Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. Lý thuyết

- Phần hai: Sinh học tế bào

+ Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

+ Chương IV: Phân bào

- Phần ba: Vi sinh vật học

+ Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

+ Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

+ Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm

 

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 03/01/2022 8380
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021
1 
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA 
BỘ MÔN: SINH HỌC 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2020 -2021 
MÔN: SINH HỌC. KHỐI 10 
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 
I. Lý thuyết 
- Phần hai: Sinh học tế bào 
 + Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào 
 + Chương IV: Phân bào 
 - Phần ba: Vi sinh vật học 
 + Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật 
 + Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật 
 + Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm 
Lưu ý: 
- Nội dung thi giữa HKII: chương III, chương IV – phần hai: Sinh học tế bào 
- Nội dung thi cuối HKII: chương I, II, III – phần ba: Vi sinh vật học và bài tập chương IV – Phân bào 
II. Các dạng bài tập nguyên phân – giảm phân 
1. Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra sau nguyên phân. 
2. Xác định số NST môi trường cung cấp cho tế bào nguyên phân, số NST và số tâm động trong các tế bào 
con. 
3. Tính số giao tử và hợp tử được hình thành, tính hiệu suất thụ tinh 
Bài tập minh họa: 
Loài ruồi giấm có 2n = 8, xét 10 tế bào của loài đều trải qua nguyên phân liên tiếp 5 lần. Các tế bào con sinh 
ra sau nguyên phân đều thực hiện giảm phân tạo trứng. Xác định: 
a. Số tế bào con sinh ra sau nguyên phân? 
b. Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân? 
c. Số trứng được tạo thành? 
d. Số nhiễm sắc thể trong các trứng tạo thành? 
e. Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 20% thì số hợp tử tạo thành là bao nhiêu? 
B. LUYỆN TẬP (gợi ý) 
I. Câu hỏi tự luận 
1. Trình bày quá trình chuyển hóa vật chất diễn ra trong tế bào? 
2. Cấu trúc của ATP? Liên kết cao năng là gì? Tại sao ATP được gọi là đồng tiền năng lượng? 
3. Cấu trúc, cơ chế tác động và đặc tính của enzim? Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? 
4. Thế nào là hô hấp nội bào? Vị trí, nguyên liệu, sản phẩm của mỗi quá trình trong hô hấp tế bào? Nước và 
CO2 được tạo thành ở giai đoạn nào trong hô hấp? Tổng năng lượng ATP được sinh ra trong hô hấp? 
5. Các pha trong quang hợp? Nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm của các pha? Nói rằng pha tối không cần 
ánh sáng đúng hay sai? 
6. Trả lời ngắn gọn các câu sau : 
a. Tại sao một số người bị dị ứng với tôm, cua ? 
b. Bản chất pha sáng và pha tối trong quang hợp là gì? 
c. Giả sử có 3 lá cây giống nhau được đặt trong bóng tối 3 ngày sau đó đem chiếu sáng 2 giờ bằng ánh sáng 
đơn sắc khác nhau và có cùng cường độ : Lá thứ nhất được chiếu ánh sáng đỏ, lá thứ 2 được chiếu ánh sáng 
vàng, lá thứ 3 được chiếu ánh sáng xanh tím. Không cần làm thí nghiệm, hãy sắp xếp 3 lá cây trên theo thứ tự 
giảm dần của hàm lượng tinh bột trong lá ? 
d. Xét 2 ti thể có cùng kích thước, một ti thể của tế bào gan và một ti thể của tế bào cơ tim. Hãy cho biết ti 
thể ở loại tế bào nào có diện tích bề mặt của màng trong lớn hơn? Tại sao? 
7. Chu kì tế bào bao gồm những giai đoạn nào ? Nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào ? 
8. So sánh nguyên phân với giảm phân? Ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân ? 
9. Phân biệt NST kép ? NST tương đồng ? Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi và trao đổi đoạn với nhau 
có ý nghĩa gì? 
10. Nêu sự biến đổi hình thái của NST ở các kì trong nguyên phân và giảm phân? Ý nghĩa của hiện tượng 
NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và nhả xoắn tối đa vào kì cuối ? 
2 
11. Vì sao phân bào ở tế bào nhân thực cần có thoi tơ vô sắc ? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên 
phân, thoi tơ vô sắc bị phá hủy? 
12. Em có nhận xét gì về kì trung gian của các tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, nơ ron thần kinh 
và tế bào ung thư? 
 Đặc điểm kì trung gian của các tế bào 
+ Tế bào vi khuẩn: VK phân chia kiểu trực phân nên không có kì trung gian 
+ Tế bào hồng cầu: TB hồng cầu không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian 
+ Nơ ron thần kinh: sau khi đã tạo ra 1014 tế bào thì các tế bào thần kinh đi vào quá trình biệt hóa không 
vượt qua điểm giới hạn R=> kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể 
 (Ngoài ra còn có các dạng bài tập nguyên phân – giảm phân) 
13. Đặc điểm chung của vi sinh vật ? 
14. Căn cứ vào đặc điểm trao đổi vật chất, vi sinh vật được chia thành những nhóm nào? Nêu đặc điểm khác 
biệt cơ bản giữa các nhóm? 
15. Nêu điểm khác nhau trong làm tương với làm nước mắm? 
16. Tại sao khi muối dưa người ta thường cho thêm 1 ít nước dưa cũ, 1 hay 2 thìa đường, thường cho ngập 
