Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021

PHẦN A: GIỚI HẠN KIẾN THỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ II

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

 - Truyện hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).

II. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2,0 điểm): (khoảng 150 chữ)

 a. Nghị luận về tư tưởng, đạo lí

 b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

 

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 35 trang viethung 04/01/2022 3080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II – NGỮ VĂN 12
NĂM HỌC 2020 - 2021
( THAM KHẢO)
PHẦN A: GIỚI HẠN KIẾN THỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ II
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
 - Truyện hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).
II. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2,0 điểm): (khoảng 150 chữ)
	a. Nghị luận về tư tưởng, đạo lí
	b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
III. VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5,0 điểm): Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
	- Vợ chồng A Phủ (trích) của Tô Hoài
	- Vợ nhặt của Kim Lân
	- Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
	- Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
	- Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
PHẦN B: NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Hình thức làm bài: tự luận 100%
2. Thời gian làm bài: 90 phút 
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
1. Đề kiểm tra cho 1 trích đoạn bất kì thuộc truyện hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).
2. Hệ thống gồm 4 câu hỏi với các mức độ sau:
a. Nhận biết:
- Xác định được đề tài, cốt truyện, chi tiết, sự việc tiêu biểu.
- Nhận diện phương thức biểu đạt, ngôi kể, hệ thống nhân vật, biện pháp nghệ thuật,...của văn bản/đoạn trích.
b. Thông hiểu:
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp nghệ thuật,
- Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
c. Vận dụng:
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
II. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2,0 điểm): độ dài khoảng 150 chữ và có thể rơi vào một trong hai dạng đề sau:
1. Nghị luận tư tưởng đạo lí với 4 yêu cầu mức độ:
a. Nhận biết:
- Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.
b. Thông hiểu:
- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.
c. Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí.
d. Vận dụng cao:
- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.
2. Nghị luận hiện tượng đời sống với 4 yêu cầu mức độ:
a. Nhận biết:
- Nhận diện hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.
b. Thông hiểu:
- Hiểu được thực trạng/nguyên nhân/ các mặt lợi - hại, đúng - sai của hiện tượng đời sống.
c. Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống.
d. Vận dụng cao:
 - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.
III. VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5,0 điểm): 
1. Kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
2. Các mức độ học sinh cần đạt trong bài: 
a. Nhận biết:
- Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,...
b. Thông hiểu:
- Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.
- Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
c. Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam.
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả.
d. Vận dụng cao:
- So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.	
3. Nội dung ôn tập cụ thể từng tác phẩm: 
BÀI 1: VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
1. Tác giả - Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời: xem lại SGK
2. Tóm tắt truyện
	Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối.
	A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài
3. Nhân vật Mị
3.1. Hình ảnh Mị trong đoạn văn mở đầu truyện
- Một cô gái âm thầm, lẻ l ... hững đặc trưng của một người đàn bà miền biển lam lũ.
- Thái độ, hành động khi được mời tới toà án:
	+ Sợ sệt, lúng túng, tìm đến một góc tường để ngồi.
	+ Rón rén ngồi ghé vào chiếc ghế mà Đẩu mời.
	+ Van xin chính quyền đừng bắt chị bỏ người chồng vũ phu: “Quí toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” => kiên quyết không bỏ chồng bằng mọi giá.=> hành động ẩn chứa nhiều nghịch lí, gây bất ngờ đối với cả Đẩu và Phùng => một sự thật không dễ lí giải trong hoàn cảnh người đàn bà phải chịu đựng những trận đánh thừa sống thiếu chết.(ba ngày một trận nhỏ, năm ngày một trận lớn) => Câu hỏi đặt ra: điều gì khiến người đàn bà khốn khổ ấy tha thiết bám víu cuộc sống địa ngục kinh hoàng với người chồng hung bạo kia?
* Câu chuyện cuộc đời:
- Cách xưng hô: con, quý toà - chị, các chú => thay đổi tương quan: bị động, yếu thế, thiếu tự tin, bề dưới nói với bề trên - chủ động, bình đẳng, con ngưòi có hiểu biết nói với người đang lắng nghe.
- Nội dung câu chuyện:
	+ Xấu, buộc phải lấy anh hàng chài
	+ Đám đàn bà đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật => chồng hung hăng.
	+ Bất kể lúc nào khổ quá, chồng lại lôi ra đánh, ngay trên tàu, sau này xin mãi mới được lên bờ chịu đòn.
	+ Lí lẽ để “đừng bắt tôi bỏ nó”:
	+ Giá đẻ ít đi => biện minh cho hành động hung hăng của chồng bằng cách chỉ ra lỗi thuộc vê sự nghèo đói, lạc hậu, “đẻ lắm”.
	+ Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết nỗi vất vả của một người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông(...) những khi biển động => vì cần một trụ cột.
	+ Đàn bà trên thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình => vì trách nhiệm, tấm lòng vị tha, bản năng hi sinh của một người mẹ.
	+ Cũng có lúc vợ chồng con cái sống hòa thuận, vui vẻ => cuộc sống với ngưòi đàn ông “dã man” kia không phải không có những khoảnh khắc đầm ấm hạnh phúc.
è Nhận xét: Qua nội dung câu chuyện, cách kể và ngôn ngữ kể chuyện, thấy được:
- Số phận người đàn bà: đau khổ, bất hạnh, buộc phải bảo vệ, duy trì một cuộc sống bị
đày đoạ, đánh đập.
- Tính cách: yêu thương con, vị tha, nhân hậu, am hiểu lẽ sống giản đơn của một người đàn bà hàng chài.
- Sự lí giải, làm sáng tỏ hiện thực đời sống đầy nghịch lí mà Phùng và Đẩu “không thể hiểu được”.
