Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam

Trà (Camellia sinensis L.) được xem là một loại thức uống phổ biến trên thế giới. Trà có giá trị

dinh dưỡng và dược tính cao do chứa nhiều các hợp chất có tính kháng oxi hóa, các amino acid và

nhiều nguyên tố dinh dưỡng đa vi lượng cần thiết. Trong nghiên cứu này, phương pháp plasma

ghép cặp cảm ứng cao tần - đầu dò khối phổ (ICP-MS) được thẩm định nhằm đánh giá sự phóng

thích của các nhóm nguyên tố dinh dưỡng đa vi lượng và nguyên tố không thiết yếu trong nước

Trà ở các nhiệt độ pha và thời gian ngâm trà khác nhau. Kết quả cho thấy, sự gia tăng nhiệt độ của

nước pha trà đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tỉ lệ phóng thích của nguyên tố vào trong

nước hơn là khi cố định nhiệt độ pha tại 70 0C và kéo dài thời gian ngâm trà. Phần trăm phóng

thích của các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng còn lại giảm dần theo thứ tự B > Mn > Zn > Cu > Fe

> Ni, trong đó Fe và Ni cho tỉ lệ phóng thích thấp hơn hẳn so với các nguyên tố còn lại. Giá trị

nồng độ Al cao nhất trong nước trà ghi nhận ở mẫu trà đỏ (khoảng 2,5mg/L), đều nằm trong giới

