Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016)

Mục tiêu: Đánh giá đáp ứng điều trị và một số độc tính của phác đồ TCX trong điều trị ung thư dạ dày giai

đoạn tiến xa và di căn tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội năm 2015-2016.

Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng. Từ T

10/2015 đến tháng 10/2016 có 30 bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn được điều trị hóa trị phác đồ TCX tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội; bệnh nhân được đánh giá mức độ đáp ứng theo “Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng cho u đặc“ (RECIST), độc tính theo tiêu chuẩn NCI 2.0.

Kết quả:

Đặc điểm lâm sàng: Tuổi trung bình 55,57 hay gặp từ 56-65 tuổi (53,3%),tỷ lệ nam/nữ 4/1.Thể trạng bệnh

nhân trước điều trị chủ yếu PS=1 (93,3%). Giai đoạn di căn xa chiếm 56,7%, giai đoạn lan rộng chiếm 43,3%.

Kết quả điều trị: Tỷ lệ đáp ứng là 43,3%, đáp ứng hoàn toàn 3,3%, đáp ứng một phần 40%, tỷ lệ kiểm soát

bệnh đạt 90%. Ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa và tế bào nhẫn có tỷ lệ đáp ứng thấp nhất. Ung thư biểu mô tuyến biệt hóa cao có tỷ lệ đáp ứng cao nhất.Với liều điều trị 100% có tỷ lệ đáp ứng là 76,9%; liều dưới 100% có tỷ lệ đáp ứng 21,3%. Bệnh nhân dung nạp thuốc tốt, tác dụng phụ của thuốc thường gặp nhất là hạ bạch cầu chủ yếu độ 2,3. Còn lại các tác dụng phụ khác chủ yếu gặp ở độ 1,2.

Kết luận: Phác đồ hóa trị TCX mang lại kết quả tốt trên lâm sàng với những bệnh nhân ung thư dạ dày giai

đoạn tiến xa và di căn

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016) trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016) trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016) trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016) trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016) trang 5

Trang 5

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016) trang 6

Trang 6

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016) trang 7

Trang 7

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016) trang 8

Trang 8

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016) trang 9

Trang 9

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 6620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016)

