Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10)

Trong dạy học Sinh học, trong quá trình tìm hiểu và khám phá thế giới sống, học sinh (HS) có cơ hội phát

triển năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ).

Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10) trang 1

Trang 1

Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10) trang 2

Trang 2

Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10) trang 3

Trang 3

Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10) trang 4

Trang 4

Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10) trang 5

Trang 5

Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10) trang 6

Trang 6

Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10) trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 08/01/2024 3520
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10)

Đánh giá bài tập thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 273-279 
273 
Email: thuyanbien@gmail.com 
ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC 
CHƯƠNG “THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO” (SINH HỌC 10) 
Nguyễn Thị Hồng Loan - Trường Trung học phổ thông Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh 
An Biên Thùy - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 
Điêu Thị Mai Hoa - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Ngày nhận bài: 22/4/2019; ngày chỉnh sửa: 08/5/2019; ngày duyệt đăng: 23/5/2019. 
Abstract: Teaching through using practical exercises is one of the methods to help develop 
problem-solving competency for students. The assessment of practical exercises should ensure 
certain criteria, to bring efficiency in developing problem- solving competency for students. In this 
article, we present a number of practical exercises to develop problem- solving competency and 
assessment results of practical exercises in teaching chapter “Chemical composition of cells” 
(Biology grade 10). 
Keywords: Practical exercises, problem solving, chemical composition of cells, Biology grade 10. 
1. Mở đầu 
Trong dạy học Sinh học, trong quá trình tìm hiểu và 
khám phá thế giới sống, học sinh (HS) có cơ hội phát 
triển năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ). Giáo viên 
(GV) có thể tổ chức cho HS đề xuất vấn đề, nêu giả 
thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đề xuất các biện 
pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ) bằng nhiều công cụ dạy 
học khác nhau. Một trong những công cụ đó là sử dụng 
bài tập thực tiễn (BTTT). BTTT phát triển NLGQVĐ là 
các bài tập sinh học có nội dung gắn liền với đời sống, 
yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức sinh học để giải 
quyết các vấn đề do chính thực tiễn đặt ra như: giải thích 
hiện tượng tự nhiên, quy luật hoạt động của cơ thể sống, 
sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên 
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập phương 
pháp dạy học bằng BTTT phát triển NLGQVĐ cho HS 
và kết quả đánh giá BTTT trong dạy học chương “Thành 
phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10). Kết quả này là 
minh chứng thực tế cho việc đổi mới phương pháp dạy 
học, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 
+ Thu thập, nghiên cứu các công bố liên quan đến cấu 
trúc NLGQVĐ, tiêu chí đánh giá NLGQVĐ, cấu trúc 
BTTT, tiêu chí đánh giá BTTT. 
+ Phân tích nội dung chương “Thành phần hóa học của 
tế bào” (Sinh học 10), từ đó xác lập mục tiêu, nội dung bài 
học để tìm kiếm tình huống thực tiễn cho bài tập. 
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: tham vấn 
chuyên gia là giảng viên đại học, GV phổ thông về tiêu 
chí đánh giá NLGQVĐ, tiêu chí BTTT, đánh giá ở thời 
điểm trong và sau khi sử dụng BTTT. 
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần 
mềm SPSS để xử lí số liệu. 
