Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011

Nghiên cứu đánh giá tổ chức mạng lưới, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị

của hệ thống truyền thông tuyến tỉnh, huyện tại Hà Tĩnh. Kết quả cho thấy hệ thống tổ

chức, mạng lưới TTGDSK từ tỉnh đến huyện của tỉnh Hà Tĩnh đã được kiện toàn và

tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập về nhân lực, cơ sở vật chất,

trang thiết bị và cơ chế hoạt động. Trung tâm TTGDSK tỉnh chưa đủ nhân lực, cơ cấu

cán bộ chưa phù hợp, thiếu bác sĩ, kinh phí hoạt động ít. 100% các Trung tâm, trạm, chi

cục tuyến tỉnh có cán bộ phụ trách truyền thông; một số đơn vị có cơ sở vật chất, trang

thiết bị phục vụ hoạt động truyền thông tốt nhưng tài liệu truyền thông vẫn còn thiếu,

kinh phí dành cho truyền thông ít. Ở các đơn vị tuyến huyện: 100% đã có phòng truyền

thông nhưng cơ sở vật chất còn nghèo nàn.

Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 trang 1

Trang 1

Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 trang 2

Trang 2

Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 trang 3

Trang 3

Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 trang 4

Trang 4

Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 trang 5

Trang 5

Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 8100
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011