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ tcx trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn tại bệnh viện ung bướu Hà nội (2015 - 2016)
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
207 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ TCX 
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN TIẾN XA VÀ DI CĔN 
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI (2015-2016) 
ĐINH THỊ HẢI DUYÊN1, NGUYỄN TRỌNG HIẾU2, TRẦN ĐĔNG KHOA3 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá đáp ứng điều trị và một số độc tính của phác đồ TCX trong điều trị ung thư dạ dày giai 
đoạn tiến xa và di cĕn tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội nĕm 2015-2016. 
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng. Từ T 
10/2015 đến tháng 10/2016 có 30 bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di cĕn được điều trị hóa trị 
phác đồ TCX tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội; bệnh nhân được đánh giá mức độ đáp ứng theo “Tiêu chuẩn 
đánh giá đáp ứng cho u đặc“ (RECIST), độc tính theo tiêu chuẩn NCI 2.0. 
Kết quả: 
Đặc điểm lâm sàng: Tuổi trung bình 55,57 hay gặp từ 56-65 tuổi (53,3%),tỷ lệ nam/nữ 4/1.Thể trạng bệnh 
nhân trước điều trị chủ yếu PS=1 (93,3%). Giai đoạn di cĕn xa chiếm 56,7%, giai đoạn lan rộng chiếm 43,3%. 
Kết quả điều trị: Tỷ lệ đáp ứng là 43,3%, đáp ứng hoàn toàn 3,3%, đáp ứng một phần 40%, tỷ lệ kiểm soát 
bệnh đạt 90%. Ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa và tế bào nhẫn có tỷ lệ đáp ứng thấp nhất. Ung thư biểu 
mô tuyến biệt hóa cao có tỷ lệ đáp ứng cao nhất.Với liều điều trị 100% có tỷ lệ đáp ứng là 76,9%; liều dưới 
100% có tỷ lệ đáp ứng 21,3%. Bệnh nhân dung nạp thuốc tốt, tác dụng phụ của thuốc thường gặp nhất là hạ 
bạch cầu chủ yếu độ 2,3. Còn lại các tác dụng phụ khác chủ yếu gặp ở độ 1,2. 
Kết luận: Phác đồ hóa trị TCX mang lại kết quả tốt trên lâm sàng với những bệnh nhân ung thư dạ dày giai 
đoạn tiến xa và di cĕn 
ABSTRACT 
Purpose: Evaluate the response and toxicities of TCX therapy in the treatment of advanced and metastatic 
gastric cancer at the Hanoi Oncology Hospital between 2015 and 2016. 
Materials and methods: This is an uncontrolled clinical trial. From 10/2015 to 10/2016, 30 patients with 
advanced and metastatic gastric cancer were treated for chemotherapy with TCX at the Hanoi Oncology 
Hospital; patients were evaluated for their response to the "Response Evaluation Criteria in Solid Tumours" 
(RECIST), toxicity criteria NCI 2.0. 
Results: 
Patient Characteristics: The average age was 55.57, or between 56 and 65 years old (53.3%), 
male/female ratio was 4/1. Patient pre-treatment status PS=1 (93.3%). The metastasis stage accounted for 
56.7%, the spreading stage accounted for 43.3%. 
Treatment outcomes: The response rate was 43.3%, complete response rate was 3.3%, the partial 
response rate was 40%, and the control rate was 90%. Poorly differentiated adenocarcinoma and ring cell 
carcinoma had the lowest and well differentiated adenocarrcinoma had the highest response rate. With a 100% 
therapeutic dose, the response rate was 76.9%; lower than 100% had a response rate of 21.3%. Patients had 
good drug tolarance, the most common side effect of drug was leucocytosis, mainly in grade 2 or 3. And the 
other side effects were mainly encountered at grade 1 or 2. 
Conclusion: TCX chemotherapy regimen has been shown to be clinically effective in patients with 