7. Một số nhân vật khác: 
- Chánh án Đẩu:
	+ Là người đại diện cho công lý, luật pháp; có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lý.
	+ Nhưng Đẩu mới nhìn cuộc đời của người đàn bà vùng biển ở một phía, anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân.
- Nhân vật người chồng của người đàn bà hàng chài
	+ Vốn là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”
	+ Một gã đàn ông vũ phu, tàn nhẫn, ích kỉ.
	+ Một nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
- Thằng bé Phác
	+ Một cậu bé giàu tình cảm yêu thương đối với mẹ.
	+ Nhưng cũng giống như Đẩu, Phùng, nó mới chỉ nhìn thấy ở cha nó ở khía cạnh độc ác, tàn nhẫn mà chưa hiểu được “lẽ đời” bên trong.
	+ Hình ảnh tiêu biểu của những đứa trẻ trong những gia đình có nạn bạo hành.
8. Tấm ảnh trong “bộ lịch năm ấy”.
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” (đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” (đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời).
- Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
9. Một số đặc sắc về nghệ thuật.
- Xây dựng hình ảnh giàu giá trị biểu tượng: chiếc thuyền ngoài xa.
	+ Con thuyền có thật.
	+ Con thuyền biểu tượng cho: nghệ thuật, ẩn dụ cho kiếp người đơn độc trên đại dương cuộc đời.
- Điểm nhìn trần thuật: người kể chuyện Phùng - một người lính dày dặn kinh nghiệm chiến trường, một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa, một con người tha thiết đấu tranh cho sự công bằng => điểm nhìn trần thuật sắc sảo, giàu suy tư.
- Ngôn ngữ:
	+ Ngôn ngữ người kể chuyện: khách quan, chân thực, giàu sức thuyết phục (do sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật).
	+ Ngôn ngữ nhân vật: cá thể hoá (Ngôn ngữ của người đàn bà: lóng ngóng, van lơn khi mới đối diện với “quí toà”; chững chạc, thấu trải khi tự kể câu chuyện đời mình, dịu dàng, xa xót khi nói với con; lời lẽ của người đàn ông: tàn nhẫn, tục tằn,)
10. Chủ đề
Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với những cảnh đời, những thân phận trớ trêu, gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống đồng thời gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời; người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
 PHẦN C: ĐỀ MINH HỌA CỦA BỘ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ MINH HỌA
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn, lớp 12
 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:... Mã số học sinh:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên. Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội, mà men bờ sông ra ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa cảnh bom đạn và tàn phá những cái quý giá đó chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?
 (Trích Mảnh trăng cuối rừng, Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, 2018, tr. 46) 
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”.
Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét quan niệm về con người của tác giả trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
	Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tại nhiều địa phương đã xuất hiện cây ATM gạo để chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
	Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của hiện tượng trên. 
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. 
 (Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 7 - 8)
 ...................Hết..................	
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời ngôi kể là “tôi”: 0,75 điểm.
0,75
2
Hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích: con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn “Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom” vẫn cho: 0,75 điểm. 
0,75
3
Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn:
- Diễn tả vẻ đẹp tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của nhân vật Nguyệt.
- Tạo cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, gợi cảm.
Hướng dẫn chấm: 
- Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm.
- Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm.
1,0
4
Nhận xét quan niệm về con người của tác giả trong đoạn trích: 
- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ những năm chống Mĩ cứu nước.
- Quan niệm có ý nghĩa tích cực, tiến bộ, thể hiện khuynh hướng lãng mạn của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh nêu được quan niệm: 0,25 điểm.
- Học sinh nhận xét quan niệm: 0,25 điểm.
0,5
II
LÀM VĂN
7,0
1
Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của hiện tượng cây ATM gạo ở nhiều địa phương trong lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Suy nghĩ về ý nghĩa của hiện tượng cây ATM gạo ở nhiều địa phương trong lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của hiện tượng cây ATM gạo ở nhiều địa phương. Có thể theo hướng sau:
Thể hiện tinh thần đoàn kết, chia sẻ cộng đồng tạo nên sức mạnh vượt qua dịch bệnh.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
2
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn truyện.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện (0,25 điểm)
0,5
* Phân tích tâm trạng và hành động nhân vật Mị
- Hoàn cảnh: Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, đêm tình mùa xuân.
- Tâm trạng và hành động
+ Tâm trạng: niềm vui sướng khi hoài niệm về quá khứ tươi đẹp, ý thức về sức sống tuổi trẻ, về quyền sống, về thân phận.
+ Hành động: Mị uống rượu thể hiện sự uất hận, cay đắng của thân phận nô lệ; thổi sáo thể hiện niềm khao khát tự do.
- Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tha thiết,...
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.
- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm.
- Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm.
2,5
* Đánh giá
- Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
- Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Tô Hoài.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Tô Hoài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
Tổng điểm
10,0
..........................Hết............................

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ki_ii_mon_ngu_van_12_nam_hoc_2020_2021.docx