Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa

ục tiêu: Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến

xa trên các yếu tố: tỷ lệ đáp ứng, sống còn không bệnh tiến triển.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 89 hồ sơ bệnh

án ung thư đại trực tràng tiến xa đã được hóa trị kết hợp với bevacizumab tại Bệnh viện Ung Bướu từ năm

2013-2017.

Kết quả: Trung vị thời gian theo dõi là 25,9 tháng. Tỷ lệ đáp ứng là 34,8%. Trung vị thời gian đến khi bệnh

tiến triển là 12,1 ± 0,5 tháng.

Kết luận: Bevacizumab kết hợp với hóa trị trong ung thư đại trực tràng tiến xa cải thiện thời gian PFS

Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa trang 1

Trang 1

Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa trang 2

Trang 2

Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa trang 3

Trang 3

Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa trang 4

Trang 4

Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa trang 5

Trang 5

Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa trang 6

Trang 6

Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10440
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa

Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến xa
TIÊU HOÁ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
235 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ KẾT HỢP 
VỚI BEVACIZUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ 
ĐẠI TRỰC TRÀNG TIẾN XA 
TRẦN NGUYÊN HÀ1, VÕ NGỌC ĐỨC2, HOÀNG THỊ MAI HIỀN2, 
TRẦN THỊ THIÊN HƯƠNG3, PHAN TẤN THUẬN4, LÊ THỊ HỒNG VÂN5 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến 
xa trên các yếu tố: tỷ lệ đáp ứng, sống còn không bệnh tiến triển. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 89 hồ sơ bệnh 
án ung thư đại trực tràng tiến xa đã được hóa trị kết hợp với bevacizumab tại Bệnh viện Ung Bướu từ nĕm 
2013-2017. 
Kết quả: Trung vị thời gian theo dõi là 25,9 tháng. Tỷ lệ đáp ứng là 34,8%. Trung vị thời gian đến khi bệnh 
tiến triển là 12,1 ± 0,5 tháng. 
Kết luận: Bevacizumab kết hợp với hóa trị trong ung thư đại trực tràng tiến xa cải thiện thời gian PFS. 
Từ khóa: Bevacizumab, ung thư đại trực tràng tiến xa. 
ABSTRACT 
Background: To evaluate the efficacy of bevacizumab-based chemotherapy for metastatic colorectal 
cancer. The primary end point was response rates, progression-free survival. 
Patients and methods: In this retrospective nonrandomized study, the authors reviewed the medical 
records of 89 patients who received Bevacizumab-based chemotherapy. 
Results: Medium follow-up was 25,9 months. Response rates was 34,8%. Median PFS was 12,1 ± 0,5 
months. 
Conclusion: Bevacizumab-based chemotherapies were effective regimen and improvement in survival 
among patients with metastatic colorectal cancer. 
1
 BSCKII. Trưởng Khoa Nội 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2
 BSCKII. Phó Trưởng Khoa Nội 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
3
