Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế

Ahmadi và Derakhshan (2016) nói rằng việc đánh giá sách giáo khoa hay giáo trình giúp giáo

viên tìm được sách học phù hợp và cho phép họ điều chỉnh và sửa đổi chúng để đáp ứng nhu cầu của học

sinh. Nhiều nhà nghiên cứu và giáo viên tiếng Anh cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh

giá sách giáo khoa. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh

về những điểm mạnh và điểm yếu của giáo trình LIFE-Preintermediate của các tác giả Hughes,

Stephenson và Dummett được Cengage Learning xuất bản, sau ba năm sử dụng tại Đại học Ngoại ngữ,

Đại học Huế để dạy cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai không chuyên ngữ đang theo học khóa

học Tiếng Anh cấp độ B1. Một danh sách các tiêu chí đánh giá sách giáo khoa do Mukundan,

Nimehchisalem, và Hajimohammadi (2011) được nhóm nghiên cứu áp dụng sau khi đã chỉnh sửa cho

phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Mười giáo viên và một trăm hai mươi sinh viên tham gia nghiên cứu,

với hai trong số giáo viên được mời tham gia phỏng vấn để làm rõ thêm một số thông tin. Dữ liệu thu

thập được nhóm tác giả phân tích đầy đủ và dựa vào đó để đưa ra các kiến nghị về việc dạy và học tiếng

Anh hiệu quả hơn với giáo trình này.

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế trang 1

Trang 1

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế trang 2

Trang 2

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế trang 3

Trang 3

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế trang 4

Trang 4

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế trang 5

Trang 5

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế trang 6

Trang 6

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế trang 7

Trang 7

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế trang 8

Trang 8

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế trang 9

Trang 9

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 6080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế

Đánh giá giáo trình life-Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế
ĐÁNH GIÁ GIÁO TRÌNH LIFE-PREINTERMEDIATE DƯỚI QUAN 
ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN 
KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, 
ĐẠI HỌC HUẾ 
Nguyễn Phạm Thanh Vân*, Huỳnh Thị Long Hà 
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
Nhận bài: 30/05/2018; Hoàn thành phản biện: 25/06/2018; Duyệt đăng: 30/08/2018 
Tóm tắt: Ahmadi và Derakhshan (2016) nói rằng việc đánh giá sách giáo khoa hay giáo trình giúp giáo 
viên tìm được sách học phù hợp và cho phép họ điều chỉnh và sửa đổi chúng để đáp ứng nhu cầu của học 
sinh. Nhiều nhà nghiên cứu và giáo viên tiếng Anh cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh 
giá sách giáo khoa. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh 
về những điểm mạnh và điểm yếu của giáo trình LIFE-Preintermediate của các tác giả Hughes, 
Stephenson và Dummett được Cengage Learning xuất bản, sau ba năm sử dụng tại Đại học Ngoại ngữ, 
Đại học Huế để dạy cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai không chuyên ngữ đang theo học khóa 
học Tiếng Anh cấp độ B1. Một danh sách các tiêu chí đánh giá sách giáo khoa do Mukundan, 
Nimehchisalem, và Hajimohammadi (2011) được nhóm nghiên cứu áp dụng sau khi đã chỉnh sửa cho 
phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Mười giáo viên và một trăm hai mươi sinh viên tham gia nghiên cứu, 
với hai trong số giáo viên được mời tham gia phỏng vấn để làm rõ thêm một số thông tin. Dữ liệu thu 
thập được nhóm tác giả phân tích đầy đủ và dựa vào đó để đưa ra các kiến nghị về việc dạy và học tiếng 
Anh hiệu quả hơn với giáo trình này. 
Từ khóa: Bảng tiêu chí đánh giá giáo trình, đánh giá giáo trình, quan điểm 
1. Đặt vấn đề 
Có nhiều nhân tố dẫn đến việc học tiếng Anh thành công, trong đó việc lựa chọn giáo trình phù hợp 
là một nhân tố rất quan trọng. Theo Miekley (2005), giáo trình không chỉ cung cấp cho người học chương 
trình học một cách hệ thống, trọng tâm và có kế hoạch mà còn cung cấp nội dung kiến thức chuẩn hóa. 
Theo đó, Ahour và Ahmadi (2012, tr. 176) cũng khẳng định: "Sách giáo khoa là nguồn chính mà có thể 
truyền đạt những kiến thức và thông tin cho người học một cách dễ dàng và có tổ chức". Chính vì vậy, 
việc đánh giá giáo trình là một khâu không thể thiếu. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để có thể đánh giá 
đuợc giáo trình đó có phù hợp với các mục tiêu đề ra của một khóa học hay không, cũng như đánh giá 
xem giáo trình đó có phù hợp với nhu cầu và trình độ của người học hay không? Như chúng ta đã biết, 
giáo trình LIFE–Pre-intermediate đã được chính thức đưa vào sử dụng tại trường Ðại học Ngoại ngữ, Ðại 
học Huế từ năm 2015 đến nay với mong muốn tạo nên sự hứng thú cho người dạy và người học nhằm 
mang lại hiệu quả cho việc dạy và học Tiếng Anh cho các sinh viên không chuyên ngữ. Tuy nhiên, cho 
đến bây giờ, chưa có nghiên cứu nào về đánh giá giáo trình này được tiến hành để nhận ra điểm mạnh và 
điểm yếu của nó cũng như xem giáo trình có hướng tới mục tiêu của khóa học hay không. Để giải quyết 
vấn đề, yêu cầu cấp bách là thực hiện đánh giá giáo trình này để xác định sự phù hợp của nó đối với sinh 
viên không chuyên đang theo học học phần Tiếng Anh cấp độ B1 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học 
Huế nhằm đưa ra những gợi ý để sử dụng tốt hơn, như Ahmadi và Derakhshan (2016) đã khẳng định rằng 
