Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi

chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế

quản điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh

viện Bạch Mai sau thực hiện các bài tập

phục hồi chức năng hô hấp. Đối tượng và

phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu

tiến cứu can thiệp không đối chứng được

tiến hành trên 31 người bệnh giãn phế quản

tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai

từ tháng 10/2017 đến 8/2018. Kết quả: Tuổi

trung bình của người bệnh trong nghiên

cứu là 61.84±8.61. Tỷ lệ người bệnh nam/

nữ xấp xỉ 1/1; 74,2% người bệnh vào viện vì

ho có đờm, 67,7% người bệnh vào viện vì

khó thở. Sau liệu pháp phục hồi chức năng

hô hấp,các chỉ số chức năng hô hấp của

người bệnh được cải thiện rõ rệt với khoảng

cách đi bộ 6 phút của người bệnh tăng thêm

47,4 ±53,8 mét so với trước tập luyện, tỷ lệ

người bệnh có mức độ khó thở mMRC 0-1

trước can thiệp là 48,4% tăng lên 77,7%

sau can thiệp.Các chỉ số chức năng thông

khí FEV1%, FVC% và FEV1/FVC% trước

can thiệp là 44%, 57,9% và 58%; sau can

thiệp lần lượt là 46%, 59,7% và 59,6%. Kết

luận: Các bài tập phục hồi chức năng hô

hấp trong phạm vi mẫu nghiên cứu bước

đầu cho thấy những kết quả tích cực trong

cải thiện chức năng hô hấp cho người

bệnh giãn phế quản. Cần tiếp tục hướng

dẫn người bệnh giãn phế quản thực hiện

các bài tập phục hồi chức năng cơ bản tại

nhà. Đồng thời cần xây dựng được những

chương trình phục hồi chức năng hô hấp

phù hợp cho các nhóm người bệnh cụ thể.