Đánh giá thực trạng nguồn lực truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến tỉnh, huyện tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011
 40 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC TRUYỀN THÔNG 
GIÁO DỤC SỨC KHOẺ TUYẾN TỈNH, HUYỆN 
TẠI TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2011 
BS. Bùi Quang Tâm, CN. Đỗ Thị Thu Hòa 
Trung tâm Truyền thông GDSK Hà Tĩnh 
Tóm tắt nghiên cứu: 
 Nghiên cứu đánh giá tổ chức mạng lưới, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị 
của hệ thống truyền thông tuyến tỉnh, huyện tại Hà Tĩnh. Kết quả cho thấy hệ thống tổ 
chức, mạng lưới TTGDSK từ tỉnh đến huyện của tỉnh Hà Tĩnh đã được kiện toàn và 
tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập về nhân lực, cơ sở vật chất, 
trang thiết bị và cơ chế hoạt động. Trung tâm TTGDSK tỉnh chưa đủ nhân lực, cơ cấu 
cán bộ chưa phù hợp, thiếu bác sĩ, kinh phí hoạt động ít. 100% các Trung tâm, trạm, chi 
cục tuyến tỉnh có cán bộ phụ trách truyền thông; một số đơn vị có cơ sở vật chất, trang 
thiết bị phục vụ hoạt động truyền thông tốt nhưng tài liệu truyền thông vẫn còn thiếu, 
kinh phí dành cho truyền thông ít. Ở các đơn vị tuyến huyện: 100% đã có phòng truyền 
thông nhưng cơ sở vật chất còn nghèo nàn. 
1. Đặt vấn đề: 
Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) có vai trò rất quan trọng trong công 
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác y tế nói riêng. Trong 
tuyên ngôn Alma- Ata năm (1978) Tổ chức Y tế thế giới xác định y tế thế giới có 8 
nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ thứ nhất là công tác GDSK. Trong 10 nội dung CSSK ban 
đầu của Y tế Việt Nam, công tác GDSK cũng được xếp hàng đầu. Nhận thức đúng vai trò 
và tầm quan trọng của công tác GDSK, ngay từ năm 1982 Bộ Y tế đã thành lập “Nhà 
tuyên truyền bảo vệ sức khỏe”, đến 1985 đổi tên thành “Trung tâm tuyên truyền bảo vệ 
sức khỏe”, Y tế địa phương thành lập phòng tuyên truyền sức khỏe nằm trong Ty Y tế. 
Năm 1998 liên bộ Bộ Y tế - Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành Thông tư 02 hướng 
dẫn thực hiện Nghị định 01 của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương trong đó 
có Trung tâm TTGDSK. Để hoàn thiện tổ chức y tế theo quy định ngày 03/11/1999 
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định 2325/QĐ-UBND thành lập Trung tâm 
TTGDSK Hà Tĩnh trực thuộc Sở Y tế. 
Từ khi thành lập đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm 
của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế và Trung tâm TTGDSK Trung 
ương, Trung tâm TTGDSK Hà Tĩnh đã từng bước xây dựng và hoàn thiện mạng lưới 
truyền thông từ tỉnh đến cở sở. Hiện mạng lưới truyền thông của tỉnh được bao phủ từ 
tỉnh đến cơ sở bao gồm 11 đơn vị cấp tỉnh, 12 bệnh viện huyện, 12 trung tâm y tế dự 
phòng huyện, 262 trạm y tế xã và gần 3000 nhân viên y tế thôn bản. Những năm qua 
công tác TTGDSK đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của người dân 
 41 
trong công tác phòng chống dịch bệnh và CSSK ban đầu. Trong khuôn khổ của đề tài 
này chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng về tổ chức mạng lưới, nhân lực, cơ sở vật chất, 
trang thiết bị của mạng lưới truyền thông tuyến tỉnh, huyện liên quan đến hiệu quả của 
hoạt động truyền thông tới công tác CSSK của người dân. Từ những kết quả nghiên cứu 
sẽ là cơ sở để tham mưu cho cơ quan chủ quản, từ đó xây dựng các kế hoạch triển khai 
hoạt động TTGDSK giai đoạn 2011-2015. Góp phần thực hiện thắng lợi công tác CSSK 
nhân dân theo tinh thần Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 08 của Bộ Y tế về 
tăng cường công tác truyền thông. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
1. Đánh giá thực trạng nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ 