nước và nén chặt rau, quả? Tại sao dưa để lâu lại bị khú? 
17. Vì sao sữa chua đang từ trạng thái lỏng chuyển sang đặc và có vị chua khi ta làm sữa chua? Viết PTPƯ? 
Vì sao nếu tiêm kháng sinh cho bò sữa, sau đó dùng sữa bò để làm sữa chua thì sữa chua bị hỏng? 
18. Vì sao quá trình lên men chỉ diễn ra trong môi trường không có O2? Quá trình lên men rượu mà không 
đậy kín thì kết quả như thế nào? 
19. Phân biệt sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục? Ứng dụng? 
20. Nhân tố sinh trưởng là gì? Phân biệt VSV nguyên dưỡng và VSV khuyết dưỡng? Tại sao nói VSV khuyết 
dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy ví dụ minh họa? 
21. Giải thích một số hiện tượng thực tế: 
 - Dưa cà muối bảo quản được lâu 
 - Phải bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp 
 - Có thể bảo quản thịt, cá bằng cách ướp muối 
 - Phơi hạt giống thật khô để bảo quản 
22. Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở vi sinh vật? Việc hình thành nội bào tử có phải là một hình 
thức sinh sản hay không? Vì sao? 
23. Virut có phải là cơ thể sống không? Vì sao? Nêu cấu trúc chung của vi rút? 
25. Kể các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ và đặc điểm của mỗi giai đoạn? Virur HIV lây 
truyền theo những con đường nào? Cách phòng tránh? 
II. Câu hỏi trắc nghiệm 
001: Năng lượng chủ yếu của tế bào tồn tại 
A. ở dạng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học B. dưới dạng nhiệt 
C. dưới dạng điện năng D. dưới dạng hoặc hóa năng hoặc điện năng 
002: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là 
A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat 
B. Bazo nito  ... ợc phân li và giải phóng điện tử 
C. Cacbohidrat được tạo ra D. Hình thành ATP 
026: Trong quang hợp, oxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây? 
A. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục B. Quang phân li nước 
C. Các phản ứng oxi hóa khử D. Chuỗi truyền electron 
027: Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ 
A. Quá trình quang phân li nước 
B. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động 
C. Hoạt động của chuỗi truyền electron 
D. Sự hấp thụ năng lượng của nước 
028: Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng? 
A. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục 
B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước 
C. O2 được giải phóng ra khí quyển 
D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối 
029: Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối 
(1) Giải phóng oxi 
(2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat 
(3) Giải phóng electron từ quang phân li nước 
(4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP 
(5) Sinh ra nước mới 
Những phương án trả lời đúng là 
A. (1), (4) B. (2), (3) C. (3), (5) D. (2), (5) 
5 
030: Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây? 
A. chất nền của lục lạp B. các hạt grana 
C. màng tilacoit D. các lớp màng của lục lạp 
031: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào 
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân 
C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào 
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau 
032: Có các phát biểu sau về kì trung gian: 
(1) Có 3 pha: G1, S và G2 
(2) Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng 
(3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép 
(4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào 
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là 
A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4) 
033: Trật tự hai giai đoạn chính của nguyên phân là 
A. Tế bào phân chia → nhân phân chia 
B. Nhân phân chia → tế bào chất phân chia 
C. Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc 
D. Chỉ có nhân phân chia, còn tế bào chất thì không phân chia 
034: Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép? 
A. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối 
C. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối 
035: Bào quan nào sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào? 
A. trung thể B. không bào C. ti thể D. bộ máy Gôngi 
036: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì? 
A. Thuận lợi cho sự phân li B. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST 
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn 
037: Hiện tượng dãn xoắn của NST trong nguyên phân có ý nghĩa gì? 
A. Thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST B. Thuận lợi cho sự nhân đôi ADN, NST 
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn 
038: Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng? 
A. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo 
B. Tế bào thực vật phân chia tế bào từ trung tâm mặt phẳng xích đạo và tiến ra hai bên 
C. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rất nhanh ngay sau khi phân chia nhân hoàn thành 
D. Tế bào chất được phân chia đồng đều cho hai tế bào con 