hạn cho phép của WHO

Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam

Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam
Đại học Nguyễn Tất Thành 
25 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 12 
Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà 
ở Việt Nam 
Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Công Hậu* 
Khoa Kĩ thuật Thực phẩm và Môi trường, Đại học Nguyễn Tất Thành 
*nchau@ edu.vn. 
Tóm tắt 
Trà (Camellia sinensis L.) được xem là một loại thức uống phổ biến trên thế giới. Trà có giá trị 
dinh dưỡng và dược tính cao do chứa nhiều các hợp chất có tính kháng oxi hóa, các amino acid và 
nhiều nguyên tố dinh dưỡng đa vi lượng cần thiết. Trong nghiên cứu này, phương pháp plasma 
ghép cặp cảm ứng cao tần - đầu dò khối phổ (ICP-MS) được thẩm định nhằm đánh giá sự phóng 
thích của các nhóm nguyên tố dinh dưỡng đa vi lượng và nguyên tố không thiết yếu trong nước 
Trà ở các nhiệt độ pha và thời gian ngâm trà khác nhau. Kết quả cho thấy, sự gia tăng nhiệt độ của 
nước pha trà đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tỉ lệ phóng thích của nguyên tố vào trong 
nước hơn là khi cố định nhiệt độ pha tại 70 0C và kéo dài thời gian ngâm trà. Phần trăm phóng 
thích của các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng còn lại giảm dần theo thứ tự B > Mn > Zn > Cu > Fe 
> Ni, trong đó Fe và Ni cho tỉ lệ phóng thích thấp hơn hẳn so với các nguyên tố còn lại. Giá trị 
nồng độ Al cao nhất trong nước trà ghi nhận ở mẫu trà đỏ (khoảng 2,5mg/L), đều nằm trong giới 
hạn cho phép của WHO. 
® 2020 Journal of Science and Technology - NTTU 
Nhận 05.12.2020 
Được duyệt 24.12.2020 
Công bố 30.12.2020 
Từ khóa 
Camellia sinensis L., 
ICP-MS, nước trà, 
nguyên tố, 
tỉ lệ phóng thích 
1 Đặt vấn đề 
Trà (Camellia sinensis L.) có thể được xem là một thức uống 
phổ biến được tiêu thụ bởi gần hai phần ba dân số trên thế giới 
vì ngoài tác dụng giải khát, trà còn có giá trị dinh dưỡng và 
dược tính cao [1]. Kể từ khi được phát hiện vào khoảng 2700 
trước Công nguyên, trà được trồng chủ yếu tại các nước châu 
Á và châu Phi như Trung Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Kenya, 
Zimbabwe, [2]. Theo qui trình sản xuất công nghiệp, có 
nhiều loại trà trên thị trường như trà trắng, trà xanh, trà đen, trà 
Ô long, [3, 4]. Thành phần chính của lá trà là nước (chiếm 
75 % - 82 %), cần thiết để duy trì sự sống của cây. Bên cạnh 
nước, thành phần và hàm lượng các chất hòa tan trong trà là 
một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà 
nghiên cứu về trà [5, 6]. Ngoài các hợp chất polyphenol, trà 
còn có nhiều hợp chất khác, bao gồm alkaloid, amino acid, 
protein, glucid, chất bay hơi và kim loại dạng vết. Trà chứa 
nhiều hợp chất polyphenol (đặc biệt là các catechin), các 
amino acid, tannic acid, và sự hiện diện của những chất chống 
oxi hóa khác nên việc uống trà có lợi cho sức khoẻ con người, 
có khả năng phòng ngừa rất nhiều loại bệnh như chứng 
Alzheimer, huyết áp cao, béo phì và giảm nguy cơ ung thư [7]. 
Ngoài ra, các nguyên tố dinh dưỡng đa vi lượng thiết yếu 
trong cơ thể con người có thể được bổ sung qua việc uống 
trà vì sản phẩm trà có chứa các nhiều nguyên tố như 
sodium, potassium, manganese, selenium, boron, kẽm, 
strontium, đồng, [2]. Bên cạnh đó, trà còn có khả năng 
chứa một số nguyên tố không thiết yếu (nguyên tố độc), có 
khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như 
Cd, Pb, Hg,  Quá trình pha trà sẽ khiến một số thành 
phần trong trà đi vào dung dịch nước trà, đặc biệt là các 
nguyên tố với khả năng phóng thích khác nhau, từ đó làm 
ảnh hưởng đến chất lượng trà cũng như sức khỏe của người 
tiêu dùng đặc biệt là đối với các nguyên tố độc/không thiết 
yếu (nếu có hiện diện trong trà). Ngoài yếu tố về chất lượng 
trà hay loại trà sử dụng, sự phóng thích của các nguyên tố 
và sự hiện diện của chúng trong nước trà phụ thuộc nhiều 
yếu tố dễ thay đổi và điều chỉnh như lượng trà dùng để pha, 
thể tích nước, nhiệt độ nước pha trà và thời gian ngâm trà. 
Trên thế giới, có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến hàm 
lượng của nguyên tố trong trà và cả trong nước trà [8-12]. Tuy 
nhiên, tại Việt Nam, nghiên cứu về kim loại trong trà nói 
chung và cho các loại trà Việt Nam nói riêng khá hạn chế. Một 
số công bố chỉ dừng lại ở việc xác định vài nguyên tố trong 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 12 
26 
mẫu trà mà chưa xác định đồng thời nhiều nguyên 
tố [13]. Thực tế hơn là xác định hàm lượng các kim loại 
chính trong dung dịch nước trà mà con người trực tiếp đưa 
vào cơ thể, từ đó có thể đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh 
hưởng đến nồng độ kim loại hiện diện trong nước trà, tính 
chất của từng nguyên tố và khả năng thôi nhiễm của chúng 
vào trong dung dịch trong cùng một điều kiện pha. 
Trong nghiên cứu này, phương pháp ICP-MS được sử dụng 
nhằm xác định và đánh giá hàm lượng của các nhóm 
nguyên tố bao gồm (i) nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (Na, 
K, Ca, Mg), (ii) nguyên tố dinh dưỡng vi lượng (B, Cr, Mn, 
Ni, Fe, Cu, Zn, As, Se) và (iii) nguyên tố không thiết yếu 
(Al, Cd, Pb) trong nước trà pha từ các điều kiện nhiệt độ và 
thời gian ngâm trà khác nhau dựa trên sự tính toán tỉ lệ 
phóng thích của các nguyên tố này từ trà vào dung dịch 
nước trà. 
2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1 Lấy mẫu và bảo quản mẫu 
Nghiên cứu này khảo sát trên 5 mẫu trà khô thành phẩm 
trong đó có 3 mẫu trà được thu thập theo TCVN 5609:2007 
[14] và QCVN 01-28:2010/BNNPTNT [15] ở vùng trà cổ 
thụ (Suối Giàng, tỉnh Yên Bái-miền Bắc, Việt Nam) và 2 
mẫu trà Ô long ở vùng trà hữu cơ Ô long (Lâm Hà, tỉnh 
Lâm Đồng), Bảng 1. 
Bảng 1 Thông tin các mẫu trà trong nghiên cứu 
Mã mẫu Vị trí Thông tin mẫu 
AW 
AG 
AR 
Suối Giàng, tỉnh Yên 
Bái (miền Bắc Việt 
Nam) 
Trà trắng cổ thụ 
Trà xanh cổ thụ 
Trà đỏ cổ thụ 
OFS 
OKT 
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 
(miền Nam Việt Nam) 
Trà Ô long Tứ Quí 
Trà Ô long Kim Tuyên 
Các mẫu trà trước khi phân tích sẽ được đồng nhất theo 
TCVN 9738:2013 [16] để thu được mẫu đồng nhất. Mẫu 
sau khi xay sẽ được chuyển vào túi nhựa có khóa kéo, bảo 
quản trong bình túi hút ẩm với vật liệu hút ẩm là silica gel. 
Đ ... iện các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng Cr, As 
và Se trong nước trà ở điều kiện phân tích (Bảng 5). Có thể 
do hàm lượng 3 nguyên tố này trong mẫu trà thấp (Bảng 4) 
dẫn đến hàm lượng được phóng thích trong nước trà rất 
thấp và ngoài giới hạn định lượng của phương pháp được 
thẩm định. Xu hướng về tỉ lệ phóng thích theo sự gia tăng 
nhiệt độ tương tự như đối với các nguyên tố dinh dưỡng đa 
lượng là khả năng phóng thích của các nguyên tố tăng dần 
theo nhiệt độ pha trà và mẫu trà Ô long đa số cho tỉ lệ phóng 