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành dạy 2 lớp 10 
với 78 HS. 
+ Mục đích thực nghiệm: kiểm tra hiệu quả tổ chức 
dạy học bằng BTTT phát triển NLGQVĐ của HS. Đánh 
giá sự tiến bộ trong từng thành tố của NLGQVĐ vào giải 
quyết BTTT. 
+ Nội dung thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm khi 
tổ chức dạy học bài 3, bài 4, bài 5 và bài 6 trong chương 
“Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10). 
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
BTTT phát triển NLGQVĐ trong môn Sinh học có 
cấu trúc gồm: “cái đã biết” và “điều cần tìm”. Trong đó, 
cái đã biết chứa thông tin từ thực tế đời sống, gần gũi với 
kinh nghiệm sống của HS và tồn tại mâu thuẫn nhận thức. 
Điều cần tìm là nhiệm vụ, đòi hỏi HS vận dụng kiến thức, 
kĩ năng sinh học để phát hiện vấn đề, GQVĐ và kết luận 
vấn đề. BTTT cần được đánh giá theo các tiêu chí trước 
khi đưa vào sử dụng. Kết quả quá trình đánh giá BTTT 
cung cấp cho GV thông tin phản hổi để kịp thời điều 
chỉnh, nâng cao chất lượng bài tập. BTTT phát triển 
NLGQVĐ được các đối tượng đánh giá ở nhiều thời 
điểm. Quá trình đánh giá BTTT được sơ đồ hóa như sau 
(xem hình 1, trang bên): 
Theo quy trình đánh giá BTTT phát triển NLGQVĐ, 
BTTT được đánh giá chất lượng ở cả trong khi xây dựng 
và sau khi xây dựng. BTTT được đánh giá trong khi xây 
dựng: GV sử dụng tiêu chí đánh giá bài tập như là các 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 273-279 
274 
yêu cầu mà bài tập cần phải đáp ứng. Kết thúc giai đoạn 
trên, GV tạo ra được bản sơ thảo BTTT. Tiếp sau đó, GV 
tiếp tục sử dụng tiêu chí đánh giá bài tập để rà soát, chỉnh 
sửa bài tập trước khi chuyển bản thảo BTTT tới chuyên 
gia. Những bài tập được chuyên gia đánh giá thỏa mãn 
điều kiện nhất định mới được đưa vào thực tế giảng dạy 
trên đối tượng HS. 
Việc sử dụng tiêu chí đánh giá BTTT ngay trong khi 
xây dựng bài tập làm tăng khả năng “tự điều chỉnh” cho 
quy trình xây dựng bài tập, giúp GV tiết kiệm thời gian 
chỉnh sửa bài tập. Do vậy, GV cần vận dụng các tiêu chí 
đánh giá BTTT như một nguyên tắc trong khi thực hiện 
các bước xây dựng bài tập (bước 1: Phân tích nội dung 
của bài học/chủ đề, xác định mục tiêu, kiến thức vận 
dụng vào thực tiễn; bước 2: Tìm kiếm, xử lí thông tin có 
liên quan đến thực tiễn; bước 3: Tiến hành xử lí sư phạm 
để làm đơn giản các tình huống thực tiễn, thiết kế câu 
hỏi, xây dựng bảng kiểm để đánh giá NLGQVĐ; bước 4: 
Chỉnh sửa và hoàn thiện bài tập). 
BTTT phát triển NLGQVĐ cần đáp ứng yêu cầu về 
bài tập và yêu cầu về kĩ năng GQVĐ. Trong phạm vi 
nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của 
các tác giả, chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng công cụ 
đánh giá BTTT dưới đây: 
- Tiêu chí đánh giá các kĩ năng của NLGQVĐ của 
Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Thị Phương và Lê Đình 
Trung (2016) [4], [5] (bảng 1). 
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá các kĩ năng của NLGQVĐ 
Các kĩ năng Mức 1 Mức 2 Mức 3 
1. Phát hiện vấn 
đề 
- Nhớ được một số kiến 
thức đã học liên quan đến 
vấn đề. 
- Chưa phát biểu vấn đề 
cần giải quyết. 
- Xác định được định hướng huy 
động kiến thức cơ bản khi phân 
tích vấn đề. 
 - Phát biểu được đúng vấn ... nh giá trực tiếp chất lượng bài tập thực 
tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 
trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” 
(Sinh học 10) bằng phương pháp chuyên gia 
- Mục đích đánh giá: + Đánh giá kết cấu bài tập nhằm 
đảm bảo tính thực tiễn và phát triển NLGQVĐ cho HS; 
+ Đánh giá tính khả thi của việc sử dụng BTTT nhằm 
phát triển NLGQVĐ cho HS. 
- Đối tượng đánh giá. Chuyên gia đánh giá gồm: 
+ Giảng viên giảng dạy môn phương pháp dạy học (số 
lượng: 04, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2), giảng 
