Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021
Bài 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
- Cơ sở hình thành: văn hóa Đông Sơn
- Kinh tế: Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt.
+ Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.
+ Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Xã hội:
+ Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt.
+ Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
---> Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm.
Nhà nước ra đời đáp ứng những nhu cầu đó.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021
Bài 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM 1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc - Cơ sở hình thành: văn hóa Đông Sơn - Kinh tế: Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt. + Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá. + Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. - Xã hội: + Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt. + Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ. ---> Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm. Nhà nước ra đời đáp ứng những nhu cầu đó. 2. Quốc gia cổ Chămpa Địa bàn: văn hóa Sa Huỳnh, miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay. Kinh đô: Lúc đầu Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó dời đến Đồng Dương - Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Chà Bàn - Bình Định. Tình hình Chămpa tự thế kỷ II đến X. + Kinh tế: Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước; nghề thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao. + Chính trị: Theo chế độ quân chủ chuyên chế. Xã hội gồm các tầng lớp: Quí tộc, nông dân tự do, nô lệ. + Văn hóa: Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ). Theo Balamôn giáo và Phật giáo. Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết. 3. Quốc gia cổ Phù Nam Địa bàn: văn hóa Óc Eo, thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình Phù Nam: + Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán. + Văn hóa: Ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bàlamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. + Xã hội gồm: Quí tộc, bình dân, nô lệ. BÀI 15 + 16. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỈ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X) 1. Chính sách cai trị các triều đại phong kiến phương Bắc * Tổ chức bộ máy cai trị - Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện. -> Mục đích: sát nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc. * Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa - Chính sách bóc lột kinh tế: Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề, nắm độc quyền muối và sắt, quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu. - Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán. ® Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam. - Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Tháng 3 – 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, chiếm được Cổ Loa buộc thái thú Tô Định trốn về Trung Quốc. Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ. Thể hiện khí phách anh hùng dân tộc với vai trò to lớn của người phụ nữ. - Khởi nghĩa Lí Bí: chống nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân - Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ: Năm 905, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình, giành quyền tự chủ (giành chức Tiết độ sứ). - Chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc. BÀI 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV) 1. Tổ chức bộ máy nhà nước Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay). Năm 1045, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt. Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để lập nhà Lê (Lê sơ). Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Chính quyền trung ương: chia cả nước thành 6 bộ, ngự sử đài, hàn lâm viện duy trì với quyền hành cao. - Chính quyền địa phương: Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti). Dưới đạo là: Phủ, Huyện, Châu, Xã. Ý nghĩa: cả cách đã hoàn chỉnh bộ máy từ trung ương tới địa phương, dưới thời Lê sơ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh. Luật pháp và quân đội Luật pháp 1042, Vua Lý Thánh Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên). Thời Trần: Hình luật. Thời Lê sơ: Quốc triều hình luật. Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân. Quân đội: được tổ chức quy cũ. Gồm cấm quân (bảo vệ vua, kinh thành) và ngoại binh (quân chính quy bảo vệ đất nước). Hoạt động đối nội và đối ngoại Đối nội: Quan tâm đến đời sống nhân dân, chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người. Đối ngoại: Với nước lớn phương Bắc: Quan hệ hòa hiếu, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Với: Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh. BÀI 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV 1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp - Bối cảnh lịch sử: là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến độc lập, cũng là lúc Đại Việt trở thành quốc gia thống nhất. Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp. => Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố. 2. Phát triển thủ công nghiệp * Thủ công nghiệp trong nhân dân: Các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Các làng nghề thủ công ra đời như; Thổ Hà, Bát Tràng. * Thủ công nghiệp nhà nước: - Nhà nước thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) . - Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu. 3. Mở rộng thương nghiệp Nội thương: chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường). Ngoại thương: Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển, đến thời Lê sơ ngoại thương bị thu hẹp. BÀI 19. NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG N ... ng cấp đề xuất vay tiền và ban hành thuế mới> đẳng cấp thứ 3 phản đối. Ngày 14/7/1789, quần chúng phá ngục Ba-xti==>mở đầu cho cách mạng Pháp. Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến). + Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. + Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển. + Tháng 9/1791, thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến). Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài). Tháng 4/1792, chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ. Ngày 11/7/1792, Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước. 3. Nền chuyên chính Giacôbanh – đỉnh cao của cách mạng - Các chính sách phái Giacôbanh: + Trừng trị bọn phản cách mạng. + Giải quyết các quyền lợi cho nhân dân như: chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá hàng hóa cho dân nghèo. + Ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng quân đội mạnh. + Thông qua hiến pháp mới, nới rộng các quyền tự do dân chủ. + Xóa nạn đầu cơ tích trữ. Phái Giacôbanh đã đánh đổ thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao. Do mâu thuẫn nội bộ nên phái này suy yếu, sau cuộc bạo động ngày 27/7/1794 thì chính quyền rơi vào tay bọn phản động. III. Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII - Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình. + Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó. + Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân). + Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển. + Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng. - Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới. BÀI 32. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU 1. Cách mạng công nghiệp ở Anh - Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp: + Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. + Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản. + Có hệ thống thuộc địa lớn. - Những phát minh về máy móc: + Năm 1764, Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni. + Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước. + Năm 1779, Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn. + Năm 1785, Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần. + Năm 178,4 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng. Luyện kim: Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng. Giao thông vận tải: Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa. Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. quả của cách mạng công nghiệp - Về kinh tế: + Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội. + Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời. Về xã hội: + Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. + Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị. + Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản BÀI 33: HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ GIỮA THẾ KỈ XIX 1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức - Tình hình nước Đức: + Giữa thế kỷ XIX kinh tế tư bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp. + Phương thức kinh doanh theo lối tư bản đã xâm nhập vào các ngành kinh tế. + Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa - đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước. Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác. Quá trình thống nhất Đức: + Năm 1864, Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-svích thuộc Bắc Hải và Ban Tích. + Năm 1866, Bi-xmác gây chiến tranh với Áo, Đức thành lập một liên bang Bắc Đức. + Năm 1870 – 1871, Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam hoàn thành thống nhất Đức. 3. Nội chiến ở Mĩ * Tình hình Mĩ trước khi nội chiến: + Giữa thế kỷ XIX kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa; miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ. + Nhờ điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp và cả nông nghiệp. Song chế độ nô lệ cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. + Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt. - Nguyên nhân trực tiếp: + Lin-côn đại diện Đảng cộng hòa trúng cử tổng thống đe dọa quyền lợi của chủ nô ở miền Nam. + 11 bang miền Nam tách khỏi miền Nam. - Diễn biến: + Ngày 12/4/1861, nội chiến bùng nổ, ưu thế thuộc về Hiệp bang. + Ngày 01/1/1863, Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ ® nô lệ, nông dân tham gia quân đội. + Ngày 09/4/1865, nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang. - Ý nghĩa: + Là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ. + Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. + Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến. BÀI 34: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA 1. Những thành tựu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX * Trong lĩnh vực vật lý: + Phát minh về điện của các nhà bác học G.Ôm người Đức, G.Jun người Anh, E.Len-xơ người Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới. + Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân. + Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất. + Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học. * Hóa học: + Định luật tuần hoàn của Men-đê-lê-ep * Sinh học: + Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hóa và di truyền... + Phát minh của nhà bác học Lu-i Paster (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại. + Pap-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người. * Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất: + Kĩ thuật luyện kim: sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh. + Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng. + Phát minh ra điện tín. + Cuối thế kỷ XIX ô tô được đưa vào sử dụng. + 1903 anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên. * Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này. BÀI 36. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN 1. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỉ XIX - Ở Pháp năm 1831 công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm. - Năm 1834 thợ tơ ở Li-ông khởi nghĩa đọi thiết lập nền Cộng hòa. - Ở Anh từ năm 1836 - 1848 diễn ra phong trào "Hiến chương đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm". - Ở Đức, năm 1844 công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa. - Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại. - Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng. - Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng - Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó, bóc lột tàn nhẫn người lao động. - Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của những người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu bóc lột. - Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen. - Tích cực: + Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động. + Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai. Hạn chế: + Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó. + Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân. Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác. BÀI 37. MÁC VÀ ĂNG – GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 2. Tổ chức đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản - Ngoài việc nghiên cứu lý luận C.Mác và Ăng-ghen đặc biệt quan tâm xây dựng một chính đảng độc lập cho giai cấp vô sản. - Tháng 6/1847, Đồng minh những người cộng sản ra đời. - Mục đích: Lật đổ giai cấp tư sản, xác định sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản. - Tháng 2/1848, Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời, do C.Mác và Aqng-ghen soạn thảo. Nội dung: + Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu phải nổ ra. + Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình. + Trình bày một cách hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế đọ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. - Ý nghĩa: + Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học đấu tranh bước đầu kết hợp chủ nghĩa dã hội với phong trào công nhân. + Từ đây giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường. BÀI 38: QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PA-RI 1871 I. QUỐC TẾ THỨ NHẤT 1. Hoàn cảnh ra đời - Giữa thế kỉ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột. - Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản. - Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn han chế mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước. - Ngày 28/9/1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác. 2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất - Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội. Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng. - Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất: Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời. - Vai trò: + Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế. + Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn vờ chủ nghĩa Mác. II.CÔNG XÃ PA-RI 1871 1. Cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 và sự thành lập Công xã - Nguyên nhân: + Mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho công nhân đấu tranh. + Sự thất bại của pháp trong cuộc đấu tranh Pháp - Phổ làm cho nguyên nhân căm phẫn chế độ thống trị tiến tới lật đổ đế chế II. + Sự phản động của giai cấp tư sản Pháp cướp đoạt thành quả cách mạng của quần chúng, đầu hàng Đức để đàn áp quần chúng. ® Cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871. - Diễn biến: + Ngày 18 - 3 - 1871 Quốc dân quân chiếm các cơ quan chính phủ và công sở, làm chủ thành phố, thành lập công xã. Lần đầu tiên trên thế giới chính phủ thuộc về giai cấp vô sản. + Toán quân chính phủ pải tháo chạy về Véc-xai, chính quyền giai cấp tư sản bị lật đổ 2. Công xã Pa-ri - Nhà nước kiểu mới - Ngày 36 - 3 - 1871 công xã được thành lập, cơ quan cao nhất là hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. - Những việc làm của công xã: + Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các sực lượng vũ trang nhân dân, nhà thờ tách khỏ trường học. + Thi hành nhiều chính sách tiến bộ: Công nhân làm chủ những xí nghiệp chủ bỏ trống, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm... - Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do dân và vì dân. - Công xã dể lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản: Tổ chức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân... BÀI 40. LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỶ XX I. HOẠT ĐỘNG BƯỚC ĐẦU CỦA VI.LÊNIN TRONG PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA - Tiểu sử: Vla-đi-mia Ilích U-ki-a-nốp tức Lênin sinh ngày 22 - 4 - 1870 trong gia đình nhà giáo tiến bộ. + Mùa thu năm 189,5 Lênin thống nhất các nhóm Mác xit ở Pê-téc-bua. - Năm 1900, Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. - Năm 1903, đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Hình thành 2 phái Bôn-sê-vích đa số và phái Men-sê-vích thiểu số. - Đầu thế kỷ XX các phái cơ hội trong Quốc tế 2 ủng hộ chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh. Đảng Bôn-sê-vích do Lênin lãnh đạo là kiên quyết chống chiến tranh đế quốc, trung thành với sự nghiệp vô sản. - Lênin có những đóng góp quan trọng về mặt lý luân thông qua những tác phẩm của mình. II. CÁCH MẠNG 1905 - 1907 Ở NGA 1. Tình hình nước Nga trước Cách mạng - Về kinh tế: Công thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời. - Về chính trị: Chế độ Nga hoàng kìm hãm sản xuất, bóp nghẹt tự do dân chủ ® đời sống nhân dân, công nhân khổ cực. - Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật ® Xã hội mâu thuẫn sâu sắc dẫn đến bùng nổ Cách mạng. 2. Cách mạng bùng nổ - Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê téc bua và gia đình không vũ khí đến Cung điện mùa đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp, công nhân dựng chiến lũy chiến đấu. - Mùa thu năm 1905 phong trào Cách mạng tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông. - Tại Mat-xcơ-va, tháng 12 - 1905 cuộc tổng bãi công ® Khởi nghĩa vũ trang song bị thất bại. - Tính chất: Là cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga. Đây là một cuộc Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - Ý nghĩa: + Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc. + Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_2020_20.docx