Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021

Câu 1: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách văn hoá nào ở nước ta?

A. Mở trường dạy chữ Hán tại các quận huyện.

B. Khuyến khích phát triển văn hoá truyền thống của người Việt.

C. Du nhập Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và phong tục người Hán vào nước ta.

D. Tổ chức nhiều kỳ thi để tuyển lựa nhân tài phục vụ đất nước.

Câu 2: Một trong những tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là.

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Sùng bái tự nhiên.

C. Thờ thần mặt trời.

D. Thờ thần núi

 

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 14 trang viethung 8120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10 – HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2020-2021
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (Trắc nghiệm mang tính chất tham khảo)
Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách văn hoá nào ở nước ta?
A. Mở trường dạy chữ Hán tại các quận huyện.
B. Khuyến khích phát triển văn hoá truyền thống của người Việt.
C. Du nhập Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và phong tục người Hán vào nước ta.
D. Tổ chức nhiều kỳ thi để tuyển lựa nhân tài phục vụ đất nước.
Một trong những tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là.
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Sùng bái tự nhiên.
C. Thờ thần mặt trời.
D. Thờ thần núi.
Ở thời kỳ nguyên thủy, công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho cư dân trên đất nước ta
A. phát triển nghề nông trồng lúa nước.
B. sống định cư trong các bản làng.
C. mở rộng địa bàn cư trú.
D. sử dụng hợp lý các loại công cụ lao động.
Vị trí của thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là
A. Định hình bản sắc truyền thống của dân tộc VN.
B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc truyền thống của dân tộc Việt.
C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc truyền thống của dân tộc Việt.
D. Giữ vững bản sắc truyền thống của dân tộc Việt.
Kế sách “ vườn không nhà trống ” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào sau đây?
A. Chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
B. Chống quân xâm lược Tống thời Lí.
C. Chống quân xâm lược Minh.
D. Chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê.
Yếu tố nào sau đây không phải là tiền đề dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Chống ngoại xâm.
B. Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
C. Xã hội phân hóa sâu sắc.
D. Nhu cầu trị thủy.
Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích gì?
A. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân.
B. Duy trì trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị và góp phần giữ vững kỉ cương phép nước.
C. Nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã.
D. Đề cao Nho giáo vốn chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc để giữ quan hệ hòa hiếu.
Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785?
A. Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba.
B. Chiến thắng Chi Lăng.
C. Chiến thắng Xương Giang.
D. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
Ý nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
B. Thống nhất hoàn toàn đất nước.
C. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước.
D. Đánh bại ba lần cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên.
Chiến thắng nào có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn?
A. Chiến thắng Thăng Long.
B. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Chiến thắng Hà Hồi.
D. Chiến thắng Ngọc Hồi.
Năm 1527 diễn ra sự kiện nào trong lịch sử phong kiến Việt Nam?
A. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.
B. Nhà Lê sơ sụp đổ, nhà Mạc thành lập.
C. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
D. Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ đã thực hiện
A. phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp.
C. tăng cường chính sách bóc lột, cống nạp, cướp ruộng đất.
B. đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lý.
D. cải cách chế độ thuế, tăng thuế.
Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách chính trị
A. chia nước ta thành quận huyện, sát nhập vào lãnh thổ phương Bắc.
C. xóa bỏ mọi tổ chức quản lý hành chính của Âu Lạc cũ.
B. thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
D. bắt bớ, thủ tiêu các lạc hầu lạc tướng.
Vì sao dưới thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến Bắc?
A. Do căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc.
B. Do các triều đại phong kiến phương Bắc bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
C. Do các triều đại phong kiến phương Bắc tước đoạt ruộng đất của giai cấp nông dân.
D. Do giai cấp quý tộc nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc tước mất quyền lợi.
Những chính sách văn hóa mà chính quyền đô hộ phương Bắc thực hiện ở nước ta nhằm mục đích gì?
A. Kìm hãm sự phát triển của nền văn hóa truyền thống
C. Khuyền khích, bảo tồn và phát triển những luật tục của người Việt
