Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11

I. Trắc nghiệm: (30%)

Câu 1: Đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?

a. Phát triển cao nhất trong lịch sử.

b. Rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử.

c. Tuyệt đối nhất trong lịch sử.

d. Hoàn bị nhất trong lịch sử.

Câu 2: Nền dân chủ chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của ai?

a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

b. Người lao động.

c. Giai cấp công nhân.

d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 03/01/2022 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Khối 11
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – K11 
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
I. Trắc nghiệm: (30%) 
Câu 1: Đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì? 
a. Phát triển cao nhất trong lịch sử. 
b. Rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử. 
c. Tuyệt đối nhất trong lịch sử. 
d. Hoàn bị nhất trong lịch sử. 
 Câu 2: Nền dân chủ chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của ai? 
 a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. 
 b. Người lao động. 
 c. Giai cấp công nhân. 
 d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. 
 Câu 3: Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây? 
 a. Yếu tố thể chất. 
 b. Yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần. 
 c. Yếu tố trí tuệ. 
 d. Yếu tố thể chất và tinh thần. 
 Câu 4: Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ là gì? 
 a. Tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. 
 b. Tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. 
 c. Góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 
 d. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, 
 chính sách của Đảng và Nhà nước. 
 Câu 5 : Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế hoặc trả tiền 
 thuê là để? 
 a. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên. 
 b. Hạn chế việc sử dụng, đảm bảo sự phát triển bền vững. 
 c. Ngăn chặn tình trạng huỷ hoại tài nguyên và môi trường đang diễn ra 
 nghiêm trọng. 
 d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến huỷ 
 hoại, chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt ảnh hướng đến phát 
 triển bền vững. 
 Câu 6 : Trong điều kiện hoà bình, vai trò chủ yếu của quốc phòng là gì? 
 a. Xây dựng và bảo vệ đất nước. 
 b. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 
 c. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 
 d. Giữ gìn an ninh kinh tế . 
 Câu 7: Nhà nước cần ưu tiên đầu tư thích đáng cho giáo dục và đào 
 tạo, bởi vì? 
 a. Điều đó thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. 
 b. Giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy sự 
 nghiệp CNH,HĐH. 
 c. Thúc đẩy phát triển kinh tế 
 d. Đảm bảo phúc lợi xã hội cho mọi người. 
 Câu 8: Chính sách đối ngoại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển 
của đất nước? 
a. Chủ động tạo ra quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với 
thế giới. 
b. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. 
c. Nâng cao vị trí nước ta trên thị trường quốc tế. 
d. Tất cả phương án trên. 
 Câu 9: Để thực hiện được mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ 
môi trường, chúng ta phải có những biện pháp nào? 
a. Quy định quyền sở hữu, trách nhiệm sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 
b. Tài nguyên được đưa vào sử dụng phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê. 
c. Khai thác đôi khi phải đi đôi với bảo vệ và tái tạo, có biện pháp bảo vệ 
môi trường. 
d. Tất cả các biện pháp trên. 
Câu 10: Văn hóa có vai trò quan trọng bởi vì? 
a. Văn hóa khơi dậy tiềm năng phát huy sức sáng tạo của con người. 
b. Văn hóa tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần. 
c. Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần. 
d. Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo 
ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần. 
II. Tự luận (70%): 
Câu 1: Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh 
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội? 
Câu 2: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên 
những phương diện nào? 
 Câu 3: Nêu mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải 
 quyết việc làm? Anh ( chị) có nhận xét gì về tình hình thất nghiệp ở nước 
 ta hiện nay? 
Câu 4: Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính 
sách dân số và giải quyết việc làm? 
Câu 5: Em hãy nêu tình hình tài nguyên và môi trường ở địa phương 
em? Trách nhiệm của em đối với việc bảo vệ môi trường như thế nào? 
Câu 6: Em hãy kể về hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường mà em 
biết hoặc trực tiếp tham gia và cho biết ý nghĩa của hoạt động đối với bản 
thân? 
Câu 7: Em hãy nêu nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. 
Nêu một vài hoạt động nhằm thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo 
mà em biết hoặc tham gia? 
Câu 8: Những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công 
nghệ là gì? 
Câu 9: Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ về 
việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến 
khoa học kỹ thuật mà em biết hoặc tham gia? 
Câu 10: Nhiệm vụ của văn hóa là gì? Em hiểu như thế nào là nền văn 
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? Lấy ví dụ. 
Câu 11: Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính 
sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa? Liên hệ với 
bản thân? 
Câu 12: Em hãy kể một vài tấm gương hiếu học vượt khó trong cuộc 
sống mà em biết? Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân? 
Câu 13: Theo em trong điều kiện hoà bình, vai trò chủ yếu của quốc 
phòng là gì? 
Câu 14: Nêu những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng 
và an ninh? 
Câu 15: Trình bày những nguyên tắc và phương hướng cơ bản để thực 
hiện chính sách đối ngoại. Theo em tại sao chúng ta phải chủ động và 
tích cực hội nhập quốc tế? 
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC 
CÔNG DÂN LỚP 11 
I. Trắc nghiệm: 
1b 2a 3b 4d 5d 
6b 7b 8d 9d 10d 
II. Tự luận: 
Câu 1: Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực 
– Trong lĩnh vực kinh tế: công dân có quyền tham gia sản xuất, kinh 
doanh bất kì ngành nghề nào mà pháp không cấm và bình đẳng trong việc 
thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 
 – Trong lĩnh vực chính trị: Mọi quyền lực thuộc về nhân dân: 
