Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Khảo sát qui trình xạ trị VMAT trong điều trị bệnh nhân ung thư vòm hầu. Trong đó, tập trung

vào việc khảo sát, phân tích và đánh giá qui trình lập kế hoạch xạ trị và chất lượng kết quả của kế hoạch điều trị.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu hồi cứu 30 bệnh nhân

ung thư vòm hầu được xạ trị bằng kĩ thuật VMAT tại bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh từ 05/2018 đến

03/2020. Khối bướu và hạch nguyên phát (PTV70) nhận liều chỉ định là 70Gy với phân liều xạ từ 33 - 35;

được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn RTOG 0615, chỉ số phù hợp CI và chỉ số đồng nhất HI. Các cơ quan

quí vùng đầu - cổ nằm trong giới hạn cho phép theo các tiêu chuẩn của RTOG.

Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng liều trên PTV70 là 73,3%. Chỉ số CI và HI lần lượt đạt 1,28 ± 0,25

và 0,07 ± 0,02 (tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng lần lượt là 86,7% và 100%). Đa số các cơ quan đều nằm trong giá

trị cho phép; trong đó, liều tối đa vào thân não, tủy sống và giao thoa thị lần lượt là 48,89 ± 5,63[Gy]; 36,32

± 2,86[Gy] và 27,34 ± 21,62[Gy] (tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng là 100%, 100% và 93,3%). Liều trung bình vào

tuyến mang tai trái là 27,92 ± 5,03[Gy] và tuyến mang tai phải là 28,76 ± 5,34[Gy].

Kết luận: Kĩ thuật xạ trị VMAT trong điều trị bệnh nhân ung thư vòm hầu đạt hiệu quả điều trị cao; từ

việc đảm bảo khối bướu nhận đủ liều; bảo vệ tốt các cơ quan quí cho đến góp phần hạn chế các biến

chứng và nâng cao chất lượng bệnh nhân trong/ sau điều trị tốt hơn; đặc biệt đối với bướu ở giai đoạn

T1,T2.

Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 10440
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá việc điều trị ung thư vòm hầu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình cung (vmat) tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 251 
ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM HẦU BẰNG 
KỸ THUẬT XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN THỂ TÍCH HÌNH CUNG (VMAT) 
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
LÊ VĂN PHƯƠNG1, NGÔ TRUNG NGHĨA2 
Địa chỉ liên hệ: Lê Văn Phương 
Email:phuongvanle007@gmail.com 
Ngày nhận bài: 05/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Kỹ sư Vật lý Y khoa - Công ty TNHH TM ĐT Vinh Khang 
2 Kỹ sư - Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư vòm hầu là một loại ung thư phổ biến ở 
châu Á, nhất là ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ung 
thư vòm hầu đứng hàng thứ 6 về suất độ thường 
gặp[1]. Tuy nhiên, ung thư vòm hầu rất khó để phát 
hiện sớm vì vùng vòm hầu không dễ dàng để kiểm 
tra và triệu chứng của ung thư này gần giống với 
những triệu chứng của bệnh thông thường khác. 
Hiện nay, xạ trị là phương pháp điều trị phổ 
biến vì kết quả điều trị mang lại hiệu quả cao. 
Ung thư vòm hầu có vị trí khối bướu nằm sâu bên 
trong vùng đầu - cổ, vùng này gồm nhiều nhóm hạch 
bạch huyết và có hệ cơ quan quí rất phức tạp 
thường nằm liền kề khối bướu. Do đó, một kĩ thuật 
xạ trị vừa đáp ứng bướu nhận đủ liều chỉ định vừa 
bảo vệ tất cả các cơ quan quí không phải là điều 
đơn giản. Các kỹ thuật xạ trị trước đây như 2D, 
3D-CRT ít nhiều đều có những hạn chế. Sau đó, 
kĩ thuật xạ trị điều biến cường độ IMRT ra đời nhằm 
khắc phục các hạn chế của 3D-CRT. Những hình 
thức của IMRT ngày càng cải tiến và phát triển, hình 
thức nổi bật nhất của IMRT hiện nay là là kĩ thuật xạ 
trị điều biến thể tích hình cung VMAT (Rapid Arc). 
Năm 2008, kĩ thuật VMAT ra đời nhằm đáp ứng 
kỳ vọng của xạ trị, hướng tới không chỉ liều xạ vào 
khối bướu đạt độ phù hợp cao, đủ liều chỉ định; bảo 
vệ các cơ quan quí dưới ngưỡng cho phép mà còn 
kiểm soát liều xạ của các vùng mô nằm trong trường 
chiếu hiệu quả, hạn chế các biến chứng một cách tối 
ưu và đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh 
nhân tốt hơn. 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát qui trình xạ trị VMAT trong điều trị bệnh nhân ung thư vòm hầu. Trong đó, tập trung 
vào việc khảo sát, phân tích và đánh giá qui trình lập kế hoạch xạ trị và chất lượng kết quả của kế hoạch điều 
trị. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu hồi cứu 30 bệnh nhân 
ung thư vòm hầu được xạ trị bằng kĩ thuật VMAT tại bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh từ 05/2018 đến 
03/2020. Khối bướu và hạch nguyên phát (PTV70) nhận liều chỉ định là 70Gy với phân liều xạ từ 33 - 35; 
được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn RTOG 0615, chỉ số phù hợp CI và chỉ số đồng nhất HI. Các cơ quan 
quí vùng đầu - cổ nằm trong giới hạn cho phép theo các tiêu chuẩn của RTOG. 
Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng liều trên PTV70 là 73,3%. Chỉ số CI và HI lần lượt đạt 1,28 ± 0,25 
và 0,07 ± 0,02 (tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng lần lượt là 86,7% và 100%). Đa số các cơ quan đều nằm trong giá 
trị cho phép; trong đó, liều tối đa vào thân não, tủy sống và giao thoa thị lần lượt là 48,89 ± 5,63[Gy]; 36,32 
