Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021

Phần 1: Trắc nghiệm

Chủ đề: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC.

Nhận biết

Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tư tưởng giáo điều B. Đạo đức

C. Hủ tục D. Tôn giáo phản diện

 

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

docx 7 trang viethung 04/01/2022 9020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Giáo dục công dân Khối 10 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II 
KHỐI 10 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: GDCD– LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Phần 1: Trắc nghiệm
Chủ đề: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC.
Nhận biết
Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tư tưởng giáo điều	B. Đạo đức
C. Hủ tục	D. Tôn giáo phản diện
Câu 2. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là
A. pháp luật	B. tín ngưỡng	C. phong tục D. đạo đức
Câu 3. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Đạo đức	B. Pháp quyền	C. Công ước	D. Điều lệ
Câu 4:Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Nghĩa vụ	B. Hạnh phúc	C. Nhân phẩm	D. Danh dự
Câu 5:Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hòa nhập	B. Hợp tác	C. Lương tâm	D. Đấu tranh
Câu 6:Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được trong cuộc sống, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hợp tác	B. Nhân phẩm
C. Trách nhiệm	D. Hòa nhập
Câu 7:Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Nghĩa vụ	B. Lương tâm	C. Danh dự	D. Trách nhiệm
Câu 8:Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được thỏa mãn các nhu cầu chân chính, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Nghĩa vụ	. Danh dự	C. Nhân phẩm	D. Hanh phúc
Câu 9:Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và
A. xã hội	B. tư duy	C. tự nhiên	D. bản thân
Câu 10. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của
A. gia đình	B. anh em	C. cộng đồng	D. lãnh đạo
Câu 11:Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
A. danh dự	B. nhân phẩm	C. lương tâm	D. nghĩa vụ
Câu 12:Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là?
A. Tự trọng	B. Danh dự	C. Hạnh phúc	D. Nghĩa vụ
Câu 13:Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có
A. tự ái	B. tự trọng	C. danh dự	D. nhân phẩm
Câu 14. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là người
A. có lòng tự trọng	B. có lòng tự tin
C. đáng tự hào	D. đáng ngưỡng mộ
Câu 15. Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có
A. nhân phẩm	B. ý thức	C. danh dự	D. tình cảm
Thông hiểu
Câu 1:Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc vì đạo đức là nền tảng của vấn đề gì?
A. Cạnh tranh độc quyền	B.Hạnh phúc gia đình
C. Quyết định quá trình sản xuất	D. Xóa bỏ sự phân biệt giàu nghèo
Câu 2:Vai trò nào sau đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?
A. Giúp con người có ý thức sống thiện.	B. Chấm dứt hoàn toàn tình trạng thất nghiệp.
C. Góp phần hoàn hiện công bằng tuyệt đối.	D. Chia đều mọi của cải trong xã hội.
Câu 3:Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?
A. Tự ý lấy đồ của người khác	B. Chen lấn khi xếp hàng
C. Chen lấn khi xếp hàng	D. Thờ ơ với người bị nạn
Câu 4:Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội?
Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững.
Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Làm cho xã hội hạnh phúc hơn.
Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau.
Câu 5. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?
Giúp mọi người vượt qua khó khăn
Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao
Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người
Góp phần hoàn thiện nhân cách con người
Câu 6:Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Học thày không tày học bạn.	B. Lá lành đùm lá rách
C. Có chí thì nên	D. Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu 7:Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá nhân cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình, đó là trạng thái nào sau đây của lương tâm?