 BSCKII. Bác sĩ điều trị Khoa Nội 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
4
 ThS. BSCKII. Phòng Chỉ đạo tuyến - KHCN & ĐT - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
5
 BSCKI. Bác sĩ điều trị Khoa Nội 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến đứng 
hàng thứ hai ở nữ và hàng thứ ba ở nam[11]. Nĕm 
2012, gần 1,4 triệu ca mới mắc, gần 700.000 ca tử 
vong[11]. Ung thư đại trực tràng chiếm 8,5% trường 
hợp tử vong, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng 
thứ 4 trong các ung thư trên toàn thế giới[11]. Theo 
số liệu của ghi nhận ung thư quần thể tại TP.HCM từ 
2006 - 2010, ung thư đại trực tràng là ung thư phổ 
biến đều đứng hàng thứ ba ở cả nữ và nam[1]. 
Tỷ lệ mắc bệnh tĕng dần theo tuổi, ở các nước 
phát triển, độ tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán 
vào khoảng 70 tuổi[4]. Nếu được chẩn đoán ở giai 
đoạn sớm, ung thư đại trực tràng có tiên lượng 
tốt[14]. Tuy nhiên, 20 - 25% bệnh nhân di cĕn tại thời 
điểm chẩn đoán, khoảng 50% bệnh nhân ung thư 
đại trực tràng giai đoạn sớm sẽ tiến triển thành giai 
đoạn di cĕn[14,17]. 
TIÊU HOÁ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
236 
Ung thư đại trực tràng giai đoạn di cĕn có tiên 
lượng xấu, tại Mỹ, sống còn 5 nĕm ở giai đoạn di 
cĕn chỉ khoảng 13,5%[14]. 
Điều trị ung thư đại trực tràng di cĕn đã có 
nhiều tiến bộ trong vòng 20 nĕm vừa qua. Kể từ khi 
Fluoropyrimidine được phát hiện có hiệu quả trong 
điều trị ung thư đại trực tràng di cĕn, đến nay đã có 
thêm nhiều thuốc: hóa trị độc tế bào (Oxaliplatin, 
Irinotecan, Capecitabine) và tác nhân nhắm trúng 
đích (Bevacizumab (BEV), Cetuximab, 
Panitumumab, Regorafenib, Aflibercept) góp phần 
làm tĕng thời gian sống còn cho bệnh nhân. 
Hiện nay, sống còn toàn bộ trung bình của bệnh 
nhân ung thư đại trực tràng di cĕn là 30 tháng, tĕng 
gấp đôi so với hai thập kỷ trước[18]. 
Bevacizumab là một kháng thể đơn dòng nhân 
hóa tái tổ hợp gắn chọn lọc với và trung hoà hoạt 
tính sinh học của yếu tố tĕng trưởng nội mạc mạch 
máu người (VEGF), dùng trong điều trị ung thư đại 
trực tràng, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư thận, u 
nguyên bào thần kinh đệm - u tế bào thần kinh đệm 
ác tính. BEV ngĕn không cho VEGF gắn với các thụ 
thể của nó, Flt-1 và KDR, trên bề mặt tế bào nội mạc 
mạch máu. Sự trung hoaf hoạt tính sinh học của 
VEGF làm giảm sinh mạch của khối u, vì vậy ức chế 
sự tĕng trưởng của khối u. Thuốc ngĕn chặn diễn 
tiến bệnh di cĕn và làm giảm tính thấm vi mạch[6,15]. 
BEV cải thiện sống còn không bệnh tiến triển 
(PFS) và sống còn toàn bộ (OS) ở bệnh nhân ung 
thư đại trực tràng di cĕn khi kết hợp với hóa trị[3, 7, 10]. 
Thuốc đã được FDA chấp thuận trong điều trị ung 
thư đại trực tràng tiến xa từ nĕm 2004 và vào thị 
trường Việt Nam từ nĕm 2008. Bệnh viện Ung Bướu 
Thành Phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu điều trị 
bevacizumab từ nĕm 2008. 
Ngày nay thuốc đã được bảo hiểm chi trả một 