± 2,86[Gy] và 27,34 ± 21,62[Gy] (tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng là 100%, 100% và 93,3%). Liều trung bình vào 
tuyến mang tai trái là 27,92 ± 5,03[Gy] và tuyến mang tai phải là 28,76 ± 5,34[Gy]. 
Kết luận: Kĩ thuật xạ trị VMAT trong điều trị bệnh nhân ung thư vòm hầu đạt hiệu quả điều trị cao; từ 
việc đảm bảo khối bướu nhận đủ liều; bảo vệ tốt các cơ quan quí cho đến góp phần hạn chế các biến 
chứng và nâng cao chất lượng bệnh nhân trong/ sau điều trị tốt hơn; đặc biệt đối với bướu ở giai đoạn 
T1,T2. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 252 
Cho đến nay, các nghiên cứu và báo cáo về 
kĩ thuật VMAT tại Việt Nam là rất ít ỏi, đặc biệt là 
trong xạ trị ung thư vòm hầu nói riêng và ung thư 
vùng đầu - cổ nói chung. Trong nghiên cứu công 
trình này, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân tích 
hồi cứu kết quả của các kế hoạch xạ trị VMAT 
đối với ung thư vòm hầu tại Bệnh viện Ung Bướu 
TP. Hồ Chí Minh. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Đối tượng 
30 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vòm 
hầu và được tiến hành xạ trị bằng kĩ thuật VMAT tại 
Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh từ 05/2018 
đến 03/2020. 
Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu hồi cứu 30 ca. 
Phân loại giai đoạn bệnh theo chỉ số TNM của 
Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế UICC 
1997[5]. 
Phương tiện: Phần mềm lập kế hoạch Eclipse 
13.6 và máy gia tốc Truebeam của hãng Varian. 
Quy trình xạ trị VMAT: Lựa chọn bệnh nhân 
Cố định - Mô phỏng bệnh nhân Lập kế hoạch 
xạ trị Đảm bảo chất lượng kế hoạch Xạ trị - 
Theo dõi. 
Quy trình lập kế hoạch xạ trị VMAT được tiến 
hành theo trình tự sau 
Xác định thể tích đích và cơ quan quí (OAR) 
Các thể tích đích (GTV, CTV, PTV) được xác 
định theo hướng dẫn của ICRU số 50, ICRU số 62 
và sự đồng thuận chung của các tổ chức: 
DAHANCA, EORTC, GORTEC, NCIC, RTOG. 
Trong đó, liều xạ vào khối bướu và hạch nguyên 
phát (PTV70) là 70Gy với 33 - 35 phân liều[2]. 
Các cơ quan quí vùng đầu - cổ như: thân não, 
tủy sống, thần kinh thị, giao thoa thị, tuyến mang tai, 
khoang miệng,.. Trong đó, các cơ quan có cấu trúc 
nối tiếp (Serial organ) cần xác định thể tích cơ quan 
quí có nguy cơ chiếu xạ (Planning organ at risk 
volume, PRV)[2]. 
Thiết kế thông số cung xạ 
Số cung xạ: 2 - 4 cung. Các cung này bao gồm: 
toàn cung (full arc, cung quay 360o), nửa cung (half 
arc, cung quay 180o độ) hoặc cung bất kì (partial arc, 
cung quay một góc bất kì)[3]. 
Tâm cung xạ: Tại thanh quản[4]. 
Quay hệ chuẩn trực (collimator) và quay bàn (kĩ 
thuật “non-coplanar”): Các góc của bộ chuẩn trực 
được quay từ 10 - 45° và ở dạng “đối dấu” (ví dụ: 
cung xạ thứ nhất chọn bộ chuẩn trực quay 20° và 
cung xạ thứ hai chọn bộ chuẩn trực quay -20°), đồng 
thời kết hợp quay bàn với góc thích hợp[3]. 
Tối ưu hóa 
Khi các thông số của cung xạ được chọn, máy 
tính sẽ tiến hành tối ư ... cả các kế hoạch được đánh giá một cách 
cẩn thận, chi tiết dưới sự hợp tác chặt chẽ giữa bác 
sĩ và kĩ sư vật lí y khoa về cả mặt định tính và mặt 
định lượng, bao gồm: 
 Đánh giá dựa vào biểu đồ liều lượng - thể 
tích (Dose Volume Histogram, DVH). 
 Đánh giá dựa vào phân bố liều trên từng lát 
cắt CT. 
 Đánh giá dựa vào chỉ số đồng nhất HI và chỉ 