A. Cắn rứt	B. Thanh thản	C. Day dứt	D. Hối hận
Câu 8:Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ?
A. Kinh doanh đóng thuế	B. Tôn trọng pháp luật
C. Bảo vệ trẻ em	D. Tôn trọng người già
Câu 9:Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có nhân phẩm?
A. Bán hàng giả, hàng kém chất lượng	B. Bán hàng đúng giá cả thị trường
C. Giúp đỡ người nghèo	D. ủng hộ đồng bào lũ lụt
Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
Nhận biết
Câu 1:Sự rung cảm quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tình yêu	B. Tình bạn	C. Tình đồng nghiệpD. Tình đồng hương
Câu 2:Tình yêu trong sáng lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tình mẫu tử.	B. Tình đồng đội.	C. Tình yêu chân chính.	D. Tình đồng chí.
Câu 3: Một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tình yêu. B. Gia đình.	C. Làng xã.	D. Đồng môn.
Câu 4: Con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự tồn tại và hát triển của xã hội, là thể hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?
A. Duy trì nòi giống.	B. Cân bằng giới tính.
C. Bình ổn dân số.	D. Phân cấp vùng miền.
Câu 5:Các gia đình cần tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các thành viên, là thể hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?
A. Duy trì nòi giống.	B. Đẩy mạnh truyền thống.
C. Thúc đẩy hợp tác.	D. Phát triển kinh tế.
Câu 6:Việc tạo ra môi trường sống àn toàn, lành mạnh cho mỗi thành viên trong gia đình là biểu hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?
A. Triệt tiêu mọ loại quan hệ.	B. Chia đều của cải trong xã hội.
C. Tổ chức đời sống gia đình.	D. Xóa bỏ chênh lẹch giàu nghèo.
Câu 7:Cha mẹ cần làm tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội, là thể hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?
A. Hạn chế thu nhập cá nhân.	B. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
C. Kiềm chế hợp tác quốc tế.	D. Tăng cường phân chia giai cấp.
Câu 8:Tình yê chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm
A. đạo đức của xã hội.	B. đã trở nên nỗi thời.
C. của chủ nghĩa duy tâm.	D. mang tư tưởng cực đoan.
Câu 9:Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ nào sau đây?
A. Huyết thống.	B. Vợ chồng.	C. Đồng nghiệp.	D. Xã hội.
Câu 10:Sự rung cảm, quyến luyên ssaau sắc giữa hai người khác giới. Tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tình bạn.	B. Tình đồng chí.	C. Tình yêu. D. Tình đồng nghiệp.
Câu 11:Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là
A. tình yêu.	B. tình bạn.	C. tình đồng đội.	D. tình đồng hương.
Câu 12:Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phẩm chất
A. đạo đức xã hội.	B. cá tính con người.
C. nhân cách con người.	D. đạo đức cá nhân.
Câu 13:Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có
A. quan niệm thức thời về tình yêu.	B. quan niệm đúng đắn về tình yêu.
C. quan điểm rõ ràng về tình yêu.	D. cách phòng ngừa trong tình yêu.
Câu 14. Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của mỗi cá nhân nhưng không hoàn toàn là việc
A. riêng của cá nhân.	B. tự nguyện của cá nhân.
C. bắt buộc của cá nhân.	D. phải làm của cá nhân.
Câu 15. Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của
A. gia đình.	B. xã hội.	C. cộng đồng.	D. những người yêu nhau.
Câu 16:Độ tuổi quy định kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
A. 18 tuổi .	B. 19 tuổi .	C. 20 tuổi .	D. 21 tuổi.
Câu 17:Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Cơ sở vật chất.	B. Nền tảng gia đình.
C. Tình yêu chân chính.	D. Văn hóa gia đình.
Câu 18:Tự do trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do như thế nào dưới đây?
A. Kết hôn theo luật định.	B. Lấy bất cứ ai mà mình thích.
C. Kết hôn ở độ tuổi mình thích.	D. Lấy vợ, chồng theo ý muốn gia đình.
Câu 19. Một trong những nội dung của hôn nhân tiến bộ là
A. tổ chức hôn lễ linh đình	B. báo cáo họ hàng hai bên.
C. viết cam kết hôn nhân tự nguyện.	D. đăng kí kết hôn theo luật định.
Câu 20:Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở quyền tự do nào dưới đây?
A. Li hôn.	B. Tái hôn.	C. Chia tài sản	D. Chia con cái.