hoạt động TTGDSK tuyến tỉnh, huyện của tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2011. 
2. Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để tăng cường năng lực và nâng cao hiệu 
quả công tác TTGDSK tại tuyến tỉnh, huyện. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 
 Địa diểm: Tỉnh Hà Tĩnh 
 Thời gian: tháng 9-12/2011 
3.2. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: 
 Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. 
 Đối tượng nghiên cứu: 
+ Trung tâm TTGDSK tỉnh 
+ 8 Trung tâm, trạm chuyên khoa có triển khai các chương trình truyền thông: 
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung 
tâm mắt, Trung tâm Phòng chống sốt rét kí sinh trùng côn trùng, Trạm Tâm 
thần, Trung tâm Phòng chống da liễu, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, 
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản. 
+ 12 Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị, thành phố. 
3.3. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng kỹ thuật toán thống kê cơ bản. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động TTGDSK tuyến tỉnh. 
 4.1.1.Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh: 
Nhân lực: Đội ngũ cán bộ của Trung tâm TTGDSK còn thiếu về số lượng. Cơ cấu 
cán bộ chưa phù hợp, cán bộ chuyên ngành Y còn quá ít, đặc biệt là bác sỹ. Hiện mới chỉ 
có 1 bác sỹ /11 cán bộ, nhân viên (chiếm 9,09%). 
Số cán bộ của Trung tâm TTGDSK được đào tạo về giảng viên TTGDSK chỉ ở 
mức trung bình, đạt 58,33%. Tuy nhiên hầu hết cán bộ còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên 
năng lực về giảng dạy TTGDSK còn hạn chế. 
 42 
Về cơ sở vật chất: So với một số tỉnh bạn Trung tâm TTGDSK có cơ sở vật chất, 
điều kiện làm việc khá tốt. Có nhà làm việc khang trang 3 tầng, với 9 phòng chức năng, 
có ô tô và trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác truyền thông. 
Kinh phí hoạt động: Kinh phí dành cho công tác TTGDSK còn quá thấp, mới ở 
định mức 35 triệu đồng/ người/ năm. Với mức kinh phí này Trung tâm chỉ đủ để chi cho 
các hoạt động thiết yếu của đơn vị và trả lương cho cán bộ nhân viên, nên việc triển khai 
các hoạt động truyền thông rất khó khăn. Chủ yếu phải phối hợp với các đơn vị có kinh 
phí từ các nguồn khác như các Chương trình y tế quốc gia, các dự án của nước ngoài 
4.1.2. Các Trung tâm,Trạm, Chi cục. 
Nhân lực: 100% các đơn vị đều có cán bộ phụ trách truyền thông. Trình độ của 
đội ngũ này tương đối cao trong đó trình độ đại học trở lên là 88,23%, y sỹ và điều 
dưỡng trung học là 11,77%. Riêng tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Chi cục 
ATVSTP đã thành lập phòng Truyền thông với từ 3-5 cán bộ phụ trách.. 
Cán bộ làm công tác truyền thông được đào tạo các kỹ năng truyền thông chỉ đạt 50%. 
Cơ sở vật chất: Mới chỉ có 3/8 đơn vị tuyến tỉnh có phòng tư vấn riêng còn lại là 
lồng ghép với các phòng chức năng khác. 
Trang thiết bị phục vụ cho công tác truyền thông tại các đơn vị khá đầy đủ 8/8 
đơn vị có máy Projector, 6/8 đơn vị có máy ảnh, riêng loa truyền thông lưu động chỉ có 
4/8 đơn vị có. 
Tài liệu truyền thông ít và không đa dạng, chủ yếu tài liệu cũ do Trung ương cấp. 
Có một số đơn vị tự sản xuất được tài liệu truyền thông như: Trung tâm phòng chống 
HIV/AIDS, Trung tâm YTDP tỉnh, Trung tâm Mắt. Tuy nhiên trong điều kiện cơ cấu 
dịch bệnh đang ngày càng đa dạng như hiện nay tài liệu truyền thông vẫn chưa đáp ứng 
đủ nhu cầu . 
Kinh phí dành cho công tác truyền thông thiếu. Chỉ các đơn vị có chương trình, dự án 
nước ngoài tài trợ, kinh phí truyền thông nhiều hơn nhưng không thường xuyên liên tục. 
4.2. Thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động TTGDSK tuyến huyện. 
Nhân lực: 100% các đơn vị tuyến huyện đã thành lập phòng truyền thông. 8/12 