số phù hợp CI. 
Tiêu chuẩn đánh giá 
Thể tích PTV70 và cơ quan quí: Tiêu chuẩn 
RTOG[6-9]. 
Chỉ số phù hợp CI: Công thức ICRU 62[10] và 
tiêu chuẩn RTOG[13]: 
Trong đó: là thể tích PTV70; là thể 
tích đường liều tham chiếu, trong nghiên cứu này, 
chúng tôi dùng là . 
Chỉ số đồng nhất HI: Công thức ICRU 83[11] và 
tiêu chuẩn RTOG[12]: 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 253 
: là liều vào x% thể tích. 
: là liều vào x (cc) thể tích. 
D_max, D_min, D_mean: lần lượt là liều tối đa, 
liều tối thiểu và liều trung bình. 
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 
Đặc điểm bệnh nhân 
Bảng 1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu 
Đặc điểm bệnh nhân Thông số Số lượng Tỉ lệ 
Tuổi Từ 26 - 74 tuổi, Trung bình: 50 tuổi 
Giới tính Nam Nữ 
21 
9 
70% 
30% 
Khối bướu 
T1 10 33,3% 
T2 9 30% 
T3 8 26,7% 
T4 3 10% 
Giai đoạn 
I 3 10% 
II 7 23,3% 
III 14 46,7% 
IV - A 
IV - B 
3 
3 
10% 
10% 
Kết quả xạ trị 
Bảng 2. Thống kê giá trị trung bình của liều hấp thụ trên PTV70 
Cấu trúc Thông số Liều yêu cầu (Gy) (RTOG 0615) Liều hấp thụ (Gy) 
TV70 Liều vào 95% thể tích (D95%) ≥ 70 70,04 ± 0,70 
Liều vào 99% thể tích (D99%) ≥ 65,1 68,90 ± 1,43 
Liều vào 20% thể tích (D20%) ≤ 77 73,16 ± 0,91 
Liều vào 5% thể tích (D5%) ≤ 80 74,00 ± 1,00 
Liều trung bình (D_mean) ≤74 72,08 ± 0,73 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 254 
Biểu đồ 1. Tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí trên PTV70 theo RTOG 0615 
Bảng 3. Thống kê giá trị trung bình chỉ số CI, HI trên PTV 70 
Chỉ số Tiêu chuẩn RTOG Kết quả 
CI 1 ≤ CI ≤ 2 1,28 ± 0,25 
HI 0 ≤ HI ≤ 2 0,07 ± 0,02 
Biểu đồ 2. Tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng chỉ số CI, HI trên PTV70 
Bảng 4. Thống kê giá trị trung bình của liều lượng trên các cơ quan quí 
Cấu trúc Thông số Liều yêu cầu (Gy) Liều hấp thụ (Gy) 
Thân não D_max < 54 48,89 ± 5,63 D1% < 60 45,02 ± 5,87 
Tủy sống D_max < 45 36,32 ± 2,86 
Giao thoa thị D_max < 54 27,34 ± 21,62 D1% < 60 26,03 ± 21,02 
Thần kinh thị 
D_max < 54 Trái: 21,31 ± 20,02 Phải: 21,13 ± 21,05 
D1% < 60 Trái: 20,30 ± 19,34 Phải: 19,94 ± 20,31 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 255 
Mắt D_mean <35 Trái: 6.52 ± 3,76 Phải: 7,62 ± 6,31 
Thủy tinh thể D_max <10 Trái: 5,17 ± 1,87 Phải: 6,36 ± 6,28 
Tuyến mang tai (1 bên) 
D_mean <26 Trái: 27,92 ± 5,03 Phải: 28,76 ± 5,34 
D50% <30 Trái: 26,15 ± 5,63 Phải: 26,60 ± 5,79 
Xương hàm dưới D_max <70 Trái: 70,17 ± 3,38 D1cc <75 Phải: 66,09 ± 3,41 
Khớp thái dương hàm (TMJ) D_max <70 Trái: 55,13 ± 8,29 Phải: 53,33 ± 8,59 
Biểu đồ 3. Tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng liều trên các cơ quan quí theo RTOG 
BÀN LUẬN 
Liều lượng trên thể tích PTV70 
Có 22 bệnh nhân đáp ứng liều trên cả 5 tiêu chí 
RTOG 0615 trên PTV70 (chiếm 73,3%) và 8 bệnh 
nhân không đáp ứng đủ trên 5 tiêu chí này (chiếm 
26,7%). Nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nhân 
không đáp ứng đủ 5 tiêu chí là do bướu ở giai đoạn 
T3 hoặc T4, bướu đã xâm lấn ra thành họng, xoang 
cạnh mũi, sọ não, hố mắt hoặc các mô xung quanh 
liên kết với vòm hầu làm cho PTV70 nằm rất gần với 
các cơ quan quí như thân não, tủy sống. Trong khi 
đó, chúng tôi muốn ưu tiên bảo vệ các cơ quan quí 
nên chấp nhận D95% và/ hoặc D99% không đạt yêu 
cầu. Bên cạnh đó, cả 30 bệnh nhân đều đạt liều theo 