việc đánh giá sách giáo khoa hay giáo trình giúp giáo viên tìm được sách học phù hợp và cho phép họ 
điều chỉnh và sửa đổi chúng để đáp ứng nhu cầu của học sinh. 
* Email: thanhvan77@gmail.com 
Với những lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: "Đánh giá giáo trình LIFE cấp độ 
Pre-Intermediate dưới quan điểm của giáo viên và sinh viên không chuyên ngữ thuộc Trường Đại học 
Ngoại ngữ, Đại học Huế". Khảo sát này nhằm: (a) Ðánh giá giáo trình LIFE cấp độ Pre-Intermediate dưới 
quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ đang theo học học phần Tiếng Anh B1 tại 
trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế; (b) Gợi ý các cách sử dụng giáo trình phù hợp nhu cầu và sở 
thích của sinh viên. Ðể đạt đuợc mục đích đó, nhóm nghiên cứu đề xuất hai câu hỏi nghiên cứu như sau: 
1. Giáo trình Life Pre- intermediate thỏa mãn nhu cầu và hứng thú của sinh viên đến mức độ nào? 
2. Giáo viên cần sử dụng giáo trình Life Pre-intermediate như thế nào để đáp ứng nhu cầu và hứng 
thú của sinh viên? 
2. Tổng quan tài liệu về đánh giá giáo trình 
2.1. Vai trò đánh giá tài liệu giảng dạy 
Rất nhiều tài liệu được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động dạy và học Tiếng Anh. Theo Tomlinson 
(2011, tr. 13-14) sách giáo khoa, sách bài tập, băng cassette, đĩa CD-ROM, video, bản sao, báo cáo hoặc 
đoạn văn, bất cứ thứ gì trình bày hoặc thông báo về ngôn ngữ được học đều được xem là tài liệu giảng dạy. 
Tuy nhiên, thật là phi lí khi nói rằng tài liệu nào đó không hợp lệ, không đáng tin cậy, không thực tế và 
không rõ ràng. Vì vậy, việc đánh giá tài liệu giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học ngôn 
ngữ (Ahmad và cộng sự, 2014; Branch, 2009; Cunningsworth, 1995; Sabzalipour & Koosha, 2014; Soori & 
Jasmhidi, 2013). 
Tài liệu giảng dạy cần được đánh giá kỹ nhằm mục đích xác định kết quả của quá trình giảng dạy. 
Quan trọng, việc đánh giá giáo trình cần dựa trên các tiêu chí và qui trình. Ví dụ, Branch (2009) đề cập đó 
là: xác định tiêu chuẩn đánh giá, chọn công cụ đánh giá (ví dụ: checklist (Cunningsworth, 1995; Miekley, 
2005; Mukundan và cộng sự, 2011) và tiến hành đánh giá. Cunningsworth (1995, tr. 35) bổ sung thêm 
rằng “đánh giá các tài liệu giảng dạy ngôn ngữ kỹ lưỡng là để đáp ứng nhu cầu học tập của người học, các 
yêu cầu của chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và các khía cạnh ngôn ngữ”. Ngoài ra, đánh 
giá giáo trình còn giúp giáo viên hiểu được thêm các yếu tố từ phía người học. Thực tế cho thấy sinh viên 
hiếm khi có cơ hội để đánh giá giáo trình họ đang sử dụng. Quan trọng hơn, người học là những người sử 
dụng tài liệu trực tiếp nên họ sẽ hiểu và nhận biết được cái gì cần thiết và có những phản hồi rất hữu ích 
(Cunningsworth, 1995). ...  tương tự từ sinh 
viên, hơn 70.00% sinh viên đồng ý. 
Ngoài kỹ năng nghe, nói và đọc, viết là một kỹ năng được đánh giá để xem việc sử dụng giáo trình 
có hiệu quả và thành công hay không. Để đánh giá kĩ năng này, chúng ta hãy xem các con số thống kê 
trong Bảng 8. 
Bảng 8. Tỷ lệ phản hồi của giáo viên và sinh viên về các phát biểu liên quan đến phát triển kỹ năng viết trong quá 
trình sử dụng giáo trình 
Câu phát biểu 
Tỷ lệ phản hồi 
 1 2 3 4 5 
Giáo trình cung cấp các bài tập đáp ứng được 
mục tiêu của khóa học và phù hợp với khả năng 
của sinh viên. 