đơn vị bố trí từ 3-5 cán bộ kiêm nhiệm công tác truyền thông. Có 4 đơn vị chỉ bố trí 1-2 
cán bộ phụ trách công tác truyền thông trong đó Trung tâm y tế Cẩm Xuyên, Trung tâm 
YTDP Hồng Lĩnh có 1 cán bộ chuyên trách công tác truyền thông. Đội ngũ cán bộ làm 
công tác truyền thông tuyến huyện có trình độ bác sỹ là 29,42%, y sỹ và điều dưỡng 
trung học, điều dưỡng sơ cấp là 70,59%. 
Số cán bộ được tập huấn kỹ năng truyền thông đạt 82,35%, chủ yếu do Trung 
ương phối hợp với Trung tâm TTGDSK tỉnh tổ chức, 61,76% có tham gia các lớp tập 
huấn do Trung tâm YTDP tỉnh tổ chức, trong số này chỉ có 01 người cùng tham gia 03 
 43 
lớp tập huấn. Có một số cán bộ của Trung tâm YTDP Thạch Hà và Vũ Quang được tham 
gia các lớp tập huấn do Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tổ chức. 
Cơ sở vật chất: Chỉ có 1/12 huyện có phòng tư vấn riêng (huyện Kỳ Anh), còn lại 
chưa có hoặc lồng ghép với các phòng khác. 
Trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông còn thiếu thốn và nghèo nàn. Có 
5/12 đơn vị không có các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác truyền thông như: 
projector, máy ảnh, loa truyền thông lưu động. Chỉ có 2 trung tâm có máy projector phục 
vụ công tác giảng dạy và tập huấn là Kỳ Anh, Nghi Xuân, 5/12 đơn vị có máy ảnh. 
Tài liệu truyền thông chủ yếu do trung ương và tỉnh cấp nhưng ít. Chỉ có 2/12 trung 
tâm tự sản xuất tài liệu truyền thông. Tài liệu chủ yếu là đĩa CD, tờ rơi, sách mỏng do các 
chương trình mục tiêu y tế quốc gia cấp hoặc các chương trình dự án như sốt xuất huyết, an 
toàn vệ sinh thực phẩm, tay chân miệng, tăng huyết áp, phòng chống HIV/AIDS. 
 Kinh phí dành riêng cho công tác truyền thông không có. 12/12 trung tâm trả lời kinh 
phí hoạt động truyền thông hiện nay chủ yếu lấy từ các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. 
5. Bàn luận 
 Hệ thống tổ chức, mạng lưới TTGDSK từ tỉnh đến huyện của tỉnh Hà Tĩnh đã 
được kiện toàn và tương đối đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập về nhân 
lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ chế hoạt động. 
 Trung tâm TTGDSK tỉnh: Về nhân lực, chưa đủ định biên theo Thông tư 
08/2007/TTLT-BYT-BNV, cơ cấu cán bộ chưa phù hợp, thiếu cán bộ là bác sỹ, một số trang 
thiết bị phục vụ công tác truyền thông đã quá cũ và hư hỏng. Do thiếu cán bộ là bác sỹ nên 
trong hoạt động chuyên môn phần GDSK, tư vấn hầu như còn bỏ ngỏ. Kinh phí cấp hàng 
năm thấp, chỉ đủ chi các hoạt động truyền thông cơ bản như tuyên truyền trên báo, đài tỉnh 
và trả lương cho cán bộ. Thiếu kinh phí cho việc đào tạo, phát triển tài liệu truyền thông 
hướng về cộng đồng phục vụ cho việc TTGDSK đến đối tượng đích. 
 Công tác truyền thông tại các Chi cục, Trung tâm, Trạm chuyên khoa tuyến tỉnh 
chưa thường xuyên, liên tục, chỉ chú trọng một vài đợt cao điểm trong năm. Trừ các đơn 
vị có phòng Truyền thông đã bố trí cán bộ chuyên trách còn hầu hết ở các đơn vị, cán bộ 
truyền thông chỉ làm kiêm nhiệm. Kinh phí dành cho truyền thông quá ít, nội dung 
truyền thông chủ yếu tập trung vào các hình thức: cấp phát tờ rơi, áp phích, làm các 
phóng sự, bài viết trên báo đài tỉnh. Thực tế cho thấy những đơn vị nào có kinh phí của 
các chương trình, dự án thì công tác truyền thông được đẩy mạnh và triển khai có bài bản 
hơn như: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm YTDP tỉnh. Trang thiết bị phục 
vụ công tác truyền thông tại các đơn vị tuyến tỉnh được trang bị tương đối đầy đủ, đáp 
ứng tốt công tác truyền thông tại cơ sở. 
 Tại tuyến huyện, nguồn nhân lực truyền thông đã được kiện toàn theo Công văn 
số 01/CV-BCĐ về việc kiện toàn mạng lưới truyền thông, tuy nhiên đội ngũ này không 
 44 
ổn định, thường xuyên thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hầu hết cán bộ truyền thông làm 