1
 BS. Khoa Nội 2 - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội 
2
 ThS. Trưởng Khoa Nội 2 - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội 
3
 PGS.TS. Giám Đốc - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. 
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
208 
advanced and metastatic gastric cancer. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp trên 
thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê 
Globocan nĕm 2012, hàng nĕm trên thế giới có 
khoảng 989,600 ca mới mắc và 738,000 ca tử vong 
do UTDD[1]. Tại Việt Nam theo ghi nhận ung thư Hà 
Nội nĕm 2011 cho tỉ lệ mắc là 23,4/100.000 dân và 
UTDD đứng hàng thứ 2 các loại ung thư trong cả hai 
giới[1]. 
Trong điều trị UTDD, phẫu thuật là phương 
pháp điều trị chính. Bệnh nhân UTDD giai đoạn sớm 
được điều trị triệt cĕn bằng phẫu thuật. Hóa trị đóng 
vai trò bổ trợ hoặc tân bổ trợ trong những trường 
hợp bệnh nhân giai đoạn phẫu thuật khó có thể phẫu 
thuật triệt cĕn. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân đến ở 
giai đoạn muộn, bệnh nhân tái phát, di cĕn sau phẫu 
thuật còn cao,bên cạnh đó có tới 2/3 các trường hợp 
khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, không 
còn khả nĕng phẫu thuật triệt cĕn[2]. Hóa trị trong các 
giai đoạn này có vai trò chủ đạo, giúp cải thiện triệu 
chứng và kéo dài thời gian sống thêm cho người 
bệnh. Đã có những nghiên cứu đối với bệnh nhân 
giai đoạn muộn, hóa trị có vai trò rõ rệt hơn việc chỉ 
điều trị chĕm sóc nâng đỡ cho bệnh nhân[2,3]. Hiện 
nay,có nhiều phác đồ được nghiên cứu và sử dụng 
trong điều trị UTDD giai đoạn muộn. Bên cạnh các 
thuốc, hóa chất đã được sử dụng từ những nĕm 90 
như: cisplatin, 5-FU,nhóm anthracycline Trong 
những nĕm gần đây, ngày càng có nhiều thuốc mới 
đã được nghiên cứu và được chỉ định điều trị như: 
Các thuốc nhóm Taxan gồm có Docetaxel và 
Paclitaxel, thuốc Oxaliplatin, capecitabine, irinotecan 
...trong đó phác đồ DCF với sự phối hợp của 
Docetaxel, Cisplatin, 5FU đã được chứng minh có 
có hiệu quả tốt đối với UTDD giai đoạn tiến xa, di 
cĕn trong nghiên cứu pha III, ngẫu nhiên đa trung 
tâm V325, kết quả tỷ lệ đáp ứng toàn bộ trong 
nghiên cứu 37%, chỉ có 17% bệnh nhân bệnh tiến 
triển. Thời gian sống thêm không bệnh 5,6 tháng so 
với phác đồ CF 3,7 tháng. Thời gian sống thêm toàn 
bộ 9,2 tháng ở phác đồ DCF so với 8,6 tháng ở phác 
đồ CF[4]. 
Phác đồ DCF là phác đồ có hiệu quả trong điều 
trị UTDD giai đoạn muộn, tuy nhiên phác đồ này độc 
tính khá cao, tác dụng ngoại ý nhiều, ảnh hưởng đến 
thể trạng bệnh nhân UTDD giai đoạn muộn, do đó 
đã có nhiều nghiên cứu và hướng dẫn thực hành 
lâm sàng trên thế giới đã sử dụng điều trị các phác 
đồ Paclitaxel kết hợp nhóm Platinum và Capecitabin 
(TCX) điều trị cho bệnh nhân, ngoài cho những kết 
quả khả quan trong điều trị, tính dung nạp của phác 
đồ cũng tốt hơn, thể hiện số chu kỳ hóa trị bệnh 
n ... g nghiên cứu 
Điểm chung 
Tuổi và giới 
Qua nghiên cứu trên 30 BN UTDD giai đoạn muộn được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện UBHN, chúng 
tôi nhận thấy lứa tuổi mắc UTDD phân bố đều trên diện tuổi người trưởng thành, trẻ nhất là 28 tuổi, cao tuổi 
nhất là 70 tuổi, tuổi mắc bệnh hay gặp là tư 46 tuổi đến 65 tuổi. Kết quả này cho thấy rất phù hợp với khuyến 
cáo về UTDD đã được đưa ra trước đây “nếu một người trên 40 tuổi có triệu chứng sút cân và kém ĕn kéo dài 