thích thấp hơn so với 3 mẫu trà cổ thụ. Tỉ lệ phóng thích của 
các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng còn lại giảm dần theo thứ 
tự B > Mn > Zn > Cu > Fe > Ni, trong đó Fe và Ni cho tỉ lệ 
phóng thích thấp hơn hẳn so với các nguyên tố còn lại, có thể 
do sự hình thành các phức có độ hòa tan thấp ở trong trà [24]. 
Hơn nữa, tannin và tannic acid trong trà sẽ phản ứng hóa học 
với các nguyên tố trong trà, dẫn đến hàm lượng của mỗi 
nguyên tố không giống nhau giữa các loại trà do khác biệt về 
hàm lượng của 2 chất này [22]. Trong đó, đặc biệt là phản 
ứng kết tủa của các phức chelate làm giảm mạnh nồng độ của 
nguyên tố xác định trong nước trà. Những mẫu trà có hàm 
lượng tannin thấp cho tỉ lệ phóng thích các nguyên tố cao 
hơn những mẫu trà có hàm lượng tannin cao [19]. 
Các nguyên tố không thiết yếu/nguyên tố độc được khảo sát 
trong nghiên cứu này bao gồm Al, Cd và Pb. Đối với các 
nguyên tố không thiết yếu, Cd và Pb không phát hiện trong 
dung dịch nước trà ở các điều kiện pha (Bảng 5). Riêng đối 
với Al, kết quả cho thấy tỉ lệ phóng thích tăng dần theo nhiệt 
độ pha trà và tăng chậm lại từ nhiệt độ 70 đến 100 0C. Riêng 
mẫu trà đỏ cho nồng độ Al cao nhất với tỉ lệ phóng thích cao 
nhất (28,4 % ở 100 0C). Những dung dịch nước trà này có 
hàm lượng Al tổng từ 0,15-2,33 mg/L, dưới ngưỡng cho 
phép trong hướng dẫn của WHO về hàm lượng cho phép tối 
đa của Al trong nước trà là 15 mg Al tổng/L [25]. 
3.3. Sự phóng thích của các nguyên tố trong nước trà ở các 
thời gian ngâm trà khác nhau 
Tỉ lệ phóng thích của các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng 
Na, K, Ca, Mg (Bảng 6) cho thấy hàm lượng nguyên tố 
trong nước trà tăng theo sự kéo dài thời gian ngâm trà từ 1 
phút đến 30 phút. Tuy nhiên, sự gia tăng tỉ lệ phóng thích 
theo thời gian ngâm trà không lớn như đối với thí nghiệm 
khảo sát về nhiệt độ của nước pha trà. Ở đây, có vai trò của 
nhiệt độ trong sự phóng thích các nguyên tố từ trà vào nước 
pha trà. Nhiệt độ cao giúp chiết hiệu quả các nguyên tố 
trong trà đi vào nước. Khi nhiệt độ pha trà đủ cao (70 0C), 
sự gia tăng thời gian ngâm trà không làm chiết thêm đáng 
kể các nguyên tố đi vào trong nước do sự cân bằng của từng 
nguyên tố giữa 2 pha (pha rắn - trà và pha lỏng - nước). 
Hơn nữa, trong suốt quá trình ngâm trà, nhiệt độ của hệ 
chiết giảm dần theo thời gian dẫn đến việc kéo dài thời gian 
ngâm trà không làm chiết thêm hàm lượng các nguyên tố
Bảng 6 Tỉ lệ phóng thích (%) của các nguyên tố trong nước trà ở nhiều thời gian ngâm trà khác nhau (“-”: không phát hiện) 
STT Mẫu Na K Ca Mg B Cr Mn Fe Ni Cu Zn As Se Al Cd Pb 
1 AW - 1 34,8 28,5 1 6,3 34,6 - 24,3 2,5 4,2 11,7 29,8 
14,6 - - 
2 AW - 5 36,2 28,6 1,1 6,9 36,9 - 24,5 2,8 4 11,9 31,7 - - 14,8 - - 
3 AW - 10 36,8 29,5 1,2 6,6 35,8 - 25 3,3 4,3 12,4 32,2 - - 15,1 - - 
4 AW - 15 37,3 30,6 1,3 6,7 37,2 - 25,5 4,8 4,3 12,6 32,6 - - 15,2 - - 
5 AW - 20 37,8 31,7 1,7 7,1 37,6 - 26,1 10 4,4 13 33,2 - - 16,4 - - 
6 AW - 25 45,5 33,7 1,8 7,6 38,8 - 29,1 16,1 4,3 13,3 39,9 - - 16,7 - - 
7 AW - 30 47 34,7 2 7,8 38,6 - 30,1 17,1 4,5 13,5 42 - - 16,9 - - 
8 AG - 1 24,3 30,7 1,1 7,1 42,1 - 26,4 4,4 3,9 13,8 35,6 - - 16 - - 
9 AG - 5 24,7 33,3 1,3 7,3 43 - 29,4 5 4,4 13,9 37 - - 16,9 - - 
10 AG - 10 25,7 34,2 1,6 7,7 43,3 - 30 5,9 4,8 15,1 37,3 - - 18,1 - - 
11 AG - 15 26,1 35,3 1,7 8,9 43,3 - 33,5 8,4 5,6 16,2 39,2 - - 18,7 - - 