kiêm nhiệm nên chất lượng công tác truyền thông không cao. 
Trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông của các đơn vị tuyến huyện chưa 
được quan tâm đầu tư đúng mực, còn thiếu nhiều phương tiện truyền thông cần thiết để 
phục vụ việc TTGDSK tại cộng đồng. 
Tình trạng thiếu bác sỹ, dược sỹ trong toàn ngành dẫn đến nhiều cán bộ có trình 
độ y sỹ, điều dưỡng trung học, sơ cấp phải đảm nhiệm công tác truyền thông và giảng 
dạy cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông. 
Số cán bộ làm công tác truyền thông được trang bị các kỹ năng truyền thông hiện 
nay đạt ở mức trung bình. Tuy nhiên, tại một số đơn vị thường xuyên có sự thay đổi cán 
bộ làm công tác truyền thông nên nhiều cán mới đào tạo song lại phải chuyển đi làm 
công tác khác, gây ra một sự lãng phí và làm ảnh hưởng nhiều tới việc giảng dạy và tập 
huấn tuyến cơ sở. 
Các tài liệu truyền thông tại tuyến huyện chủ yếu lấy từ các Chương trình mục 
tiêu Y tế quốc gia. Có một số huyện tự sản xuất nhưng rất ít, chủ yếu khi có dịch bệnh 
xảy ra. Việc thiết kế in ấn tài liệu còn rất hạn chế và vấn đề kinh phí dành cho mục này 
hầu như không có vì vậy khi in ấn tài liệu chủ yếu lấy mẫu từ trung ương và sửa đổi cho 
phù hợp với phong tục tập quán và đặc điểm từng vùng, miền. 
6. Đề xuất, kiến nghị. 
6.1. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả công tác truyền thông tuyến 
tỉnh, huyện. 
- Tiếp tục củng cố tổ chức, bộ máy và nhân lực cho trung tâm TTGDSK tỉnh. Bố 
trí cán bộ là bác sỹ để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn và đào tạo. Thực hiện đào 
tạo và nâng cao trình độ lí luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ TTGDSK cho 
đội ngũ cán bộ của Trung tâm. 
- Tiếp tục củng cố và kiện toàn mạng lưới truyền thông tuyến huyện, đảm bảo 
phòng TTGDSK có ít nhất từ 2-3 cán bộ chuyên trách về TTGDSK. Xây dựng 
và ban hành biểu điểm thi đua hàng năm để đánh giá hoạt động truyền thông tại 
các đơn vị. 
- Đầu tư kinh phí cho hoạt động TTGDSK tại các tuyến theo định mức từ 1,5-2% 
tổng kinh phí được cấp. Huy động nguồn lực cho hoạt động TTGDSK từ các 
chương trình mục tiêu y tế, dự án trong và ngoài ngành y tế. 
- Đầu tư đủ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho từng tuyến theo Quyết định số 
2420/QĐ-BYT ngày 07/7/2010 của Bộ y tế. 
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 08CT-BYT về tăng cường công tác truyền thông, 
có sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn. Triển khai thực hiện Chương trình hành 
động TTGDSK đến 2015 và tầm nhìn 2020. 
 45 
- Phối hợp với các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia để triển khai các chương 
trình truyền thông đúng trọng điểm và đạt hiệu quả cao, đặc biệt chú trọng việc 
sản xuất tài liệu truyền thông để tránh chồng chéo, lãng phí. 
- Trung tâm TTGDSK hoàn thiện đề án xây dựng trang web của Trung tâm 
TTGDSK, đồng thời tiếp tục phối hợp với các cơ quan Báo, đài tỉnh mở các 
chuyên, trang, chuyên mục về TTGDSK cho người dân. 
6.2. Kiến nghị 
- Các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác TTGDSK, thường 
xuyên kiện toàn và bổ sung cán bộ có chuyên môn và năng lực để làm công tác 
truyền thông. 
- Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành tiếp tục thực hiện công tác TTGDSK; 
sớm triển khai và thực hiện Chương trình hành động TTGDSK đến năm 2015 và 
tầm nhìn 2020; chỉ đạo các đơn vị dành kinh phí chi cho công tác TTGDSK. 
- Trung tâm TTGDSK Trung ương: Tiếp tục hỗ trợ về chuyên môn, đào tạo kỹ 
năng cho cán bộ truyền thông của đơn vị. Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác 
truyền thông cho đơn vị. Quan tâm đầu tư các dự án về TTGDSK cho các tỉnh 
nghèo trong đó có Hà Tĩnh. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_nguon_luc_truyen_thong_giao_duc_suc_khoe.pdf