Giáo án Hình học 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Tứ giác

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- HS nắm vững được các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm: Hai đỉnh kề nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác và các tính chất của tứ giác, suy luận ra được tổng bốn góc của tứ giác là 3600.

2. Kỹ năng:

- Biết vẽ được, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các của một tứ giác lồi (khi biết ba góc còn lại), vẽ được tứ giác khi biết số đo 4 cạnh và 1đường chéo.

3. Thái độ:

- Thể hiện sự hứng thú khi tìm hiểu khái niệm tứ giác. Thể hiện được sự hợp tác với giáo viên và học sinh khác trong các hoạt động.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học.

 

Giáo án Hình học 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Tứ giác trang 1

Trang 1

Giáo án Hình học 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Tứ giác trang 2

Trang 2

Giáo án Hình học 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Tứ giác trang 3

Trang 3

Giáo án Hình học 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Tứ giác trang 4

Trang 4

docx 4 trang viethung 03/01/2022 4500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Tứ giác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Tứ giác

Giáo án Hình học 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Tứ giác
GIÁO ÁN THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
CHỦ ĐỀ: TỨ GIÁC
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
- HS nắm vững được các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm: Hai đỉnh kề nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác và các tính chất của tứ giác, suy luận ra được tổng bốn góc của tứ giác là 3600.
2. Kỹ năng: 
- Biết vẽ được, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các của một tứ giác lồi (khi biết ba góc còn lại), vẽ được tứ giác khi biết số đo 4 cạnh và 1đường chéo.
3. Thái độ: 
- Thể hiện sự hứng thú khi tìm hiểu khái niệm tứ giác. Thể hiện được sự hợp tác với giáo viên và học sinh khác trong các hoạt động.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học. 
5. Định hướng phát triển thể chất:
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy, tính chính xác, kiên trì. 
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện, thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu học tập, slide, phấn.
- HS: Bảng nhóm, vở ghi, bút.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
1. Hoạt động khởi động 
+ Mục tiêu: Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học để hình thành khái niệm tứ giác
+ Phương pháp: Hoạt động nhóm
+ Hình thức: cặp đôi
-GV: chuẩn bị mô hình các loại tứ giác đã học ở Tiểu học
- GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét về số cạnh, góc, đỉnh ở các mô hình mà GV đã chuẩn bị 
HS hoạt động Cặp đôi 
+ Tứ giác đã học: hình thang, hình thoi, hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật có 4 cạnh, 4 góc, 4 đỉnh
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa tứ giác 
+ Mục tiêu: HS nắm vững được các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm : Hai đỉnh kề nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác *Thời gian: 10 phút
+ Phương pháp: đàm thoại , nêu vấn đề. 
+ Hình thức: cá nhân
- GV: Cho hs quan sát hình1 ở bảng phụ giới thiệu tứ giác ABCD
- HS: Đọc định nghĩa như sgk
- GV: nhấn mạnh hai ý :
 . Gồm 4 đoạn thẳng “ khép kín”
 . Bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng - GV: Giới thiệu đỉnh, cạnh của tứ giác
- HS: Trả lời ?1
