Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác

Đánh giá, phân loại tài nguyên (TN) trong quá trình xây dựng định hướng khai thác TN phát triển sản phẩm và loại hình du lịch (DL) ở các địa phương và cả nước là mục tiêu quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách thời kì hội nhập.

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác trang 1

Trang 1

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác trang 2

Trang 2

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác trang 3

Trang 3

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác trang 4

Trang 4

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác trang 5

Trang 5

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác trang 6

Trang 6

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác trang 7

Trang 7

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác trang 8

Trang 8

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác trang 9

Trang 9

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang Danh Thịnh 12/01/2024 1920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác

Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
Tập 15, Số 5 (2018): 12-23 
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES 
Vol. 15, No. 5 (2018): 12-23 
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
12 
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH VĨNH LONG 
VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC 
Phạm Xuân Hậu* 
Trường Đại học Văn Hiến - TP Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 13-3-2018; ngày nhận bài sửa: 09-4-2018; ngày duyệt đăng: 24-5-2018 
TÓM TẮT 
Đánh giá, phân loại tài nguyên (TN) trong quá trình xây dựng định hướng khai thác TN phát 
triển sản phẩm và loại hình du lịch (DL) ở các địa phương và cả nước là mục tiêu quan trọng 
nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách thời kì hội nhập. Bài viết trình bày một số kết quả đánh giá 
phân loại các điểm TN DL chính của tỉnh Vĩnh Long (theo thang điểm tổng hợp) dựa trên các tiêu 
chí xác định, làm cơ sở xây dựng định hướng khai thác tối đa những thuận lợi, phát triển DL phù 
hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. 
Từ khóa: đánh giá tài nguyên du lịch, phát triển điểm du lịch, du lịch Vĩnh Long. 
ABSTRACT 
Assessment of tourism resources of Vinh Long province 
and directions for exploitation 
Assessment and classification of tourism resources in the process of building orientations for 
exploitation, developing tourism products and types in localities and the whole country is an 
important objective in order to meet tourists’ needs in the period of association. The paper presents 
some results of the assessment and the classification of tourism resources of Vinh Long province 
(based on the composite score scale) based on defined criteria, which is the basis for the building 
directions for exploitation to maximize advantages and developing tourism in accordance with 
specific conditions of the province. 
Keywords: tourism resource assessment, developing tourist attractions, Vinh Long tourism. 
1. Đặt vấn đề 
Nằm ở khu vực trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Vĩnh Long là 
tỉnh không có lợi thế về TN DL biển, nhưng có nhiều thế mạnh về TN phát triển DL nhân 
văn. Các hệ sinh thái, cảnh quan nhân tạo gắn với truyền thống của cộng đồng dân tộc 
trong tỉnh tạo nên những điểm DL hấp dẫn. Với đặc điểm địa hình đồng bằng được bao 
quanh bởi 2 sông lớn (Tiền Giang và Hậu Giang) cùng những cù lao; đất phù sa màu mỡ, 
