Thông qua đặc điểm về ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói, việc làm.
- Kỉ niệm của em về người đó -> cảm xúc, sự gắn bó của em như thế nào?
- Tưởng tượng tình huống, liên tưởng đến người đó trong tương lai -> cảm xúc của em
c. Kết bài: 
- Tình cảm chung về người đó
- Lời hứa, mong muốn của bản thân.
---------------------------
Đề bài: Cô (thầy) em yêu quý nhất
a. Mở bài: 
- Vai trò của thầy (cô) trong cuộc sống mỗi người
- Giới thiệu khái quát người cô (thầy) mà em yêu thương, kính trọng nhất
+ Thầy (cô) dạy em năm nào?
+ Vì sao đối với em, thầy (cô) này lại là người em yêu quý nhất.
b. Thân bài: Trình bày cảm xúc thông qua các mặt
- Cảm xúc thông qua đặc điểm về ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói, việc làm.
- Cảm xúc về những ngày được học với cô, được cô (thầy) chỉ dạy những điều hay lẽ phải
- Những kỉ niệm sâu sắc giữa em với thầy (cô) mà em không thể quên.
c. Kết bài: 
- Tình cảm biết ơn, lòng kính trọng sâu sắc của em dành cho thầy (cô); Lời hứa của bản thân.
------------------------
Đề bài: Cảm nghĩ về một kỉ niệm vui buồn thơi thơ ấu
a. Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm và cảm xúc chung của em
b. Thân bài: 
- Kỉ niệm xảy ra bao giờ? ở đâu? Có những ai tham gia?
- Diễn ra như thế nào? Kết quả/ hậu quả là gì? Để lại trong em ấn tượng, cảm xúc gì?
- bây giờ khi nghĩ lại kỉ niệm đó em cảm thấy gì? Những người tham gia kỉ niệm đó giờ ra sao? Bài học rút ra?
c. Kết bài: 
- Cảm xúc chung và mong muốn của bản thân.
---------------------------------
Đề bài: Một người bạn phương xa hỏi thăm về trường em. Hãy cho bạn biết cảm xúc của em về ngôi trường em đang học.
* Có thể lựa chọn hình thức viết thư
a. Mở bài: - Ngày/tháng/năm 
- Lời xưng hô
- Lí do viết thư (chia sẻ cảm xúc về ngôi trường sau khi bạn hỏi thăm)
b. Thân bài: 
- Hỏi thăm sức khỏe
- Giới thiệu khái quát ngôi trường và tình cảm của em
- Miêu tả ngôi trường (những nét nổi bật) -> tình cảm của em về những đặc điểm ấy
- Kỉ niệm của em về ngôi trường? Em nhớ nhất điều gì nếu rời trường? 
- Tưởng tượng trường trong tương lai? -> cảm xúc của em
c. Kết bài: 
- Tình cảm chung về ngôi trường
- Lời chào, kí tên
------------------------
Đề bài: Em đã xem một bộ phim (đoạn phim) hay, đầy ý nghĩa nhân văn. Trình bày cảm nghĩ của em về bộ phim ấy.
a. Mở bài: Giới thiệu bộ phim, ý nghĩa chung của phim đó và cảm xúc chung của em
b. Thân bài: 
- Bộ phim được trình chiếu vào khoảng thời gian nào? Vì sao em biết và xem phim ấy? 
- Nội dung chính của phim là gì? Phim truyền tải ý nghĩa nhân văn nào? -> cảm xúc sau khi xem phim và khi nhận ra ý nghĩa của phim?
- Phim kết thúc, nhưng trong em vẫn còn suy nghĩ gì?
- Em có tưởng tượng nếu mình có mặt trong phim? Nếu mình gặp ngoài đời tình huống tương tự, em có làm được điều gì tốt đẹp hay không? Phim đã giúp em có những bài học, kĩ năng gì trong cuộc sống?
- Liên hệ ngoài đời sống
c. Kết bài: 
- Cảm xúc chung và mong muốn của bản thân.
Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
Mở bài:
- Giới thiệu về HXH.
- Chủ đề của bài thơ (nói về người phụ nữ trong XH cũ).
Thân bài:
- Cảm nghĩ về cái hay của tác giả khi miêu tả cái bánh trôi nước (nghĩa thực)
- Cảm nghĩ về nghĩa ẩn dụ mà tác giả muốn gửi gắm thông qua việc miêu tả chiếc bánh trôi: nói đến người phụ nữ trong xã hội cũ (nghĩa chính, tạo nên giá trị cho bài thơ):
+ Vẻ đẹp về hình dáng
+ Vẻ đẹp về phẩm chất
+ Số phận long đong, lận đận, lệ thuộc và chịu nhiều áp bức của Xh.
- Liên hệ chính cuộc đời của tác giả để làm nổi bật sự cảm thông, thấu hiểu của bà dành cho những người phụ nữ trong xã hội mà bà sống.
- Liên hệ hiện tại: ngày nay, phụ nữ đã có cách sống khác, xã hội đã có cách nhìn khác về người phụ nữ: công bằng và trân trọng họ hơn. Nhưng đâu đấy, trên nhân loại này vẫn còn nhiều nơi, nhiều góc khuất khác vẫn tiềm ẩn những quan niệm lạc hậu: trọng nam khinh nữ, thích con trai hơn con gái, lựa chọn giới tính thai nhi
- Suy nghĩ của bản thân về những nghịch lí trong xã hội cũ mà người phụ nữ phải gánh chịu.
Kết bài: Cảm nhận chung vể giá trị trường tồn của tác phẩm (nội dung, nghệ thuật).
--------- JA Chúc các em ôn tập và thi tốt ! JA -----------

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_7_nam_hoc.doc