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trang 5

Trang 5

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trang 6

Trang 6

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trang 7

Trang 7

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trang 8

Trang 8

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 8720
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế quản tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai
67
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP Ở NGƯỜI BỆNH 
GIÃN PHẾ QUẢN TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
Nguyễn Thị Thảo1, Tống Thị Huế1
 1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi 
chức năng hô hấp ở người bệnh giãn phế 
quản điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh 
viện Bạch Mai sau thực hiện các bài tập 
phục hồi chức năng hô hấp. Đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 
tiến cứu can thiệp không đối chứng được 
tiến hành trên 31 người bệnh giãn phế quản 
tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai 
từ tháng 10/2017 đến 8/2018. Kết quả: Tuổi 
trung bình của người bệnh trong nghiên 
cứu là 61.84±8.61. Tỷ lệ người bệnh nam/
nữ xấp xỉ 1/1; 74,2% người bệnh vào viện vì 
ho có đờm, 67,7% người bệnh vào viện vì 
khó thở. Sau liệu pháp phục hồi chức năng 
hô hấp,các chỉ số chức năng hô hấp của 
người bệnh được cải thiện rõ rệt với khoảng 
cách đi bộ 6 phút của người bệnh tăng thêm 
47,4 ±53,8 mét so với trước tập luyện, tỷ lệ 
người bệnh có mức độ khó thở mMRC 0-1 
trước can thiệp là 48,4% tăng lên 77,7% 
sau can thiệp.Các chỉ số chức năng thông 
khí FEV1%, FVC% và FEV1/FVC% trước 
can thiệp là 44%, 57,9% và 58%; sau can 
thiệp lần lượt là 46%, 59,7% và 59,6%. Kết 
luận: Các bài tập phục hồi chức năng hô 
hấp trong phạm vi mẫu nghiên cứu bước 
đầu cho thấy những kết quả tích cực trong 
cải thiện chức năng hô hấp cho người 
bệnh giãn phế quản. Cần tiếp tục hướng 
dẫn người bệnh giãn phế quản thực hiện 
các bài tập phục hồi chức năng cơ bản tại 
nhà. Đồng thời cần xây dựng được những 
chương trình phục hồi chức năng hô hấp 
phù hợp cho các nhóm người bệnh cụ thể.
Từ khóa: Giãn phế quản, phục hồi chức 
năng hô hấp, Trung tâm Hô hấp Bệnh viện 
Bạch Mai.
ASSESSMENT OF RESPIRATORY REHABILITATIONIN PATIENTS WITH 
BRONCHIECTASIS AT THECENTER FOR RESPIRATORY OF BACH MAI HOSPITAL
ABSTRACT
Objective: To evaluate the results 
of respiratory rehabilitation for patients 
with chronic bronchiectasis at the Center 
for Respiratory of Bach Mai Hospital. 
Method: A before-and-after study was 
conductedamong 31 patients with chronic 
bronchiectasis prospectively recruited 
during treated at the Respiratory Center 
of Bach Mai Hospital from Oct, 2017 to 
Aug, 2018. Results: The mean age of 
study patients was 61.84±8.61; the male/
female ratio was approximately 1/1. The 
number of patients hospitalized because 
of cough with sputum alone and difficulty 
breathing alone accounted for 74.2% 
and 67.7%. After completing respiratory 
rehabilitation therapy as medically 
indicated,The patient’s 6-minute walking 
distance increased by 47.4 ± 53.8 
Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Thị Thảo
Email: thao89hatay@gmail.com
Ngày phản biện: 18/5/2021
Ngày duyệt bài: 25/5/2021
Ngày xuất bản: 28/6/2021
68
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
meters, the percentage of patients with 
the level of dyspnea mMRC 0-1 before 
