Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021

PHẦN I. GIAO THOA ÁNH SÁNG .

1. Công thức giao thoa ánh sáng:

 a) Khoảng vân: là khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc tối) cạnh nhau

 a = S1S2: khoảng cách giữa hai khe sáng, : bước sóng của ánh sáng

 D: khoảng cách từ hai khe sáng tới màn hứng vân (E)

b) Vị trí vân sáng: xk = = ki ( k = 0,  1,  2, gọi là bậc giao thoa)

c) Vị trí vân tối: xt = = (k + ) i vân tối thứ n ứng với: k = (n – 1)

2. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định, ứng với một bước sóng (tần số) xác định

 Trong chân không c = 3.10 8 (m/s), trong môi trường chiết suất n:

 

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

docx 7 trang viethung 04/01/2022 5080
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 12 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN VẬT LÝ 12 NĂM HỌC 2020 - 2021
PHẦN I. GIAO THOA ÁNH SÁNG .
1. Công thức giao thoa ánh sáng:
 a) Khoảng vân: là khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc tối) cạnh nhau 
	a = S1S2: khoảng cách giữa hai khe sáng, l: bước sóng của ánh sáng
	D: khoảng cách từ hai khe sáng tới màn hứng vân (E)
b) Vị trí vân sáng: xk = = ki ( k = 0, ± 1, ± 2, gọi là bậc giao thoa)
c) Vị trí vân tối: xt = = (k + ) i vân tối thứ n ứng với: k = (n – 1)
2. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định, ứng với một bước sóng (tần số) xác định
	Trong chân không c = 3.10 8 (m/s), trong môi trường chiết suất n: 
3. Ánh sáng trắng có mọi bước sóng trong khoảng từ 0,38mm (tím) đến 0,76mm (đỏ)
+ Độ rộng quang phổ bậc k: 	
4. Khi chiếu vào khe S đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng l1 , l2: thì trên màn có hai hệ vân của hai ánh sáng đơn sắc đó, đồng thời xuất hiện một số vân trùng (đổi màu)
	Tại vị trí vân trùng (hai vân sáng trùng nhau): 
 PHẦN II. CÁC LOẠI QUANG PHỔ
	Học sinh lập bảng so sánh 3 loại quang phổ về : định nghĩa, nguồn phát, tính chất, ứng dụng
 PHẦN III. CÁC LOẠI TIA (bức xạ) KHÔNG NHÌN THẤY
	Học sinh lập bảng so sánh 3 tia (hồng ngoại, tử ngoại, X) về: định nghĩa, nguồn phát, tính chất, công dụng
 PHẦN IV. THUYẾT ĐIỆN TỪ VỀ ÁNH SÁNG.
+Bản chất của ánh sáng là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn lan truyền trong không gian.
 +Mối liên hệ giữa tính chất điện từ và tính chất quang của môi trường: = n
PHẦN V: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG 
 Thuyết lượng tử ánh sáng
1. Giả thuyết Plăng
	Học sinh nêu nội dung giả thuyết
2. Lượng tử năng lượng hf = h gọi là hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s
3. Thuyết lượng tử ánh sáng
	Học sinh nêu các nội dung của thuyết lượng tử
4. Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng
	Học sinh tự giải thích
5. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng: Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.
PHẦN VI. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG ( học sinh nêu bản chất các hiện tượng )
PHẦN VII. HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG ( học sinh nêu bản chất các hiện tượng )
PHẦN VIII. CÁC TIÊN ĐỀ BOHR VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ:
1. Tiên đề về các trạng thái dừng
- Nguyên tử chỉ tồn tại trong 1 số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.
- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng.
- Đối với nguyên tử hiđrô rn = n2r0 r0 = 5,3.10-11m gọi là bán kính Bo. 
Các mức K L M N O P ứng với n =1,2,3,4,5,6...
2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử
- Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (En) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Em) thì nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em:
e = hfnm = En - Em Tính chú ý nhớ đổi 1eV =1,6.10-19 J
- Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn mà hấp thụ được 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn En.
PHẦN X : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ .
1.Năng lượng liên kết của hạt nhân:
a, Độ hụt khối: Dm
	- Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó.
- Độ chênh lệch khối lượng đó gọi là độ hụt khối của hạt nhân, kí hiệu Dm
	Dm = [Zmp + (A – Z)mn – mX] với mX : khối lượng của hạt nhân
b, Năng lượng liên kết
- Năng lượng liên kết của hạt nhân là năng lượng liên kết các nuclôn riêng lẻ thành 1 hạt nhân 
 Wlk = Dm.c2 = [Zmp + (A – Z)mn – mX] .c2
- Muốn phá vở hạt nhân cần cung cấp năng lượng W Wlk
c. Năng lượng liên kết riêng
	Năng lượng liên kết riêng của mỗi hạt nhân là năng lượng liên kết tính cho mỗi nuclôn của hạt nhân đó: 	Năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân.
Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững
2. Phản ứng hạt nhân
+. Phản ứng hạt nhân tự phát Là quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân khác.