12 AG - 20 27,3 35,6 1,9 10,2 43,4 - 36,4 11,4 5,7 17,1 40,5 - - 18,8 - - 
13 AG - 25 28,3 37,5 2 11,5 43,5 - 36,9 11,8 5,7 17,1 41,7 
- 19 - - 
14 AG - 30 30,3 39,3 2,2 11,6 46,3 - 38,5 12,4 5,8 17,8 43 - - 18,8 - - 
15 AR - 1 19,4 22,7 0,7 4 43,7 - 12,8 3,9 2,5 8,1 11,2 - - 20,6 - - 
16 AR - 5 20,3 23,5 0,8 4,5 43,9 - 13,2 4,4 2,7 8,6 11,9 - - 21,7 - - 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 12 
30 
STT Mẫu Na K Ca Mg B Cr Mn Fe Ni Cu Zn As Se Al Cd Pb 
17 AR - 10 20,5 24,5 0,8 4,6 46,2 - 13,9 4,8 2,9 9 12 - - 23,1 - - 
18 AR - 15 21,4 26,5 0,8 4,8 46 - 18,9 5,3 5,1 11,5 20,6 - - 28,2 - - 
19 AR - 20 21,9 28,7 1,1 5 46,9 - 19 5,8 5,7 11,8 22 - - 29 - - 
20 AR - 25 22,6 28,8 1,2 5,2 47,1 - 19,1 6 6,3 12 22,5 - - 29,4 - - 
21 AR - 30 24,4 29 1,2 5,2 47,8 - 19,4 6 7,8 12,5 23,6 - - 30,1 - - 
22 OFS - 1 11,6 19 0,7 3,2 17,6 - 12,5 1,7 2,7 9,7 16,2 - - 9,8 - - 
23 OFS - 5 12 19,1 0,7 3,5 18,8 - 12,6 1,8 2,5 9,9 17,2 - - 9,9 - - 
24 OFS - 10 12,3 19,6 0,8 3,4 18,2 - 12,8 2,1 2,8 10,4 17,5 - - 10,1 - - 
25 OFS - 15 12,4 20,4 0,9 3,4 18,9 - 13,1 3,2 2,8 10,6 17,7 - - 10,1 - - 
26 OFS - 20 12,6 21,1 1,1 3,6 19,2 - 13,4 6,6 2,8 10,8 18 - - 11 - - 
27 OFS - 25 15,1 22,4 1,2 3,8 19,8 - 14,9 10,6 2,8 11,1 21,6 - - 11,1 - - 
28 OFS - 30 15,6 23,1 1,3 3,9 19,6 - 15,5 11,2 2,9 11,2 22,8 - - 11,3 - - 
29 OKT - 1 12,2 17,6 0,8 2,8 20,3 - 11,5 3,0 2,4 11,4 18,6 - - 10,6 - - 
30 OKT - 5 12,4 19,1 0,9 2,8 20,8 - 12,8 3,4 2,7 11,5 19,3 - - 11,3 - - 
31 OKT - 10 12,9 19,6 1,1 3 20,9 - 13,1 4 3,0 12,5 19,5 - - 12 - - 
32 OKT - 15 13,1 20,2 1,2 3,5 20,9 - 14,6 5,6 3,4 13,4 20,5 - - 12,4 - - 
33 OKT - 20 13,7 20,4 1,4 4 21 - 15,9 7,6 3,5 14,1 21,1 - - 12,5 - - 
34 OKT - 25 14,2 21,5 1,5 4,4 21 - 16,1 7,9 3,5 14,2 21,8 - - 12,6 - - 
35 OKT - 30 15,2 22,6 1,6 4,5 22,4 - 16,8 8,3 3,6 14,7 22,5 - - 12,5 - - 
Tương tự, đối với trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đa 
lượng, việc kéo dài thời gian ngâm trà cũng làm tăng tỉ lệ 
phóng thích nhưng không tăng nhiều như trường hợp khảo 
sát ảnh hưởng của nhiệt độ pha trà. Thứ tự tỉ lệ phóng thích 
giảm dần theo B > Mn > Zn > Cu > Fe > Ni. Tỉ lệ phóng 
thích của Fe và Ni được cải thiện khi tăng thời gian ngâm 
trà (lên đến 30 phút) với tỉ lệ phóng thích cao nhất lần lượt 
là 17,1 % và 7,8 % (so với giá trị cao nhất 7,8 % và 6,4 % 
trong phần khảo sát nhiệt độ); tuy nhiên đây là 2 nguyên tố 
được xem là chiết trung bình - kém [26] nên hàm lượng của 
chúng trong nước trà sẽ không tăng nhiều. Kết quả cho thấy 
sự tăng dần tỉ lệ phóng thích đối với Al khi kéo dài thời 
gian ngâm trà. Giá trị nồng độ Al cao nhất trong nước trà ở 
mẫu trà đỏ khoảng 2,5 mg/L, nằm trong giới hạn cho phép 
của WHO [25]. 
4 Kết luận và đề xuất 
Phương pháp phân tích hàm lượng tổng của các nhóm 
nguyên tố trong mẫu trà khô thành phẩm trên thiết bị ICP-
MS được thẩm định, thỏa mãn các tiêu chí của Phụ lục F 
trong AOAC. Hàm lượng của các nguyên tố trong dung 
dịch nước trà ở các điều kiện nhiệt độ nước pha trà và thời 
gian ngâm trà khác nhau được đánh giá qua việc tính toán tỉ 
lệ phóng thích. Kết quả cho thấy tỉ lệ phóng thích của các 
nguyên tố đều tăng theo sự tăng nhiệt độ và thời gian ngâm 
trà, trong đó yếu tố về nhiệt độ đóng góp vai trò quan trọng. 
Với hàm lượng nguyên tố trong trà và trong nước trà ở nhiều 
điều kiện pha, đặc biệt là nguyên tố không thiết yếu như Pb, 
