Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt

Trong bài báo này, một số vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide (GO) (Al2O3/GO, Fe3O4/GO,

Fe3O4–Al2O3/GO) được chế tạo và đặc trưng bởi phổ nhiễu xạ tia X và phổ hồng ngoại, SEM và EDX. Các

vật liệu được phân tán vào nước muối và đo khả năng hấp thu nhiệt của hỗn hợp. Kết quả chỉ ra rằng sự

hấp thu nhiệt của các vật liệu tổ hợp cao hơn các vật liệu riêng lẻ, trong đó Fe3O4-Al2O3/GO có khả năng

hấp thu nhiệt cao nhất (sự chênh lệch về nhiệt độ giữa mẫu trắng và mẫu có vật liệu với hàm lượng

0,5 mg/mL là 6 °C). Ảnh hưởng của hàm lượng vật liệu trong nước muối đến hiệu suất hấp thu nhiệt đã

được nghiên cứu và hàm lượng 0,5 mg/mL được đề nghị sử dụng. Do có từ tính nên 98% vật liệu

Fe3O4-Al2O3/GO được thu hồi và tái sử dụng, hiệu suất hấp thu nhiệt giảm không đáng kể sau 5 lần tái sinh

và tái sử dụng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tiềm năng sử dụng các vật liệu này để tăng hiệu quả hấp thu năng

lượng mặt trời trong quá trình chưng cất nước mặn thành nước ngọt.

Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt trang 1

Trang 1

Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt trang 2

Trang 2

Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt trang 3

Trang 3

Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt trang 4

Trang 4

Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt trang 5

Trang 5

Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt trang 6

Trang 6

Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 3760
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt

Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt
JST: Engineering and Technology for Sustainable Development 
Vol. 1, Issue 1, March 2021, 021-027 
21 
Sử dụng vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide để hấp thu nhiệt 
Using Graphene Oxide Based Materials for Thermal Sorption 
Bùi Thị Lệ Thuỷ*, Đào Đình Thuần, Phạm Đình Thảo 
Trường Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội, Việt Nam 
*Email: thuykhai2001@gmail.com 
Tóm tắt 
Trong bài báo này, một số vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphene oxide (GO) (Al2O3/GO, Fe3O4/GO, 
Fe3O4–Al2O3/GO) được chế tạo và đặc trưng bởi phổ nhiễu xạ tia X và phổ hồng ngoại, SEM và EDX. Các 
vật liệu được phân tán vào nước muối và đo khả năng hấp thu nhiệt của hỗn hợp. Kết quả chỉ ra rằng sự 
hấp thu nhiệt của các vật liệu tổ hợp cao hơn các vật liệu riêng lẻ, trong đó Fe3O4-Al2O3/GO có khả năng 
hấp thu nhiệt cao nhất (sự chênh lệch về nhiệt độ giữa mẫu trắng và mẫu có vật liệu với hàm lượng 
0,5 mg/mL là 6 °C). Ảnh hưởng của hàm lượng vật liệu trong nước muối đến hiệu suất hấp thu nhiệt đã 
được nghiên cứu và hàm lượng 0,5 mg/mL được đề nghị sử dụng. Do có từ tính nên 98% vật liệu 
Fe3O4-Al2O3/GO được thu hồi và tái sử dụng, hiệu suất hấp thu nhiệt giảm không đáng kể sau 5 lần tái sinh 
và tái sử dụng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tiềm năng sử dụng các vật liệu này để tăng hiệu quả hấp thu năng 
lượng mặt trời trong quá trình chưng cất nước mặn thành nước ngọt. 
Từ khóa: Graphene oxide, hấp thu nhiệt, chưng cất nước mặn. 
Abstract 
In this work, some nanocomposite materials based on graphene oxide (GO) (Al2O3/GO, Fe3O4/GO, 
Fe3O4–Al2O3/GO) were prepared and characterized by X-ray and infrared spectra, SEM and EDX analysis. 
GO based materials were dispersed into salty water and the thermal absorption ability of mixtures was 
measured. Results showed that thermal sorption of composite materials was greater than that of single 
materials. Fe3O4-Al2O3/GO gives the highest thermal absorption efficiency (the temperature difference 
between the blank sample and the sample containing Fe3O4-Al2O3/GO with content of 0.5 mg/mL is 6 °C). 
The influence of the material content in salty water on the thermal sorption efficiency was investigated and a 
suitable concentration of 0.5 mg/mL was found. 98% of Fe3O4-Al2O3/GO was recovered with the magnet 
because of its magnetic property and thermal absorption of recovered material are similar to that of the fresh 
material. The research results show the potential of using these nanocomposite materials to increase the 
efficiency of thermal sorption in the process of distilling salty water into fresh water. 
Keywords: graphene oxide, solar thermal sorption, distilling salty water. 
1. Giới thiệu 
Cạn* kiệt nguồn nước sinh hoạt đang là vấn đề 
mang tính toàn cầu mà hầu hết các quốc gia trên thế 
giới đã và đang phải đối mặt. Thật vậy, theo thống kê 
hiện nay trên thế giới có tới 1,5 tỷ người bị khát 
nước, 1 tỷ người đang phải sử dụng nước bị ô nhiễm 
và 120 quốc gia đang bị thiếu nước ngọt. Mỗi năm 
có hàng triệu người chết vì những căn bệnh liên quan 
đến việc dùng nước bị ô nhiễm. Dự báo đến năm 
2030, lượng nước trên toàn cầu giảm đến 40%. 
Lượng nước sụt giảm tác động lớn đến sinh hoạt, sản 
xuất lương thực, vệ sinh và sức khỏe cộng đồng, cũng 