+. Phản ứng hạt nhân kích thích Quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác.
- Đặc tính của phản ứng hạt nhân: 
+ Biến đổi các hạt nhân.
+ Biến đổi các nguyên tố.
+ Không bảo toàn khối lượng nghỉ.
3. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
 Nêu các định luật bảo toàn mà phản ứng hạt nhân tuân theo 
4. Năng lượng phản ứng hạt nhân
	m0 = mA+mB : khối lượng các hạt tương tác
	m = mC+mD	 : khối lượng các hạt sản phẩm
- Phản ứng hạt nhân có thể toả năng lượng hoặc thu năng lượng.
Nếu m0 > m phản ứng hạt nhân toả năng lượng: năng lượng tỏa ra: 
W = (mtrước - msau)c2
Nếu m0 < m Phản ứng hạt nhân thu năng lượng, phản ứng không tự xảy ra .Muốn phản ứng xảy ra phải cung cấp cho nó một năng lượng dưới dạng động năng của các hạt tương tác 	W = (msau - mtrước)c2+ Wđ
5. Định luật phóng xạ
	* Mỗi chất phóng xạ được đặc trưng bởi một thời gian T gọi là chu kỳ bán rã. Cứ sau mỗi chu kì thì 1/2 số nguyên tử của chất ấy đã biến đổi thành chất khác. 
	* Gọi N0, m0 là số nguyên tử và khối lượng ban đầu của khối lượng phóng xạ. 
Gọi N, m: là số nguyên tử và khối lượng ở thời điểm t. 
	Ta có: N = NO. hoặc m = mo. 
	T: là chu kỳ bán rã , là hằng số phóng xạ với = 
Ứng dụng phóng xạ: Xác định tuổi cổ vật, phương pháp nguyên tử dánh dấu gây đột biến gen
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 0,3mm, khỏang cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 màu đỏ ( λđ= 0,76μm) đến vân sáng bậc 1 màu tím ( λt = 0,4μm ) cùng một phía của vân trung tâm là
A. 1,8mm	B. 1,5mm	C. 2,7mm	D. 2,4mm
Câu 2: Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng
A. lam. B. chàm.	C. tím.	D. đỏ.
Câu 3: Tia hồng ngoại
A. không truyền được trong chân không.	B. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng.
C. không phải là sóng điện từ.	D. được ứng dụng để sưởi ấm.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tr ... xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
Câu 28: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ. B. Các vật ở nhiệt độ trên 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại.
C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím. D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Câu 29: Quang phổ vạch phát xạ
A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch.
B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
Câu 30: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần. B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học. C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Câu 31: Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tự ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần số nhỏ nhất là
A. tia tử ngoại.	B. tia hồng ngoại.	C. tia đơn sắc màu lục.	D. tia Rơn-ghen.
Câu 32: Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là
A. màn hình máy vô tuyến. B. lò vi sóng.	C. lò sưởi điện.	D. hồ quang điện.
Câu 33: Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong thủy tinh, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với tốc độ như nhau.
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
C. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.
D. Tốc độ truyền của một ánh sáng đơn sắc trong nước và trong không khí là như nhau.
Câu 34: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong công nghiệp, tia tử ngoại được dùng để phát hiện các vết nứt trên bề mặt các sản phẩm kim loại.
B. Tia tử ngoại là sóng điện từ có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
C. Trong y học, tia tử ngoại được dùng để chữa bệnh còi xương. D. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên phim ảnh.
Câu 35: Chiết xuất của một thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc là 1,6852. Tốc độ của ánh sáng này trong thủy tinh đó là:
A. 1,59.108 m/s	B. 1,87.108 m/s	C. 1,67.108 m/s	D. 1,78.108m/s
Câu 36: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,75 μm , λ2 = 0,25μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 μm . Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?
A. Chỉ có bức xạ λ1	B. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên
C. Chỉ có bức xạ λ2	D. Cả hai bức xạ
Câu 37: Công thóat êlectron ra khỏi một kim lọai A = 6,625.10-19J, hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Giới hạn quang điện của kim lọai đó là
A. 0,295 μm	B. 0,300 μm	C. 0,250 μm	D. 0,375 µm
Câu 38: Quang điện trở được chế tạo từ
A. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
B. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện tốt khi được chiếu sáng thích hợp.
C. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện kém được chiếu sáng thích hợp.
D. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó tăng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
Câu 39: Công thoát của êlectron khỏi đồng là 6,625.10-19J. Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. Giới hạn quang điện của đồng là A. 0,3µm. B. 0,90µm.	C. 0,40µm.	D. 0,60µm.