the intervention was 48.4%, increased to 
77.7%.The indices of ventilation function 
FEV1%, FVC% and FEV1/FVC% before 
intervention were 44%, 57.9% and 
58%;respectivelyincreased to 46%, 
59.7% and 59.6%. Conclusion: The 
applied respiratory rehabilitation exercises 
within thestudy’s patients initially showed 
positive results in improving respiratory 
function for patients with bronchiectasis.
It should be instructed to patients with 
bronchiectasis to do at home. In addition, 
appropriate respiratory rehabilitation 
programs need to be developed for 
specific patient groups.
Keywords: Bronchiectasis, respiratory 
rehabilitation, the Center for Respiratory of 
Bach Mai Hospital.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giãn phế quản là tình trạng tăng khẩu 
kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không 
hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có 
đường kính trên 2mm [1]. Giãn phế quản 
là bệnh khá thường gặp trong lâm sàng, 
đặc biệt tại các nước đang và kém phát 
triển với tỉ lệ mới mắc và chết hàng năm 
còn ở mức cao [2]. Hiện nay giãn phế quản 
chiếm 6% của các bệnh phổi [3]. Việc điều 
trị bệnh giãn phế quản trong giai đoạn bùng 
phát cần dùng nhiều biện pháp trong đó có 
phương pháp phục hồi chức năng hô hấp. 
Phục hồi chức năng hô hấp gồm nhiều 
thao tác cơ học bên ngoài, chẳng hạn như 
vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế, kết hợp 
với các bài tập thở hoành, thở chúm môi 
và ho hữu hiệu. Đây là phương pháp đơn 
giản có kết quả tốt và người bệnh cần làm 
hàng ngày ngay cả khi không có bội nhiễm 
phế quản để đào thải chất tiết lỏng trong 
phổi và đường thở ra ngoài [4]. Đó chính 
là mục tiêu trong điều trị bệnh giãn phế 
quản nhằm giảm viêm, ngăn ngừa đợt cấp 
và cải thiện chất lượng cuộc sống. Ở Việt 
Nam cũng đã có nhiều tác giả quan tâm 
nghiên cứu về phục hồi chức năng hô hấp 
đối với sức khỏe nói chung và với một số 
bệnh hô hấp nói riêng như COPD, nhưng 
trên đối tượng người bệnh giãn phế quản 
(GPQ) thì chúng tôi chưa tìm thấy. Nghiên 
cứu được thực hiện với mục tiêu: Đánh 
giá kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở 
người bệnh giãn phế quản điều trị tại Trung 
tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai sau thực 
hiện các bài tập phục hồi chức năng hô 
hấp.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên 
cứu
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên 
cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ 
01/10/2017 đến ngày 30/8/2018 tại Trung 
tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn người bệnh 
nghiên cứu: 
 Người bệnh được chẩn đoán xác định 
bệnh giãn phế quản điều trị tại Trung tâm 
Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, đồng ý tham 
gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Người bệnh suy hô hấp SpO2 < 90%, 
ho máu.
- Người bệnh bị các bệnh phối hợp 
như: lao phổi tiến triển, bụi phổi, nấm phổi, 
ung thư phổi, suy tim do nguyên nhân tim, 
Basedow, tâm thần.
- Người bệnh bị dị tật về lồng ngực, cột 
sống.
- Người bệnh không đồng ý tham gia 
nghiên cứu hoặc không t ...  có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.3. Kết quả lên chức năng hô hấp
Bảng 3. Sự thay đổi của chức năng hô hấp sau can thiệp (n=31)
Thông số hô hấp Trước can thiệp Sau can thiệp
p>0,05
FVC 57,9 ± 16,3 59,7 ± 16,2
FEV1 44,18 ± 18,3 46 ± 20,1
FEV1/FVC 58 ± 11,6 59,6 ± 12