Cd và Al, cho thấy rằng hàm lượng của các nguyên tố này 
không vượt quá các tiêu chí về ngưỡng an toàn theo WHO, 
chứng minh tính an toàn đối với người tiêu dùng. Tuy 
nhiên, khi cần xác định hàm lượng các nguyên tố này ở 
mức độ thấp hơn, cần thiết phải phát triển thêm những kĩ 
thuật phân tích cho độ nhạy cao hơn. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu được tài trợ bởi Quĩ phát triển Khoa học và 
Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành, mã số đề tài: 
2020.01.054/HĐ-KHCN. 
Tài liệu tham khảo 
1. Madalena Monsanto, M.F., Separation of polyphenols from aqueous green and black tea. 2015. 
2. Zhang, J., R. Yang, R. Chen, Y. Peng, X. Wen, and L. Gao, Accumulation of heavy metals in tea leaves and potential 
health risk assessment: a case study from Puan County, Guizhou Province, China. International Journal of Environmental 
Research and Public Health, 2018. 15(1): p. 133. 
3. Engelhardt, U.H., Chemistry of Tea, Reference Module in Chemistry, Molecular Sciences and Chemical Engineering. 
2013, Elsevier. 
4. Shahidi, F., J.-K. Lin, and C.-T. Ho, Tea and tea products: Chemistry and health-promoting properties. 2008: CRC press. 
5. Naczk, M. and F. Shahidi, Extraction and analysis of phenolics in food. Journal of Chromatography A, 2004. 1054(1): p. 95-111. 
6. Namal Senanayake, S.P.J., Green tea extract: Chemistry, antioxidant properties and food applications – A review. Journal 
of Functional Foods, 2013. 5(4): p. 1529-1541. 
7. Hung, Y.-T., P.-C. Chen, R.L.C. Chen, and T.-J. Cheng, Sequential determination of tannin and total amino acid contents 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
31 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 12 
in tea for taste assessment by a fluorescent flow-injection analytical system. Food Chemistry, 2010. 118(3): p. 876-881. 
8. Seenivasan, S., N. Manikandan, N.N. Muraleedharan, and R. Selvasundaram, Heavy metal content of black teas from 
South India. Food Control, 2008. 19(8): p. 746-749. 
9. Shekoohiyan, S., M. Ghoochani, A. Mohagheghian, A.H. Mahvi, M. Yunesian, and S. Nazmara, Determination of lead, 
cadmium and arsenic in infusion tea cultivated in north of Iran. Iranian Journal of Environmental Health Science & 
Engineering, 2012. 9(1): p. 37. 
10. Schwalfenberg, G., S. Genuis, and I. Rodushkin, The Benefits and Risks of Consuming Brewed Tea: Beware of Toxic 
Element Contamination. 2013. 
11. Mossion, A., M. Potin-Gautier, S. Delerue, I. Le Hécho, and P. Behra, Effect of water composition on aluminium, 
calcium and organic carbon extraction in tea infusions. Food Chemistry, 2008. 106(4): p. 1467-1475. 
12. Falahi, E. and R. Hedaiati, Heavy metal content of black teas consumed in Iran. Food Additives & Contaminants: Part B, 
2013. 6(2): p. 123-126. 
13. Hoàng, C.V. and D.T.T. Anh, Nghiên cứu xác định đồng thời lượng siêu vết đồng và cadimi trong mẫu Trà bằng phương 
pháp von-ampe hòa tan, sử dụng điện cực nano cacbon ống biến tính. Tạp chí Phân tích Hóa, Lí và Sinh học, 2015. 4(20). 
14. TCVN 5609:2007: Tea-Sampling (2007). 
15. QCVN 01–28:2010/BNNPTNT: National Technical regulation for tea - Procedures for sampling,analysis of quality and 
food safety (2010). 
16. TCVN 9738:2013: Tea - Preparation of ground sample of known dry matter content (2013). 
17. Wong, M.H., K. Fung, and H. Carr, Aluminium and fluoride contents of tea, with emphasis on brick tea and their health 