B. Phát triển nền văn hóa nước ta
D. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.
C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.
D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.
Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì?
A. Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.
B. Lấy lòng người dân tộc thiểu số.
C. Thực hiện chính sách đa dân tộc.
D. Giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.
Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X – XV là
A. đất đai màu mỡ, diện tích lớn.
B. nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ.
C. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu.
D. điều kiện khí hậu thuận lợi.
Cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào?
A. Nội chiến.
B. Bạo động của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.
C. Nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 4-7-1776.
B. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga.
C. Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787.
D. Ký kết Hoà ước Véc-xai ở Pháp tháng 9 – 1783.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?
A. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất.
B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài.
C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc.
Đại hội nà ... – 8 – 1792
A. Đại tư sản (phái Lập hiến).
B. Quý tộc tư sản hóa.
C. Tư sản công thương (phái Girôngđanh).
D. Tư sản vừa và nhỏ (phái Girôngđanh).
Ngày 2 – 6 – 1793 đánh dấu sự kiện nào sau đây?
A. Vua Lui XVI bị xử tử.
B. Cách mạng tư sản Pháp đã đạt tới đỉnh cao.
C. Phái Giacôbanh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
D. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa.
Ý nào không phải là biện pháp mà chính quyền của Rôbespie đã thực hiện để đưa nước Pháp vượt qua cơn hiểm nghèo?
A. Xử tử vua và hoàng hậu vì tội phản quốc.
B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. Ban bố quyền dân chủ rộng rãi, xóa bỏ bất bình đẳng về đẳng cấp.
D. Thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”.
Nền cộng hòa đầu tiên ở Pháp được thiết lập khi nào?
A. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền.
B. Phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền.
C. Phái Girôngđanh nắm chính quyền.
D. Phái Giacôbanh nắm chính quyền.
Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào?
A. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền.
B. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền.
C. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền.
D. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền.
Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?
A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều).
B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).
C. Mạc (Nam Triều) – Nguyễn (Bắc triều).
D. Lê (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).
Một số quý tộc phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?
A. Tư sản công nghiệp.	B. Tư sản nông nghiệp,.
C. Địa chủ mới.	D. Quý tộc mới.
Biện pháp nào sau đây của phái Gia-cô-banh mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?
A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.
D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.
Yếu tố nào là cơ bản chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để?
A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
B. Cách mạng lật đố chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.
D. Cách mạng đã đạt tới đinh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Đại hội nào tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ?
A. Đại hội đại biểu Phi - la - đen - phi - a lần thứ nhất.
B. Đại hội đại biểu Phi - la - đen - phi - a lần thứ hai.
C. Đại hội thông qua bản tuyên ngôn độc lập.
D. Đại hội đại biệu Phi - la - đen - phi - a lần thứ ba.
Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội nước Pháp trước khi cách mạng bùng nổ là gì?
A. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tư sản và nông dân.
B. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và nông dân.
C. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, phong kiến và nông dân.
D. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ 3 ( nông dân, tư sản, bình dân thành thị).
Yếu tố nào chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để?
A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
B. Cách mạng lật đố chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.
D. Bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Trải qua năm thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam đã vùng lên đấu tranh để giành độc lập, tự chủ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Hai bà Trưng.
B. Khởi Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa hai Bà Trưng và Bà Triệu.
D. Khởi nghĩa Ngô Quyền.
Vương triều Lê Sơ được thành lập sau thắng lợi của sự kiện lịch sử nào?
A. Khởi nghĩa Lam Sơn.
B. Kháng chiến chống Tống.
C. Kháng chiến chống Mông - Nguyên.
D. Không phải các sự kiện trên.
Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cự thần nhà lê chống lại nhà mạc?
A. Nguyễn Hoàng.	B. Nguyễn Kim.	C. Lê Duy Ninh.	D. Trịnh Kiểm.
Từ đầu thế kỉ XVII, sông Gianh, luỹ Thầy (Quảng Bình) là giới tuyến chia đất nước thành Đàng trong và Đàng Ngoài. Cát cứ hai miền thuộc quyền cai trị của chính quyền nào?
A. Trịnh (Đàng Ngoài) - Lê (Đàng trong).
B. Trịnh (Đàng Trong) - Lê (Đàng Ngoài).
C. Lê (Đàng Trong) - Nguyễn (Đàng Ngoài).
D. Lê - Trịnh (Đàng Ngoài) - Nguyễn (Đàng Trong).
Thế kỷ XVII - XVIII, ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất, đó là đô thị nào?
A. Kinh Kì, Phố Hiến.	B. Thăng Long, Phố Hiến.
C. Thanh Hà, Phố Hiến.	D. Thăng Long, Hội An.
Đô thị tiêu biểu nhất ở Đàng Trong là đô thị nào?
A. Thanh Hà (Huế).	B. Hội An (Quảng Nam).
C. Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh).	D. Nước Mặn (Bình Định).
Tác phẩm sử học nổi tiếng được Ngô Sĩ Liên khởi thảo vào thế kỷ XV và được in vào thế kỷ XVII có tên gọi là gì?
A. Đại Việt sử ký.	B. Thông giám Cương mục.
C. Việt điện u linh.	D. Đại Việt sử ký toàn thư.
Lí do Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch là gì?
A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
C. Đó là một con sông lớn.
D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.
Trong thời kì đất nước bị chia cắt (từ nửa đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ
XVIII), tồn tại các chính quyền nào?
A. Vua Lê, chúa Trịnh.
B. Vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn.
C. Nam triều – Bắc triều; vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn (Đàng
Trong).
D. Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn.
“An Nam tứ đại khí” bao gồm
A. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền.
B. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột.
C. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Bình Sơn, chuông Quy Điền.
D. Vạc Phổ Minh, tượng phật A Di Đà, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền.
Để xây dựng nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc, cha ông ta đã sáng
tạo ra chữ Nôm. Vậy, chữ Nôm là gì?
A. Sự tổng hợp của các chữ viết du nhập nước ta.
B. Sự cải biến từ chữ Hán.
C. Sự pha trộn giữa chữ Hán của Trung Hoa và chữ Phạn của Ấn Độ.
D. Sự độc lập, sáng tạo của dân tộc ta.
Sự ra đời của nền giáo dục dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Hoàn chỉnh các kì thi năm 1396.
B. Việc dựng bia tiến sĩ năm 1484.
C. Tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075.
D. Lập Văn miếu năm 1070.
Nền giáo dục phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?
A. Nhà Trần.
B. Nhà Lý.
C. Nhà Lê sơ.
D. Nhà Nguyễn.
Nguyên cớ để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là gì?
A. Quân Nguyễn nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới của Chân Lạp – thuộc quốc của
Xiêm.
B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn.
D. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm.
Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh– Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước.
B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
C. Thiết lập vương triều Tây Sơn.
D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.
Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh?
A. Chiến thắng Như Nguyệt.
B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
C. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
D. Chiến thắng Bạch Đằng.
Ý nào không phản ánh đúng biện pháp của vương triều Tây Sơn để ổn định và phát triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Thanh?
A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để
kiểm soát đất nước.
B. Ban Chiếu khuyến nông, để kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
C. Tổ chức giáo dục thi cử để tuyển chọn nhân tài; tổ chức quân đội quy củ,chặt chẽ.
D. Cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh.
Khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do –Bình đẳng –Bác Ái” thuộc văn kiện nào?
A. Tuyên ngôn độc lập 13 thuộc địa.
C. Tuyên ngôn giải phóng lãnh địa.
B. Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền.
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Dưới thời Lý –Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và phổ biến trong nhân dân là:
A. Nho giáo.	B. Đạo giáo.	C. Phật giáo.	D. Hồi giáo.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ Chiến tranh giành độc lập ở 13 thuộc địa là gì?
A. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất.
B. 13 thuộc địa bị cấm không cho buôn bán với nước ngoài.
C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoang những vùng đất miền Tây.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc.
Cuối thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế nước Pháp có đặc điểm gì nổi bật?
A. Nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu.
B. Nông nghiệp phát triển nhờ sự ra đời của của các thiết bị máy móc tân tiến.
C. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển.
D. Công ti ở Pháp có quan hệ buôn bán với nước ngoài nên thương nghiệp phát triển.
