Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New english file dành cho sinh viên không chuyên tiếng Anh tại trường Đại học Tây Bắc
Đề tài nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá sự phù hợp của giáo trình “New
English File Elementary”, giáo trình đang được sử dụng là giáo trình chính trong giảng dạy học phần Tiếng Anh
1 đối với sinh viên không chuyên năm thứ nhất, Trường Đại học Tây Bắc. Với quan điểm là đánh giá sự phù hợp
của giáo trình về một số phương diện như trình độ, mục tiêu, nội dung và phương pháp. Giáo trình này được
đánh giá dựa trên các tiêu chí của Hutchinson và Water (1993), Sheldon (1998). Qua việc phân tích, tổng hợp
tài liệu, dùng bảng hỏi để thu thập thông tin từ sinh viên và giảng viên cùng với việc trao đổi thêm với giáo viên
sau khi thu thập bảng hỏi chúng tôi đã đi đến kết luận: Bộ giáo trình trên về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu
của chương trình đào tạo cũng như nhu cầu học tập của sinh viên. Tuy nhiên, một số phần trong giáo trình chưa
thực sự phù hợp với trình độ sinh viên cũng như điều kiện học tập cần phải được thay đổi để đạt được hiệu quả
cao hơn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New english file dành cho sinh viên không chuyên tiếng Anh tại trường Đại học Tây Bắc
48 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 48 – 57 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA GIÁO TRÌNH NEW ENGLISH FILE DÀNH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Phạm Thị Hồng Thanh, Đặng Thị Lan Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá sự phù hợp của giáo trình “New English File Elementary”, giáo trình đang được sử dụng là giáo trình chính trong giảng dạy học phần Tiếng Anh 1 đối với sinh viên không chuyên năm thứ nhất, Trường Đại học Tây Bắc. Với quan điểm là đánh giá sự phù hợp của giáo trình về một số phương diện như trình độ, mục tiêu, nội dung và phương pháp. Giáo trình này được đánh giá dựa trên các tiêu chí của Hutchinson và Water (1993), Sheldon (1998). Qua việc phân tích, tổng hợp tài liệu, dùng bảng hỏi để thu thập thông tin từ sinh viên và giảng viên cùng với việc trao đổi thêm với giáo viên sau khi thu thập bảng hỏi chúng tôi đã đi đến kết luận: Bộ giáo trình trên về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu của chương trình đào tạo cũng như nhu cầu học tập của sinh viên. Tuy nhiên, một số phần trong giáo trình chưa thực sự phù hợp với trình độ sinh viên cũng như điều kiện học tập cần phải được thay đổi để đạt được hiệu quả cao hơn. Từ khóa: Đánh giá giáo trình, tính hiệu quả, sự phù hợp, mục tiêu đào tạo, phương pháp, nội dung. 1. Đặt vấn đề Sách giáo trình (text books) đóng một vai trò thiết yếu đối với việc dạy và học ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, đặc biệt là trong môi trường tiếng Anh được coi là một ngoại ngữ (Robinson, 1991) [9]. Theo Robinson (1991) [9] và O’neill (1982) [6], sách giáo trình có một số ưu điểm nổi bật sau: Thứ nhất là rẻ, dễ tìm; Thứ hai là dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian bởi vì loại tài liệu này có nội dung kiến thức được hệ thống hoá và các dạng bài tập được lựa chọn và thiết kế cẩn thận; Thứ ba, loại tài liệu này có khả năng tạo tâm lý tự tin, chủ động cho cả người học và người dạy bởi vì nó chứa đựng nội dung chi tiết của toàn khoá học, người học có thể xem trước những gì họ sẽ học hay xem lại những nội dung đã học. Ở rất nhiều nơi sách giáo trình có thể đóng vai trò như là chương trình chi tiết. Tuy nhiên, theo Richard và Renandya (2002) [8], Kenedy và Bolitho (1984) [5], sách giáo trình cũng có một số hạn chế nhất định như: Trong quá trình thiết kế giáo trình, một số vấn đề như độ tin cậy của ngôn ngữ, độ chính xác của ví dụ, độ bao phủ của các dạng bài tập chưa được đề cao; Các ví dụ và các dạng bài tập chưa thoả đáng cả về lượng và chất, nhiều hoạt động được thiết kế trong sách giáo trình không gắn với ngữ cảnh, thực tế xã hội làm cho việc học ngoại ngữ trở nên cứng nhắc; Các hiện tượng ngôn ngữ trong sách giáo trình thường được đơn giản hoá, từ vựng hạn chế, thiếu tính xác thực, khác so với ngôn ngữ mà người học phải sử dụng trong thực tế. Tuy sách giáo trình có một số hạn chế như đã đề cập nhưng nguồn tài liệu này là một công cụ quan trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, một hợp phần không thể thiếu trong một chương trình đào tạo hoàn chỉnh (Richards và Rodger, 2001) [7]. Vấn đề đặt ra là cần phải đánh giá mức độ hiệu quả, phù hợp của giáo trình đối với việc đáp ứng nhu cầu của Ngày nhận bài: 27/7/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016 Liên lạc: Phạm Hồng Thanh, e - mail: thanhngoaingu1977@gmail.com 49 người dạy và người học trong trong từng môi trường giáo dục cụ thể. Ở Trường Đại học Tây Bắc, giáo trình New English File Elementary được sử dụng với vai trò là giáo trình chính của môn tiếng Anh 1 cho sinh viên không chuyên từ năm học 2012 - 2013. Sau một thời gian giảng dạy và học tập, việc sử dụng giáo trình này đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Để đánh giá được điểm mạnh, yếu và nhìn nhận mức độ phù hợp của giáo trình đối với môn học, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File Elementary dành cho sinh viên không chuyên Tiếng Anh tại Trường Đại học Tây Bắc. Dựa vào kết quả thu được, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên giảng dạy có thể có những điều chỉnh trong việc sử dụng giáo trình để nâng cao chất lượng môn học. Có khá nhiều định nghĩa về đánh giá tài liệu học tập như: là sự thẩm định giá trị của tài liệu học (Tomlinson, 1998) [11], hay là một quá trình hoàn chỉnh bắt đầu từ việc cân nhắc thu thập những thông tin cần thiết của một khóa học và kết thúc bằng những thay đổi cụ thể cho khóa tiếp theo (Dudley-Evans và St. John, 1998) [1]. Cụ thể hơn, đó là quá trình đánh giá một cách hệ thống tài liệu học so với mục tiêu của chương trình học cũng như của người học (Ellis, 1997) [2]. Theo Hutchinson and Waters (1987) [4], đánh giá là xem xét tính phù hợp của giáo trình đối với mục tiêu cụ thể để tìm ra trong số những tài liệu có sẵn tài liệu nào là phù hợp nhất. Trong nghiên cứu này đánh giá giáo trình được hiểu là một quá trình đánh giá tổng thể mức độ phù hợp của tài liệu học tập cho đối tượng cụ thể gắn với mục tiêu đào tạo của chương trình và trình độ của người học. Xác định các tiêu chí đánh giá là bước đầu tiên phải làm trong quá trình đánh giá bất kể một tài liệu nào. Theo Hutchinson và Water (1993) [3], có một số tiêu chí sau cần cân nhắc trong quá trình đánh giá đó là: người học, mục tiêu đào tạo, nội dung và phương pháp. Dựa vào phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài thì nhóm tác giả dựa vào các tiêu chí đánh giá của Hutchinson và Water (1993) [3]. Ngoài ra, các tiêu chí của Sheldon (1998) [10] cũng được lựa chọn để bổ sung vào việc đánh giá giáo trình New English File Elementary dùng cho sinh viên không chuyên tại trường Đại học Tây Bắc. 2. Tổ chức nghiên cứu 2.1. Tham thể và địa bàn nghiên cứu Do hạn chế về thời gian nên khách thể nghiên cứu của đề tài chỉ gồm 200 sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên đang học học phần Tiếng Anh 1 thuộc các Khoa Sử - Địa, Tiểu học mầm non, Ngữ văn, Nông Lâm Trường Đại học Tây Bắc. Giảng viên tham gia cung c ... ên thụ đắc và phát triển các kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng nói một cách hiệu quả vì vậy sinh viên có thể hoàn thành được các nhiệm vụ học tập. Cho dù có một số ý kiến trái chiều nhưng về cơ bản kết quả thu được từ bảng hỏi khá giống với kết quả phân tích giáo trình của nhóm tác giả đó là giáo trình đã tạo ra nhiều cơ hội thực hành ngôn ngữ, từ đó có thể giúp họ đạt được mục tiêu của khóa học. - Mức độ phù hợp của giáo trình đối với nội dung của khóa học * Chủ điểm ngôn ngữ và các kỹ năng Để có được kết quả về sự phù hợp của giáo trình đối với nội dung của khóa học, nhóm tác giả đã phân tích quan điểm của các giảng viên qua việc trả lời các câu hỏi 3, 4 trong bảng hỏi. Trong đó câu 3 hỏi về cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm; câu 4 về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Kết quả cho thấy, hầu hết các giảng viên cho rằng lượng kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm cũng như thời lượng và các hoạt động dành cho bốn kỹ năng thực hành tiếng là phù hợp. * Các tiểu kỹ năng Trong quá trình phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, mỗi giai đoạn cần chú trọng đến một số tiểu kỹ năng nhất định. Khi được hỏi về các tiểu kỹ năng (subskills), tất cả các giảng viên đều khẳng định các tiểu kỹ năng nói như nói về các chủ đề thông thường, đặt câu hỏi, miêu tả, phỏng vấn,...rất được chú trọng trong giáo trình. Điều này giúp sinh viên có rất nhiều cơ hội thực hành nhằm phát triển kỹ năng nói. Tương tự như kỹ năng nói, các tiểu kỹ năng nghe cũng là một trong những điểm mạnh của giáo trình. Hơn hẳn những giáo trình đã sử dụng trước đây, giáo trình New English File có rất nhiều các hoạt động học tập giúp sinh viên nhận biết được các âm khác nhau trong tiếng Anh, trọng âm ngữ điệu cũng đã được giới thiệu thường xuyên trong mỗi bài học. Tuy nhiên vẫn có 30% giảng viên cho rằng sinh viên ít có cơ hội nhận biết chức năng của ngữ điệu trong câu. Theo đánh giá của giảng viên, các bài nghe yêu cầu sinh viên tìm ý chính hoặc các thông tin chi tiết xuất hiện với tần suất cao nên những kỹ năng này được phát triển khá tốt. Khi được hỏi về các tiểu kỹ năng đọc, 100% giảng viên cho rằng giáo trình đã giúp sinh viên phát triển kỹ năng đoán nghĩa của từ qua ngữ cảnh, kỹ năng đọc quét (scanning), đọc hiểu chi tiết. Chỉ 10% giảng viên cho rằng các bài đọc chưa chú trọng đến kỹ năng đọc lướt (skimming). Về các tiểu kỹ năng viết, tất cả các giảng viên được hỏi đều cho rằng giáo trình cung cấp các dạng bài tập phong phú giúp sinh viên sử dụng cấu trúc, từ vựng phù hợp để diễn đạt ý cũng như các bài tập hướng dẫn sinh viên viết thư, bưu thiếp, một số chỉ dẫn, miêu tả. Tuy nhiên, một số ít giảng viên nhận định các bài tập phát triển các kỹ năng như sửa lỗi, hoàn thành câu, dựng câu chưa thực sự đa dạng. * Chủ đề Theo kết quả thu được từ bảng hỏi, tất cả (100%) các giảng viên được hỏi đều cho rằng chủ điểm trong giáo trình thú vị, khá cập nhật. Kết quả này tương tự với nhận định của nhóm tác giả khi phân tích giáo trình. Các chủ điểm như bữa ăn truyền thống của người Anh, những nhân vật nổi tiếng (Unit 2), các lễ hội đặc biệt ở một số quốc gia (Unit 3), mua sắm (Unit 4), công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng ở một số thành phố lớn (Unit 5), những câu chuyện huyền bí (Unit 6), những kiến thức khoa học thông thường (Unit 7, 8), cuộc sống ở những nơi 54 khắc