được bồi đắp thường xuyên; điều kiện khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, các yếu tố khí hậu 
tương đối ổn định đã hình thành những cảnh quan sông nước, hệ sinh thái nông nghiệp, 
gắn với truyền thống sản xuất, văn hóa của cộng đồng dân tộc, tạo sức hút mạnh mẽ đối 
với du khách trong và ngoài nước. Một số cảnh quan điển hình được khai thác để phục vụ 
DL đã thu hút lượng khách DL đáng kể. Năm 2017, Vĩnh Long đã đón 1,25 triệu lượt 
*
 Email: haupx@ier.edu.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu 
13 
khách, tăng 8% so với 2016; trong đó, khách quốc tế là 73 nghìn người. Tuy nhiên, việc 
khai thác TN phát triển DL còn diễn ra chậm, mang tính tự phát, cá thể, thiếu quy hoạch 
đồng bộ. Sản phẩm DL đơn điệu, chất lượng thấp, chỉ tập trung vào một số điểm TN dễ 
khai thác. Đặc biệt là thiếu việc đánh giá phân loại TN nên thực hiện đầu tư khai thác tại 
các điểm chưa hợp lí. Mặt khác, quá trình khai thác phát triển DL còn biểu hiện sự cạnh 
tranh không lành mạnh giữa các đơn vị, cá thể. Quá trình khai thác ít chú đến kế hoạch 
chiến lược về bảo tồn, bảo vệ môi trường sinh thái làm cho nhiều điểm TN suy thoái, 
xuống cấp nghiêm trọng, hiệu quả khai thác thấp nên vị thế của ngành DL trong cơ cấu 
kinh tế không được đánh giá cao. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá các điểm TN là công 
việc hết sức cần thiết. Thông qua kết quả đánh giá những mặt mạnh, yếu của mỗi điểm TN, 
bài viết đề xuất những định hướng và giải pháp khai thác hợp lí, đúng với ưu thế, mang 
đến hiệu quả cao, đồng thời phát triển bền vững DL nói riêng và kinh tế - xã hội tỉnh nói 
chung. 
2. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 
Quan điểm: Xuyên suốt trong nghiên cứu vấn đề là quan điểm sinh thái, tổng hợp và 
lãnh thổ. Vận dụng các quan điểm này để nhìn nhận về một hệ sinh thái tổng hợp đang 
tồnn tại và phát triển dưới tác động của con người trong bối cảnh đối tượng đang bị khai 
thác sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Qua đó, ở mỗi không gian lãnh thổ cần có sự 
nhìn nhận, đánh giá, khai thác sử dụng hợp lí, hiệu quả cho lãnh thổ của mình, nhưng 
không được tách khỏi tổng thể. 
Phương pháp tiếp cận: Vấn đề nghiên cứu theo hướng tiếp cận các nghiên cứu về 
đánh giá các điểm TN và các điểm DL đã được thực hiện ở các địa phương trong và ngoài 
nước; đặc biệt là những địa phương có ngành DL phát triển mạnh, được xác định là ngành 
mũi nhọn như: Đà Nẵng, Thành phố (TP) Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Quốc (Kiên 
Giang) Tiếp cận đối tượng là các điểm TN DL của địa phương (tỉnh Vĩnh Long) đã và 
đang được khai thác phục vụ DL cùng những điểm TN tiềm năng hiện chưa khai thác. 
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng như 
khảo sát thực địa, điều tra xã hội học (phiếu hỏi, phỏng vấn). Thực hiện phân tích đánh 
giá theo thang điểm tổng hợp, phân loại, sắp xếp theo cấp bậc và mức độ thuận lợi về từng 
mặt của mỗi điểm TN làm cơ sở để xây dựng định hướng và phát triển theo các kế hoạch 
trước mắt và lâu dài. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long 
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, tọa độ địa lí từ 9o52'45" 
– 10o19'50" vĩ độ Bắc và từ 105o13'38" – 105o50'35" kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc 
giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; phía Tây và 
Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng 
Tháp. Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vị trí là cầu nối hai trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, 