nên đi nội soi để phát hiện ung thư dạ dày”. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, trong nghiên cứu của 
chúng tôi tỷ lệ nam/nữ là 4/1. 
Theo Nguyễn Bá Đức và cộng sự (2006), đánh giá tình hình UT ở Việt Nam giai đoạn 2001-2004 cho thấy 
UTDD có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên có sự gia tĕng nhanh chóng từ sau tuổi 40 ở nữ giới, tuổi 45 ở 
nam giới và tiếp tục tĕng nhanh sau 70 tuổi. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 1,8/1 [2]. 
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Kiên (2005) trên 144 BN UTDD được phẫu thuật cho thấy độ tuổi trung bình 
mắc bệnh là 55,5 với tỷ lệ nam/nữ là 1,72/1[10]. Theo globocan 2012 hiện tại tỷ lệ Nam/ Nữ trong ung thư dạ 
dày là 1.96/1. Như vậy so với các tác giả trong nước, tỷ lệ giới trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn vói các 
tác giả trên nguyên nhân có thể do nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phác đồ tương đối mạnh là phác đồ TCX 
nên nhóm bệnh nhân được chúng tôi lựa chọn hầu như là các bệnh nhân có thể trạng tốt PS 1, còn những 
bệnh nhân nữ giai đoạn muộn thể trạng kém hơn thì loại khỏi nghiên cứu. 
Thể trạng chung 
Đa số BN trong nghiên cứu có thể trạng chung khá tốt, tỷ lệ BN có chỉ số đánh giá thể trạng theo ECOG 
PS=0-1 là 100%, phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn của chúng tôi, lựa chọn những bệnh nhân có thể trạng tốt 
để tham gia nghiên cứu. 
Đặc điểm bệnh học 
Số lượng và vị trí di cĕn 
Trong nghiên cứu, có 60% BN xuất hiện di cĕn xa ngay tại thời điểm chẩn đoán. Số vị trí di cĕn có thể gặp 
từ 1-3 vị trí, 11 BN có một vị trí di cĕn chiếm 61,1% trường hợp, 5 BN có hai vị trí di cĕn chiếm 27,8%, chỉ có 2 
BN có 3 vị trí di cĕn 11,1%. Nghiên của Yoshida trên 497 BN UTDD giai đoạn muộn tại Nhật Bản, cũng nhận 
thấy tỷ lệ BN di cĕn một vị trí là 63%, di cĕn hai vị trí là 30% và di cĕn 3 vị trí là 7%. 
Đáp ứng điều trị 
Mức độ đáp ứng 
Toàn trạng và các triệu chứng cơ nĕng 
Chỉ trừ một số ít BN phát hiện bệnh tình cờ, đa phần BN trong nghiên cứu đều có những triệu chứng cơ 
nĕng gây ảnh hưởng một mức độ nào đó tới cuộc sống lao động và sinh hoạt thường ngày. Sau điều trị, hầu 
hết BN đều thấy có sự cải thiện rõ rệt về mặt chức nĕng, mang lại lợi ích thực sự cho người bệnh. Cụ thể, tỷ lệ 
giảm, hết triệu chứng cao hơn so với giữ nguyên triệu chứng hoặc tiến triển nặng hơn. Các triệu chứng cơ 
nĕng đều có đáp ứng với điều trị, tuy nhiên mức độ đáp ứng và thời gian duy trì hiệu quả của điều trị khác 
nhau tùy thuộc mức độ tiến triển cũng như những biến chứng do bệnh gây ra. Những tổn thương có mức độ 
nhẹ, chức nĕng cơ quan còn chưa bị ảnh hưởng nhiều thì triệu chứng thuyên giảm nhanh sau điều trị và thời 
gian duy trì hiệu quả kéo dài. Nếu tổn thương sâu rộng và ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể thì mức 
độ giảm triệu chứng chỉ ở mức tương đối và thời gian duy trì hiệu quả không lâu. Như vậy mức độ đáp ứng tỷ 
lệ nghịch với mức độ lan tràn của bệnh. Tỷ lệ BN được cải thiện triệu chứng trong nghiên cứu của chúng tôi 
cao là do sự phối hợp giữa các biện pháp trong một mô hình điều trị đa mô thức, gồm cả phẫu-hóa-xạ và chĕm 
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
215 
sóc triệu chứng, bởi vậy ngay cả trong những trường hợp BN có biến chứng của UTDD cũng sẽ được điều trị 
một cách tối đa. Nhờ sự cải thiện rõ rệt của các triệu chứng cơ nĕng, thể trạng chung của người bệnh cũng có 