phần chi phí và một số bệnh nhân đã có thể sử dụng 
được thuốc bevacizumab trong điều trị ung thư đại 
trực tràng tiến xa. 
Để thấy được hiệu quả khi sử dụng thuốc BEV 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả 
của hóa trị kết hợp với bevacizumab trong điều trị 
Ung thư đại trực tràng tiến xa” trên bệnh nhân Ung 
thư đại trực tràng tiến xa tại bệnh viện Ung Bướu 
Thành Phố Hồ Chí Minh, từ 1/1/2013-1/6/2017. 
Mục tiêu nghiên cứu 
1. Xác định tỷ lệ đáp ứng với phác đồ hóa trị có 
kết hợp BEV trong ung thư đại trực tràng tiến xa. 
2. Xác định thời gian sống còn không bệnh tiến 
triển khi điều trị với phác đồ hóa trị có kết hợp BEV 
trong ung thư đại trực tràng tiến xa. 
Tiêu chẩn chọn bệnh trong nghiên cứu 
Bệnh nhân trên 18 tuổi. 
Chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng trên 
giải phẫu bệnh: carcinôm tuyến. 
Giai đoạn IV theo AJCC 7 (2010) và các trường 
hợp bệnh giai đoạn I, II, III tái phát, tiến triển di cĕn. 
Hóa trị bước 1 hoặc 2 kết hợp bevacizumab 
trong ung thư đại trực tràng di cĕn. 
Chỉ số ECOG 0-2. 
Đối tượng nghiên cứu 
Chúng tôi thu nhận được 89 trường hợp thỏa 
các điều kiện từ 01/01/ 2013-01/6/2017 để tiến hành 
ghi nhận hồ sơ, phân tích. 
Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp 
hồi cứu mô tả loạt ca theo mẫu ghi nhận số liệu soạn 
sẵn, trong đó chúng tôi có ghi nhận các đặc điểm 
của bệnh nhân, bệnh lý, các phương pháp điều trị, 
phác đồ và liều thuốc, những độc tính của phác đồ. 
Đánh giá đáp ứng được đánh giá theo RECIST 
1.1. 
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20, 
tỷ lệ sống còn không bệnh tiến triển được tính bằng 
phương pháp Kaplan Meier. 
Độc tính điều trị được đánh giá theo NCI 
CTCAE 4.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu. 
Có tổng cộng 89 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được 
đưa vào nghiên cứu từ 1/1/2013-1/6/2017. 
Bảng 1. Một số đặc điểm dịch tễ học (n = 89) 
Giới 
Nam 56 (62,9%) 
Nữ 33 (33,1%) 
Độ tuổi 
Trung vị tuổi (khoảng tuổi) 56,3 (20-80) 
< 70 tuổi 77 (86,5%) 
≥ 70 tuổi 12 (13,5%) 
ECOG 
0 18 (19,8%) 
1 55 (60,4%) 
2 16 (17,6%) 
Địa chỉ 
TIÊU HOÁ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
237 
TPHCM 49 (55,1%) 
Miền Nam 24 (27%) 
Miền Trung 14 (15,7%) 
Miền Bắc 2 (2,2%) 
Bảng 2. Một số đặc điểm liên quan bướu (n = 89) 
Giai đoạn ban đầu 
IIA 1 (1,1%) 
IIB 1 (1,1%) 
IIC 5 (5,6%) 
IIIA 13 (14,6%) 
IIIB 15 (16,9%) 
IIIC 10 (11,2%) 
IVA 40 (44,9%) 
IVB 4 (4,5%) 
Vị trí bướu 
Đại tràng trái và trực tràng 76 (86,6%) 
Đại tràng phải 12 (13,4%) 
Tình huống nhập viện (khi dùng BEV) 
Di cĕn xa ngay từ đầu 44 (49,4%) 
Tái phát 45 (50,6%) 
Vị trí di cĕn 
Gan 42 (47,2%) 
Phổi 14 (15,7%) 
Hạch 13 (14,6%) 
Ổ bụng 10 (11,2%) 
Gan + phổi 4 (4,5%) 
Gan + hạch 3 (3,4%) 
Phổi + buồng trứng 1 (1,1%) 
Gan + phổi + xương 1 (1,1%) 
Loại giải phẫu bệnh: 100% carcinôm tuyến. 
Bảng 3. Một số đặc điểm phẫu thuật và xạ trị (n=89) 
Loại phẫu thuật ban đầu (chưa di cĕn) 