Chỉ có tứ giác hình 1a) ( SGK ) luôn nằm trong 1 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác
- GV: giới thiệu định nghĩa tứ giác lồi
- HS: Đọc định nghĩa trong sgk
- GV: Giới thiệu quy ước: Khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm ta hiểu đó là tứ giác lồi
- HS: Đọc chú ý ( SGK ) 
- GV: Gọi hs trả lời ?2
- HS: a) Hai đỉnh kề nhau: A và B; B và C; C và D; D và A
 - Hai đỉnh đối nhau: Avà C; B và D 
 b) Đường chéo: AC; BD
 c) Hai cạnh kề nhau: AB và BC; BC và CD; CD và DA; DA và AB
 - Hai cạnh đối nhau: AB và CD; AD và BC
 d) Góc 
 - Hai góc đối nhau: và ; và 
 d) Điểm nằm trong tứ giác: M; P
 - Điểm nằm ngoài tứ giác: N; Q
1) Định nghĩa 
Hình 1.
- Hình 2 có 2 đoạn thẳng BC & CD cùng nằm trên 1 đường thẳng.
* Định nghĩa tứ giác:
 Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
- Tên tứ giác phải được đọc hoặc viết theo thứ tự của các đỉnh.
*Định nghĩa tứ giác lồi: sgk
* Chú ý: Khi nói đến 1 tứ giác mà không giải thích gì thêm ta hiểu đó là tứ giác lồi
+ Hai đỉnh thuộc cùng một cạnh gọi là hai đỉnh kề nhau
+ Hai đỉnh không kề nhau gọi là hai đỉnh đối nhau
 + Hai cạnh cùng xuất phát từ một đỉnh gọi là hai cạnh kề nhau
+ Hai cạnh không kề nhau gọi là hai cạnh đối nhau
+ Đoạn nối hai đỉnh đối nhau gọi là đường chéo. 
- Điểm nằm trong M, P điểm nằm ngoài N, Q
Hoạt động 2: Tổng các góc trong một tứ giác 
+ Mục tiêu:	HS nắm vững được kiến thức Tổng các trong của tứ giác và vận dụng được vào làm bài tập.
* Thời gian: 10 phút
+ Phương pháp: đàm thoại , nêu vấn đề, hoạt động nhóm. 
+ Hình thức: Nhóm 4-5 hs
 B1: Giao nhiệm vụ HĐ nhóm ?3
 B2: HS nhận nhiệm vụ
 B3: Thảo luân, trao đổi
 GV: Hướng dẫn nếu cần
 HS: báo cáo KQ, nhóm nhanh nhất nộp
 B4: Nhận xét đánh giá và kết luận
 GV: Nhắc lại Định lý tổng ba góc của một tứ giác
 GV: Nêu định lý tổng các góc của một tứ giác
II) Tổng các góc của một tứ giác: 
 Định lý: (SGK)
 Tứ giác ABCD : 
 Chứng minh: (SGK)
3. Hoạt động luyện tập 
+ Mục tiêu: Nắm vững được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi , định lý tổng các góc của một tứ giác và vận dụng được vào giải bài tập.	
* Thời gian: 20 phút
+ Phương pháp: đàm thoại , nêu vấn đề , học nhóm . 
+ Hình thức: Nhóm 7-8 hs, cá nhân
Bài 1/66SGK
 B1: Giao nhiệm vụ HĐ nhóm bài 1
 N1: a,b N2: c,d
 N3: 6a N4: 6b
 B2: HS nhận nhiệm vụ
 B3: Thảo luân, trao đổi
 GV: Hướng dẫn nếu cần
 HS: báo cáo KQ, 4 nhóm nộp bài
 B4: Các nhóm nhận xét chéo, GV nhận xét đánh giá và kết luận
Bài 2/66SGK
 B1: Giao nhiệm vụ HĐ cá nhân
 B2: HS nhận nhiệm vụ
 B3: thực hiện
 GV: Hướng dẫn nếu cần
 HS: lên bảng trình bày
 B4: Nhận xét đánh giá và kết luận
(Áp dụng: tổng 4 góc trong một tứ giác bằng 360o)
- Ở hình 5:
a) x = 360o - (110o + 120o + 80o) = 50o
b) x = 360o - (90o + 90o + 90o) = 90o
c) x = 360o - (90o + 90o+ 65o) = 115o
d) x = 360o - (75o + 120o+ 90o) = 75o
- Ở hình 6:
a) x + x = 360o - (65o + 95o)
b) 2x + 3x + 4x + x = 360o
=> 10x = 360o
=> x = 36o
a) Ở hình 7a: Góc trong còn lại:
Ta tính được các góc ngoài tại các đỉnh A, B, C, D lần lượt là 105o, 90o, 60o, 105o
4. Hoạt động vận dụng 
+ Mục tiêu: Ôn kiến thức đã học,làm bài tập củng cố kiến thức đã học.Hướng dẫn về nhà.
* Thời gian: 5 phút
+ Phương pháp: đàm thoại , nêu vấn đề chuẩn bị cho tiết học mới . 
+ Hình thức: cá nhân.
Bài 3, 4/67 SGK
GV: Hướng dẫn nhanh
HS: về nhà làm
Đố. Đố em tìm thấy vị trí của "kho báu" trên hình 11, biết rằng kho báu nằm tại giao điểm các đường chéo của tứ giác ABCD, trong đó các đỉnh của tứ giác có tọa độ như sau: A(3; 2), B(2; 7), C(6; 8), D(8; 5).

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_8_theo_phuong_phap_moi_chu_de_tu_giac.docx