Câu 21:Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân
A. ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế.	B. một vợ, một chồng và bình đẳng.
C. tự do và dựa vào nền tảng gia đình.	D. có sự trục lợi về kinh tế.
Thông hiểu:
Câu 1:Đối với nam nữ thanh niên, việc làm nào dưới đây cần tránh trong tình yêu?
A. Yêu đương quá sớm.	B. Độ lượng, bao dung.
C. Quan tâm, sâu sắc.	D. Chân thành, tin cậy.
Câu 2:Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào sau đây?
A. Trung thực, chân thành từ hai phía.	B. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.
C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ nhau.	D. Yêu một lúc nhiều người.
Câu 3:Nội dung nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa tình yêu và hôn nhân?
Tự do quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Tình yêu chân chính dẫn đến hôn nhân.
Kết hôn vì mục đích kinh tế.
Buộc phải làm mẹ đơn thân.
Câu 4:Việc cá nhân được tư do kết hôn theo luật định là thể hiện nội dung nào sau đây của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?
A. Bắt buộc.	B. Làm chủ.	C. Tự nguyện.	D. Độc lập.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây là một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?
A. Vợ chồng bình đẳng.	B. Anh chị em đoàn kết.
C. Cha mẹ yêu thương con.	D. Ông bà chăm sóc cháu.
Câu 6:Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính?
A. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân.	B. Có sự chân thanh, tin cậy từ hai phía.
C. Quan tâm sâu sắc không vụ lợi.	D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến.
Câu 7. Điều nào dưới đây nên tránh trong tình yêu nam nữ?
A. Có tình cảm trong sang, lành mạnh.	B. Có hiểu biết về giới tính.
C. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.	D. Có sự thông cảm sâu sắc cho nhau.
Câu 8.Việc nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người?
A. Yêu nhau vì lợi ích.	B. Tôn trọng người yêu.
C. Tặng quà cho người yêu.	D. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Câu 9. Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Trung thực, chân thành từ hai phía.	B. Ghen tuông, giận hờn vô cớ.
C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.	D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.
Câu 10. Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng.	B. Thân mật và gần gũi.
C. Quan tâm và chăm sóc.	D. Lấp lửng trong cách ứng xử.
Câu 11:Trong chế độ phong kiến, hôn nhân thường dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Lợi ích kinh tế.	B. Lợi ích xã hội.
C. Tình yêu chân chính.	D. Tình bạn lâu năm.
Câu 12:Một trong những nội dung của hôn nhân tiến bộ là
B. tổ chức hôn lễ linh đình.	C. báo cáo họ hàng hai bên.
D. viết cam kết hôn nhân tự nguyện.	A. đăng kí kết hôn theo luật định.
Câu 13. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?
A. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế.	B. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu
C. Hôn nhân phải được sự đồng ý của bố mẹ.	D. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối.
Câu 14:Câu nào dưới đây thể hiện sự biết ơn của con cái đối với cha mẹ?
A. Cha mẹ sinh con Trời sinh tính.	B. Con hơn cha là nhà có phúc.
C. Con dại cái mang.	D. Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
Câu 15:Việc làm nào sau đây của nam nữ thanh niên là biểu hiện của tình yêu chân chính?
A. Quan tâm sâu sắc đến nhau.	B. Yêu một lúc nhiều người.
C. Vụ lợi trong tình yêu.	D. Thiếu tôn trọng người mình yêu.
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG.
Nhận biết:
Câu 1:Những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Cộng đồng.	B. Nghĩa vụ.	C. Đấu tranh.	D. Phát triển.
Câu 2:Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Cộng đồng.	B. Cân bằng.	C. Trách nhiệm.	D. Nhân nghĩa.
Câu 3: Sống gần gũi, không xa lánh mọi người, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tồn tại.	B. Cao thượng.	C. Hòa nhập. D. Biết ơn.
Câu 4: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Nhân nghĩa.	B. Hợp tác.	C. Cao thượng.	D. Biết ơn.