Câu 40: Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ vào bề mặt một tấm nhôm có giới hạn quang điện 0,36µm. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ bằng A. 0,24 µm. B. 0,42 µm.	C. 0,30 µm.	D. 0,28 µm.
Câu 41: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng?
A. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
B. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. C. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định.
D. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.
Câu 42: Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
D. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
Câu 43: Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34 Js, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng 0,6625 µm là A. 3.10-18 J.	B. 3.10-20 J.	C. 3.10-17 J.	D. 3.10-19 J.
Câu 44: Giới hạn quang điện của 	một kim loại là 0,75 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Công thoát êlectron khỏi kim loại này là
A. 2,65.10-19 J.	B. 2,65.10-32 J.	C. 26,5.10-32 J.	D. 26,5.10-19 J.
Câu 45: Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng
A. quang - phát quang.	B. quang điện trong.	C. phát xạ cảm ứng.	D. nhiệt điện.
Câu 46: Biết công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,50 mm.	B. 0,26 mm.	C. 0,30 mm.	D. 0,35 mm.
Câu 47: Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Anh-xtanh, phôtôn ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đơn sắc đó có
A. tần số càng lớn. B. tốc độ truyền càng lớn. C. bước sóng càng lớn.	D. chu kì càng lớn.
Câu 48: Trong nguyên tử hidro, với r0 là bán kính B0 thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectron không thể là:
A. 12r0	B. 25r0	C. 9r0	D. 16r0
Câu 49: Có bốn bức xạ: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia . Các bức xạ này được sắp xếp theo thức tự bước sóng tăng dần là : A. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia , tia hồng ngoại.	B. tia ,tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
C. tia , tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại	D. tia , ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
Câu 50: Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng
A. 4,97.10-31 J	B. 4,97.10-19 J	C. 2,49.10-19 J	D. 2,49.10-31 J
Câu 51: Chiếu bức xạ có bước sóng 0,18 μm vào một tám kim loại có giới hạn quang điện là 0,30 μm. Vận tốc ban đầu cực đại của quang êlectron là A. 4,85.106 m/s	B. 4,85.105 m/s	C. 9,85.105 m/s	D. 9,85.106 m/s
Câu 52: Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J . Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,33 μm.	B. 0,22 μm.	C. 0,66. 10-19 μm.	D. 0,66 μm.
Câu 53: Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về
A. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử. B. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô.
C. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.	D. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử
Câu 54: Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của
A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).
B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.
C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
Câu 55: Trong nguyên tử hiđrô , bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là
A. 47,7.10-11m.	B. 21,2.10-11m.	C. 84,8.10-11m.	D. 132,5.10-11m.
Câu 56: Trong chân không, bức xạ đơn sắc vàng có bước sóng là 0,589 mm. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c=3.108 m/s và e = 1,6.10-19 c; Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là	
A. 2,11 eV. C. 4,22 eV.	C. 0,42 eV.	D. 0,21 eV.
Câu 57: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
A. hiện tượng quang – phát quang.	B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.	D. hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 58: Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là eĐ, eL và eT thì
A. eT > eL > eĐ.	B. eT > eĐ > eL.	C. eĐ > eL > eT.	D. eL > eT > eĐ.
Câu 59: Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là
A. ánh sáng tím.	B. ánh sáng vàng.	C. ánh sáng đỏ.	D. ánh sáng lục.
Câu 60: Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là l1 = 0,18 mm, l2 = 0,21 mm và l3 = 0,35 mm. Lấy h=6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó? A. Hai bức xạ (l1 và l2).	B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
C. Cả ba bức xạ (l1, l2 và l3).	D. Chỉ có bức xạ l1.
Câu 61: Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
Câu 62: Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số f = 6.1014 Hz. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang? A. 0,55 μm.	B. 0,45 μm.	C. 0,38 μm.	D. 0,40 μm.