Nhận xét: Trước và sau can thiệp 8 tuần sự khác nhau về chỉ số FVC, FEV1, FEV1/
FVC không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
3.2.4. Hiệu quả lên khả năng vận động bằng nghiệm pháp đi bộ 6 phút
Bảng 4. Khoảng cách đi bộ 6 phút
n
Khoảng cách đi bộ 6 phút (mét )
Trước Sau Chênh p
31 289,8 ± 91,2 337,1 ± 94 47,4 ± 53,8 0,000
Nhận xét: Kết quả cho thấy sau phục hồi chức năng hô hấp 8 tuần khoảng cách đi bộ 
6 phút tăng lên trung bình 47 mét, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
72
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm 
nghiên cứu
4.1.1.Tuổi, giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ 
nam nữ là tương đương nhau 48,4% nam, 
51,6% nữ. Kết quả này cũng tương đương 
với tỉ lệ nghiên cứu của M. Van Zeller và 
CS (2012) 48,8% nam giới, 51,2% nữ giới 
[11], nghiên cứu của A. Zanini và CS (2015) 
45,4% nam giới, 54,6% nữ giới [15], nghiên 
cứu của F. O. Eyuboglu và CS (2011) 45,7% 
nam giới, 54,3% nữ giới [5]. Nhưng trong 
nghiên cứu với cỡ mẫu lớn của S.Aliberti 
và CS (2016) thì tỉ lệ nam nữ có sự khác 
biệt, 71% là nữ giới, 29% nam giới [16], 
của Z.P.Onen và CS (2007) 74% là nữ giới, 
26% nam giới [17]
Giãn phế quản là bệnh trước đây ít được 
chú ý do số lượng người bệnh không nhiều, 
hiểu biết về bệnh vì thế cũng ít được quan 
tâm. Theo J. D. Chalmers và CS (2016) 
giãn phế quản là bệnh bị bỏ quên nhiều 
nhất trong các bệnh hô hấp. Nhưng những 
thập kỉ gần đây với sự phát triển của khoa 
học kĩ thuật và y tế số lượng người bệnh 
giãn phế quản đã được phát hiện, điều trị 
gia tăng đáng kể, đặc biệt ở các nước đang 
phát triển [5],[6]. Đã có nhiều nghiên cứu 
để hiểu hơn về bệnh giãn phế quản và chất 
lượng chăm sóc sức khỏe được hiệu quả 
hơn. Qua các nghiên cứu độ tuổi trung bình 
của bệnh rất đa dạng. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, độ tuổi trung bình là 61,84 
tuổi (26 – 83 tuổi), tương đương với độ tuổi 
trung bình trong nghiên cứu của H. K. Ong 
và CS (2011) [7] là 67 tuổi, A. L. Lee và CS 
(2011) [8] là 63 tuổi, M-Y.Liaw và CS (2011) 
là 64,5±10,4, F.S.Guimaraxes và CS (2012) 
là 60 tuổi. Nhưng thấp hơn độ tuổi trung 
bình trong nghiên cứu của Martinez Garcia 
và CS (2007) là 69,9 tuổi, A Zanini và CS 
(2015) là 71 tuổi. Cao hơn độ tuổi trung 
bình trong nghiên cứu của S. Naraparaju 
và CS (2010) là 50,7±6,4, M. Van Zeller và 
CS (2012) là 54 tuổi, F. O. Eyuboglu và CS 
(2011) là 56±25.
4.1.2. Lý do vào viện 
Trong 31 người bệnh nghiên cứu lý do 
làm cho người bệnhvào viện nhiều nhất 
là ho có đờm 74,2%, tiếp đến là khó thở 
67,7%, vì cả 3 lý do ho có đờm, khó thở, sốt 
là 22,6%. Điều này cũng phù hợp với triệu 
chứng chính của bệnh giãn phế quản đã 
được mô tả trong y văn. Người bệnh giãn 
phế quản bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu 
chứng ho có đờm và khó thở.
4.2. Hiệu quả của phục hồi chức năng 
hô hấp trên người bệnh qua các chỉ số 
lâm sàng
4.2.1. Hiệu quả của phục hồi chức 
năng hô hấp trên chỉ số mMRC
Thang đo khó thở mMRC để đánh giá 
mức độ khó thở của người bệnh rất dễ áp 
dụng trong lâm sàng cho nhân viên y tế, 
người bệnh cũng dễ hiểu dễ hình dung về 
tình trạng bệnh của mình từ đó có sự thay 
đổi trong các thực hành hàng ngày để kiểm 
soát tình trạng khó thở. Thang đo mMRC 
đã được chuẩn hóa và có nhiều nghiên cứu 
trên người bệnhCOPD, nhưng trên người 
bệnh giãn phế quản thì vẫn ít nghiên cứu. 
Cải thiện mức độ khó thở nghĩa là cải thiện 
chỉ số mMRC giúp cho người bệnh có chất 