T% 0.00 0.00 0.00 100.00 0.00 
S% 3.50 4.55 28.31 41.96 21.68 
Giáo trình cũng cấp nhiều loại bài tập luyện viết 
khác nhau. 
T% 0.00 0.00 0.00 50.00 50.00 
S% 3.15 5.94 31.47 38.81 20.63 
Giáo trình cung cấp các bài tập thú vị giúp sinh 
viên hứng thú luyện viết. 
T% 0.00 0.00 0.00 75.00 25.00 
S% 4.90 10.84 30.76 29.02 24.48 
T= Giáo viên, S= Sinh viên, %= Tỷ lệ phần trăm, 1= Hoàn toàn không đồng ý, 2= Không đồng ý, 
3= Không có ý kiến, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý 
Như vậy, các bài tập luyện viết đều đáp ứng với mục tiêu cũng như phù hợp với khả năng của sinh 
viên. Thật vậy, 100.00% giáo viên đồng ý. Sinh viên phản hồi tích cực (63.64% đồng ý), không đồng ý 
(8.05%), và không có ý kiến (28.31%). Về sự đa dạng của các bài tập luyện viết, một nửa số giáo viên 
đồng ý (50.00%) và còn lại hoàn toàn đồng ý (50.00%). Tuy nhiên cũng có 40.56% sinh viên không đồng 
ý. Cuối cùng, 100.00% giáo viên đồng ý rằng các bài luyện viết thú vị tạo hứng thú cho sinh viên và 
53.50% sinh viên đồng ý. 
Theo Ur (1996), Sabzalipour và Koosha (2014), giảng dạy và học tiếng Anh còn phụ thuộc vào các 
yếu tố khác đó là từ vựng, ngữ pháp. Do đó, để nâng cao các kỹ năng học tiếng Anh thì cần xem xét các 
yếu tố này. Các dữ liệu bằng số dưới đây thể hiện các ý kiến phản hồi về các phát biểu liên quan đến mục 
từ vựng trong giáo trình. 
Bảng 9. Tỷ lệ phản hồi của giáo viên và sinh viên về các phát biểu liên quan đến phát triển từ vựng trong quá trình 
giáo trình sử dụng giáo trình 
Câu phát biểu 
Tỷ lệ phản hồi 
 1 2 3 4 5 
Số lượng từ mới trong mỗi bài học phù hợp với 
trình độ của sinh viên 
T% 0.00 0.00 25.00 75.00 0.00 
S% 3.50 5.59 27.27 39.86 23.78 
Số lượng từ vựng được phân bố hợp lý (dễ đến 
khó) qua các bài học cũng như toàn bộ giáo trình. 
T% 0.00 0.00 0.00 100.00 0.00 
S% 2.45 7.69 29.02 39.86 20.98 
Từ vựng được nhắc lại một cách hợp lý và hiệu 
quả trong giáo trình. 
T% 0.00 0.00 0.00 25.00 75.00 
S% 2.10 3.50 29.71 42.66 22.03 
Từ vựng phù hợp với ngữ cảnh. 
T% 0.00 0.00 0.00 75.00 25.00 
S% 1.05 3.50 32.86 40.56 22.03 
Từ Bảng 9, có thể báo cáo rằng giáo viên đã đưa ra những câu trả lời về mức độ thích hợp của các 
từ vựng liên quan đến trình độ của sinh viên: đồng ý (75.00%) và không có ý kiến (25.00%). Tương tự, 
các sinh viên cũng thể hiện sự đồng ý (63.64%), không đồng ý (9.09%), và không ý kiến (27.27%). Ngoài 
ra, hầu hết giáo viên đồng ý từ vựng phù hợp với ngữ cảnh (100%) và sinh viên (62.59%) cũng vậy. 
Như đã đề cập ở trên, ngữ pháp là yếu tố tiếp theo cần đánh giá. Nếu không có ngữ pháp, sinh viên 
sẽ nói và viết các câu không có cấu trúc. Do đó, việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh sẽ không mang lại hiệu 
quả (Sabzalipour & Koosha, 2014). Các ý kiến phản hồi về mục này sẽ được tập hợp trong Bảng 10. 
Bảng 10. Tỷ lệ phản hồi của giáo viên và sinh viên về các phát biểu liên quan đến các điểm ngữ pháp trong giáo trình 
Câu phát biểu 
Tỷ lệ phản hồi 
 1 2 3 4 5 
Các chủ điểm ngữ pháp được trình bày có thể 
truyền tải đến sinh viên. 
T% 0.00 15.00 0.00 50.00 35.00 
S% 2.45 3.15 26.92 47.55 19.93 
Các chủ điểm ngữ pháp được trình bày trong các 
ngữ cảnh thích hợp. 
T% 0.00 0.00 0.00 100.00 0.00 
S% 2.10 2.10 38.46 40.91 16.43 
Các ví dụ minh họa về các chủ điểm ngữ pháp thú 
vị. 
T% 0.00 25.00 25.00 50.00 0.00 
S% 2.45 3.85 28.31 41.96 23.43 
Các chủ điểm ngữ pháp được trình bày rõ ràng. 