039: Ở gà có 2n = 78. Quan sát dưới kính hiển vi thấy một nhóm tế bào đang nguyên phân, các NST đang 
xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Khi đó, tế bào có: 
A. 78 NST đơn, 78 cromatit, 78 tâm động B. 78 NST kép, 156 cromatit, 78 tâm động 
C. 156 NST đơn, 156 cromatit, 156 tâm động D. 156 NST kép, 312 cromatit, 156 tâm động 
040: Một tế bào gà (2n = 78) nguyên phân liên tiếp 3 lần cần môi trường cung cấp 
A. 624 NST đơn B. 546 NST đơn C. 234 NST đơn D. 624 NST kép 
041: Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? 
A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào giao tử C. Tế bào sinh dục chín D. Hợp tử 
042: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? 
A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo 
B. Có sự phân chia của tế bào chất 
C. Có sự phân chia nhân 
D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép 
043: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là 
A. Các NST đều ở trạng thái đơn B. Các NST đều ở trạng thái kép 
C. Có sự dãn xoắn của các NST D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào 
044: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân? 
A. kì đầu I B. kì giữa I C. kì đầu II D. kì giữa II 
045: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân? 
A. Phân li các NST đơn B. Phân li các NST kép, không tách tâm động 
C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào D. Tách tâm động rồi mới phân li 
6 
046: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây? 
A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào 
C. Mỗi chiếc về một cực tế bào D. Đều nằm ở giữa tế bào 
047: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có 
A. nNST đơn, dãn xoắn B. nNST kép, dãn xoắn C. 2n NST đơn, co xoắn D. n NST đơn, co 
xoắn 
048: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là 
A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào 
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền 
C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học 
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST 
049: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 8) giảm phân bình thường. Ở kì sau I, trong mỗi tế bào có 
A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động B. 16 NST đơn, 0 cromatit, 16 tâm động 
C. 8 NST kép, 8 cromatit, 8 tâm động D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động 
050: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 8) giảm phân bình thường. Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có 
A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động 
C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động 
051: Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật? 
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ 
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào 
052: Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phân hóa học và khối lượng của từng 
thành phần đó được gọi là 
A. môi trường nhân tạo B. môi trường dùng chất tự nhiên 
C. môi trường tổng hợp D. môi trường bán tổng hợp 
053: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm 
A. Nguồn năng lượng và khí CO2 B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng 
C. Ánh sáng và nhiệt độ D. Ánh sáng và nguồn cacbon 
054: Vi khuẩn nitrat sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn cacbon chủ yếu là CO2. 
Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là 
A. quang dị dưỡng B. hóa dị dưỡng C. quang tự dưỡng D. hóa tự dưỡng 
055: Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các 
hợp chất vô cơ? 
A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng 
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng D. Vi sinh vật hóa dưỡng 
056: Một loại vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một số chất vô cơ 
khác. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là 
A. quang tự dưỡng B. quang dị dưỡng C. hóa dị dưỡng D. hóa tự dưỡng 
057: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần 
thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là 
A. 1024 B. 1240 C. 1420 D. 200 
058: Môi trường nuôi cấy không liên tục là 
A. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất 
B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển 
hóa vật chất 
C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm 
chuyển hóa vật chất 
D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm 
chuyển hóa vật chất 
059: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha 
đó là 
A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa C. Pha cân bằng D. Pha suy vong 
060: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và 
không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha đó là 
A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa C. Pha cân bằng D. Pha suy vong 
061: Hình thức nuôi cấy không liên tục không có đặc điểm nào sau đây? 
A. Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn gồm có 4 pha 
B. Quần thể vi khuẩn không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới 