lượng cuộc sống tốt hơn. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi sau PHCNHH mức độ khó 
thở mMRC có sự cải thiện rất tốt. Điểm 
trung bình mMRC trước can thiệp là 1,42 ± 
1,1; sau can thiệp là 1,03 ± 1,08, số người 
bệnh thuộc nhóm mMRC 0 và mMRC 1 
tăng lên từ 48,4 % lên 67,7%, người bệnh 
thuộc nhóm mMRC 2 và mMRC 3 giảm 
từ 52,6% xuống còn 32,3%, sự thay đổi 
73
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
có ý nghĩa thống kê với p:0,001. Kết quả 
này cũng tương tự kết quả của Vũ Sơn Hà 
(2014) [9] sau can thiệp có sự cải thiện rất 
tốt về chỉ số mMRC, nhóm mMRC 2,3 giảm 
từ 71% trước can thiệp còn 48,4% sau can 
thiệp, nhóm mMRC 1 tăng 29% lên 51,6% 
sau can thiệp, và nghiên cứu của A. L. Lee 
và CS (2014) [8] sau phục hồi chức năng 
hô hấp có sự cải thiện mức độ khó thở.
4.2.2. Hiệu quả của phục hồi chức 
năng hô hấp trên chỉ số nhịp tim
Nhịp tim là chỉ số bị chi phối bởi nhiều 
yếu tố. Những người bệnh bệnh phổi mạn 
tính đều làm cho nhịp tim tăng tần số do bản 
chất bệnh hoăc do một số thuốc sử dụng. 
Đặc biệt ở những người có mức độ khó 
thở nhiều, nhịp tim phản ánh cả bệnh tim 
mạch và tình trạng toàn thân. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi nhịp tim sau can thiệp 
thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Kết 
quả này cũng tương tự kết quả của M. C. 
Mazzocco và CS (1985) [10] sau can thiệp 
phục hồi chức năng hô hấp sự thay đổi nhịp 
tim không có ý nghĩa thống kê. Có thể giải 
thích là do trong số người bệnh nghiên cứu 
có các bệnh đồng mắc như THA, tâm phế 
mạn, ĐTĐ typ 2, nhịp nhanh xoang đều có 
ảnh hưởng tới tim mạch, nên chỉ số nhịp 
tim không phản ánh được hiệu quả của 
phục hồi chức năng hô hấp.
4.2.3. Hiệu quả của phục hồi chức 
năng hô hấp trên chức năng hô hấp
Đo chức năng hô hấp là thăm dò cận 
lâm sàng thường được dùng để chẩn đoán 
và theo dõi đánh giá mức độ nặng nhẹ, 
đánh giá hiệu quả điều trị và hiệu quả can 
thiệp của bệnh lý hô hấp mạn tính. Đo chức 
năng hô hấp rất có giá trị trong bệnh GPQ, 
đặc biệt là với người bệnh có chỉ định phẫu 
thuật để tiên lượng rủi ro trước khi phẫu 
thuật. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 
sử dụng kết quả đo chức năng hô hấp để 
đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng 
hô hấp. Trong số 31 người bệnh nghiên 
cứu, sự thay đổi chức năng hô hấp trước 
và sau can thiệp không có ý nghĩa thống 
kê, p>0,05. FEV1% trước can thiệp là 
44±18,3; sau can thiệp là 46±20. FVC% 
trước can thiệp là 57,9±16,3; sau can thiệp 
là 59,7±16,2. FEV1/FVC% trước can thiệp 
là 58±11,6; sau can thiệp là 59,6±12. Kết 
quả này cũng tương tự nghiên cứu của các 
tác giả M. Van Zeller và CS (2012) [11], M. 
P. Murray và CS (2009) [18], B.Herrero-
Cortina và CS ( 2015) [19], Munxoz G và CS 
(2018) trung bình FEV1%, FVC %, FEV1 / 
FVC không thay đổi đáng kể sau phục hồi 
chức năng hô hấp Có thể người bệnh giãn 
phế quản trẻ hơn, duy trì hoạt động thể lực 
tốt hơn người bệnh COPD, cần những bài 
tập thể dục cường độ lớn hơn để thay đổi 
chức năng hô hấp, có thể thời gian 8 tuần 
chưa đủ để có những sự cải thiện về chức 
năng hô hấp, cần thời gian dài hơn nữa để 
đánh giá kết quả đo chức năng hô hấp. Cần 
thời gian bao lâu thì chúng tôi chưa tìm thấy 
tài liệu nói về số cụ thể, cần phải có thêm 
nhiều nghiên cứu nữa để đánh giá.
4.2.4. Hiệu quả của phục hồi chức 
năng hô hấp trên khoảng cách đi bộ 6 
phút
Nghiệm pháp đi bộ 6 phút là một thước 