như 98% hoạt động sản xuất điện năng trên toàn cầu. 
Việt Nam đang được xếp vào nhóm quốc gia bị thiếu 
nước, có tới 20% dân số Việt Nam hiện chưa từng 
được tiếp cận với nguồn nước sạch. Trong khi đó 
nguồn nước mặn dồi dào chiếm 70% diện tích bề mặt 
trái đất vẫn chưa được tận dụng triệt để. Hai công 
ISSN: 2734-9381 
https://doi.org/10.51316/jst.148.etsd.2021.1.1.5 
Received: March 12, 2020; accepted: September 25, 2020 
nghệ được sử dụng phổ biến để sản xuất nước ngọt từ 
nước mặn là công nghệ nhiệt và công nghệ màng [1]. 
Với mục đích tận dụng nguồn năng lượng tự 
nhiên sẵn có để giảm chi phí, công nghệ chưng cất 
nước mặn bằng năng lượng mặt trời đã được nghiên 
cứu và sử dụng từ lâu. Nhược điểm chính của công 
nghệ này là rất nhiều năng lượng mặt trời bị lãng phí 
trong quá trình chưng cất, nước chỉ hấp thu được 13% 
năng lượng bức xạ. Thậm chí những dụng cụ chưng 
cất tốt nhất cũng cần rộng đến 6m2 để tạo ra đủ nước 
cho một người dùng trong một ngày 
(2,5-5 l/m2/ngày). Các nhà khoa học đang quan tâm 
nghiên cứu công nghệ để nâng cao hiệu suất hấp thu 
nhiệt và hiệu quả bay hơi nước của các hệ thống hấp 
thu năng lượng mặt trời để sử dụng cho các mục đích 
khác nhau [2-4]. Một phương pháp hiệu quả là phân 
tán các vật liệu nano có khả năng nâng cao hiệu suất 
hấp thu nhiệt vào trong môi trường chất lỏng như: 
nước, glycol, dầu gọi là nanofluid [4,5]. Nanofluid 
chứa các hạt nano khác nhau: kim loại (Cu, Ag, Au, 
Ni), oxit kim loại (Al2O3, Cu2O, TiO2), cacbua kim 
loại (AlN, SiN), dạng C (carbon nanotubes, 
graphite) đã được nghiên cứu [6]. Một số vật liệu 
JST: Engineering and Technology for Sustainable Development 
Vol. 1, Issue 1, March 2021, 021-027 
22 
nanocomposite (hybrid nanopaticles) đã được đưa 
vào chất lỏng và cho hiệu quả hấp thu nhiệt cao hơn 
vật liệu nano một thành phần [6]. Các nanofluid 
thường được sử dụng trong chưng cất nước mặn ở 
dạng: đưa vào thiết bị trao đổi nhiệt để gia nhiệt cho 
nước mặn hoặc đưa vào trong bình chưng cất chứa 
nước mặn (phương pháp hấp thu nhiệt trực tiếp). 
Theo lý thuyết vật đen tuyệt đối thì các vật liệu 
chứa GO có màu đen có khả năng hấp thu nhiệt cao. 
Khi tạo ra vật liệu hỗn hợp thì bề mặt của vật liệu sẽ 
không đồng đều và phẳng như vật liệu GO (có cấu 
trúc lớp), càng nhiều cấu tử phối hợp thì bề mặt của 
vật liệu càng không đồng đều và khả năng phản xạ 
ánh sáng càng kém. Hơn nữa, khả năng hấp thu nhiệt 
của vật liệu còn phụ thuộc vào độ dẫn nhiệt của vật 
liệu. Theo một số nghiên cứu thì độ dẫn nhiệt của 
chất lỏng phân tán vật liệu nanocomposite (hybrid 
nanofluid) cao hơn chất lỏng phân tán các vật liệu 
đơn [7]. Các vật liệu Fe3O4, GO sử dụng trong nghiên 
cứu này đều có độ dẫn cao, Al ... ễu xạ tia X của GO và Al2O3/GO 
Hình 4. Nhiễu xạ tia X của GO và Fe3O4/GO 
Tương tự như khi phối trộn với Al2O3, việc phối 
trộn GO với Fe3O4 có thể đã làm giảm tính tinh thể 
của GO. Kết quả nhiễu xạ tia X của Fe3O4/GO ở 
Hình 4 cũng cho thấy việc đưa Fe3O4 đã làm cho đỉnh 
nhiễu xạ đặc trưng của GO ở góc 2θ=11,2o giảm đi 
đáng kể. Mặt khác có thể quan sát thấy các tín hiệu 
đặc trưng của Fe3O4 của 2θ tại 30,23o; 35,69o; 57,41o; 
62,87o [18,20]. Khi phối trộn, GO và oxit sắt từ tương 
tác và xen phủ tốt nên có thể thu hồi tới 98% bằng từ 
trường (mục 3.3). Kết quả tương tự cũng thu được khi 
đo phổ X-ray của mẫu Fe3O4-Al2O3/GO. 