implications. Toxicology letters, 2003. 137(1-2): p. 111-120. 
18. Mládková, L., L. Boruvka, and O. Drábek, Distribution of aluminium among its mobilizable forms in soils of the Jizera 
mountains region. Plant Soil and Environment, 2004. 50(8): p. 346-351. 
19. Dambiec, M., L. Polechońska, and A. Klink, Levels of essential and non-essential elements in black teas commercialized 
in Poland and their transfer to tea infusion. Journal of Food Composition and Analysis, 2013. 31(1): p. 62-66. 
20. Zhang, J., R. Yang, R. Chen, Y. Peng, X. Wen, and L. Gao, Accumulation of Heavy Metals in Tea Leaves and Potential 
Health Risk Assessment: A Case Study from Puan County, Guizhou Province, China. 2018. 133(15). 
21. QCVN8-2: 2011/BYT: National technical regulation on the limits of heavy metals contamination in food (2011). 
22. Brzezicha-Cirocka, J., M. Grembecka, and P. Szefer, Monitoring of essential and heavy metals in green tea from 
different geographical origins. Environmental Monitoring and Assessment, 2016. 188(3): p. 183. 
23. Aksuner, N., E. Henden, Z. Aker, E. Engin, and S. Satik, Determination of essential and non-essential elements in various tea 
leaves and tea infusions consumed in Turkey. Food additives & contaminants. Part B, Surveillance, 2012. 5: p. 126-132. 
24. Soomro, M.T., E. Zahir, S. Mohiuddin, A.N. Khan, and I. Naqvi, Quantitative assessment of metals in local brands of tea 
in Pakistan. Pakistan Journal of Biological Sciences: PJBS, 2008. 11(2): p. 285-289. 
25. WHO. Environmental Health Criteria 194. Aluminium. Geneva: World Health Organization (1997). 
26. Salahinejad, M. and F. Aflaki, Toxic and Essential Mineral Elements Content of Black Tea Leaves and Their Tea 
Infusions Consumed in Iran. Biological Trace Element Eesearch, 2009. 134: p. 109-17. 
Assessment of multi-elemental concentrations in various tea types cultivated in Vietnam 
Le-Thi Anh-Dao, Nguyen Cong-Hau
*
Faculty of Environmental and Food Engineering, Nguyễn Tất Thành University 
*
nchau@ntt.edu.vn 
Abstract Tea (Camellia sinensis L.) has been considered the second most popular non-alcoholic beverage in the world. 
Tea has high nutritional and medicinal values because it contains not only various antioxidant compounds, amino acids 
but also many essential macro-nutrients and micro-nutrients. In this study, the inductively coupled plasma-mass 
spectrometry (ICP-MS) was validated and applied to evaluate the release of elements, including macro-nutrients, micro-
nutrients and non-essential elements in tea infusions prepared with various brewing temperatures and durations. The 
results showed that the increase in the brewing water temperature played a more important role in rising the percentage of 
element released into the infusion than lengthening the infusion durations at the brewing temperature of 70 
0
C. The 
release percentages of the micro-nutrients gradually decreased in the order of B > Mn > Zn > Cu > Fe > Ni, in which Fe 
and Ni exhibited their lower values compared to other elements. The highest Al concentration in tea water was recorded 
in red tea samples (approximately 2,5 mg/L), under the permitted limits of WHO. 
Keywords Camellia sinensis L., ICP-MS, tea infusion, elements, release percentage. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ham_luong_da_nguyen_to_trong_nuoc_tra_cua_mot_so_lo.pdf