đo đáng tin cậy cho những người có bệnh 
phổi mạn tính đã được công nhận rộng rãi 
có ý nghĩa trong theo dõi đánh giá hiệu quả 
của can thiệp. Nghiệm pháp đi bộ 6 phút 
đã được chuẩn hóa và hướng dẫn thực 
hiện trong tài liệu của Hội lồng ngực Hoa 
Kỳ năm 2002. Kết quả nghiệm pháp đi bộ 6 
phút tương quan với chức năng phổi, chất 
lượng cuộc sống liên quan tới sức khỏe, 
khả năng gắng sức tập thể dục. Hầu hết 
các nghiên cứu lâm sàng sử dụng nghiệm 
pháp đi bộ 6 phút đều báo cáo có sự cải 
thiện khoảng cách đi bộ 6 phút có ý nghĩa 
thống kê [12], [13]. 
74
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
Nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự cải 
thiện khoảng cách đi bộ 6 phút sau can thiệp 
8 tuần là 47,4 ± 53,8 mét, trước can thiệp 
khoảng cách đi bộ là 289,8 ± 91,2 mét, sau 
can thiệp khoảng cách đi bộ 6 phút tăng lên 
337,1 ± 94 mét. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi tương đương với kết quả nghiên 
cứu của A. L. Lee và CS (2014) [8] cải thiện 
khoảng cách đi bộ 6 phút trung bình 41mét. 
Tốt hơn nghiên cứu của A. Zanini và CS 
(2005) [16] cải thiện khoảng cách đi bộ 35 
± 43 mét, do đây là nghiên cứu hồi cứu và 
đánh giá hiệu quả sau 3 tuần can thiệp. 
Nghiên cứu của H. K. Ong và CS (2011) cải 
thiện khoảng cách đi bộ 6 phút trung bình 
53,4 mét có sự khác biệt do cỡ mẫu lớn, 
mức độ can thiệp và kiểm soát trong 8 tuần 
tốt hơn nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên 
cứu của S. Foster và H. M. Thomas (1990) 
cải thiện 72 mét khoảng cách đi bộ 6 phút, 
do can thiệp nội trú kiểm soát các bài tập sẽ 
chặt chẽ hơn trong 4 tuần nên kết quả tốt 
hơn. Còn nghiên cứu của M-Y. Liaw và CS 
(2011) cũng cải thiện 61,3 mét, có sự khác 
biệt do mức độ can thiệp 5 buổi/ tuần trong 
8 tuần.
5. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu 31 người bệnh 
giãn phế quản cho thấy sau thực hiện liệu 
pháp phục hồi chức năng hô hấp, các chỉ 
số mMRC, FEV1%, FVC%, FEV1/FVC%, 
tần số tim và khoảng cách đi bộ 6 phút của 
người người bệnh đã có sự cải thiện đáng 
kể, đặc biệt là chỉ số mMRC và khoảng 
cách đi bộ 6 phút. Điều này nhấn mạnh vai 
trò phối hợp của phục hồi chức năng trong 
điều trị giãn phế quản. Tuy nhiên nghiên 
cứu của chúng tôi còn nhiều hạn chế: cỡ 
mẫu chưa đủ lớn, quá trình can thiệp các kỹ 
thuật phục hồi chức hô hấp ở người bệnh 
không có sự giám sát trực tiếp của nhân 
viên y tế, sự can thiệp này phụ thuộc hoàn 
toàn vào ý thức, thái độ, sự hợp tác cũng 
như kỹ thuật cuả từng người bệnh và gia 
đình người bệnh. Vì vậy, kết quả nghiên 
cứu đánh giá của chúng tôi còn nhiều hạn 
chế. Do đó nhân viên y tế cần tăng cường 
vấn đề giáo dục, tư vấn, hướng dẫn người 
bệnh giãn phế quản các động tác phục hồi 
chức năng cơ bản tại nhà đồng thời cần 
xây dựng được những chương trình phục 
hồi chức năng hô hấp phù hợp cho các 
nhóm người bệnh cụ thể để người bệnh 
dễ áp dụng và duy trì được lâu dài nhằm 
hạn chế số đợt cấp và các biến chứng của 
bệnh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc 
sống cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán 
và điều trị bệnh hô hấp. Nhà xuất bản y học: 
108.
2. Ngô Quý Châu, Chu Thị Hạnh và 
Nguyễn Thu Trang (2014). Nghiên cứu đặc 
điểm vi khuẩn học ở người bệnhgiãn phế 
quản điều trị tại trung tâm hô hấp bệnh viện 
Bạch Mai. Tạp chí Y học lâm sàng,77, 51-
57.
3. Ngô Quý Châu (2015). Giãn phế 
quản. Bệnh học nội khoa. NXB Y học, Hà 
Nội, 1, 71-82.