khoa học kĩ thuật và DL lớn của khu vực và cả nước là TP Hồ Chí Mi ... 
Tính 
an 
toàn 
an 
ninh 
- Rất an toàn 
- Khá an toàn 
- An toàn 
- Kém an 
toàn, an ninh 
 - Môi trường sinh thái ổn định, không còn xảy ra hiện tượng 
trộm cắp, cướp giật, quấy nhiễu, đánh nhau 
- Đảm bảo môi trường, an ninh và an toàn cho khách trong thời 
gian lưu trú và thưởng thức sử dụng sản phẩm DL 
- Không để xảy ra mất an ninh, rất ít trường hợp bán hàng rong, 
quấy nhiễu, trộm cắp 
- Môi trường còn ô nhiễm, anh ninh hạn chế, còn tồn tại nhiều 
nạn trộm cắp, ăn xin, buôn bán chèo kéo du khách 
3.2.3. Xác định trọng số và điểm cho các các tiêu chí 
Dựa vào vai trò, tầm quan trọng của mỗi tiêu chí, xác định các trọng số cho mỗi tiêu 
chí theo các hệ số: 3, 2, 1 và mức điểm thích hợp cho các tiêu chí là: 4, 3, 2, 1. Việc đánh 
giá điểm TN, thực hiện theo các bậc và hệ số của các chỉ tiêu (xem Bảng 2). 
Bảng 2. Thang điểm đánh giá tổng hợp các TN điểm DL 
STT Tiêu chí Hệ số 
Bậc số 
4 3 2 1 
1 Độ hấp dẫn 3 12 9 6 3 
2 CSHT và CSVCKT 3 12 9 6 3 
3 Độ bền vững của TN 3 12 9 6 3 
4 Vị trí của điểm DL 2 8 6 4 2 
5 Sức chứa khách DL 2 8 6 4 2 
6 Tính an toàn và an ninh 2 8 6 4 2 
7 Thời gian hoạt động DL 1 4 3 2 1 
 Điểm tổng hợp 16 64 48 32 16 
Theo thang đánh giá này thì điểm DL có điểm cao nhất là 64 và thấp nhất là 16. Vì 
thế, xác định được mức độ thuận lợi các điểm DL như sau: 
- Điểm DL rất thuận lợi (loại I): 52 – 64 điểm (81 – 100%); 
- Điểm DL khá thuận lợi (loại II): 40 – 51 điểm (63 – 80%); 
- Điểm DL thuận lợi (loại III): 28 – 39 điểm (44 – 61%); 
- Điểm DL kém thuận lợi (loại IV): 16 – 27 điểm (25 – 42%). 
3.3. Kết quả đánh giá các điểm TN (các điểm trong mục 3.2.1) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu 
19 
Bảng 2. Kết quả đánh giá tổng hợp các điểm TN DL ở tỉnh Vĩnh Long 
S 
T 
T 
Điểm 
DL 
Điểm thành phần 
Điểm 
tổng 
hợp 
Xếp 
loại 
Độ 
hấp 
dẫn 
CSHT 
& 
CSVC
KT 
Độ 
bền 
vững 
Vị trí 
của 
điểm 
DL 
Sức 
chứa 
khách 
DL 
An 
toàn, 
an 
ninh 
Thời 
gian 
họat 
động DL 
1 Điểm: 1 9 9 6 6 4 2 4 40 II 
2 Điểm: 2 12 12 9 6 6 8 4 57 I 
3 Điểm: 3 6 9 3 6 4 6 4 38 III 
4 Điểm: 4 9 9 6 6 4 6 4 44 II 
5 Điểm: 5 9 9 9 6 4 6 4 47 II 
6 Điểm: 6 6 9 6 6 4 4 4 39 III 
7 Điểm: 7 9 12 9 8 8 6 4 56 I 
8 Điểm: 8 12 12 9 8 8 8 4 61 I 
9 Điểm: 9 9 9 9 8 8 4 4 51 II 
10 Điểm:10 6 9 9 6 8 2 4 44 II 
11 Điểm:11 9 9 9 8 8 6 4 53 I 
12 Điểm:12 9 9 9 6 8 2 4 47 II 
13 Điểm:13 9 9 9 6 8 6 4 51 II 
14 Điểm:14 6 9 9 8 8 2 4 46 II 
15 Điểm:15 6 9 6 8 8 2 4 43 II 
Nguồn: Đánh giá của tác giả, 2016 
Kết quả đánh giá xếp hạng (Bảng 2) đã cho thấy bức tranh chung của các điểm TN 
DL Vĩnh Long như sau: 
- Độ hấp dẫn của đa số các điểm TN không cao, số lượng các điểm được đánh giá xếp 
hạng cao (loại 1) không nhiều, chỉ có 4/15 điểm (chiến 26,6%), chưa có điểm DL nào đạt 
điểm tối đa (64 điểm). Các điểm DL được xếp loại II chiếm tỉ lệ cao 9/15 điểm (60%); xếp 
loại III: 2 (13,3%). Một số điểm có độ hấp dẫn thấp (điểm số 3, 6, 10, 14,15) nhưng đã tiến 
hành một số hoạt động DL với chất lượng thấp làm ảnh hưởng đến tâm lí du khách, gây 
ảnh hưởng không tốt đến các điểm DL khác ngay cả khi họ chưa tới. 
- CSHT-VCKT có rất ít các điểm được đánh giá cao. Một số điểm được đánh giá cao, 
3 điểm (điểm số 2,7,8) là những điểm có khoảng cách gần, có hệ thống công trình giao 
thông quốc gia, hoặc được ưu tiên đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh lư trú, khu vui 
chơi giải trí. Hầu hết các điểm, hệ thống giao thông nội bộ, VCKT năng lực hoạt động kém 
vì chất lượng chưa đảm bảo các yêu cầu của DL như: nhanh chóng, kịp thời, an toàn cho 