Cắt đoạn đại tràng 33 (37,1%) 
Cắt trước thấp 18 (20,2%) 
Mở hậu môn nhân tạo 9 (10,1%) 
Phẫu thuật Miles 6 (6,7%) 
Phẫu thuật Hartmann 3 (3,4%) 
Không 20 (22,5%) 
Loại phẫu thuật khi di cĕn 
Cắt trước thấp 7 (7,9%) 
Cắt đoạn đại tràng + cắt một 4 (4,5%) 
phần tổn thương di cĕn 
Cắt nốt di cĕn 2 (2,2%) 
Mở hậu môn nhân tạo 1 (1,1%) 
Xạ trị 
Xạ trị trước mổ 16 (18%) 
Xạ trị sau mổ 4 (4,5%) 
Bảng 4. Một số đặc điểm hóa trị, BEV (n=89) 
Hóa trị hỗ trợ trước đó 
Có 30 (33,7%) 
Không 59 (66,3%) 
Bước hóa trị kết hợp BEV 
Bước 1 73 (82%) 
Bước 2 16 (18%) 
Phác đồ hóa trị kết hợp BEV 
Có Oxaliplatin 46 (51,7%) 
Có Irinotecan 27 (30,3%) 
5FU/Cape 16 (18%) 
Số chu kỳ BEV được dùng 
3 - 5 15 (16,9%) 
6 - 8 35 (39,3%) 
9 - 12 22 (24,7%) 
13 - 22 17 (19,1%) 
Tiến triển khi đang điều trị BEV bước 1 
Có 42 (47,2%) 
Không 38 (42,7%) 
Ngưng BEV 
Có 73 (82%) 
Không 16 (18%) 
Lý do ngưng BEV 
Tiến triển 27 (37%) 
Khác (kinh tế, độc tính hóa trị, 
xuất huyết, bỏ điều trị) 
46 (63%) 
Tiếp tục BEV bước 2 sau thất bại bước 1 
Có 5 (5,6%) 
Không 84 (94,4%) 
Thời gian điều trị trung bình là 8,8 tháng, số chu 
kỳ BEV trung bình là 7 chu kỳ. Có sự khác biệt trong 
lựa chọn phác đồ hóa trị kết hợp giữa nhóm bệnh 
nhân trẻ tuổi (<70 tuổi) và lớn tuổi (≥ 70 tuổi). Nhóm 
bệnh nhân lớn tuổi ưu tiên lựa chọn phác đồ 
5FU/Cape và có Oxaliplatin, không có bệnh nhân 
nào được dùng phác đồ có Irinotecan. 
TIÊU HOÁ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
238 
Biểu đồ. Phác đồ hóa trị kết hợp BeV theo nhóm tuổi 
Bảng 5. Độc tính liên quan BEV (n = 89) 
Đạm niệu (grad 1) 12 (13,4%) 
Tĕng huyết áp (grad 1) 3 (3,4%) 
Xuất huyết Grad 1 1 (1,1%) 
Không 73 (82%) 
Kết quả điều trị 
CR 1 (1,1 %) 
PR 30 (33,7%) 
NC 53 (59,6%) 
PD 5 (5,6%) 
Bảng 6. Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ sau 3 chu kỳ BEV 
(n = 89) 
Có 31 bệnh nhân (34,8%) đáp ứng sau 3 chu kỳ 
hóa trị kết hợp BEV. 
Bảng 7. Kết quả hóa trị có BEV ít nhất 3 chu kỳ theo 
phác đồ hóa trị 
Phác đồ hóa trị kết hợp BEV Tổng 
cộng 
5FU/cape 
có 
oxaliplatin 
có 
irinotecan 
Kết quả hóa trị 
có BeV ít nhất 
3 chu kỳ 
CR 1 0 0 1 
PR 3 20 7 30 
NC 11 26 16 53 
PD 1 0 4 5 
Tổng cộng 16 46 27 89 
Bảng 8. Kết quả hóa trị có BEV ít nhất 3 chu kỳ theo 
bước dùng BEV 
Bước dùng BEV Tổng cộng 
1 2 
Kết quả hóa trị có 
BeV ít nhất 3 chu kỳ 
CR 1 0 1 
PR 28 2 30 
NC 41 12 53 
TIÊU HOÁ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
239 
PD 3 2 5 
Tổng cộng 73 16 89 
Sống còn không bệnh tiến triển 
Khi kết thúc quá trình theo dõi vào tháng 
10/2017, thời gian theo dõi trung bình là 25,9 tháng. 
Có 41 biến cố tiến triển (46%) đã xảy ra. Trung vị 
thời gian đến khi bệnh tiến triển là 12,1 ± 0,5 tháng. 
Bàn luận 
Đặc điểm bệnh nhân 
Trong nghiên cứu, tỷ lệ nam gần gấp đôi nữ 
(62,9% so với 33,1%), phù hợp với đặc điểm chung 
của bệnh theo y vĕn thường nam nhiều hơn nữ 
khoảng 25%, xuất độ ung thư đại trực tràng theo tuổi 
thống kê tại thành phố Hồ Chí Minh nĕm 2014 nam 