3.1.3 Kết quả đo SEM của vật liệu 
Kết quả đo SEM của vật liệu Fe3O4- Al2O3/GO 
(Hình 5) cho thấy Fe3O4 và Al2O3 có dạng cầu kích 
thước khoảng 10 - 15 nm. 
Hình 5. Ảnh SEM của vật liệu Fe3O4-Al2O3/GO. 
3.1.4 Kết quả đo EDX của các vật liệu 
Kết quả EDX của Fe3O4- Al2O3/GO cho thấy vật 
liệu chứa 4 nguyên tố C, O, Al và Fe (Bảng 1). Trong 
đó hàm lượng của O cao nhất. Nguyên tố O có mặt 
chủ yếu trong Al2O3, Fe3O4, ngoài ra nó còn tồn tại 
trong các nhóm chức (C=O, COOH...) trên bề mặt 
GO. Hàm lượng nguyên tố C trong mẫu là nhỏ nhất, 
điều này có thể gợi ý rằng mẫu đo chứa nhiều nhóm 
chức chứa oxi và các hạt nano Al2O3 và Fe3O4. Kết 
quả này có thể được giải thích là do một lượng lớn 
các hạt nano Al2O3 và Fe3O4 xen vào giữa các hốc 
trống và/hoặc bao phủ lên bề mặt của vật liệu GO. 
Bảng 1. Kết quả đo EDX của vật liệu Fe3O4-
Al2O3/GO 
Nguyên tố Thành phần khối 
lượng (%) 
Thành phần 
nguyên tố (%) 
C 34,40 22,55 
O 45,79 53,82 
Al 8,41 19,80 
Fe 11,40 3,83 
Totals 100,00 100,00 
Thông qua quy trình tổng hợp và các phép đo 
định tính cũng như định lượng ta có thể xác nhận các 
JST: Engineering and Technology for Sustainable Development 
Vol. 1, Issue 1, March 2021, 021-027 
25 
vật liệu đã điều chế được là GO, Al2O3, Al2O3/GO, 
Fe3O4, Fe3O4/GO, Fe3O4-Al2O3/GO. 
3.2. Đánh giá khả năng hấp thu nhiệt của các vật 
liệu tổng hợp được 
Việc khảo sát khả năng hấp thu nhiệt của các vật 
liệu gồm các bước sau: đo khả năng hấp thu nhiệt của 
vật liệu, khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng vật 
liệu đến khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu, khảo sát 
sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả năng 
hấp thu nhiệt của vật liệu. 
3.2.1 Kết quả đo khả năng hấp thu nhiệt của các vật 
liệu khác nhau 
Để đánh giá sự tăng khả năng hấp thu nhiệt của 
các vật liệu tổng hợp được, các vật liệu được phân tán 
vào nước muối 3,5% với nồng độ 0,5 mg/mL. Đem 
chiếu sáng các hỗn hợp và đo nhiệt độ định kỳ tại các 
thời điểm khác nhau để so sánh. Kết quả được trình 
bày ở Bảng 2. 
Từ kết quả đo cho thấy, tất cả các vật liệu 
nghiên cứu đều làm tăng khả năng hấp thu nhiệt của 
nước muối 3,5%. So sánh các mẫu M2, M3 và M4 ta 
thấy dung dịch chứa hỗn hợp Al2O3 và GO hấp thu 
nhiệt cao hơn so với dung dịch chỉ có GO hoặc 
Al2O3. Tương tự, việc so sánh các mẫu M2, M5, M6 
cho thấy hỗn hợp của Fe3O4 với GO cũng làm tăng 
khả năng hấp thu nhiệt của nước muối so với mẫu chỉ 
có GO hoặc Fe3O4. Đặc biệt, mẫu hỗn hợp chứa cả ba 
vật liệu Fe3O4, Al2O3 và GO có khả năng hấp thu 
nhiệt cao nhất, cao hơn 6 oC so với mẫu trắng. Sự 
khác biệt này sẽ càng tăng khi nhiệt độ môi trường 
càng cao. Đây là mẫu vật liệu có khả năng hấp thu 
nhiệt và dẫn nhiệt tốt nhất trong các mẫu vật liệu tổng 
hợp được. 
3.2.2 Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng 
đến khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu. 
Kết quả thử nghiệm đánh giá khả năng hấp thu 
nhiệt của dãy vật liệu trên cơ cở graphene oxide cho 
thấy, vật liệu Fe3O4-Al2O3/GO có khả năng hấp thu 
nhiệt tốt nhất. Vì vậy, vật liệu này được lựa chọn 
dùng trong thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của 
hàm lượng vật liệu đến khả năng hấp thu nhiệt của 
chúng. Từ đó sẽ xác định tỷ lệ m vật liệu/m H2O thích 
hợp để có hiệu suất hấp thu cao nhất đồng thời tránh 
lãng phí vật liệu. Kết quả thu được ở Bảng 3. 