môi trường sinh hoạt. 
- Về thời gian hoạt động DL có nhiều ưu thế bởi tính đồng nhất tương đối và ổn định 
về các yếu tố khí hậu, hệ sinh thái tự nhiên; phạm vi không gian lãnh thổ không lớn, địa 
hình khá bằng phẳng; khả năng kết nối vùng phụ cận thuận lợi. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 5 (2018): 12-23 
20 
- Vị trí các điểm hiện tại với việc kết nối mạng giao thông nội bộ (cả hệ thống đường 
và phương tiện vận chuyển) còn hạn chế, chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển (cù lao nằm 
cách biệt với trung tâm, phương tiện đi lại thô sơ, chủ yếu là thuyền, xe máy, phà); việc 
liên kết các điểm để phát triển các tuyến DL nội bộ, liên vùng và ngoài vùng còn khó khăn. 
- Khả năng thu hút khách DL tại hầu hết các điểm đến còn rất hạn chế (đặc biệt là với 
khách quốc tế). Mặc dù năm 2017 Vĩnh Long đã đón 1,25 triệu lượt khách, tăng 8% so với 
2016; trong đó khách quốc tế là 73 nghìn người, nhưng chưa thực sự tương xứng so với 
tiềm năng của tỉnh. Nguyên nhân chính là do sự xuống cấp về độ hấp dẫn của TN; sản 
phẩm DL đơn điệu; chưa có những điểm nhấn về sản phẩm DL đặc thù; hệ thống CSHT, 
CSVCKT phục vụ còn lạc hậu; môi trường sinh thái thiếu bền vững; độ an toàn, an ninh 
cho du khách khi lưu lại và sử dụng sản phẩm còn hạn chế do chất lượng các dịch vụ chưa 
đáp ứng đầy đủ, kịp thời 
4. Định hướng khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long 
 Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, bài viết đưa ra những định hướng chung và định 
hướng cụ thể trong việc khai thác TN phát triển DL tỉnh Vĩnh Long như sau: 
4.1. Định hướng chung 
- Xác định vị thế của DL tỉnh Vĩnh Long phải là trung tâm của ĐBSCL với vai trò 
trung chuyển, hạt nhân liên kết trong toàn vùng và vị thế hạt nhân trong cơ cấu kinh tế - xã 
hội tỉnh; DL phải là ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung nhân lực, vật lực và các chính 
sách hợp lí cho phát triển. 
- Lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành DL nói riêng. 
Tiến hành thống kê các điểm TN đã, đang và sẽ có khả năng khai thác phát triển DL trên 
địa bàn toàn tỉnh (theo kết quả đánh giá trên), phân tích sâu thêm về những lợi thế so sánh 
về các mặt cùng hạn chế từng điểm (vị trí địa lí, độ hấp dẫn, quy mô, khả năng tạo sản 
phẩm, khả năng liên kết) làm cơ sở nền tảng điều chỉnh các hạng mục theo các tiêu chí 
để đầu tư phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể hiện tại và các giai đoạn tiếp theo. 
- Triển khai thực hiện một số dự án, nghiên cứu nhằm đa dạng hóa, lựa chọn phát triển 
sản phẩm DL đặc thù trên tiềm năng đặc thù tại các điểm, các địa phương. Nâng cao chất 
lượng, hiệu quả những sản phẩm hiện có, khôi phục sản phẩm truyền thống địa phương 
(văn hóa, ẩm thực, nghề thủ công); xây dựng hệ thống dịch vụ tư vấn giới thiệu, quảng 
bá sản phẩm DL địa phương và kết nối vùng phụ cận; duy trì tốt về mẫu mã, vệ sinh an 
toàn thực phẩm, tạo ấn tượng và niềm tin cho du khách tại các điểm DL. 
- Triển khai kịp thời xây dựng các mô hình khai thác hiệu quả TN, phát triển các loại 
hình DL cho từng điểm và toàn tỉnh, như: 
+ Mô hình DL sinh thái - văn hóa - thể thao trên tuyến sông Tiền và sông Hậu; 
+ Mô hình DL cộng đồng ở cù lao An Bình; 
+ Mô hình DL lịch sử - văn hóa - tâm linh; 
+ Mô hình DL nông nghiệp. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu 
21 
- Xây dựng hoàn thiện sớm nhất có thể các phương án và kế hoạch, hiện đại hóa hệ 
thống CSHT-VCKT, trước hết là các đầu mối và hệ thống giao thông huyết mạch (đường 