những tiến triển tốt. Tỷ lệ BN có PS=0 tĕng lên từ 2 BN lên 6 BN, 3 bệnh nhân bệnh tiến triển PS giảm còn 2, 
những bệnh nhân còn lại vẫn giữ được thể trạng tốt khi điều trị với phác đồ TCX . Chỉ số toàn trạng không 
phải là một chỉ tiêu đánh giá một dấu hiệu đáp ứng cụ thể, nhưng nó giúp cho việc đánh giá một cách tổng thể 
sức khỏe của BN có thay đổi hay không sau điều trị, có thể coi là một phép tính nhanh ảnh hưởng của việc 
điều trị đến với người bệnh. Việc cải thiện chỉ số toàn trạng và triệu chứng cơ nĕng giúp cho BN cải thiện chất 
lượng cuộc sống, có thể tái hòa nhập lại cộng đồng và xã hội. 
Đáp ứng khách quan với điều trị 
Bảng 9. Một số phác đồ được nghiên cứu trong UTDD 
Nghiên cứu Phác đồ Số bệnh nhân Tỷ lệ đáp ứng Trung bình (TTP) OS trung bình 
SPRITS SP 305 54 6 13 
Kang et al XP 160 41 5.6 10.5 
V325 CF 224 25 3.7 8.6 
V325 DCF 221 37 5.6 9.2 
Webb et al ECF 126 45 7.4 8.9 
Al-Batran et al FLO 102 35 5.8 10.7 
Dank et al ILF 170 32 5.0 9.0 
Những thuốc mới và phác đồ phối hợp mới cho 
tỷ lệ đáp ứng toàn bộ trên dưới 50%. Nghiên cứu 
của chúng tôi, tỷ lệ đáp ứng đạt 43,3% trong đó có 1 
BN chiếm 3,3% đạt đáp ứng hoàn toàn. Bệnh giữ 
nguyên chiếm 46,7% (14 BN), chỉ có 10% (n=3) BN 
bệnh tiến triển trong quá trình điều trị. Kết quả này 
của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu V325 
với đáp ứng của phác đồ DCF là 37%. Vai trò của 
hóa chất toàn thân ở BN UTDD được đánh giá lần 
đầu vào những nĕm 1960, các thuốc được thử 
nghiệm đầu tiên là 5-FU, mitomycin, doxorubicin. 
Đánh giá đáp ứng trong những thử nghiệm này bị 
hạn chế bởi không có những phương tiện hình ảnh 
có độ nhạy cao như như CT-scan hay MRI. Các thử 
nghiệm đánh giá hiệu quả của hóa chất toàn thân so 
với chĕm sóc hỗ trợ đơn thuần, cho thấy hiệu quả rõ 
rệt của hóa chất với tỷ lệ đáp ứng đạt từ 33% đến 
50%, từ đó hóa chất được chỉ định thường quy cho 
những BN có thể trạng chung đảm bảo. Đa hóa trị 
liệu đem lại kết quả cao hơn so với đơn trị liệu, có 
những phối hợp đạt tỷ lệ đáp ứng trên 70% và nhiều 
thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đã 
được tiến hành trong những thập kỷ qua với nỗ lực 
tìm kiếm một phác độ đầu tay tối ưu[16]. Ngược lại 
với những nỗ lực và kỳ vọng này, cho đến nay chưa 
một phác đồ hóa trị nào được chấp nhận toàn cầu là 
điều trị chuẩn cho UTDD tiến triển. 
Một số yếu tố liên quan tới đáp ứng 
Liều điều trị và đáp ứng điều trị 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có BN 
nào điều trị liều dưới 90%, tỷ lệ đáp ứng ở nhóm 
điều trị với liều 100% là 76,9% so với ở nhóm điều trị 
liều dưới 100% là 21,3%. Có mối liên quan giữa liều 
điều trị với đáp ứng điều trị với OR=2,97 và mối liên 
quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này 
một lần nữa khẳng định quan điểm về liều hóa trị so 
với liều chuẩn trong thực hành điều trị. 
Một số độc tính và tác dụng không mong muốn 
Một số độc tính thường gặp 
Độc tính trên hệ tạo huyết 
Độc tính trên hệ tạo huyết của hóa chất là ức 
chế tủy xương gây giảm các dòng tế bào trong máu 
ngoại vi. Hạ BC là độc tính gặp nhiều nhất ở 93,3% 
trường hợp (n=28), BN hạ bạch cầu độ 3,4 chiếm tỷ 
lệ (63,3%), trong nghiên cứu V325 tỷ lệ hạ bạch cầu 
độ 3,4 là 82%, có thể do chúng tôi dùng Paclitaxel 
còn nghiên cứu V325 dùng Docetaxel. Đây là dấu 
hiệu cần lưu ý vì hạ BCTT nặng có thể gây ra sốt hạ 
bạch cầu, là một biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong 
cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 