là 28,4 và nữ là 14,8 trên 100000 dân[1,2]. 
Trung vị tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 
56, phù hợp với đặc điểm tuổi chung của bệnh ung 
thư đại trực tràng là tĕng cao dần sau 40 tuổi. Đặc 
điểm này tương tự kết quả một số nghiên cứu trong 
và ngoài nước[2,5,8]. 
Đặc điểm bệnh 
Vị trí bướu phần lớn là ung thư đại tràng trái và 
trực tràng (86,6%), theo y vĕn vị trí bướu thường 
gặp là đại tràng trái (15%), đại tràng sigma (25%), 
trực tràng (20%), do chúng tôi tổng kết chung đại 
tràng trái bao gồm cả đại tràng sigma nên số liệu 
này tương đối phù hợp. Đặc điểm này tương tự 
trong nghiên cứu của Fortios Loupakis và cộng sự tỷ 
lệ ung thư đại tràng trái và trực tràng là 65%[5]. 
Trong nghiên cứu này vị trí di cĕn xa đơn độc 
chiếm tỷ lệ cao nhất là ở gan (47,2%), y vĕn ghi 
nhận dẫn lưu tĩnh mạch của ruột là qua tĩnh mạch 
cửa, nên ung thư đại tràng di cĕn theo đường máu 
đến cơ quan đầu tiên là gan, tiếp theo là phổi, 
xương và các vị trí khác. 
Kết quả điều trị 
Phần lớn (82%) các trường hợp trong nghiên 
cứu được điều trị hóa trị kết hợp bevacizumab ở 
bước 1. Với hóa trị là phác đồ có chứa một trong các 
thuốc chính oxaliplatin hoặc irinotecan hoặc 5-
fluorouracil hoặc capecitabine kết hợp với 
bevacizumab (không có trường hợp nào điều trị 
phác đồ FOLFOXIRI). Số chu kỳ hóa trị có 
bevacizumab ít nhất là 3 chu kỳ, dài nhất là 22 chu 
kỳ. 
Theo hướng dẫn điều trị của ESMO chúng ta có 
thể phối hợp bất cứ phác đồ hóa trị nào với 
bevacizumab trong điều trị bước 1 ung thư đại trực 
tràng tiến xa. Sau khi bệnh đáp ứng ổn định với điều 
trị, nên điều trị duy trì bevacizumab kết hợp 
fluoropirimidine cho đến khi bệnh tiến triển, và khi 
bệnh tiến triển có thể điều trị lặp lại phác đồ cũ hoặc 
phác đồ hóa trị bước 2 kết hợp bevacizumab[18]. 
TIÊU HOÁ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
240 
Kết quả đáp ứng hoàn toàn 01 trường hợp 
(1,1%), sang thương buồng trứng tan hoàn toàn, 
bệnh nhân ngưng điều trị, xuất viện và hiện còn 
sống. 
94,4% trường hợp bệnh được kiểm soát tốt 
không tiến triển sau ít nhất 3 chu kỳ điều trị ; bệnh 
đáp ứng hoàn toàn và một phần là 34,8%. Tỷ lệ đáp 
ứng này nằm trong khoảng dao động tỷ lệ đáp ứng 
của một số phác đồ kết hợp bevacizumab theo các 
nghiên cứu như sau: 
Phác đồ kết hợp bevacizumab Tỷ lệ đáp ứng (CR + PR) 
5FU/LV[12] 26% 
IFL[8] 44,8% 
FOLFIRI[5] 53% 
FOLFOX/ XELOX16] 38% 
FOLFOXIRI[5] 65% 
Nhưng do mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ, 
số lượng bệnh nhân sử dụng từng phác đồ hóa trị 
riêng lẻ kết hợp bevacizumab quá ít nên không thấy 
rõ được tỷ lệ đáp ứng hóa trị theo từng phác đồ hóa 
trị. 
Sau một thời gian điều trị thêm có tổng cộng 
47,2% trường hợp bệnh tiến triển, với trung vị thời 
gian không bệnh tiến triển là 12,1 ± 0,5 tháng. Kết 
quả này gần giống với các nghiên cứu như sau: 
Phác đồ kết hợp 
bevacizumab 
Trung vị thời gian 
không bệnh tiến triển 
5FU/LV[12] 9,2 tháng 
IFL[8] 10,6 tháng 