bộ, đường thủy) nội tỉnh và liên tỉnh với các phương tiện vận chuyển chất lượng cao, đảm 
bảo các tiêu chí nhanh chóng, an toàn mọi lúc mọi nơi. Đầu tư nhân lực, vật lực; phát triển 
nhanh mạng lưới cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc đảm bảo đầy đủ, kịp thời cho các 
hoạt động DL. Phát triển hợp lí về số lượng, đồng bộ về chất lượng các hình thức lưu trú 
cho các loại hình DL và các dịch vụ vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, đáp ứng nhu cầu các 
đối tượng du khách. 
- Thực hiện nhanh các nhiệm vụ mục tiêu bổ sung nguồn nhân lực DL chuyên nghiệp, 
chất lượng cao. Ngành DL cần có kế hoạch cụ thể, tiến hành quy hoạch đội ngũ, liên kết 
với các cơ sở đào tạo mở các lớp bồi dưỡng sâu cho các đối tượng về chuyên môn, nghiệp 
vụ, năng lực quản lí các cấp; bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp, 
người dân địa phương có tham gia hoạt động dịch vụ cá nhân tại các điểm DL, để có thể 
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khu DL. 
- Đẩy nhanh tiến độ liên kết vùng (từng lĩnh vực và toàn diện) giữa các điểm được 
khai thác phát triển DL trong tỉnh với nhau và với các điểm thuộc các tỉnh lân cận; giữa 
điểm DL với các doanh nghiệp kinh doanh DL trên quan điểm các bên cùng có lợi và đảm 
bảo phát triển bền vững. Hàng năm, ngành DL cần tổ chức thường xuyên các hội nghị kêu 
gọi hợp tác đầu tư, có kế hoạch chi tiết kí kết với các doanh nghiệp kinh doanh DL, các 
nhà đầu tư, các địa phương lân cận như Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ và với 
các tỉnh Nam Bộ, cả nước và nước ngoài về khai thác TN phát triển DL và cung ứng nguồn 
khách. Đặc biệt chú ý về cam kết giữa cơ sở kinh doanh DL với các doanh nghiệp lữ hành 
trong và ngoài tỉnh; giữa doanh nghiệp kinh doanh DL với chính quyền và dân cư địa 
phương đang tham gia quản lí TN DL. 
- Giáo dục nâng cao nhận thức, xác định đúng vai trò, trách nhiệm của cấp quản lí 
hành chính, quản lí ngành và cộng đồng dân cư địa phương, để cùng chung tay quản lí, 
khai thác tối đa các thế mạnh tiềm năng tự nhiên và văn hóa của cộng đồng dân cư nhằm 
phát triển DL thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ 
môi trường, bảo tồn và tôn tạo TN đảm bảo cho phát triển bền vững DL. Ngành DL cần 
xây dựng hoàn thiện kế hoạch chiến lược bảo vệ môi trường, bảo vệ TN cho các điểm DL; 
nâng cao hiệu lực quản lí môi trường, TN; duy trì chính sách, phát huy hiệu lực pháp luật 
bảo tồn, tôn tạo TN; nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm cho các cấp quản lí địa 
phương, ngành, các doanh nghiệp kinh doanh, dân cư địa phương về bảo vệ môi trường và 
những giá trị TN, đảm bảo phát triển bền vững DL. 
4.2. Định hướng cụ thể 
- Đối với những điểm TN được đánh giá rất thuận lợi: khu Trường An, khu trang trại 
Vinh Sang; khu tưởng niệm Phạm Hùng; khu tưởng niệm Võ Văn Kiệt cần phát triển theo 
hướng chủ đạo, là: Kết hợp duy trì, bổ sung, nâng cao giá trị các vật thể, di tích hiện có; 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 5 (2018): 12-23 
22 
đồng thời tạo mới, làm đa dạng các sản phẩm phục vụ DL; xác lập nâng cao vị thế thương 
hiệu cho các sản phẩm và đưa các sản phẩm đó vào hoạt động kinh doanh DL nhằm quảng 
bá hình ảnh địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế. 
- Đối với những điểm TN được đánh giá khá thuận lợi: điểm sinh thái Cai Cường; 
điểm sinh thái Mai Quốc Nam; điểm sinh thái Mai Vàng, khu di tích lịch sử cách mạng Cái 
Ngang; Văn Thánh Miếu; lăng Ông Thống chế Điều Bát; thánh tịnh Ngọc Sơn Quang; 
chùa Đông Phước, đình Tân Quới... cần có kế hoạch đầu tư, tu bổ nâng cao chất lượng sản 