D20%, D5%, D_mean. Đối với bướu vòm hầu được 
điều trị bằng phương pháp xạ trị nếu bướu nhận liều 
trung bình quá 80Gy thì khả năng bị hoại tử vòm hầu 
hoặc các mô xung quanh và liên kết với vòm hầu 
như: niêm mạc, cơ dài đầu, khoang cạnh hầu, nền 
sọ là 18%[14]. Trong khi đó, 100% kế hoạch mà 
công trình khảo sát đều có liều trung bình dưới 
74Gy. Điều này giúp bệnh nhân được đảm bảo chất 
lượng cuộc sống tốt hơn, hạn chế tốt hơn ảnh 
hưởng của các triệu chứng liên quan đến hoại tử 
vòm hầu sau xạ như: đau đầu dai dẳng, xuất huyết 
mũi, vùng mũi có mùi hôi[14]. 
Chỉ số phù hợp CI, chỉ số đồng nhất HI trên PTV70 
Về chỉ số phù hợp CI, có 26 bệnh nhân đạt CI 
theo tiêu chuẩn RTOG (chiếm 86,7%). Những 
trường hợp không đạt là do thể tích bướu to (chủ 
yếu là bướu ở giai đoạn T4) và chúng tôi muốn ưu 
tiên bảo vệ cơ quan quí nằm sát và/ hoặc bị xâm lấn 
bởi khối bướu nên đường liều tham chiếu không thể 
bao phủ hết thể tích PTV70. Giá trị trung bình của CI 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 256 
là 1,28. Trong nghiên cứu về ung thư vùng đầu - cổ 
của Andrei Caraman, Călin Gheorghe Buzea và các 
cộng sự, các giá trị CI của VMAT dao động từ 
1,05 - 1,07[15]. 
Về chỉ số đồng nhất HI, cả 30 bệnh nhân đều 
đạt HI theo tiêu chuẩn RTOG (chiếm 100%). Giá trị 
trung bình của HI là 0,07 ± 0,02, tương tự như kết 
quả của Karim Mashhour, Maha Kamaleldin và các 
cộng sự trong nghiên cứu ung thư vùng đầu - cổ 
(giá trị trung bình CI của VMAT là 0,0975 ± 0,017)[16]. 
Liều lượng trên cơ quan quí 
Cả 30 bệnh nhân đều đạt liều trên thân não và 
tủy sống. Giá trị trung bình của thân não và tủy sống 
lần lượt là 48,89 ± 5,63[Gy] và 36,32 ± 2,86[Gy]. 
Trong nghiên cứu của Karim Mashhour, Maha 
Kamaleldin và các cộng sự đối với ung thư đầu-cổ 
các giá trị này lần lượt là 50,86 ± 8,47[Gy] và 
40,12 ± 1,93[Gy][16]. 
Số bệnh nhân đạt liều trên cả hai nhánh thị giác 
là 27 bệnh nhân (chiếm 90%) và có 28 bệnh nhân 
đạt liều trên ít nhất một nhánh thị giác (chiếm 
93,3%). Nguyên nhân làm bệnh nhân không đạt liều 
trên các cơ quan thị giác chủ yếu là do bướu ở giai 
đoạn T4; bướu xâm lấn vào sọ não, hố mắt, hố thái 
dương dẫn đến các thể tích PTV nằm sát hoặc 
chồng chéo lên các cơ quan này; trong khi đó, chúng 
tôi muốn ưu tiên đảm bảo khối bướu nhận đủ liều chỉ 
định. (Chú thích, mỗi nhánh thị giác bao gồm: Giao 
thoa thị, thần kinh thị, mắt, thủy tinh thể). 
Tất cả bệnh nhân đều đạt liều trên khớp thái 
dương hàm (TMJ) và xương hàm dưới. Bảo vệ tốt 
hai cơ quan quí này sẽ góp phần hạn chế các biến 
chứng như: khó ăn uống, khó giao tiếp, khó cử động 
xương hàm dưới. 
Có 22 bệnh nhân có ít nhất một tuyến mang tai 
đạt ít nhất một tiêu chí D_mean <26Gy hoặc D50% 
<30Gy (chiếm 73,3%). Giá trị trung bình của 
D_mean trên tuyến mang tai trái và tuyến mang tai 
phải lần lượt là 27,92 ± 5,03[Gy] và 
28,76 ± 5,34[Gy]. Trong nghiên cứu của M.Johnston, 
S.Clifford và các cộng sự, giá trị trung bình của 
D_mean trên một tuyến mang tai đối với ung thư 
vòm hầu là 31,37Gy (dao động từ 23,47 - 
35,52Gy)[17]. 
Có 25 bệnh nhân đạt liều trên khoang miệng 
(chiếm 83,3%). Giá trị trung bình của D_mean là 
36,46 ± 5,08[Gy]. Theo Karim Mashhour, Maha 
Kamaleldin và các cộng sự trong nghiên cứu ung 
thư vùng đầu-cổ, giá trị này là 31,5 ± 3,45[Gy][16]. 
Bảo vệ tốt tuyến mang tai và khoang miệng sẽ 
giúp bệnh nhân cải thiện tuyến nước bọt, giảm tình 