Câu 63: Một kim loại có công thoát êlectron là 7,2.10-19 J. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm, λ3 = 0,32 μm và λ = 0,35 μm. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là A. λ1, λ2 và λ3.	B. λ1 và λ2.	C. λ2, λ3 và λ4.	D. λ3 và λ4.
Câu 64: Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lụC. Đó là hiện tượng A. phản xạ ánh sáng.	B. quang - phát quang.	C. hóa - phát quang.	D. tán sắc ánh sáng.
Câu 65: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi
A. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.
B. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.
C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.	D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.
Câu 66: Tia Rơn-ghen (tia X) có
A. cùng bản chất với tia tử ngoại.	B. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
C. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường. D. cùng bản chất với sóng âm.
Câu 67: Hạt nhân C614 phóng xạ β- . Hạt nhân con được sinh ra có
A. 6 prôtôn và 7 nơtrôn B. 7 prôtôn và 7 nơtrôn	C. 5 prôtôn và 6 nơtrôn	D. 7 prôtôn và 6 nơtrôn.
Câu 68: Ban đầu có N0 hạt nhân của một chất phóng xạ. Giả sử sau 4 giờ, tính từ lúc ban đầu, có 75% số hạt nhân N0 bị phân rã. Chu kì bán rã của chất đó là A. 8 giờ. B. 4 giờ.	C. 2 giờ	D. 3 giờ.
Câu 69: Trong hạt nhân nguyên tử  có
A. 84 prôtôn và 210 nơtron.	B. 126 prôtôn và 84 nơtron.
C. 210 prôtôn và 84 nơtron.	D. 84 prôtôn và 126 nơtron.
Câu 70: Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có
A. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn.	B. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
C. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.	D. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.
Câu 71: Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu phóng xạ nguyên chất. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu phóng xạ này bằng
A. N0.	B. N0.	C. N0.	D. N0.
Câu 72: Hạt nhân 16C sau một lần phóng xạ tạo ra hạt nhân 17N. Đây là
A. phóng xạ γ.	B. phóng xạ β+.	C. phóng xạ α.	D. phóng xạ β-.
Câu 73: Biết khối lượng của prôtôn là 1,00728 u; của nơtron là 1,00866 u; của hạt nhân Na 22,98373 u và 1u = 931,5 MeV/c 2. Năng lượng liên kết của Na bằng A. 8,11 MeV.	B. 81,11 MeV.	C. 186,55 MeV.	D. 18,66 MeV.
Câu 74: Cho phản ứng hạt nhân X + Be ® C + 0n. Trong phản ứng này X là
A. prôtôn.	B. hạt α.	C. êlectron.	D. pôzitron.
Câu 75: So với hạt nhân Ca, hạt nhân Co có nhiều hơn
A. 16 nơtron và 11 prôtôn.	B. 11 nơtron và 16 prôtôn.
C. 9 nơtron và 7 prôtôn.	D. 7 nơtron và 9 prôtôn.
Câu 76: Khi một hạt nhân bị phân hạch thì tỏa ra năng lượng 200 MeV. Cho số A-vô-ga-đrô NA = 6,02.1023 mol-1. Nếu 1 g bị phân hạch hoàn toàn thì năng lượng tỏa ra xấp xỉ bằng 
A. 5,1.1016 J.	B. 8,2.1010 J.	C. 5,1.1010 J.	D. 8,2.1016J.
Câu 77: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
A. năng lượng liên kết càng lớn.	B. năng lượng liên kết càng nhỏ.
C. năng lượng liên kết càng lớn.	D. năng lượng liên kết càng nhỏ.
Câu 78: Cho khối lượng của hạt prôton; nơtron và hạt nhân đơteri lần lượt là 1,0073u ; 1,0087u và 2,0136u. Biết 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đơteri là :
A. 3,06 MeV/nuclôn	B. 1,12 MeV/nuclôn	C. 2,24 MeV/nuclôn	D. 4,48 MeV/nuclôn
Câu 79: Tia X có cùng bản chất với : A. tia 	B. tia 	C. tia hồng ngoại	D. Tia 
Câu 80: Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ .Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân đã bị phân rã sau thời gian t là: A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 81: Số prôtôn và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử lần lượt là:
A. 30 và 37	B. 30 và 67	C. 67 và 30	D. 37 và 30
Câu 82: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có độ phóng xạ này là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 83: Ban đầu có N0 hạt nhân của một đồng vị phóng xạ. Sau 9 giờ kể từ thời điểm ban đầu, có 87,5% số hạt nhân của đồng vị này đã bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị này là A. 24 giờ	B. 3 giờ	C. 30 giờ	D. 47 giờ
Câu 84: Hạt nhân Triti ( T13 ) có A. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn.	B. 3 nơtrôn (nơtron) và 1 prôtôn.
C. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn (nơtron).	D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn (nơtron).
Câu 85: Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn
A. số nuclôn.	B. số nơtrôn (nơtron).	C. khối lượng.	D. số prôtôn.
Câu 86: Hạt nhân càng bền vững khi có A. số nuclôn càng nhỏ.	B. số nuclôn càng lớn.
C. năng lượng liên kết càng lớn.	D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
Câu 87: Xét một phản ứng hạt nhân: H12 + H12 → He23 + n01 . Biết khối lượng của các hạt nhân H12 MH = 2,0135u ; mHe = 3,0149u ; mn = 1,0087u ; 1 u = 931 MeV/c2. Năng lượng phản ứng trên toả ra là
A. 7,4990 MeV.	B. 2,7390 MeV.	C. 1,8820 MeV.	D. 3,1654 MeV.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_12_nam_hoc_2020_2021.docx