 + Ứng cử, bầu cử vào cơ quan quyền lực NN, các tổ chức chính trị- 
XH. 
 + Tham gia quản lí NN. 
 + Quyền kiến nghị. 
 + Tự do ngôn luận, báo chí thông tin. 
 + Giám sát, tố cáo, kiến nghị. 
– Làm chủ bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa: 
 + Quyền tham gia đời sống văn nghệ. 
 + Hưởng lợi ích sáng tạo văn hoá, nghệ thuật. 
 + Quyền sáng tác, phê bình văn hoá, nghệ thuật. 
– Trong lĩnh vực xã hội: Đảm bảo các quyền lợi về XH 
 + Quyền lao động. 
 + Quyền bình đẳng nam nữ. 
 + Hưởng quyền lợi bảo hiểm XH. 
 + Quyền bảo vệ sức khoẻ. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cống 
hiến và hưởng thụ. 
 + Quan tâm về vật chất và tinh thần. 
Câu 2: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên 
những phương diện là: 
- Một là: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân. 
- Hai là: Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế đôh tư hữu về tư liệu 
sản xuất. 
- Ba là: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác- Lenin làm nền tảng 
tinh thần của xã hội, 
- Bốn là: Dân chủ XHCN là nền dân chủ nhân dân lao động. 
- Năm là: Dân chủ XHCN gắn với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. 
Câu 3: 
- Mục tiêu: 
 + Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. 
 + Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí. 
 + Nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực. 
- Phương hướng: 
 + Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục. 
 + Nâng cao hiểu biết của người dân. 
 + Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. 
 + Nhà nước đầu tư đúng mức. 
Câu 4: 
– Chấp hành chính sách về dân số. 
– Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động. 
– Động viên người thân trong gia đình và những người xung quanh cùng 
chấp hành, đồng thời đấu tranh chống các hành vi vi phạm chính sách 
dân số và việc làm. 
– Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề 
nghiệp đúng đắn để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập cho 
bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. 
Câu 5: Học sinh tự nhận xét tình hình tài nguyên và môi trường ở địa 
phương. 
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi 
trường. 
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa 
phương. 
 Câu 6: 
Gợi ý: 
 – Thực hiện kế hoạch nhỏ, vệ sinh nhà ở, trường, lớp, nơi cộng cộng. 
– Ý nghĩa: mang lại không khí trong lành mát mẽ, giúp đỡ học sinh có 
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 
Câu 7: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo: 
– Nâng cao dân trí 
– Đào tạo nhân lực. 
– Bồi dưỡng nhân tài. 
Những hoạt động mà em biết: Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, có năng 
khiếu. Bên canh đó có chính sách bồi dưỡng học sinh yếu kém 
Câu 8: Những phương hướng cơ bản đó là: 
- Đổi mới cơ chế quản lí khoa học công nghệ. 
- Tạo thị trường cho khoa học công nghệ. 
- Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ. 
- Tập chung vào các nhiệm vụ trọng tâm. 
Câu 9: Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ. 
– Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và tư tưởng do cuộc sống đặt ra. 
– Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, 
chính sách của Đảng và NN. 
– Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền KT quốc 
dân. 
– Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả hoạt động của khoa học và công 
nghệ. 
Chế tạo ra nhiều loại máy móc hiễn đại phục vụ nông nghiệp 
Câu 10: Nhiệm vụ của văn hóa là: 
- Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. 
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư 
tưởng, trí tuệ, đạo đức,... 
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là: 
- Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng 
độc lập dân tộc và CNXH, và con người, vì hạnh phúc và sự phát triển 
phong phú, tự do , toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà 
giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tự nhiên và XH. 
- Tạo ra sức sống và bản lĩnh dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, 
những tinh hoa của dân tộc được hun đúc hàng nghìn năm lịch sử. 
Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đâm đà bản sắc 
dân tộc: 
- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò 
chủ đạo trong đời sống nhân dân. 
- Kế thừa và phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc. 
- Tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. 
- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng 
tạo văn hoá của nhân dân. 
Câu 11: Trách nhiệm của công dân với với chính sách giáo dục và đào 
tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa: 
- Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà 
nước về chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa. 
- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh 
hoa văn hóa nhân loại. 
- Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức 
- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán thói hư tật 
xấu trong xã hội. 
Câu 12: Tấm gương hiếu học đó là thầy Nguyễn Ngọc Ký. 
- Thầy Nguyễn Ngọc Ký – viết bằng đôi chân, 3 anh em mồ côi hiếu học 
ở Bình Địnhtrong trường, lớp mà học sinh đang học. Một nghị lực phi 
thường, một ý chí vững vàng, một quyết tâm sắc bén, họ đã vượt qua khó 
khăn và nghiệt ngã của cuộc sống để vượt lên số phận bất hạnh của mình. 
-Điều học tập của học sinh là: Cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng 
cha mẹ, thầy cô và xã hội đã chăm lo, để không hổ thẹn với chính mình 
và mọi người xung quanh. Học hỏi ở họ một tinh thần vượt khó, một sức 
mạnh vô cùng mãnh liệt 
Câu 13: Trong điều kiện hoà bình, vai trò chủ yếu của quốc phòng là xây 
dựng XHCN, nhưng không nới lỏng nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ 
quốc. 
Câu 14: Phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh 
là: 
- Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 
- Kết hợp quốc phòng với an ninh. 
- Kết hợp kinh tế- xã hội với quốc phòng an ninh. 
Câu 15: Những nguyên tắc là: 
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào 
nội bộ của nhau. 
- Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. 
 Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại là: 
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. 
- Củng cố và tăng cường uqan hệ quốc tế. 
- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân. 
- Chủ động tham gia vào các cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. 
- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_11.pdf