4. Cầm Bá Thức (2016). Phục hồi chức 
năng hô hấp. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
5. Eyuboglu F. O, Ugurlu A. O and 
Habesoglu M. A (2011). Clinical, radiologic, 
and functional evaluation of 304 patients 
with bronchiectasis. Ann Thor Med, 6, 131-
136.
6. Chalmers J. D, Goeminne P, Aliberti 
S et al (2014). The bronchiectasis severity 
index. An international derivation and 
validation study. Am J Respir Crit Care 
Med, 189(5), 576-85.
7. Ong H. K, Lee A. L, Hill C. J et al 
(2011). Effects of pulmonary rehabilitation 
75
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
in bronchiectasis: A retrospective study. 
Chronic Respiratory Disease, 8(1), 21-30.
8. Lee AL, Hill CJ, Cecins N et al (2014). 
The short and long term effects of exercise 
training in non-cystic fibrosis bronchiectasis 
– a randomised controlled trial. Respiratory 
Research, 15(1), 44.
9. Vũ Sơn Hà (2014). Đánh giá kết quả 
phương pháp phục hồi chức năng hô hấp 
ở người bệnhbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
điều trị ngoại trú tại trung tâm hô hấp bệnh 
viện Bạch Mai. Luận văn bác sĩ chuyên 
khoa cấp II, Trường đại học y Hà Nội, Hà 
Nội.
10. Mazzocco MC, Owens GR, Gonzales-
Camid F et al (1985). Chest Percussion 
and Postural Drainage in Patients with 
Bronchiectasis. Chest, 88(3), 360-363.
11. Van Zeller M, Mota P C, Amorim A et al 
(2012). Pulmonary rehabilitation in patients 
with bronchiectasis: pulmonary function, 
arterial blood gases, and the 6-minute 
walk test. Journal of cardiopulmonary 
rehabilitation and prevention, 32(5), 278-
283.
12. Singh SJ, Puhan MA, Andrianopoulos 
V et al (2014). An official systematic review 
of the European Respiratory Society/
American Thoracic Society: measurement 
properties of field walking tests in chronic 
respiratory disease. European Respiratory 
Journal, 52, 1447-1478.
13. Wise R A and Brown CD (2005). 
Minimal Clinically Important Differences 
in the Six-Minute Walk Test and the 
Incremental Shuttle Walking Test. COPD: 
Journal of Chronic Obstructive Pulmonary 
Disease, 2(1), 125-129.
14. Zach M S and Oberwaldner B 
(2008). Chapter 18 - Chest Physiotherapy. 
Pediatric Respiratory Medicine (Second 
Edition), Lynn M. Taussig and Louis I. 
Landau, Mosby, Philadelphia, 241-251.
15. Zanini A, Aiello M, Adamo D et al 
(2015). Effects of Pulmonary Rehabilitation 
in Patients with Non-Cystic Fibrosis 
Bronchiectasis: A Retrospective Analysis 
of Clinical and Functional Predictors of 
Efficacy. Respiration, 89(6), 525-533.
16. Aliberti S, Masefield S, Polverino 
E et al (2016). Research priorities in 
bronchiectasis: a consensus statement 
from the EMBARC Clinical Research 
Collaboration. European Respiratory 
Journal, 48(3), 632-647.
17. Onen Z P, Eris G B, Sen E et al 
(2007). Analysis of the factors related to 
mortality in patients with bronchiectasis. 
Respiratory Medicine, 101(7), 1390-1397.
18. Murray M.P, Pentland J.L and Hill 
A.T (2009). A randomised crossover trial of 
chest physiotherapy in non-cystic fibrosis 
bronchiectasis. European Respiratory 
Journal, 34(5), 1086-1092.
19. Herrero-Cortina B, Vilaró J, Martí D 
et al (2016). Short-term effects of three slow 
expiratory airway clearance techniques in 
patients with bronchiectasis: a randomised 
crossover trial. Physiotherapy, 102(4), 357-
364.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_phuc_hoi_chuc_nang_ho_hap_o_nguoi_benh_gian.pdf