Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020

PHẦN 1: NỘI DUNG ÔN TẬP

Bài 15. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918-1939)

- Nguyên nhân và diễn biến, ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ (1919) ở Trung Quốc.

- Sự thành lập ĐCS Trung Quốc.

- Nêu những nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1929 -

1939.

- Nêu, nhận xét về giai cấp lãnh đạo và con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong

những năm 1918 – 1939.

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 03/01/2022 7660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA 
BỘ MÔN: LỊCH SỬ 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN LỊCH SỬ 11 
NĂM HỌC 2019 - 2020 
PHẦN 1: NỘI DUNG ÔN TẬP 
Bài 15. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918-1939) 
- Nguyên nhân và diễn biến, ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ (1919) ở Trung Quốc. 
- Sự thành lập ĐCS Trung Quốc. 
- Nêu những nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1929 - 
1939. 
- Nêu, nhận xét về giai cấp lãnh đạo và con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong 
những năm 1918 – 1939. 
Bài 16. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) 
- Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á sau 
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. 
- Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 
(1918 -1939) là gì? 
- Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 
diễn ra như thế nào? 
- Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm. 
Bài 17. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) 
- Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự nhượng bộ của Anh, Pháp đối 
với Đức được thể hiện như thế nào, hậu quả của chính sách đó. 
- Việc Liên xô tham chiến đã làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh như thế nào? Vai 
trò của Liên xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? 
- Nêu kết cục của Chiến tranh thứ hai. Từ đó rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ hòa bình thế 
giới ngày nay. 
Bài 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC. 
- Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược. 
- Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? 
- Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1958? 
- Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công vào Gia Định là gì? 
- Hoàn cảnh, nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5 – 6 - 1962) giữa Pháp và triều đình 
Huế. 
- Những phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta ở các tỉnh Đông Nam kì và 3 tỉnh 
Tây Nam kì. 
- Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1962), phong trào kháng chiến của nhân dân Nam kì có điểm 
gì mới? 
Bài 20. CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 
NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG 
- Thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất, lần 2: thời gian, duyên cớ, chỉ huy của Pháp. 
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất, lần 2. 
- Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An?. Chiến sự ở đây diễn 
ra như thế nào? Kết quả? 
- Hoàn cảnh kí kết, nội dung Hiệp ước 1883 – 1884. Nêu nhận xét các Hiệp ước đó. 
- Em hãy rút ra nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trong giai 
đoạn 1858 – 1884? 
- Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. 
Bài 21. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG 
NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX 
- Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?. 
- Em hiểu thế nào về phong trào Cần vương? Trình bày nội dung cơ bản và ý nghĩa của chiếu 
Cần vương? 
- Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và 
rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn. 
- Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê và Yên Thế. 
- Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào 
Cần vương? 
- Khởi nghĩa Yên Thế có các đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào 
Cần vương chống Pháp? 
Bài 22. XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN 
PHÁP 
Chuyển biến cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 
nhất của thực dân pháp. 
Bài 23. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 
TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIƯỚI THỨ NHẤT (1914) 
- Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng phương pháp bạo 
động. 
- Nêu những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng phương pháp 
cải cách 
- So sánh sự giống nhau giữa hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh 
đầu thế kỉ XX, với các tiêu chí sau: chủ trương cứu nước, biện pháp, hoạt động chính , hạn 
chế. 
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (Tham khảo) 
Câu 1. Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là: 
A. chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao, mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện. 
B. đứng trước nguy cơ bị các nước đế quốc xâm lược và thống trị. 
C.chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khung hoảng sâu sắc và đứng trước nguy cơ bị 
xâm lược. 
D.mầm mống kinh tế TBCN xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành kinh tế. 
Câu 2. Giữa thế kỉ XIX, tính chất xã hội Việt Nam là gì? 
A.Quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền. B.Một nước thuộc địa của Pháp. 
C.Thuộc địa của Tây Ban Nha. D.Phụ thuộc Pháp. 
Câu 3. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858), thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? 
A. Tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí. 
B. Tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết. 
C. Cùng với nhân dân đứng lên đánh Pháp đến cùng. 
D.Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. 
Câu 4. Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định năm 1859, 
thực dân Pháp chuyển sang lối đánh nào ? 
A. “Đánh chắc, thắng chắc”. B. “Chinh Phục từng gói nhỏ”. 
C. “Đánh lâu dài”. D. “Chinh phục từng địa phương”. 
Câu 5 .Nhận xét nào đúng về tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn? 
A.Yếu kém nhất khu vực Đông Nam Á. 
B. Đã đóng những chiến thuyền lớn và trang bị vũ khí hiện đại. 