trạng khô miệng, khó nuốt, súc miệng hàng trăm lần 
mỗi ngày. Theo báo cáo số 1588 của IAEA, các kĩ 
thuật IMRT giúp bảo vệ tốt tuyến mang tai, cái thiện 
các vấn đề liên quan đến tuyến nước bọt so với kĩ 
thuật 3D-CRT trong xạ trị ung thư vùng đầu - cổ[18]. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân được chẩn đoán 
ung thư vòm hầu và được xạ trị bằng kĩ thuật VMAT 
tại bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh từ 05/2018 
đến 03/2020, chúng tôi rút ra các kết luận như sau: 
- Thể tích PTV70 đáp ứng tốt liều lượng chỉ 
định, đạt chỉ số phù hợp CI và độ đồng nhất HI cao. 
- Đa số các cơ quan quí đều đạt liều dưới 
ngưỡng cho phép. 
- Hạn chế các biến chứng liên quan đến hoại tử 
vòm hầu và các vấn đề liên quan đến tuyến nước 
bọt, khó ăn uống, khó giao tiếp. Từ đó góp phần 
giảm chi phí chăm sóc trong/ sau điều trị và nâng 
cao chất lượng cuộc sống tốt hơn. 
Kĩ thuật VMAT xạ trị ung thư vòm hầu đạt hiệu 
quả cao khi khối bướu ở giai đoạn T1-T3 (đặc biệt 
là T1 và T2). Khi khối bướu ở giai đoạn T4, kế hoạch 
phải chấp nhận đánh đổi giữa việc đảm bảo bướu 
nhận đủ liều hoặc bảo vệ cơ quan quí dưới liều 
cho phép. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. VIET NAM, GLOBOCAN 2018. 
https://gco.iarc.fr/today/fact-sheets-
populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf 
2. Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh 
(2013), Phác đồ điều trị ung thư đầu cổ bằng kỹ 
thuật IMRT, Thành phố Hồ Chí Minh. 
3. Minsong Cao (2018), Physics and Practical 
Considerations for Head and Neck Treatment 
Planning, University of California, Los Angeles. 
4. Jeffrey Antone (2018), Optimizing “A” Values & 
Priorities for Efficient Head & Neck Plans, AAMD 
(American Association of Medical Dosimetrists), 
USA. 
5. Murat Beyzadeoglu, Gokhan Ozyigit and Cuneyt 
Ebruli (2010), Basic Radiation Oncology, 
Springer, Berlin. 
6. RTOG (Radiation Therapy Oncology Group) 
(2004), report 0225: Phase II Multiinstitutional 
Study of Intensity Modulated Radiation Therapy 
(IMRT) +/− Chemotherapy for Nasopharyngeal 
(NPC), USA. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 257 
7. RTOG (Radiation Therapy Oncology Group) 
(2006), report 0615: A Phase II Study of 
Concrrent Chemoradiotherapy Using Three-
Dimensional Conformal Radiotherapy (3D-CRT) 
or Intensity-Modulated Radiation Therapy (IMRT) 
+ Bevacizumab for Locality or Regionally 
Advanced Nasopharyngeal Cancer, USA. 
8. RTOG (Radiation Therapy Oncology Group) 
(2007), report 0623: A Phase II Trial of 
Combined Modality Therapy with Growth Factor 
Support for Patients with Limited Stage small 
Cell Lung Cancer, USA. 
9. RTOG (Radiation Therapy Oncology Group) 
(2020), report 0912: A Randomized Phase II 
Study of Concurrent Intensity Modulated 
Radiation Therapy (IMRT), Paclitaxel and 
Pazopanib (NSC 737754)/Placebo, For the 
Treatment of Anaplastic Thyroid Cancer, USA. 
10. ICRU (International Commission on Radiation 
Units and Measurement) (1999), Report 62: 
Prescribing, recording, and reporting photon 
beam therapy (Supplement to ICRU report 50), 
USA. 
11. ICRU (International Commission on Radiation 
Units and Measurement) (2010), Report 83: 
Prescribing, Recording, and Reporting Intensity -
Modulated Photon-Beam Therapy (IMRT), USA. 
12. Julia Stanley, Karen Breitman et al (2011), 
