Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020

Cho đoạn văn: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên những phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả là vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.”

a. Cho biết đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên

c. Tìm luận điểm của đoạn trích trên

d. Em hãy viết một đoạn văn ngắn 7-10 dòng nêu cảm nghĩ của em về đức tính của Bác

 

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

docx 8 trang viethung 05/01/2022 6740
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ II (NH 2019-2020)
I/VĂN BẢN
TT
Văn bản 
Tác giả
Thể loại
Ý nghĩa
1
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Phạm Văn Đồng 
Nghị luận chứng minh
 - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
2
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
Hồ chí Minh
Nghị luận chứng minh
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
3
Ý nghĩa văn chương 
Hoài Thanh
Nghị luận văn chương
Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
4
Sống chết mặc bay
Phạm Duy Tốn
Truyện ngắn hiện đại.
-Giá trị hiện thực: Phản ánh sự mâu thuẫn giữa cuộc sống của nhân dân và cuộc sống của bọn cầm quyền thời Pháp thuộc.
-Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của quan phụ mẫu.
II/TIẾNG VIỆT
TT
Loại
Khái niệm 
Phân loại/Ý nghĩa/Sử dụng
1
Rút gọn câu
Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu (CN,VN hoặc cả CN,VN), tạo thành câu rút gọn. Mục đích:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin nhanh hơn, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước;
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN)
VD: a. Uống nước nhớ nguồn (rút gọn chủ ngữ)
 b. - Bao giờ cậu đi Hà Nội
 - Ngày mai. (rút gọn cả chủ ngữ, vị ngữ)
 + Khi rút gọn câu tránh làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
 + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
2
Câu đặc biệt 
Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
 VD: Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa.
 + Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
 VD: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
 +Bộc lộ cảm xúc. VD: Than ôi ! Hỡi ơi! Trời ơi! 
 + Gọi đáp. VD: Mẹ ơi! Hải ơi! ...
3
Thêm trạng ngữ cho câu
- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức: 
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. 
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩp khi viết.
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác
 - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho bài văn, đoạn văn được mạch lạc.
4
Chuyển câu chủ động thành câu bị động
* Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
* Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
Cách 1: đối tượng của hoạt động + ( bị ,được ) + chủ thể + động từ (Cụm)
VD: Tôi đẩy chiếc thuyền ra xa àChiếc thuyền (bị, được) tôi đẩy ra xa .
Cách 2: đối tượng của hoạt động + (biến chủ thể làm thành phần không bắt buộc ) + động từ (Cụm)
VD: Tôi đẩy chiếc thuyền ra xa àChiếc thuyền (bị, được) đẩy ra xa.
5
Liệt kê
* Liệt kê: là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 
* Các kiểu liệt kê :
- Xét cấu tạo :
+ Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp 
VD: Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải (không theo cặp)
 Tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải (theo từng cặp)
 - Xét theo ý nghĩa : 
+ Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến 
 VD: - Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. (tăng tiến)
 - Tre, nứa, mai, vầu . (không tăng tiến)
III/CÂU HỎI ĐỌC-HIỂU (MẪU)
STT
MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI
1
Cho đoạn văn: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên những phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả là vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.”
Cho biết đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên
Tìm luận điểm của đoạn trích trên
Em hãy viết một đoạn văn ngắn 7-10 dòng nêu cảm nghĩ của em về đức tính của Bác
2
Cho đoạn văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
Cho biết đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên
Tìm luận điểm của đoạn trích trên
Em hãy viết một đoạn văn ngắn 7-10 dòng nêu cảm nghĩ của em về sự kiên cường, bất khuất trước những khó khăn, nguy hiểm để gìn giữ nền độc lập của tổ quốc.
3
Cho đoạn văn: “Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường[3], song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương[4] là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. []”
Cho biết đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên
Tìm luận điểm của đoạn trích trên
Em hãy viết một đoạn văn ngắn 7-10 dòng nêu cảm nghĩ của em về văn chương qua câu “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương[4] là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”
4
Cho đoạn văn: “Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên lên to quá, khúc đê làng...thuộc phủ... xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột.Tình cảnh trông thật thảm.”
Cho biết đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên
Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn trong đoạn văn trên.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn 7-10 dòng nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh của người dân trong đoạn văn trên.
IV/DÀN Ý 