FOLFIRI[5] 9,7 tháng 
FOLFOX/XELOX[16] 9,4 tháng 
FOLFOXIRI[5] 12,1 tháng 
Từ kết quả này cho thấy khi sử dụng hóa trị kết 
hợp bevacizumab điều trị ung đại trực tràng tiến xa 
tại bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, 
chúng tôi cũng thu được hiệu quả tương tự như ghi 
nhận của các nghiên cứu khác; hiệu quả này trong 
các nghiên cứu cao hơn khi sử dụng hoá trị đơn 
thuần, với tỷ lệ đáp ứng cao hơn khoảng 10% và 
trung vị thời gian đến khi bệnh tiến triển dài hơn 
khoảng 3 tháng. 
Phác đồ Đáp ứng toàn 
bộ 
Thời gian đến 
khi bệnh tiến 
triển 
5FU/LV 
5FU/LV/BEV[12] 
15,2% 
26,0% 
5,5 tháng 
9,2 tháng 
IFL 
IFL/BEV[8] 
34,8% 
44,8% 
6,2 tháng 
10,0 tháng 
FOLFOX6/XELOX 
FOLFOX6/XELOX/BEV 
[12, 16] 
41,0% 
52,0% 
8,0 tháng 
9,4 tháng 
Tác dụng phụ do bevacizumab xảy ra trong 
18% trường hợp, đa số là đạm niệu (13,4%) và chủ 
yếu là grad 1. Theo kết quả nghiên cứu của Herbert 
Hurwitz et al, tỷ lệ đạm niệu là 26,5%, với 22,4% là 
grad 1. Theo hướng dẫn thông tin kê toa của 
bevacizumab, tác dụng phụ đạm niệu các mức độ 
xảy ra trong 20% trường hợp sử dụng thuốc. Tác 
dụng phụ này trong nghiên cứu ở mức độ nhẹ không 
đe dọa tính mạng bệnh nhân và có thể hồi phục. Các 
tác dụng phụ khác được ghi nhận trong nghiên cứu 
là cao huyết áp (3,4%) và xuất huyết (1,1%) cũng ở 
mức độ nhẹ nhất. Như vậy chúng ta có thể yên tâm 
sử dụng bevacizumab cho bệnh nhân ung thư đại 
trực tràng tiến xa vì mức độ tác dụng phụ tương đối 
thấp. Tuy nhiên có thể do mẫu nghiên cứu của 
chúng tôi nhỏ nên chưa ghi nhận hết được các tác 
dụng phụ, do đó chúng ta vẫn phải theo dõi sát bệnh 
nhân khi sử dụng thuốc để có thể kịp thời phát hiện 
và xử trí các tác dụng phụ nghiêm trọng. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu chúng tội thu thập được 89 
trường hợp bệnh ung thư đại trực tràng tiến xa điều 
trị hóa trị kết hợp bevacizumab, mẫu nghiên cứu 
tương đối nhỏ nhưng cũng đã cho thấy hiệu quả khá 
khả quan với tỷ lệ đáp ứng bệnh sau ít nhất 3 chu kỳ 
điều trị hóa trị có bevacizumab là 34,8%, trung vị 
thời gian đến khi bệnh tiến triển là 12,1 ± 0,5 tháng. 
Như vậy hóa trị kết hợp bevacizumab có hiệu quả 
cao đối với các bệnh nhân ung thư đại trực tràng 
tiến xa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Hoàng Minh và cộng sự (2013): "Xuất độ ung 
thư TP.Hồ Chí Minh: kết quả ghi nhận ung thư 
quần thể 2007-2011". Tạp chí Ung thư học Việt 
Nam, số 42013, tr. 19-27. 
2. Lê Vĕn Quang và cs, (2016), Đánh giá kết quả trị 
liệu ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến triển tại 
trung tâm ung bướu bệnh viện 19-8, Tạp chí ung 
thư học Việt Nam, số 3, trang 325-335. 
3. Bennouna J, Sastre J, Arnold D, et al, (2013), 
Continuation of bevacizumab after first 
progression in metastatic colorectal cancer 
(ML18147): a randomised phase 3 trial. Lancet 
Oncol. 14(1), pp 29-37. 
4. Brenner H et al, (2014). Colorectal cancer. 
Lancet. 383, pp 1490-502. 
5. Fortios Loupakis et al, (2014), Initial therapy with 