nhiệt nhất trên thế giới cũng như ở những thành phố nổi tiếng (Unit 8, 9). Những chủ điểm này cũng được cho rằng phù hợp với lứa tuổi sinh viên (18 - 20). Xét về mặt văn hóa, một số giảng viên (20%) cho rằng một số chủ điểm chưa thực sự phù hợp. Ví dụ như các hoạt động giải trí về đêm (Unit 5), những trải nghiệm đặc biệt dưới hình thức quà tặng (Unit 8). * Thể loại bài khóa Đa số giảng viên cho rằng các thể loại bài khóa trong giáo trình đa dạng, phong phú và có độ khó phù hợp với đối tượng sinh viên. Sinh viên khi học giáo trình này được tiếp cận với các dạng bài như: các bài hội thoại thể hiện các tình huống phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, các bài miêu tả người, tả cảnh, các dạng thư thân mật, các bài phỏng vấn, các bài báo từ các tạp chí, các câu chuyện được trích dẫn từ những cuốn sách đáng tin cậy. Các dạng bài này thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển ngôn ngữ của học phần tiếng Anh 1. *Sự phân bố về thời gian Theo phân bố chương trình, mỗi bài học lớn (Unit) được dạy trong 9 tiết. Trong đó, mỗi bài nhỏ (Lesson A, B, C, D) được dạy trong hai tiết, một tiết còn lại dành cho việc hướng dẫn sinh viên tự học hai phần còn lại bao gồm các phần: Practical English và Revise and Check. Theo kết quả khảo sát, 100% giảng viên cho rằng họ phải tự điều chỉnh một số hoạt động cho phù hợp vì thời lượng dành cho mỗi bài học là khá ít. Khi trao đổi trực tiếp, một số giảng viên giải thích họ không có đủ thời gian để hướng dẫn sinh viên hoàn thành phần bài tập trong sách bài tập. - Mức độ phù hợp của giáo trình đối với phương pháp giảng dạy Hầu hết giảng viên được hỏi cho rằng giáo trình cung cấp khá nhiều nhiệm vụ và các hoạt động thực hành về từ vựng (95%) , ngữ pháp (95%) và ngữ âm (85%). Các hoạt động thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc cũng rất phong phú và đa dạng. Ngược lại, đối với kỹ năng viết, có đến 14 giảng viên (70%) cho thấy sinh viên ít có cơ hội thực hành so với các kỹ năng trên. * Gợi ý cải thiện giáo trình Khi được yêu cầu nêu ý kiến đối với việc điều chỉnh giáo trình trong quá trình giảng dạy, đa số (80%) các giảng viên cho rằng khi sử dụng giáo trình, người dạy nên bổ sung một số hoạt động viết. Thời gian dành cho mỗi bài học cũng cần được điều chỉnh. Một số giảng viên cho rằng nên điều chỉnh và lựa chọn một số bài sao cho phù hợp với thời lượng của mỗi bài học để có thời gian dành cho những hoạt động thực hành giúp sinh viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ nhiều hơn. 3.3. Kết quả thu được từ bảng câu hỏi dành cho sinh viên - Mức độ phù hợp của giáo trình đối với trình độ của sinh viên Khi được hỏi về độ phù hợp, 100% sinh viên cho rằng giáo trình New English File - Elementary phù hợp với trình độ của họ. Số liệu thu thập được cho thấy đa số sinh viên được hỏi đều đồng ý rằng giáo trình đã cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng cũng như giúp họ phát triển các kỹ năng thực hành tiếng một cách hiệu quả trừ kỹ năng viết. Kết quả này cũng trùng với quan điểm của giảng viên. Tuy nhiên, có một số sinh viên trả lời không biết giáo trình có phù hợp với khả năng của họ hay không. Điều này cũng có thể hiểu được vì không phải sinh viên nào cũng tự đánh giá được khả năng ngôn ngữ của mình. 55 - Mức độ phù hợp của giáo trình đối với nội dung của khóa học * Chủ điểm ngôn ngữ và các kỹ năng Hầu hết các sinh viên cho rằng lượng kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm cũng như thời lượng và các hoạt động dành cho bốn kỹ năng thực hành tiếng là vừa phải. 85% cho rằng các cấu trúc được giới thiệu trong giáo trình là cần thiết và phù hợp đối với khóa học. Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên được hỏi đều nhận thấy phần từ vựng và ngữ âm là hoàn toàn hợp lý. Có một số ý kiến cho rằng có quá nhiều từ cần phải học và có ý kiến cho rằng thời lượng dành cho ngữ âm khá ít. Xét về bốn kỹ năng, không sinh viên nào cho rằng lượng kiến thức dành cho bốn kỹ năng là quá nhiều, thậm chí một số sinh viên được hỏi cho rằng quá ít, đặc biệt là kỹ năng nghe (25%), viết (40%). Số liệu này cho thấy quan điểm của sinh viên cũng trùng với giảng viên đối với kỹ năng viết. Riêng đối với kỹ năng nghe tất cả giảng viên đều cho rằng phù hợp nhưng có đến 50 (25%) sinh viên lại cho rằng các hoạt động dành cho kỹ năng nghe là quá ít. Có sự chêch lệch như vậy có thể là do, trong thực tế giảng dạy, một số giảng viên đã điều chỉnh các hoạt động nghe cho phù hợp với trình độ sinh viên. * Chủ đề Theo kết quả thu được từ bảng hỏi sinh viên tất cả (100%) sinh viên được hỏi đều cho rằng chủ điểm trong giáo trình thú vị hoặc rất thú vị, khá cập nhật, phù hợp với lứa tuổi, các dạng bài khóa đa dạng, các hoạt động học tập giúp họ phát triển các chiến lược học một cách độc lập. Kết quả này một lần nữa trùng với nhận định của nhóm tác giả khi phân tích giáo trình. *Sự phân bố về thời gian Theo kết quả khảo sát, 68% sinh viên cho rằng thời lượng dành cho mỗi bài học là quá ít, 32% cho biết 9 tiết cho mỗi bài lớn là vừa phải. Số liệu này khá chênh lệch so với ý kiến của giảng viên (100% giảng viên cho rằng thời lượng dành cho mỗi bài học là quá ít). Theo nhóm tác giả, nhận định của giảng viên đáng tin cậy hơn vì trong khi giảng dạy, giảng viên đã điều chỉnh một số hoạt động trong mỗi bài để thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy. 4. Kết luận và kiến nghị Việc nghiên cứu tài liệu liên quan và phân tích số liệu từ bảng câu hỏi một cách rõ ràng, chi tiết như trên cho phép nhóm tác giả có được một số kết luận sau: Giáo trình New English File Elementary là giáo trình phù hợp với mục tiêu đề ra của học phần tiếng Anh 1 về mục tiêu, nội dung, phương pháp. Chủ điểm trong giáo trình thú vị, cập nhật, phù hợp với lứa tuổi, các dạng bài khóa đa dạng. Phần từ vựng trong giáo trình đã giúp sinh viên mở rộng được vốn từ về các chủ điểm đa dạng, các phần thực hành thú vị giúp người học ghi nhớ được những từ đã học một cách dễ dàng. Giáo trình cũng cung cấp nhiều dạng bài tập thực hành ngữ âm như phân biệt các âm khác nhau, tìm trọng âm của từ, của câu. Tài liệu học này đã đáp ứng được yêu cầu về cấu trúc ngữ pháp của khóa học. Các hoạt động học tập trong mỗi kỹ năng đều giúp sinh viên phát triển các chiến lược học một cách độc lập. Lượng kiến thức dành cho kỹ năng nghe và nói trong giáo trình hợp lý. Đối với kỹ năng đọc và viết một số giảng viên cho rằng cần cung cấp thêm cơ hội để sinh viên thực hành nhiều hơn nữa. Phương 56 pháp dạy và học theo đường hướng giao tiếp thể hiện rất rõ ràng trong các hoạt động học tập, vì vậy đã đáp ứng được mục tiêu của học phần tiếng Anh 1. Tuy nhiên hoạt động được thiết kế dành cho nhóm học tập từ ba người trở lên trong giáo trình chưa nhiều. Thời gian dành cho mỗi bài học chưa phù hợp. Cụ thể là còn khá ít. Giảng viên không đủ thời gian để hướng dẫn sinh viên hoàn thành phần bài tập trong sách bài tập. Như vậy, khi sử dụng giáo trình, người dạy nên bổ sung một số hoạt động viết. Nên có sự điều chỉnh và lựa chọn một số bài sao cho phù hợp để có thể dành thời gian cho những hoạt động thực hành giúp sinh viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ nhiều hơn. Tùy điều kiện lớp học, giảng viên có thể điều chỉnh một số hoạt động cho phù hợp với việc thảo luận nhóm nhằm tăng tính đa dạng trong các hoạt động học tập. Thời gian dành cho mỗi bài học cũng cần được điều chỉnh tăng lên. Nhóm tác giả cho rằng giáo trình này nên được sử dụng để dạy - học trong 150 tiết tín chỉ, nghĩa là hai kỳ học và dùng làm giáo trình chính đối với hai học phần tiếng Anh 1 và tiếng Anh 2. Như vậy, chúng tôi đề nghị Khoa Ngoại ngữ và Phòng Đào tạo Đại học, Trường Đại học Tây Bắc phối hợp rà soát lại chương trình chi tiết hai học phần tiếng Anh 1 và tiếng Anh 2 để có những điều chỉnh phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dudley- Evans, T., và St John, M.J. (1998). Development in English for Specific Purposes. Cambridge: Cambridge University Press. [2] Ellis, R. (1997). The Empirical Language Materials. ELT Journal. 51(1), pp. 36-42. [3] Hutchinson, T. và Water, A. (1993). English for Specific Purposes. Cambridge: Cambridge University Press. [4] Hutchinson, T. và Waters, A. (1987). English for Specific Purposes: a learning- centered approach. Tenth ed. Cambridge: Cambridge University Press. [5] Kenedy và Bolitho (1984). English for Specific Purposes. Macmillan Press LTD. [6] O’Neill, R. (1982). Why use textbooks? ELT Journal, 36 (2), pp. 104- 111. [7] Richard, J và Rodgers, T (2001,2005). Approaches and Methods in Language Teaching. Cambridge: Cambridge University Press [8] Richard và Renandya (2002). Methodology in Language teaching: An Anthodology of Current Practice. Cambridge: Cambridge University Press. [9] Robinson, P. C. (1991). ESP Today: A Practitioner’s Guide. London: Prentice Hall. [10] Sheldon, L. E. (1988). Evaluating ELT Textbooks and Materials. ELT Journal, 42 (4), pp. 237-246. [11] Tomlinson, B. (1998). Materials Development in Language Teaching. Cambridge: Cambridge University Press. 57 AN EVALUATION OF THE TEXTBOOK “NEW ENGLISH FILE ELEMENTARY” FOR FIRST-YEAR NON- ENGLISH MAJOR STUDENTS AT TAY BAC UNIVERSITY Pham Thi Hong Thanh, Dang Thi Lan Faculty of Foreign Languages -Tay Bac University Abstract: New English File Elementary has been used in the learning environment of Tay Bac University for several years; yet, the textbook assessment has been neglected. To fill the gap, the study was conducted. The aim of the study is twofold 1- evaluating the compatibility of the textbook, specifically the design, the content, i.e., linguistic input, practicality-authenticity of material/topics, the methodological validity with the pre- determined course objectives; and 2- examining the suitability of the textbook with the first-year non-English major students’ actual needs/level and teachers’ preferences. To achieve this, mixed methods were adopted, with data being collected via a qualitative analysis and synthesis of the material regarding linguistic components, material structure and skills to be taught in the textbook. In addition, a questionnaire survey was delivered to 20 teachers and 200 students, with follow-up informal personal interviews to disclose their perception on using the textbook. The findings reveal the suitability of the textbook towards the course objectives, the students and teachers’ needs, despite few limitations of the material, e.g., inappropriate time allocation within each unit and between English skills. Keywords: textbook assessment, methodological validity, suitability, aims, content.
File đính kèm:
- danh_gia_su_phu_hop_cua_giao_trinh_new_english_file_danh_cho.pdf