Thiếu máu gặpvới tỷ lệ 40% (n=12), chủ yếu thiếu 
máu độ 1,2(26,7%), có 1 BN thiếu máu độ 3.. Hạ tiểu 
cầu ít gặp,chỉ có 1 bệnh nhân hạ độ 1 chiếm 3,3% 
các trường hợp, khối . Nghiên cứu của Nguyễn Lam 
Hòa với phác đồ có 5-FU, tỷ lệ hạ bạch cầu độ 3-4 là 
31,6%[3]. Hạ bạch cầu độ 3-4 với phác đồ ECF là 
21%, trong đó có 6% BN xuất hiện sốt hạ bạch 
cầu[17]. Trong nghiên cứu V325 phác đồ TCX tỉ lệ 
thiếu máu độ 3,4 là 18%. Như vậy so với nghiên cứu 
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
216 
phác DCF thì tỷ lệ BN bị độc tính của chúng tôi có ít 
hơn. 
Độc tính ngoài hệ tạo huyết 
Độc tính ngoài hệ tạo huyết thường gặp là các 
độc tính trên gan, thận. Độc tính trên thận trong 
nghiên cứu chủa chúng không có bệnh nhân nào. 
Kết quả này có thể do trong nghiên cứu của chúng 
tôi sử dụng Carboplatin thay vì cisplatin với mức độ 
gây độc cho thận thấp hơn đáng kể. Độc tính trên 
gan thường gặp hơn, trong nghiên cứu của chúng 
tôi tỷ lệ tĕng men gan biểu hiện tĕng AST và ALT 
chiếm tỷ lệ 10%, chỉ 1 trường hợp xuất hiện tĕng 
men gan độ 2.Tuy nhiên đa phần BN độc tế bào gan 
đều ở mức độ nhẹ và dễ dàng điều chỉnh bằng các 
thuốc bổ gan, hạ men gan và không ảnh hưởng đến 
liệu trình điều trị. 
Một số tác dụng không mong muốn khác 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nôn và buồn 
nôn vẫn là một tác dụng phụ hay gặp chiếm 50,2% 
trường hợp (n=13), chủ yếu là nôn nhẹ và vừa 
36,6% (n=11), chỉ có 2 bệnh nhân nôn độ 2nhưng 
không phải ngừng điều trị. Viêm niêm mạc miệng và 
tiêu chảy chiếm lần lượt 6,7% và 13,4%; không có 
bệnh nhân viêm niêm mạc miệng nặng. Độc tính 
thần kinh ngoại vi gặp ở 16,7% BN, đây là độc tính 
chủ yếu của thuốc Carboplatin, đa phần biểu hiện dị 
cảm, tê bì đầu chi, tuy nhiên hầu hết ở mức độ 
nhẹ,không cần can thiệp nội khoa. Các độc tính khác 
như viêm niêm mạc miệng, tiêu chảy thấp hơn nhiều 
so với nghiên cứu của chúng tôi, điều này một lần 
nữa cho thấy độc tính trên niêm mạc đường tiêu hóa 
của capecitabine là cao hơn so với 5-FU truyền[3] 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy HFS là một 
độc tính thường gặp ở những BN được điều trị với 
capecitabine, chiếm 60% các trường hợp (n=18), nói 
chung ở mức độ nhẹ và vừa, không có bệnh nhân 
nào có dấu hiệu nặng mà cần phải giảm liều hoặc 
kéo dài liệu trình điều trị. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 30 BN UTDD giai đoạn tiến xa 
và di cĕn được điều trị hóa trị bằng phác đồ TCX tại 
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội trong khoảng thời gian 
từ tháng 10/2015 đến hết tháng 10/2016, chúng tôi 
rút ra một số kết luận sau. 
Đáp ứng điều trị với phác đồ hóa trị 
Đáp ứng chủ quan 
- Chỉ số toàn trạng có sự thay đổi rõ rệt trước 
và sau điều trị, tĕng tỷ lệ BN có PS=0 từ 21,7% lên 
58,7%. 
- Các triệu chứng cơ nĕng trước và sau điều trị 
hóa chất được cải thiện đáng kể, có nhiều triệu 
chứng hết hoàn toàn sau khi kết thúc điều trị. 
Đáp ứng khách quan 
Đáp ứng toàn bộ đạt 43,3%; trong đó đáp ứng 
hoàn toàn là 3,3%(n=1 BN); đáp ứng một phần 
40%(n=12). Bệnh giữ nguyên ở 46,7% trường hợp 
chỉ có 10% BN bệnh tiến triển. 
Các yếu tố liên quan đến đáp ứng với điều trị 
Liều điều trị so với liều chuẩn có liên quan đến 
tình trạng đáp ứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p < 0,05. 
Độc tính và tác dụng phụ không mong muốn 
Độc tính trên hệ tạo huyết đa phần ở mức độ 
nhẹ và vừa. Giảm bạch cầu hạt là 93,3% trong đó 