phẩm hiện có; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm DL, chất lượng dịch vụ; cải 
tạo nâng cấp hệ thống CSHT- CSVCKT; nâng cao hiệu quả công tác an ninh, an toàn. 
- Đối với những điểm được đánh giá thuận lợi: điểm sinh thái Mười Hưởng; điểm sinh 
thái Sáu Giáo cần tăng cường đầu tư tu bổ, duy trì và làm tăng các giá trị vốn có; đa 
dạng hóa sản phẩm; cải tạo nâng cấp CSHT, CSVCKT, chất lượng dịch vụ; bổ sung nguồn 
nhân lực DL, thực hiện tốt bảo vệ và tôn tạo TN, đảm bảo phát triển bền vững DL. 
- Đối với tất cả điểm TN còn lại (ít thuận lợi và chưa đánh giá được): Cần triển khai 
kế hoạch xây dựng các hạng mục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trong 
thời gian sớm nhất. Tập trung đầu tư tối đa cho việc đa dạng hóa các sản phẩm DL, nâng 
cấp CSHT-VCKT và hướng vào việc khai thác các TN độc đáo - phát triển các loại hình 
DL đặc trưng của mỗi điểm DL. Đặc biệt chú trọng việc bảo tồn, bảo vệ TN môi trường, 
duy trì hệ sinh thái (cả tự nhiên và nhân văn) cho phát triển tương lai. 
5. Kết luận 
Vĩnh Long không phải là điểm đến nổi trội so với các tỉnh ĐBSCL, bởi tỉnh không 
có nhiều TN đặc thù, nổi trội. Song cũng có một số lợi thế nhất định về TN để phát triển 
DL, nhất là các loại hình DL sinh thái, sông nước miệt vườn; DL lịch sử - văn hóa - tâm 
linh; DL nông nghiệp... Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả TN phát triển DL, cần phải đánh 
giá đầy đủ, toàn diện để tìm ra những lợi thế và hạn chế của từng điểm nhằm phát triển loại 
hình phù hợp. 
Kết quả đánh giá các điểm TN điển hình (15 điểm), những định hướng phát triển 
chung và cụ thể như trình bày ở trên sẽ là nền tảng quan trọng cho các nhà quản lí chính 
quyền địa phương và quản lí ngành tham khảo, sử dụng để xây dựng hệ thống các giải 
pháp thực hiện trong quá trình xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, xã hội tỉnh và 
chiến lược đầu tư phát triển ngành DL trong quá trình hội nhập. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu 
23 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ban Quản lí di tích ở các điểm di tích của tỉnh Vĩnh Long. (2016). Báo cáo tình hình khách du lịch 
2015. 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (1991, 1996, 2012). Quyết định số 0557 – QĐ ngày 25/3/1991; 
QĐ số 310/QĐ ngày 13/02/1996; QĐ số 2133/QĐ-BVHTTDL ngày 06/6/2012 về việc công 
nhận các di sản văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia. 
Hau, Pham Xuan. (2017). The Development of Rural Tourism in Vietnam: Objectives, Practical 
Experiences and challenges, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn Hiến. 
Phạm Trung Lương. (1998). Cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch. Hà Nội: 
NXB Hà Nội. 
Niên giám Thống kê. (2015). Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long. Vĩnh Long: NXB Vĩnh Long. 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long. (2012). Báo cáo quy hoạch phát triển ngành du 
lịch tỉnh Vĩnh Long 2011-2020. 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long. (2016). Báo cáo tình hình hoạt động du lịch tỉnh 
Vĩnh Long 2010-2015. 
Quý Thông, Phùng Sơn. (11/02/2016). Du lịch nông thôn Nhật Bản - điểm đến mới với khách du 
lịch Việt Nam, truy cập: http/vtv.vn. 
UBND tỉnh Vĩnh Long. (2009). Quyết định số 2801/QĐ–UBND ngày 02/11/2009; Quyết định công 
nhận ngày 14/3/2008, về công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp Tỉnh. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cac_diem_tai_nguyen_du_lich_tinh_vinh_long_va_nhung.pdf