FOLFOXIRI and bevacizumab for metastatic 
TIÊU HOÁ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
241 
colorectal cancer, New England J of medicine, 
Vol 371, pp 1609-1918. 
6. Genentech Inc. Avastin® (bevacizumab) 
prescribing information. 2004 (last update 2016). 
https://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs
/label/2016/125085s317lbl.pdf Accessed 16 May 
2017. 
7. Giantonio BJ et al (2007), Bevacizumab in com-
bination with oxaliplatin, fluorouracil, and 
leucovorin (FOLFOX4) for previously treated 
metastatic colorectal cancer: results from the 
Eastern Cooperative Oncology Group Study 
E3200. J Clin Oncol. 25(12), pp 1539-1544. 
8. Herbert Hurwitz et al, (2004), Bevacizumab plus 
irinotecan, fluorouracil and leucovorin for 
metastatic colon cancer, New England J of 
medicine, Vol 350, No 23, pp 2335-2341. 
9. Hochster HS et al, (2008), Safety and efficacy of 
oxaliplatin and fluoropyrimidine regimens with or 
without bevacizumab as first-line treatment of 
metastatic colorectal cancer: results of the TREE 
Study, J Clin Oncol. 26(21), pp 3523. 
10. Hurwitz H et al, (2004), Bevacizumab plus iri-
notecan, fluorouracil, and leucovorin for 
metastatic colorectal cancer. N Engl J Med. 
350(23), pp 2335–2342. 
11. International Agency for Research on Cancer, 
World Health Organization. GLOBOCAN 2012: 
estimated cancer incidence,mortality and 
prevalence worldwide in 2012. World fact sheet. 
2012 (last update 2012). 
12. 
population.aspx Accessed 8 Sept 2016 
13. Kabbinavar FF et al, (2005), Addition of 
bevacizumab to bolus fluorouracil and leucovorin 
in first-line metastatic colorectal cancer: results 
of a randomized phase II trial. J Clin Oncol, 
23(16), pp 3697. 
14. Kasi PM, Hubbard JM, Grothey A. Selection of 
biologics for patients with metastatic colorectal 
cancer: the role of predictive markers. Expert 
Rev Gastroenterol Hepatol. 2015;9:273-6. 
doi:10.1586/17474124.2015.1001743. 
15. National Cancer Institute. SEER cancer statistics 
factsheets: colon and rectum cancer. 2016 (last 
update 2016). 
Accessed 23 Aug 2016 
16. Roche Registration Limited. Avastin 
(bevacizumab) summary of product 
characteristics. 2009 (last update 10/19/2016). 
17. 
nt_library/EPAR__Product_Information/human/0
00582/WC500029271.pdf. Accessed 21 Oct 
2016. 
18. Saltz LB et al, (2008), Bevacizumab in 
combination with oxaliplatin-based 
chemotherapy as first-line therapy in metastatic 
colorectal cancer: a randomized phase III study, 
J Clin Oncol; 26(12), pp 2013. 
19. Van Cutsem E et al, (2014), Metastatic colorectal 
cancer: ESMO clinical practice guidelines for 
diagnosis, treatment and follow-up. Ann 
Oncol.25, pp 1-9. 
20. Van Cutsem E et al, (2016), ESMO consensus 
guidelines for the management of patients with 
metastatic colorectal cancer. Ann Oncol.;27, pp 
1386-422. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_hoa_tri_ket_hop_voi_bevacizumab_trong.pdf