“Evaluation of stereotactic radiosurgery 
conformity indices for 170 target volumes in 
patients with brain metastases”, Journal of 
Applied clinical Medical Physics, 12(2), 
pp. 245 - 253. 
13. Hanan A. Abotaleb, Ehab Maarouf et al (2017), 
“Conformity and Homogeneity Indices for Head 
and Neck Cancer Patients using 3DCRT”, Sohag 
Journal of Science, 2(1), pp. 1 - 7. 
14. Ming-Yuan Chen, Hai-Qiang Mai et al (2013), 
“Clinical findings and imaging features of 67 
nasopharyngeal carcinoma patients with 
postradiation nasopharyngeal necrosis”, Chinese 
Journal of Cancer, 32(10), pp. 533 - 538. 
15. Andrei Caraman1, Călin Gheorghe Buzea et al 
(2016), “A Comparison Between 3D Conformal 
Radiotherapy, Intensity Modulated Radiotherapy 
and Volumetric Modulated Arc Therapy 
Techniques for Head and Neck Cancer”, Journal 
of Advanced Research in Physics, 6(1), pp. 1 - 5. 
16. Karim Mashhour, Maha Kamaleldin et al (2017), 
“RapidArc vs Conventional IMRT for Head and 
Neck Cancer Irradiation: Is Faster Necessary 
Better”, Asian Pacific Journal of Cancer 
Prevention, 19 (1), pp. 207 - 211. 
17. M.Johnston, S.Clifford et al (2011), “Volumetric-
modulated arc therapy in head and neck 
radiotherapy: a planning comparison using 
simultaneous integrated boost for nasopharynx 
and oropharynx carcinoma”, Clin Oncol (R Coll 
Radiol), 23(8). 
18. IAEA (International Atomic Energy Agency) 
(2008), Transition from 2-D Radiotherapy to 3-D 
Conformal and Intensity Modulated 
Radiotherapy, Austria. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 258 
ABSTRACT 
Evaluating the treatment of nasopharyngeal cancer by Volumetric Modulated Arc Therapy (VMAT) 
at HCM city Oncology Hospital 
Aim: The article aim to assess the VMAT procedure currently being used to treat patients with 
nasopharyngeal cancer with particular focus on treatment planning and quality assurance of the treatment plans. 
Methodology: 30 nasopharyngeal cancer patients that underwent VMAT treatment Ho Chi Minh Oncology 
Hospital from May 2018 to March 2020 were analysed, examined and studied. The primary tumour and nodes 
(PTV70) received a total prescribed dose of 70Gy spreading out from 33 to 35 fractions. Approval of treatment 
plan is based on recommendations from RTOG 0615 along with CI and HI. Last but not least, the organs at risk 
in the head and neck area must be within the allowed constraints recommended by RTOG. 
Result: The number of patients with positive tumour response accounts for 73,3 percent. For these 
patients, CI and HI are calculated to be 1,28 ± 0,25 and 0,07 ± 0,02 respectively. The majority of OARs are 
within the allowed constraints. The maximum dose received by the brainstem, spinal cord and optic chiasm is 
48,89 ± 5,63[Gy]; 36,32 ± 2,86[Gy] và 27,34 ± 21,62[Gy] respectively. Mean dose to the left and right parotid 
glands are 27,92 ± 5,03[Gy] and 28,76 ± 5,34[Gy] respectively. 
Conclusion: VMAT delivers highly effective treatment to nasopharyngeal cancer patients, ensuring the 
tumour receive the prescribed dose, effectively reducing the dose irradiating OARs, limitting potential 
complications and improving quality of life for patients during and after treatment, especially those that are at 
T1 and T2. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_viec_dieu_tri_ung_thu_vom_hau_bang_ky_thuat_xa_tri.pdf