ĐỀ 1 . Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ đời sống của chúng ta. 
I. MỞ BÀI:
- Vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề mà thế giới đang quan tâm.
- Bảo vệ rừng là một trong những biện pháp, một nhiệm vụ hàng đầu trong cuộc sống để bảo vệ môi trường mà thế giới đã đặt ra.
- Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
II. THÂN BÀI:
+ Rừng là gì?
+ Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích
- Rừng cung cấp nhiều lâm sản quý giá, cung cấp cho con người một khối lượng lớn nguyên vật liệu để sản xuất.
- Rừng có nguồn động vật quý hiếm.
- Rừng giữ độ ẩm cho đất, tạo mạch nước ngầm cho sông suối
- Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, giúp con người hạn chế thiên tai.
- Rừng là lá phổi của con người, điều hòa khí hậu, làm cho không khí trong lành. 
- Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ giúp cho con người có những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần (Nam Cát Tiên, Cúc Phương).
+ Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống 
- Ý thức bảo vệ rừng quá kém sẽ gây ra hậu quả quá xấu, ảnh hưởng nghiêm trong tới đời sống của con người (ví dụ: chặt phá rừng bừa bãi, trái phép sẽ gây ảnh hưởng đến lá phổi của con người: đồi trọc –> lũ lụt -> lở đất, xói mòn đất -> ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi, phá vỡ bầu không khí trong lành. Cuộc sống của con người cũng trở thành đồi trọc.)
- Cần ra sức ngăn chặn những hành vi phá rừng, nâng cao trình độ hiểu biết về ích lợi của rừng -> từ đó bảo vệ rừng, xem rừng như là một người bạn thân thiết, gần gũi, không thể thiếu trong đời sống của con người.
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định lại một lần nữa ý nghĩa của rừng, tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của con người. 
-Bảo vệ rừng là ý thức trách nhiệm của mọi người.
Đề 2: Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
I. MỞ BÀI:
- Giới thiệu câu tục ngữ nói về quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người “ Gần . rạng” .
- Có nhiều ý kiến khác nhau về câu tục ngữ trên. Ta đi vào tìm hiểu và làm sáng tỏ câu tục ngữ này.
II. THÂN BÀI:
1. Giải thích: 
Mực: chất liệu dùng để viết có màu đen, dễ làm tay chân vấy bẩn nếu không cẩn thận. Mực tượng trưng cho sự đen tối, xấu xa, tiêu cực.
Đèn: là một dụng cụ dùng để thắp sáng. Đèn tượng trưng cho những điều tốt lành sáng sủa, tích cực.
à Ý nghĩa câu tục ngữ: hoàn cảnh sống tốt, sống trong cái tốt đẹp, sáng sủa thì ta sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu, tiếp xúc với cái xấu con người sẽ bị tiêm nhiễm và trở nên xấu. 
=> Câu tục ngữ khuyên mọi người không nên gần kẻ xấu, nên chọn bạn tốt để mà chơi, để học được nhiều điều hay lẽ phải.
2. Chứng minh: 
- Sống trong môi trường tốt, con người thường xuyên tiếp xúc với những người tốt, với những việc làm tốt, được khuyến khích làm việc tốt, được uốn nắn sửa chữa những sai lầm à nhân cách ngày càng được hình thành. 
Dẫn chứng: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. Những người thành đạt thường sống trong những gia đình có truyền thống giáo dục tốt. Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi những điều hay.
 - Sống trong môi trường xấu con người sẽ bắt chước những thói hư tật xấu, bị lôi kéo làm việc xấu à nhân cách ngày càng tụt dốc, xấu đi. 
Dẫn chứng: Trẻ em sống trong một gia đình không có sự giáo dục, không quan tâm con cái, gia đình luôn bất hòa à trẻ dễ hư hỏng, lâm vào con đường xấu. Giao du với bạn xấu sẽ tiêm nhiễm thói xấu: lười học, bỏ học, mê chơi à không tương lai.
* Mở rộng: có trường hợp gần mực không đen, gần đèn không sáng.
Những người có nghị lực, ý thức, ý chí biết vươn lên, chế ngự hoàn cảnh, có bản lĩnh trước hoàn cảnh sống (hoa sen, Nguyễn Đình Chiểu).
Có những người không biết vượt khó, không có ý thức (học sinh kém, yếu không có ý thức học tập, vươn lên).
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ + hạn chế.
- Nêu lời khuyên, bài học bản thân. 
Đề 3: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí : “Uống nước nhớ nguồn” 
I. MỞ BÀI:
+ Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp.
+ Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ : “ Uống nước nhớ nguồn”
II. THÂN BÀI:
- Giải thích câu tục ngữ
+ Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt.
+ Nghĩa bóng: Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ tới công lao của những người đó tạo ra. 
- Chứng minh: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó
 + Con cháu biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
 + Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
 . Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
 . Giúp đỡ gia đình có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
 + Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11, Ngày 27/7 ,....
* Mở rộng:
 + Ông cha dạy con cháu đạo lí làm người, sống có tình nghĩa, phê phán lối sống vong ân bội nghĩa
 + Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết giữ gìn vun đấp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo nên
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc. Biết ơn là 1 tình cảm thiêng liêng, là đạo lí sống ở đời, tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của nhân dân Việt Nam.
- Liên hệ bản thân
Chúc em học bài và làm bài thi thật tốt!
 BGH 
Nguyễn Thanh Hiền
TTCM
Nguyễn Thị Hoàng Yến	
GIÁO VIÊN
Nguyễn Phạm Mỹ Hạnh

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_202.docx