Đề cương ôn tập kt cuối kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021

III. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Thao tác lập luận (bác bỏ, bình luận)

- Nhận biết được các thao tác lập luận.

- Hiểu mục đích, tác dụng của việc sử dụng các thao tác lập luận.

- Biết cách vận dụng các thao tác lập luận khi viết văn nghị luận.

2. Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

3. Hầu trời (Tản Đà)

- Cảm nhận được một “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng giá trị đích thực của mình và khát khao được khẳng định giữa cuộc đời.

- Nắm được những sáng tạo về nghệ thuật của bài thơ

 

Đề cương ôn tập kt cuối kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập kt cuối kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập kt cuối kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập kt cuối kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập kt cuối kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập kt cuối kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

doc 6 trang viethung 04/01/2022 4460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kt cuối kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kt cuối kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập kt cuối kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ
NỘI DUNG ÔN TẬP KT CUỐI KỲ II
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 11
I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI
1. Hình thức: Tự luận
2. Thời gian làm bài: 90 phút.
II. CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC KỲ II
Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
+Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
+Nghị luận văn học (5,0 điểm)
III. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Thao tác lập luận (bác bỏ, bình luận)
- Nhận biết được các thao tác lập luận.
- Hiểu mục đích, tác dụng của việc sử dụng các thao tác lập luận.
- Biết cách vận dụng các thao tác lập luận khi viết văn nghị luận.
2. Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
3. Hầu trời (Tản Đà)
- Cảm nhận được một “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng giá trị đích thực của mình và khát khao được khẳng định giữa cuộc đời.
- Nắm được những sáng tạo về nghệ thuật của bài thơ.
4. Vội vàng (Xuân Diệu)
- Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu.
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ và hình ảnh thơ.
5. Tràng giang (Huy Cận)
- Cảm nhận được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
- Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.
6. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
- Cảm nhận được bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tầm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
7. Chiều tối (Hồ Chí Minh)
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Màu sắc cổ điển mà hiện đại của bài thơ.
8. Từ ấy (Tố Hữu)
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác động kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.
IV. GIỚI THIỆU ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN
Phần 1. Đọc hiểu( 3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hy vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hy vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi, nhưng hiếm khi nó tan vỡ Hy vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được Hy vọng cho chúng ta có thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc
 Hy vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó
 Hy vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được
 Hy vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa Hy vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động Và hy vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó có thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất
 Đừng bao giờ mất hy vọng!
 (Trích: Luôn mỉm cười với cuộc sống, Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ, 2011, tr5)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. (2,0 điểm) Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của hy vọng đối với tuổi trẻ được gợi ra từ phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
 	 Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
 (Vội vàng- Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr22)
ĐÁP ÁN 
Phần 
Câu 
Nội dung 
Điểm
I
1
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: Nghị luận
0.5
2
Biện pháp tu từ chính: Lặp cú pháp/ Điệp cú pháp: Hy vọng là Hy vọng đặt Hy vọng thúc giục
0,5
3
 Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một vài gợi ý:
- Đừng bao giờ đánh mất hy vọng.
- Lạc quan, yêu đời luôn là lẽ sống đẹp cho côn người
2.0
II
1
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, dung lượng, lập luận diễn đạt rõ ràng (nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc).
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Ý nghĩa của hy vọng đối với tuổi trẻ.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Giải thích: Hi vọng là tin tưởng và mong chờ điều tốt đẹp đến.
- Phân tích, chứng minh: 
+ Vì sao chúng ta có hi vọng: Không phải ai cũng gặp may mắn, niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời mà có khi gặp những điều ngược lại; hi vọng nuôi dưỡng cuộc sống trong những thời điểm bi đát nhất.
+ Ý nghĩa của hi vọng: Là yếu tố cơ bản tạo dựng thành công, hi vọng kết tinh thành niềm tin, trở thành lòng quyết tâm và biến thành hành động; hi vọng sẽ giúp ta đưa ra quyết định đúng đắn; hi vọng giúp sống lạc quan, giữ vững niềm tin, đương đầu với thử thách để hiện thực hóa ước mơ.
- Bàn luận, mở rộng: 
+ Hi vọng đối lập với thất vọng, tuyệt vọng, ảo vọng.
+ Phải biết đặt hi vọng đúng nơi, nỗ lực phấn đấu, tránh hi vọng xa rời thực tế, viển vông, vô ích.
+ Phê phán những người sống bi quan, ảo tưởng.
- Bài học nhận thứcc hành động và liên hệ bản thân:
Tuổi trẻ phải nhận thức hi vọng là động lực để bước đi trên con đường tương lai; phải tích cực học tập, rèn luyện, sống có ước mơ, hoài bão, biến hi vọng thành hiện thực.
1,0
d. Sáng tạo:
Diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả: 
Dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu (sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không được chấm điểm này)
0,25
2
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận để phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ “Vội vàng”.
- Kết cấu chặt chẽ, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở hiểu biết về tác giả và tác phẩm, học sinh biết phân tích, cảm thụ hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ “Vội vàng”. Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:
a. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
0,5
b. Phân tích 
b1. Hình ảnh thiên nhiên
- Vẻ đẹp của thiên nhiên:
+ Gần gũi, thân quen (nắng gió, hoa lá, ánh sáng, thanh âm).
+ Tươi đẹp, tràn đầy sức sống, niềm vui (đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, thần Vui gõ cửa).
+ Tình tứ, quyến rũ (ong bướm, tuần tháng mật, ngon như cặp môi gần).
- Thiên nhiên được diễn tả bằng những hình ảnh mới lạ; ngôn từ gợi cảm, tinh tế với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, so sánh); cú pháp tân kì.
b2. Cái tôi trữ tình
- Cái tôi trữ tình XD là cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ, đầy lòng ham sống:
+ Cách nhìn đời trẻ trung qua lăng kính tình yêu. Vẻ đẹp của con người được nhà thơ lấy làm chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên.
+ Tình cảm vừa thiết tha, rạo rực, đắm say (bộc lộ ham muốn khác thường; cách giới thiệu say sưa, vồ vập; cảm nhận thế giới xung quanh bằng mọi giác quan) vừa vội vàng, quyến luyến do cảm nhận được bước đi nhanh chóng của thời gian.
- Cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê; nhịp điệu gấp gáp; chuyển đổi thể thơ linh hoạt; từ ngữ táo bạo. 
2,0
2,0
c. Đánh giá chung
- Thiên nhiên tràn đầy sức sống và xuân tình; lối thể hiện rất hiện đại.
- Cái tôi thiết tha gắn bó với trần thế và khát khao thụ hưởng những hương sắc trần gian; biểu hiện của một quan niệm sống tích cực.
0,5

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kt_cuoi_ky_ii_mon_ngu_van_11_nam_hoc_2020_20.doc