T% 0.00 25.00 25.00 50.00 0.00 
S% 1.75 3.15 26.91 44.06 24.13 
Các chủ điểm ngữ pháp được nhắc lại một cách 
đầy đủ toàn bộ giáo trình. 
T% 0.00 0.00 25.00 75.00 0.00 
S% 2.45 3.85 36.71 41.26 15.73 
T= Giáo viên, S= Sinh viên, %= Tỷ lệ phần trăm, 1= Hoàn toàn không đồng ý, 2= Không đồng ý, 
3= Không có ý kiến, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý 
Bảng 10 tổng hợp phản hồi từ giáo viên và sinh viên về ý kiến các chủ điểm ngữ pháp trình bày 
trong giáo trình có thể truyền tải đến người học như sau: 85.00% giáo viên và gần 68.00% sinh viên thể 
hiện sự chấp thuận. Liên quan đến các chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu trong ngữ cảnh thích hợp, kết 
quả cho thấy hầu hết giáo viên đồng ý (100.00%). Trong khi đó, chỉ có hơn ½ sinh viên có phản hồi tích 
cực (57.34%) và không có quyết định (38.46%). Bên cạnh đó, 50.00% giáo viên khẳng định rằng các ví 
dụ được minh họa thú vị. Ý kiến này cũng nhận sự phản hồi tương tự từ sinh viên (65.39%). Để giúp sinh 
viên nắm bắt được các điểm ngữ pháp thì cần phải được nhắc lại trong các bài học một cách phù hợp là 
điều cần thiết. Khi hỏi về điều này, nhận được sự phản hồi tích cực từ giáo viên 75.00% và sinh viên 
56.99%. 
Một tiêu chí cuối cùng được xem xét khi đánh giá giáo trình là các bài tập (exercises). Bài tập được 
bố trí hợp lý cùng với những hướng dẫn rõ ràng sẽ giúp sinh viên dễ dàng luyện tập. Theo Soori và 
Jamshidi (2013), các bài tập nên được trình bày phù hợp với trình độ sinh viên thì sẽ mang lại hiệu quả 
cho sinh viên trong quá trình. Bảng 11 bao gồm các kết quả khảo sát về các bài tập. 
Bảng 11. Tỷ lệ phản hồi của giáo viên và sinh viên về các phát biểu liên quan đến đánh giá bài tập trong giáo trình 
Câu phát biểu 
Tỷ lệ phản hồi 
 1 2 3 4 5 
Giáo trình cung cấp các bài tập với những hướng 
dẫn rõ ràng dễ hiểu. 
T% 0.00 0.00 0.00 50.00 50.00 
S% 2.45 5.59 27.27 33.92 30.77 
Giáo trình cung cấp đầy đủ các dạng bài tập 
T% 0.00 0.00 0.00 75.00 25.00 
S% 2.45 4.90 27.27 45.10 20.28 
Giáo trình cung cấp các bài tập giúp phù hợp với 
tất cả trình độ sinh viên, từ kém đến giỏi. 
T% 0.00 25.00 0.00 50.00 25.00 
S% 5.24 3.85 22.73 37.06 31.12 
Như được thống kê trong Bảng 11, tỷ lệ phần trăm bằng nhau (50.00%) cho thấy rằng giáo viên 
đồng ý và nhất trí rằng các bài tập được hướng dẫn rõ ràng. Phần lớn (64.69%) sinh viên có niềm tin chắc 
chắn về điều này. Bên cạnh đó, khi được hỏi giáo trình có cung cung cấp đầy đủ các dạng bài tập không, 
cũng có nhận định tích cực từ nhóm giáo viên: đồng ý (75.00%) và hoàn toàn đồng ý (25.00%). Sinh viên 
cũng có ý kiến tương tự, đồng ý (65.38%). 
Học ngữ pháp thường gây nhàm chán, khó tạo hứng thứ cho người học, nhất là các sinh viên kém. 
Tuy nhiên qua kết quả khảo sát cho thấy cả giáo viên và sinh viên đều có chung quan điểm đó là các bài 
tập ngữ pháp được xây dựng cho cả sinh viên giỏi và kém. Chỉ có ¼ số giáo viên (25.00%) không đồng ý, 
sinh viên (9.09%). 
5.3. Những gợi ý của giáo viên về cách sử dụng giáo trình 
Các câu hỏi phỏng vấn đã yêu cầu giáo viên đưa ra những gợi ý về cách sử dụng giáo trình 
LIFE-Preintermediate nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong tương lai. Đây là 
những gì giáo viên gợi ý để làm cho việc học và dạy thú vị hơn: 
Trước hết, để việc giảng dạy mang lại hiệu quả hơn, giáo viên nên tìm cách để khám phá nhu 