C. Trang bị, phương tiện kỹ thuật còn rất lạc hậu. 
D.Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. 
Câu 6 .Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian. 
1. Pháp bị sa lầy ở Gia Định. 
2. Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà. 
3. Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. 
4. Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. 
A. 1-2-3-4. B. 4-1-2-3. C. 2-1-3-4. D. 2-1-4-3. 
Câu 7 .Vì sao sau hai bản Hiệp ước năm 1883 và 1884 nước ta chính thức rơi vào tay Pháp? 
 A. Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. B.Triều đình mất quyền cai trị nước ta. 
 C. Triều Nguyễn trở thành tay sai cho Pháp. D. Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta 
đã thất bại. 
Câu 8 .Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào sau khi Pháp chiếm được 
thành Hà Nội (1873)? 
A. Hợp tác với Pháp. B. Hoạt động cầm chừng. 
C.Tạm thời dừng hoạt động. D. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt. 
Câu 9 .Đâu không phải là thái độ của nhà Nguyễn sau khi Pháp chiếm được cửa biển Thuận 
An (Huế)? 
A. Xin đình chiến. B. Hoang mang,bối rối. 
C. Kí hiệp ước đầu hàng. D. Lãnh đạo nhân dân chống Pháp quyết liệt. 
 Câu 10.“Dập dìu trống đánh cờ xiêu 
Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. 
Hai câu thơ trên phản ánh nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam sau Hiệp ước nào? 
A. Nhâm Tuất B. Giáp Tuất. C. Hác măng D. Patơnốp. 
Câu 11.Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? 
A. Giải quyết vụ Đuy – puy. B. Khai thác tài nguyên khoáng sản. 
 C. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 
1862. 
Câu 12.Nội dung nào không nằm trong Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862? 
A. Pháp được triều đình nhà Nguyễn nhưỡng hẳn cho ba tỉnh miền Đông Nam Kì. 
B. Nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 20 vạn lạng bạc cho Pháp. 
C. Pháp được nhà Nguyễn nhượng hẳn cho ba tỉnh miền Tây Nam kì. 
D.Thành Vĩnh Long đượcchính thức trả về cho triều đình Huế. 
Câu 13.Điểm giống nhau nổi bật về kết quả trong hai chiến thắng tại Cầu Giấy lần thứ nhất 
và lần thứ hai là: 
A. quân Pháp hoang mang. B. làm nức lòng nhân daanta. 
C. cả hai tướng giặc điều bị thiệt mạng. D.triều đình nhà Nguyễn phải nhân 
nhượng. 
Câu 14.Nguyên nhân nào khiến Pháp đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần hai? 
A. Pháp muốn hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
B. Do nhu cầu cấp thiết về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận. 
C. Quân lính triều đình ở Bắc kì lực lượng mỏng và ít. 
D.Triều đình Huế đã suy yếu. 
Câu 15.So với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896), khởi nghĩa Yên 
Thế (1884 - 1913) có sự khác biệt căn bản là: 
A. ở mục tiêu chiến tranh và lực lượng tham gia. 
B. không bị chi phối của chiếu Cần vương. 
C. Hình thức phương pháp đấu tranh. 
D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào. 
Câu 16.Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần vương? 
A. Khởi nghĩa Ba Đình. 
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. 
C. Khởi nghĩa Hương Khê. 
D. Khởi nghĩa Yên Thế. 
Câu 17 .Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là : 
A. do muốn chống Pháp và chống phong kiến để giành độclập tự do. 
B. muốn giúp vua cứu nước. 
C. muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn. 
D. căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do. 
Câu 17.Trong các phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cuộc khởi nghĩa 
nào kéo dài lâu nhất? 
A. Khởi nghĩa Ba Đình. 
B.Khởi nghĩa Bãi Sậy. 
C. Khởi nghĩa Hương Khê. 
D. Khởi nghĩa Yên Thế. 
Câu 18. Ngày 1/9/1939, sự kiện nào đã diễn ra ở châu Âu? 
A. Đức thôn tính Tiệp Khắc. B. Đức gây hấn với Ba Lan. 
C. Quân đội Đức tấn công Ba Lan. D. Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn 
nhau được kí kết. 
Câu 19.“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là 
câu nói của ai”?. 
A. Trương Quyền. B. Nguyễn Hữu Huân. 
C. Trương Định. D. Nguyễn Trung Trực. 
Câu 20. Phong trào Cần vương diễn ra vào cuối thế kỉ XIX chi phối bởi hệ tư tưởng nào? 
A. Dân chủ tư sản. B. Phong kiến. 
C. Vô sản. D. Tư sản chủ nghĩa. 
Câu 21.Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định? 
A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng 
B. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn 
C. Gia Định không có quân triều đình đóng 
D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang 
Campuchia 
Câu 22 .Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh 
Nam Kì là đất thuộc Pháp? 
A. Hiệp ước Nhâm Tuất B. Hiệp ước Giáp Tuất 
C. Hiệp ước Hácmăng D. Hiệp ước Patơnốt 
Câu 23. Ý nghĩa của phong trào Cần vương là 
 A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam 
B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập 
C. Thổi bùng lên ngọn lửa đáu tranh cứu nước trong nhân dân 
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam 
Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì? 
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp 
B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ 
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất 
D. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX 
Câu 25 .Đặc điểm của phong trào Cần vương là 
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến 
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản 
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản 
D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân 
Câu 26. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là 
A. Khởi nghĩa Hương Khê B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh 
C. Khởi nghĩa Ba Đình D. Khởi nghĩa Bãi Sậy 
Câu 27 .Trước cuộc khi thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản 
là 
A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản 
B. Địa chủ phong kiến và tư sản 
C. Địa chủ phong kiến và nông dân 
D. Công nhân và nông dân 
Câu 28 .Giai cấp công nhân Việt Nam tập trung đông nhất ở ngành nào? 
A. Khai thác mỏ 
B. Đồn điền 
C. Công nghiệp đóng tàu 
D. Các xí nghiệp chế biến 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_11_nam_hoc_2019_2020.pdf