7 
C. Quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn chỉ trải qua 2 pha đó là pha cân bằng và pha suy vong 
D. Trong nuôi cấy không liên tục không có sự đổi mới môi trường nuôi cấy 
062: Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu 
A. Tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong 
B. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật 
C. Rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật 
D. Làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp 
063: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật? 
A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật 
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng 
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng 
được 
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng 
064: Vi sinh vật khuyết dưỡng 
A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng 
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng 
C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng 
D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể 
065: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá 
trình 
A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein 
C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein 
066: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh 
trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là 
A. Chất ức chế sinh trưởng B. Nhân tố sinh trưởng C. Chất dinh dưỡng D. Chất hoạt hóa 
enzim 
067: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật? 
A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp 
B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nucleic 
C. Tia Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axir nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây 
chết vi sinh vật 
D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật 
068: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây? 
A. Axit B. Kiềm 
C. Trung tính D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường 
069: Hệ gen của virut là 
A. ADN hoặc ARN B. ADN, ARN, protein C. ARN, protein D. Nucleocapsit 
070: Điều nào sau đây là sai về virut? 
A. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống 
B. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN 
C. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử 
D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein, 
chưa phải là virut 
071: Virut có cấu trúc xoắn 
A. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một tam giác đều 
B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axir nucleic 
C. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn 
D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần 
đuôi mới có các capsome 
072: Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc? 
A. Virut không có cấu trúc tế bào 
B. Virut có cấu tạo quá đơn giản chỉ gồm axit nucleic và protein 
C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ 
D. Virut có thể có hoặc không có vỏ ngoài 
073: Vỏ ngoài của virut là 
A. Vỏ capsit B. Các gai glicoprotein 
C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit D. Nucleocapsit 
8 
074: Capsome là 
A. Vỏ capsit được cấu tạo từ các phân tử protein B. Các phân tử axit nucleic 
C. Vỏ bọc ngoài virut D. Nucleocapsit 
075: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự: 
A. hấp phụ - xâm nhập – lắp ráp – sinh tổng hợp – phóng thích 
B. hấp phụ - xâm nhập – sinh tổng hợp – phóng thích – lắp ráp 
C. hấp phụ – lắp ráp - xâm nhập– sinh tổng hợp – phóng thích 
D. hấp phụ - xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp - phóng thích 
076: Điều nào sau đây là đúng với sự xâm nhập của phago vào tế bào chủ? 
A. Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ 
B. Phago đưa cả axit nucleic và vỏ protein vào tế bào chủ 
C. Phago chỉ đưa vỏ protein vào tế bào chủ 
D. Tùy từng loại tế bào chủ mà phago đưa axit nucleic hay vỏ protein vào 
077: Giai đoạn nào sau đây có sự nhân lên của axit nucleic trong tế bào chủ? 
A. hấp thụ B. xâm nhập C. sinh tổng hợp D. lắp ráp 
078: Virut bám được vào tế bào chủ là nhờ 
A. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ 
B. Các thụ thể mới được tạo thành trên bề mặt tế bào chủ do virut gây cảm ứng 
C. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên vỏ ngoài của virut 
D. Lớp vỏ bọc ngoài virut 
079: Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong môt loại tế bào nhất định vì: 
A. mỗi loại virut chỉ có thụ thể tương thích với một loại thụ quan nhất định trên màng tế bào chủ 
B. mỗi loại virut có một bộ máy di truyền riêng 
C. mỗi loại virut có hình dạng phù hợp với một loại tế bào chủ 
D. mỗi loại virut có kích thước phù hợp với một loại tế bào chủ 
080: Chu trình tan là chu trình: 
A. lắp axit nucleic vào protein vỏ B. bơm axit nucleic vào chất tế bào 
C. đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào D. virut nhân lên và phá vỡ tế bào 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2020_2.pdf