Trong Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, trận đánh quyết định nào làm cho toàn bộ quân Anh phải đầu hàng?
A. Trận đánh ở Bô-xtơn.
B. Trận đánh ở Xa-ra-tô-ga.
C. Trận đánh ở I-oóc- tao.
D. Trận đánh ở Oa-sinh-tơn.
Yếu tố nào là cơ bản chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản động.
B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.
D. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Trong các thế kỉ X – XV, để trực tiếp mở rộng diện tích canh tác, các triều đại phong kiến nước ta đã thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Khuyến khích quý tộc mộ dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
B. Chú trọng công tác thủy lợi, xây đắp đê điều.
C. Quan tâm bảo vệ sức kéo trong sản xuất nông nghiệp.
D. Khuyến khích nông dân phát triển nội thương.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 chống lại ách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc nào?
A. Nhà Lương.
B. Nhà Ngô.
C. Nhà Nam Hán.
D. Nhà Hán.
Tôn giáo nào có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến thời Lý – Trần?
A. Phật giáo.	B. Đạo giáo.	C. Nho giáo.	D. Thiên chúa giáo.
Vào năm 1789, quân Tây Sơn thực hiện cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?
A. Quân Thanh.
B. Quân Xiêm.
C. Quân Tống.
D. Quân Minh.
Vua Minh Mạng đã phân chia địa giới hành chính nước ta như thế nào trong cuộc cải cách vào năm 1831-1832?
A. 29 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
B. 30 phủ và một tỉnh Thừa Thiên.
C. 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
D. 29 phủ và một tỉnh Thừa Thiên.
Giữa thế kỉ XIX, kinh tế miền Bắc nước Mĩ phát triển theo con đường nào?
A. Kinh tế đồn điền.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp đóng tàu.
D. Công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (980), Lý Thường Kiệt chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là thực hiện chiến thuật nào dưới đây?
A. Binh thư yếu lược.
B. Tiên binh, quân mạnh.
C. Tiên phát binh.
D. Tiên phát chế nhân.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra thời đại nào cho dân tộc Việt Nam?
A. Thời kì phát triển của chế độ phong kiến.
B. Độc lập, tự chủ lâu dài.
C. Chế độ phong kiến suy yếu.
D. Nhân dân lao động lên nắm quyền.
Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế nào?
A. Dân chủ chủ nô.
B. Chế độ Cộng hòa.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Quân chủ chuyên chế.
Năm 981, nhân dân ta phải đấu tranh chống lại cuộc xâm lược của thế lực ngoại bang nào?
A. Quân Tống.
B. Quân Xiêm.
C. Quân Minh.
D. Quân Mông - Nguyên.
Công trình kiến trúc Phật giáo nào dưới đây được xây dựng ở nước ta thời kì nhà Lý?
A. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).	B. Chùa Thiên Mụ (Huế).
C. Chùa Một Cột (Hà Nội).	D. Tháp Chăm (Bình Định).
Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc đã làm gì để ổn định đất nước?
A. Thần phục nhà Minh.
B. Giải quyết vấn đề ruộng đất.
C. Quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh.
D. Dẹp tan các thế lực phong kiến.
Sau khi lật đổ chính quyền Lê - Trịnh - Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã thực hiện được nhiệm vụ nào?
A. Xây dựng vương triều mới.
B. Kháng chiến chống quân Minh.
C. Thống nhất đất nước.
D. Đánh quân Tống ở Đông Bắc.
Trong các thế kỉ XVI – XVIII, khoa học kĩ thuật nước ta không có điều kiện phát triển là vì lý do nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.
A. Sự hạn chế về quan niệm và giáo dục.
C. Nhu cầu trong nước tăng.
D. Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương.
Chiến thắng quân xâm lược Thanh của Quang Trung – Nguyễn Huệ năm 1789 có ý nghĩa nào sau đây?
A. Thống nhất được đất nước về lãnh thổ.
B. Phát triển nhà nước phong kiến Đại Việt.
C. Bảo vệ được độc lập dân tộc.
D. Chấm dứt thời kì Bắc thuộc.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII.
1. Khái quát những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII.
2. Nguyên nhân đất nước bị chia cắt (Bắc triều và Nam triều, Đàng Ngoài và Đàng Trong) và hậu quả của nó.
Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII.
1. Nguyên nhân bùng nổ.
2. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước.
3. Nét chính về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (chống quân Xiêm và quân Thanh).
4. Trình bày được các chính sách kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá và ngoại giao của Vương triều Tây Sơn.
5. Đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
Bài 29: Cách mạng tư sản Anh
1. Phân tích tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Anh.
Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
1. Phân tích nguyên nhân sâu xa, duyên cớ trực tiếp.
2. Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
3. Phân tích nội dung cơ bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Liên hệ (được) Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ với Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Chứng minh thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp.
- Phân tích tiền đề, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_2020_20.doc