Câu 5:Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khói trong sinh hoạt được gọi là
A. cộng đồng.	B. tập thể.	C. dân cư.	D. làng xóm.
Câu 6:Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội
A. của đất nước	B. của cán bộ, công chức.
C. của tập thể người lao động.	D. của con người
Câu 7. Mỗi người là một thành viên, một tế bào
A. của Nhà nước.	B. của thời đại.
C. của nền kinh tế đất nước.	D. của cộng đồng
Câu 8. Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy đinh, những nguyên tắc
A. của cuộc sống.	B. của cộng đồng.	C. của đất nước.	D. của thời đại.
Câu 9:Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người
A. theo nguyên tắc.	B. theo lẽ phải.
C. theo tình cảm	D. theo từng trường hợp.
Câu 10:Sống gần gũi với mọi người và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là biểu hiện của
A. sống có trách nhiệm.	B. sống hòa nhập.
C. sống hợp tác.	D. sống tích cực.
Câu 11:Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lân nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là
A. đoàn kết.	B. hợp tác.	C. giúp đỡ.	D. đồng lòng.
Câu 12:Hợp tác phải dựa trên yếu tố nào dưới đây?
A. Tự giác, tự lực, tự chủ.	B. Tự nguyện, bình đẳng.
C. Cần cù, sang tạo.	D. Nhiệt tình, chân thành.
Thông hiểu:
Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người?
A. Chăm lo cuộc sống của cá nhân.	B. Phát triển kinh tế xã hội.
C. Đảm bảo an nimh quốc phòng.	D. Bảo vệ môi trường.
Câu 2:Công dân cần thực hiện việc làm nào sau đây khi sống trong cộng đồng?
A. Sống khép kín, xa rời tập thể.	B. Tuyệt đối hóa lợi ích nhóm.
C. Kết bè phái gây mâu thuẫn.	D. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn.
Câu 3:Việc làm nào sau đây của học sinh không thể hiện trách nhiệm sống hòa nhập trong cộng đồng?
A. Phản đối quan hệ hợp tác.	B. Tích cực tham gia hoạt động tập thể.
C. Cởi mở, chan hòa với mọi người.	D. Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 4: Các thành viên trong tập thể lớp cùng trao đổi để giải quyết các công việc chung, là thể hiện chuẩn mực đạo đức nào sau đây của công dân trong cộng đồng?
A. Hợp tác.	B. Cạnh tranh.	C. Cao thượng.	D. Biết ơn.
Câu 5:Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của nhân nghĩa?
Yêu thương mọi người như nhau.
Không có chấp với người có lỗi lầm, biết hối cải.
Yêu ghét rõ ràng.
Luôn nhường nhịn trong cuộc sống.
Câu 6: Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?
A. Lòng thương người.	B. Nhân nghĩa.	C. Biết ơn.	D. Nhân đạo.
Câu 7:Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Nhân ái, thương yêu con người.
Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân.
Sẵn sang giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.
Câu 8:Nhường nhịn, giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước là việc làm thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng?
A. Trách nhiệm.	B. Nhân nghĩa.	C. Thương người	D. Thân ái.
Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập?
A. Sống tự do trong xã hội.	B. Sống gần gũ, chan hòa với mọi người.
C. Sống theo sở thích cá nhân.	D. Sống phù hợp với thời đại.
Câu 10:Những chuẩn mực đạo dức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?
A. Yêu nước, yêu tập thể.	B. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
C. Rộng lượng, chân thành.	D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.
Câu 11:Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác trong học sinh?
Bàn bạc vớ nhau về việc gây chia rẽ trong lớp học.
Cùng nhau thảo luận bài tập nhóm.
Hai người hát chung một bài.
Hai người mắng một người.
Câu 12: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác giữa các địa phương ở Việt Nam?
Chính quyền xã A và xã B cùng bàn với nhau về việc cô lập xã C.
Nhân dân thôn C và thôn D cùng nhau công kích nhân dân xã E.
Xã P và xã Q cùng nhau xây dựng cây cầu nối đường đi chung giữa hai xã.
Hai thôn cạnh nhau bàn bạc rất nhiều về làm đường đi chung nhưng không có kết quả.
Phần 2: Tự luận:
Chủ đề: Đạo đức và nột số phạm trù cơ bản của đạo đức học. ( phần đạo đức)
Bài 13: Công dân với cộng đồng.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_10_chu.docx