Khi tăng hàm lượng vật liệu phân tán trong nước 
muối từ 0,5 mg/mL đến 1,5 mg/mL thì nhiệt độ tăng 
lên 1-2 độ. Tuy nhiên khi tăng nồng độ của chất hấp 
thu lên 2 mg/mL và ở nhiệt độ cao trên 80 oC thì khả 
năng hấp thu nhiệt lại giảm. Điều này có thể giải 
thích là nhiệt độ cao và hàm lượng chất hấp thu lớn 
dẫn đến các hạt có xu hướng hút nhau và kết tụ với 
nhau tạo thành các hạt lớn hơn và lắng xuống dưới, vì 
vậy, làm giảm khả năng hấp thu nhiệt và dẫn nhiệt 
của cả hệ thống. Kết quả cho thấy, khi hàm lượng 
Fe3O4-Al2O3/GO là 1,5 mg/mL thì mẫu thí nghiệm có 
hiệu quả hấp thu nhiệt cao nhất. Tuy nhiên, để tiết 
kiệm chi phí và giảm sự kết tụ của vật liệu khi dùng 
thời gian dài thì nên dùng nồng độ chất hấp thu trong 
nước là 0,5 mg/mL. 
Bảng 2. Khả năng hấp thu nhiệt của các vật liệu trên 
cơ sở GO (hàm lượng: 5 mg /mL) (M1: Mẫu trắng; 
M2: GO; M3: Al2O3; M4: Al2O3/GO; M5: Fe3O4; 
M6: Fe3O4/GO; M7: Fe3O4-Al2O3/GO) 
Thời 
gian 
(phút) 
Nhiệt độ (oC) 
M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 
0 27 27 27 27 27 27 27 
10 28 28 28 29 30 30 30 
20 29 30 30 32 32 33 34 
30 30 32 32 34 34 35 36 
40 32 34 34 35 35 37 38 
50 33 36 34 36 36 38 39 
60 34 38 35 38 37 39 40 
70 35 38 37 39 38 39 42 
80 36 39 38 40 39 40 42 
90 37 39 40 41 40 41 43 
100 38 40 40 41 40 42 44 
110 38 40 40 41 41 42 44 
120 38 40 40 41 41 42 44 
Bảng 3. Ảnh hưởng của hàm lượng Fe3O4-Al2O3/GO 
đến khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu 
Thời 
gian 
(phút) 
Nhiệt độ (oC) 
0 
mg/mL 
0,5 
mg/mL 
1 
mg/mL 
1,5 
mg/mL 
2 
mg/mL 
0 27 27 27 27 27 
10 28 30 30 31 32 
20 29 34 33 34 35 
30 30 36 36 37 38 
40 32 38 38 39 40 
50 33 39 40 40 42 
60 34 40 41 42 44 
70 35 42 42 43 45 
80 36 42 42 44 45 
90 37 43 44 46 45 
100 38 44 45 46 45 
110 38 44 45 46 45 
120 38 44 45 46 45 
JST: Engineering and Technology for Sustainable Development 
Vol. 1, Issue 1, March 2021, 021-027 
26 
Hình 6. Kết quả đo EDX của vật liệu Fe3O4-
Al2O3/GO 
3.2.3 Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của cường độ 
ánh sáng đến khả năng hấp thu nhiệt 
Vật liệu Fe3O4-Al2O3/GO được phân tán trong 
nước muối với hàm lượng 1,5 mg/mL và hỗn hợp 
được hiếu sáng với cường độ khác nhau. Kết quả thu 
được ở Bảng 4 cho thấy khi tăng cường độ chiếu sáng 
thì nhiệt độ của mẫu có chứa vật liệu tăng lên nhanh 
hơn. 
Bảng 4. Kết quả hấp thu nhiệt với cường độ chiếu 
sáng khác nhau 
Thời gian (phút) 
Nhiệt độ (oC) 
Bóng đèn 
100 W 
Bóng đèn 
200 W 
0 27 27 
10 30 39 
20 34 45 
30 36 49 
40 38 53 
50 39 55 
60 40 57 
70 42 59 
80 42 61 
90 43 63 
100 44 65 
110 44 67 
120 44 67 
3.3. Kết quả thử nghiệm đánh giá khả năng thu hồi 
và tái sinh vật liệu 
3.3.1 Kết quả thử nghiệm đánh giá khả năng thu hồi 
Như đã trình bày trong phần tổng quan, trong 
quá trình chưng cất, khi nước bay hơi để tạo nước 
ngọt thì nước muối mới được bổ sung, vì vậy, nồng 
độ muối trong hệ tăng lên dẫn đến vật liệu hấp thu bị 
dính muối NaCl làm giảm khả năng phân tán cũng 
như hấp thu nhiệt, truyền nhiệt của vật liệu. Do đó, 
vật liệu cần được thu hồi, làm sạch muối và tái sử 
dụng. 
Để quá trình thu hồi xảy ra nhanh và triệt để, 
oxide sắt từ được đưa vào thành phần vật liệu để tạo 
ra vật liệu có từ tính và có thể thu hồi bằng từ trường. 
Việc đưa oxide sắt từ còn tạo hiệu ứng hiệp đồng làm 
tăng khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu. 