cầu và sở thích học tập của học sinh. Trên thực tế, đó là một công việc khó khăn cho giáo viên vì 
sinh viên có sở thích khác nhau: 
Chúng tôi có thể làm những việc nhỏ như tán gẫu, trao đổi địa chỉ email thông thường, thảo luận 
nhỏ và tiến hành khảo sát và các nguyện vọng của sinh viên để tôi lắng nghe những gì sinh viên mong 
muốn và những gì họ mong đợi từ chúng ta” (Cô Hoa, phỏng vấn vào ngày 20/11/2017). 
Bằng cách làm như vậy, chúng ta có thể khám phá cá tính, sở thích và phong cách học tập của học 
sinh. Thứ hai, nhìn chung giáo trình LIFE-Pre-intermediate nhận được sự ủng hộ từ giáo viên và sinh 
viên. Tuy nhiên, điểm yếu cũng không thể tránh khỏi. Trong quá trình phỏng vấn một số giáo viên đưa ra 
một số góp ý liên quan đến chiến lược học tập. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp sinh viên học 
tốt. Tuy nhiên, giáo trình thực sự không giới thiệu đến. Do đó: 
Tùy theo trình độ của sinh viên, giáo viên cho học sinh các chiến lược học tập bằng cách cung cấp 
tài liệu học tập thêm cho sinh viên với các mẹo và bài tập cần thiết rõ ràng” (Cô Hạnh, phỏng vấn 
vào ngày 20/11/2017). 
Chúng tôi khuyến khích các giáo viên chia sẻ các chiến lược học tập của họ hoặc giới thiệu sinh 
viên tới các trang web đích đáng để học sinh làm quen với các chiến lược học tập tiếng Anh đích thực. 
Thứ ba, 4/10 giáo viên cho rằng các bài nghe hơi khó. Vì vậy, qua phỏng vấn khi được hỏi về việc phát 
triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Chỉ có kỹ năng nghe chưa nhận được sự đồng tình. 
Giáo viên nên có điều chỉnh cho phù hợp với trình độ sinh viên” (Cô Hạnh, phỏng vấn vào ngày 
20/11/2017).“Đôi khi, cung cấp thêm một số bài nghe như các bài hát, các cuộc trò chuyện hài 
hước hoặc các trò chơi tương tự thực sự giúp học sinh cảm thấy hứng thú khi nghe; hoặc có thể 
điều chỉnh cho phù hợp với trình độ của sinh viên” (Cô Hoa, phỏng vấn ngày 20/11/2017). 
Cuối cùng ngay cả khi có giáo trình tốt rồi thì giáo viên vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc 
quyết định thành công của học sinh. Do đó, giáo viên đôi khi linh hoạt chọn những phần quan trọng nhất 
có liên quan chặt chẽ đến sinh viên để dạy học sinh và thể hiện những vai trò khác nhau khi thì như một 
người bạn, khi thì như một giáo viên hoặc thậm chí một thành viên trong gia đình để tạo nên mối quan hệ 
thân thiện giữa giáo viên và sinh viên. 
6. Kết luận và kiến nghị 
Hầu hết các sinh viên đều đánh giá giáo trình LIFE-Pre-intemediate là một giáo trình tốt thể hiện ở 
nội dung phong phú, cấu trúc ngữ pháp và ở các hoạt dộng nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy, theo tiến trình bài 
học và sự liên kết giữa các bài, sinh viên có thể phát triển đủ các kỹ năng. Kiến thức của cuốn sách phù 
hợp với nhu cầu của hầu hết sinh viên tham gia khảo sát. Các số liệu cho thấy, các chủ đề trong giáo trình 
là thực tế và phong phú, nội dung cũng phù hợp với sở thích, tuổi và kiến thức nền của sinh viên. Đáng 
lưu ý, giáo trình đáp ứng được nhu cầu của sinh viên và hướng đến mục tiêu của khóa học. Đó là lý do 
khẳng định tại sao hai tiêu chí chính để đánh giá đó là các thuộc tính chung (general attributes) và nội 
dung dạy học (learning-teaching content) trong giáo trình đều nhận được phản hồi tích cực từ hai nhóm 
tham gia khảo sát. Một số ý kiến nhỏ từ phía giáo viên chỉ để làm tăng thêm hiệu quả của việc sử dụng 