giảm nặng ở độ 3-4 chiếm 63,3%. Thiếu máu 40%, 
hạ tiểu cầu 3,3%, không có tình trạng xuất huyết do 
giảm tiểu cầu. 
Độc tính trên thận không gặp (4,3%).Độc tính 
trên gan chủ yếu là tĕng AST/ ALT chiếm 10% 
trường hợp và chủ yếu là độ 1. 
Tác dụng không mong muốn chủ yếu là nôn, 
viêm miệng và tiêu chảy, chủ yếu ở mức độ nhẹ và 
vừa. 
Hội chứng bàn tay-bàn chân xuất hiện ở 60% 
BN chủ yếu là độ1, không có BN xuất hiện độc tính 
nặng cần giảm liều và kéo dài liệu trình điều trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức và cs (2012). Gánh 
nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống 
ung thư quốc gia đến nĕm 2020, Tạp chí ung 
thư học Việt Nam, 13-19. 
2. Đoàn Lực (2002), Đánh giá hiệu quả điều trị triệu 
chứng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 
muộn, Luận vĕn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà 
Nội. 
3. Nguyễn Lam Hòa (2008). Nghiên cứu kết quả 
điều trị phẫu thuật kết hợp hóa chất bổ trợ ung 
thư dạ dày tại Hải Phòng giai đoạn 2001-2007, 
Tạp chí ung thư học Việt Nam, số 1/ 2008, 165-
170. 
4. Van Cutsem E, Moiseyenko VM, Tjulandin S et 
al (2006). Phase III study of docetaxel and 
cisplatin plus fluorouracil compared with cisplatin 
and fluorouracil as first-line therapy for advanced 
gastric cancer: a report of the V325 Study 
Group, J Clin oncol. 
5. Ruoff CA, Hong B, Barry H et al (2013). Single - 
center experience with paclitaxel (T), carboplatin 
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
217 
(C), and capecitabine (X) in the treatment of 
advanced esophagogastric cancer, J Clin oncol. 
6. Ajani JA, Moiseyenko VM, Tjulandin S et al 
(2007). Clinical benefit with docetaxel plus 
fluorouracil and cisplatin compared with cisplatin 
and fluorouracil in a phase III trial of advanced 
gastric or gastroesophageal cancer 
adenocarcinoma: the V-325 Study Group, J Clin 
oncol. 
7. Ajani JA, Moiseyenko VM, Tjulandin S et al 
(2007).Quality of life with docetaxel plus cisplatin 
and fluorouracil compared with cisplatin and 
fluorouracil from a phase III trial for advanced 
gastric or gastroesophageal adenocarcinoma: 
the V-325 Study Group, J Clin oncol. 
8. Fazio N, Biffi R, Maibach R et al (2016). 
Preoperative versus postoperative docetaxel-
cisplatin-fluorouracil (TCF) chemotherapy in 
locally advanced resectable gastric carcinoma: 
10-year follow-up of the SAKK 43/99 phase III 
trial, Ann Oncol. 
9. Hanawa K, Yamada S, Suzuki H et al (1980), 
Effects of sodium chloride on gastric cancer 
induction by N-methyl-N-Nitro-N-
nitrogoguanidine (MNNG) in rats, Proceedings of 
the Thirty-ninth Annual Meeting of the Japanese 
Cancer Association, Cancer Association, Tokyo: 
Japanese. 
10. Nguyễn Xuân Kiên (2005),Nghiên cứu một số 
yếu tố giải phẫu bệnh liên quan đến thời gian 
sống thêm sau phẫu thuật ung thư dạ dày. Luận 
án tiến sỹ y học, ĐH Quân Y, tr. 58-67. 
11. Wagner AD, Grothe W, Haerting J, Kleber G, 
Grothey A, Fleig WE (2006).Chemotherapy in 
advanced gastric cancer: a systematic review 
and meta-analysis based on aggregate data.J 
Clin Oncol. Jun 20;24(18):2903-9. 
12. Findlay M, Cunningham D, Norman A, et al 
(1994). A phase II study in advanced gastro-
esophageal cancer using epirubicin and cisplatin 
in combination with continuous infusion 5-
fluorouracil (ECF). Ann Oncol 1994; 5:609. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_phac_do_tcx_tren_benh_nhan_ung_thu.pdf