Kết quả cho thấy, mẫu vật liệu nếu để lắng tự 
nhiên thì quá trình thu hồi vật liệu chậm và không 
hoàn toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng nam châm ở đáy 
để thu hồi thì sau 10 phút, vật liệu đã bị nam châm 
hút hết về phía đáy cốc. Kết quả sau khi gạn bỏ nước, 
làm sạch và sấy, hiệu suất thu hồi đạt 98%. Điều này 
chứng tỏ vật liệu chế tạo được có khả năng thu hồi 
tốt. 
3.3.2. Kết quả đánh giá khả năng tái sinh vật liệu 
Sau khi thu hồi, vật liệu được rửa bằng nước 
sạch, sấy khô và đánh giá khả năng hấp thu nhiệt. 
Bảng 3 và 5 cho thấy, sau khi tái sinh 5 lần khả năng 
hấp thu nhiệt của vật liệu giảm không đáng kể. 
Bảng 5 Kết quả hấp thu nhiệt của vật liệu Fe3O4-
Al2O3/GO sau khi tái sinh 5 lần 
Thời 
gian 
(phút) 
Nhiệt độ (oC) 
0 
mg/mL 
0,5 
mg/mL 
1 
mg/mL 
1,5 
mg/mL 
2 
mg/mL 
0 29 29 29 29 29 
10 30 31 32 33 32 
20 32 34 36 36 35 
30 34 34 38 39 38 
40 34 35 40 40 39 
50 36 38 42 42 41 
60 38 39 44 43 42 
70 39 40 45 44 43 
80 40 40 46 45 44 
90 40 41 46 46 44 
100 40 42 46 46 44 
110 40 42 46 46 44 
120 40 42 46 46 44 
4. Kết luận 
Nhóm tác giả đã tổng hợp thành công các vật 
liệu hấp thu nhiệt trên cơ sở GO là: Al2O3/GO, 
Fe3O4/GO và Fe3O4-Al2O3/GO. Các kết quả phân tích 
bằng phổ FT-IR, X-ray, SEM, EDX đã chứng tỏ sự 
tạo thành của các vật liệu. Kết quả đo khả năng hấp 
thu nhiệt cho thấy các vật liệu khi dùng phối hợp cho 
hiệu quả hấp thu nhiệt cao hơn khi dùng đơn lẻ. 
Fe3O4-Al2O3/GO cho hiệu quả hấp thu cao nhất 
(chênh lêch nhiệt độ giữa mẫu trắng và mẫu có phân 
JST: Engineering and Technology for Sustainable Development 
Vol. 1, Issue 1, March 2021, 021-027 
27 
tán vật liệu nồng độ 0,5 mg/mL là 6 oC. Kết quả khảo 
sát sự ảnh hưởng của nồng độ vật liệu đến khả năng 
hấp thu nhiệt cho thấy khi tăng nồng độ hơn 
1,5 mg/mL và chiếu sáng lâu hơn 80 phút thì hiệu 
suất hấp thu giảm. Khi dùng bóng đèn công suất cao 
gấp hai lần thì chênh lệch nhiệt độ giữa mẫu có phân 
tán vật liệu và mẫu trắng tăng lên nhiều. Vật liệu có 
từ tính nên hiệu quả thu hồi cao tới 98% và hiệu quả 
hấp thu nhiệt của vật liệu sau thu hồi xấp xỉ vật liệu 
mới. 
Lời cảm ơn 
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đã tài trợ cho nghiên cứu này. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Mohammad Al-harahsheh, Mousa Abu-Arabi, Hasan 
Mousa, Zobaidah Alzghoul, Solar desalination using 
solar still enhanced by external solar collector and 
PCM, Applied Thermal Engineering 128 (2018) 
1030–1040 
[2] Nửa Thế Giới đang “khát” nguồn nước sạch, 
https://apollo.edu.vn/news_cat/nua-the-gioi-dang-
khat-nguon-nuoc-sach 
[3] Nguồn nước ngọt thế giới đang cạn dần?, 
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-39817160 
[4] Raj P, Subudhi S., A review of studies using 
nanofluids in flat-plate and direct absorption solar 
Collectors, Renewable and Sustainable Energy 
Reviews, 84 (2018) pp 54–74. 
[5] Sarsam W.S., Kazi S.N., A. Badarudin, A review of 
studies using nanofluids in flat-plate and direct 
absorption solar Collectors, Solar Energy, 122 (2015) 
pp 1245–1265. 
[6] Syam Sundara L., Sharmab K.V., Singha Manoj K., 
Sousaa A.C.M., Hybrid nanofluids preparation, 
thermal properties, heat transfer and friction factor – 
A review, Renewable and Sustainable Energy 
Reviews 68 (2017) pp 185–198. 
[7] Suresh, S., Venkitaraj, K.P., Selvakumar, P., & 