giáo trình này. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sách giáo khoa nên được tiếp tục sử dụng cho 
sinh viên. 
Nên tiếp tục sử dụng, giáo trình hay, CD room soạn quá tốt, thu hút người học, có nhiều bài tập 
làm thêm cho sinh viên luyện 4 kỹ năng” (Cô Hoa, phỏng vấn vào ngày 20/11/2017). 
Đáng lưu ý, phần lớn giáo viên và sinh viên (90% giáo viên và 87% sinh viên) cho rằng giáo trình 
phù hợp với trình độ của người học cũng như khẳng định rằng giáo trình này hướng tới đáp ứng mục tiêu 
của chương trình giảng dạy tiếng Anh cấp độ B1 cũng như là mong đợi của sinh viên sau khóa học cho 
nên cũng góp phần tạo nên hứng thú học tập cho sinh viên. 
Tóm lại, bằng cách so sánh tất cả các ý kiến phản hồi của giáo viên và sinh viên về các tiêu chí 
đánh giá giáo trình kết hợp với so sánh mức độ đáp ứng của giáo trình với mục đích học của sinh viên, có 
thể khẳng định việc chọn giáo trình LIFE-Pre-intermediate để dạy là phù hợp với nhu cầu và sở thích của 
sinh viên. Vì giáo trình này đã cung cấp cho sinh viên rất nhiều hoạt động để phát triển khả năng giao tiếp 
và chức năng ngôn ngữ, nhiều bài nghe đa dạng và bài đọc thú vị; nhiều hoạt động và dạng bài ngữ pháp 
với phần lí thuyết vừa đủ, phần từ vựng được trình bày khá đồng nhất. Riêng về phát triển kĩ năng học 
tập, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể giới thiệu thêm cho sinh viên về các kĩ thuật làm bài nghe, 
nói, đọc, viết ngoài những nội dung đã được giới thiệu trong giáo trình. Cuối cùng, kết quả của nghiên 
cứu cũng chỉ ra rằng giáo trình nên được tiếp tục sử dụng cho sinh viên. 
Tài liệu tham khảo 
Ahmad, D.H.B.A., Sungif, N.A.B.M., & Mukundan, J. (2014). Evaluation of Malaysian 
primary English language textbooks. Advances in Language and Literary Studies, 5(5), 5-9. 
Ahmadi, A., & Derakhshan, A. (2016). EFL Teachers' Perceptions towards Textbook 
Evaluation. Theory and Practice in Language Studies, 6(2), 260-267, February 2016. ISSN 
1799-2591. DOI:  
Ahour, T., & Ahmadi, E. (2012). Retrospective evaluation of textbook "Summit 2B" for its 
suitability for EFL undergraduate students. Book of Proceedings of the International 
Conference on Human and Social Sciences, 6, 176-184. 
Branch, R. M. (2009). Instructional design: The ADDIE approach. New York: Springer. 
Cunningsworth, A. (1995). Choosing your coursebook. Oxford: Heinemann. 
Miekley, J. (2005). ESL textbook evaluation checklist. The Reading Matrix, 5(2). 
Mukundan, J., Nimehchisalem, V., & Hajimohammadi, R. (2011). Developing an English 
language textbook evaluation checklist: a focus group study. International Journal of 
Humanities and Social Science, 1(12), 100-106. 
McGrath, I. (2002). Materials evaluation and design for language teaching. Edinburgh: 
Edinburgh University Press. 
Sabzalipour, B., & Koosha, M. (2014). The evaluation of Iranian high school English 
textbook from the prospective of Teachers. Asian Journal of Social Sciences and Humanities, 
3(3), 215-228. 
Soori, A., & Jamshidi, T. (2013). Textbook evaluation for the students of speech therapy. 
Advances in Language and Literary Studies, 4(2), 159-164. 
Tomlinson, B. (2011). Materials development in language teaching (2nd edition.). Cambridge: 
Cambridge University Press. 
Ur, P. (1996). A course in language teaching. Cambridge: Cambridge University Press. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_giao_trinh_life_preintermediate_duoi_quan_diem_cua.pdf