Chandrasekar, M., (2012). Effect of Al2O3–Cu/water 
hybrid nanofluid in heat transfer, Experimental 
Thermal and Fluid Science 38, 54-60. 
[8] Selvakumar, P. & Suresh, S., (2012). Use of Al2O3-
Cu/Water Hybrid Nanofluid in an Electronic Heat 
Sink, IEEE Transactions On Components, Packaging 
And Manufacturing Technology, 2(10), 1600-1607. 
[9] L. Shahriary, A.A. Athawale, Grapheneoxide 
synthesized by using modified hummers approach, 
International Journal of Renewable Energy and 
Environmental Engineering, 2, 58 - 63 (2014). 
[10] Neethumol Varghese, Manjusha Hariharan, A. Benny 
Cherian, Dr. P.V. Sreenivasan, Jenish Paul, Asmy 
Antony. K.A, PVA - Assisted Synthesis and 
Characterization of Nano α -Alumina, International 
Journal of Scientific and Research Publications, 
Volume 4, Issue 10, October 2014. 
[11] Stephen F. Bartoluccia,., Joseph Parasa, Mohammad 
A. Rafieeb, Javad Rafieec, Sabrina Leea,Deepak 
Kapoora, Nikhil Koratkarc, Graphene–aluminum 
nanocomposites, Material Science and Engineering A 
vol. 528, pp. 7933– 7937, 2011. 
[12] Ferni Malega, I.Putu Tedy Indrayana, Edi Suharyadi, 
Synthesis and characterization of the microstructure 
and functional group bond of Fe3O4 nanoparticles 
form natural iron sand in tobelo North Halmahera, 
Jurnal Ilmiah Pendidikan Fisika Al-BiRuNi, 7 (2018) 
pp 13-22. 
[13] Ferni Malega, I.Putu Tedy Indrayana, Edi Suharyadi, 
Synthesis and characterization of the microstructure 
and functional group bond of Fe3O4 nanoparticles 
form natural iron sand in tobelo North Halmahera, 
Jurnal Ilmiah Pendidikan Fisika Al-BiRuNi, 7 (2018) 
pp 13-22 
[14] S. Shiva Kumar, S.U.B. Ramakrishna, B. Rama Devi 
& V. Himabindu, Phosphorus-doped graphene 
supported palladium (Pd/PG) electrocatalyst for the 
hydrogen evolution reaction in PEM water 
electrolysis, International Journal of Green Energy, 
vol.15, 2018, pp. 558-567, 
DOI. 10.1080/15435075.2018.1508468 
[15] Rogojan, R., Andronescu, E., Ghitulică, C., & Vasile, 
B. S., (2011). Synthesis And Characterization Of 
Alumina Nano-Powder Obtained By Sol-Gel Method, 
U.P.B. Sci. Bull, series B, 73(2), 2011. 
[16] Omid M., Kianifar A., Heris S. Z., Wen D., Sahin 
Ahmet Z., Wongwises S., Nanofluids effects on the 
evaporation rate in a solar still equipped with a heat 
exchanger, Nano Energy 36 (2017) pp 134–155. 
[17] Sun L., Structure and Synthesis of graphene oxide, 
Chinese Journal of Chemical Engineering, vol. 27, 
no. 10, pp. 2251-2260, 2019, 
DOI. 10.1016/j.cjche.2019.05.003 
[18] Hà Quang Ánh, Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng 
vật liệu mới cấu trúc nano trên cơ sở graphene ứng 
dụng trong xử lý môi trường, Luận án tiến sĩ hóa học, 
Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam 
(2016). 
[19] Xi Liu, Ling Xue, Xiaoquan Chen, Jisheng Liu, 
Hanhan Wang, Jianwei Xue, Fuxiang Li, Zhiping Lv, 
Iron oxide and Fe2O3/Al2O3 used to catalyze 
removing hydrogen from tail chlorine at low 
temperature, College of Chemistry and Chemical 
Engineering, Taiyuan University of Technology, 
Taiyuan. 
[20] Nguyễn Hữu Hiếu, Đặng Thị Minh Kiều, Phan Thị 
Hoài Diễm, Tổng hợp Fe3O4/graphene oxide 
nanocomposite để xử lý nước thải nhiễm kim loại 
nặng, Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Hồ Chí 
Minh. 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_vat_lieu_to_hop_tren_co_so_graphene_oxide_de_hap_thu.pdf