viên giảng dạy môn Tế bào, Hóa Sinh học (số lượng: 02, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2); GV dạy môn Sinh 
học (số lượng: 02, Trường Trung học phổ thông Thành 
phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), GV dạy môn Sinh học (số 
lượng 02, Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn 
Thiện Thành, tỉnh Trà Vinh). Tổng số: 10 chuyên gia. 
- Thời điểm đánh giá: Từ 09/9-15/9/2018. 
- Nội dung đánh giá: + Đánh giá BTTT đảm bảo các 
thành tố của NLGQVĐ gồm: Phát hiện vấn đề, Hình 
thành giả thuyết khoa học, Lập kế hoạch và tiến hành 
GQVĐ, Đánh giá và phản ánh giải pháp; + Đánh giá 
BTTT trên các phương diện: Tính khoa học (nội dung 
chính xác, cơ bản, hệ thống, khoa học), tính thực tiễn, 
tính kinh tế (mối quan hệ giữa lượng thông tin cung cấp 
và yêu cầu giải quyết), tính thiết thực (hiệu quả cao dùng 
để củng cố, khắc sâu kiến thức). 
- Phương pháp đánh giá: Nghiên cứu BTTT và tiêu 
chí đánh giá các kĩ năng của NLGQVĐ và tiêu chí đánh 
giá BTTT phát triển NLGQVĐ. Các tiêu chí của bài tập 
được mã hóa thành điểm cụ thể. Đối sánh tiêu chí của bài 
tập, cho điểm trực tiếp trên từng tiêu chí của bài tập, tính 
điểm tổng của bài tập. Nếu BTTT đạt trên 50% yêu cầu 
sẽ được chuyển sang giai đoạn đánh giá tiếp theo. 
Bảng 3. BTTT trong chương “Thành phần hóa học của tế bào” (Sinh học 10) 
Mục tiêu chương 
(Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, tháng 12/2018 [4]) 
Tên bài học 
Số lượng 
BTTT 
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P). 
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào. 
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên 
tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau). 
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá 
học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào. 
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học. 
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai 
trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic 
acid. 
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học. 
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể. 
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các 
hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao 
thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích 
vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...). 
- Thực hành xác định (định tính) được một số thành phần hoá học có trong tế bào 
(protein, lipid,...). 
Bài 3. Các 
nguyên tố hóa 
học và nước 
02 
Bài 4. 
Cacbohidrat 
và Lipit 
01 
Bài 5. Prôtêin 01 
Bài 6. Axit 
nucleic 
01 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 273-279 
277 
- Công cụ đánh giá: Sử dụng bảng mã hóa điểm tiêu 
chí BTTT (bảng 4). 
- Kết quả đánh giá: Sử dụng phương pháp chuyên gia 
đánh giá 5 BTTT, kết quả có 4/5 bài tập đạt trên 17 điểm 
(đạt 80%), các lỗi cần khắc phục của bài tập gồm: diễn 
đạt câu, nguồn tư liệu thực tế, đáp án của bài tập. Căn cứ 
những góp ý của chuyên gia, chúng tôi tiếp tục biên tập 
để nâng cao chất lượng BTTT chuẩn bị cho quá trình 
thực nghiệm sư phạm. Dưới đây là 1 BTTT minh họa sau 
giai đoạn đánh giá trực tiếp: 
Bài tập 1 (Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước): 
Theo dõi đoạn video với nội dung “5 con vật đi được trên 
mặt nước” (Nguồn https://www.youtube.com/ 
watch?v=mPc5VMGOsmU) và trả lời các câu hỏi sau 
(bảng 5): 
Bảng 5. Bảng câu hỏi - bảng kiểm đánh giá NLGQVĐ cho BTTT 1 
Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 
1. Phát hiện vấn đề 
Câu 1. Hiện tượng trong đoạn 
video trên liên quan đến kiến 
thức sinh học nào? Hãy nêu 
những thắc mắc của em liên 
quan đến hiện tượng trên? 
Liên quan 
đến các con 
vật và môi 
trường 
nước. 
Hiện tượng trong đoạn 
video trên liên quan đến 
nước. Tại sao một số 
con vật lại chạy được 
trên mặt nước. 
Hiện tượng trong đoạn video trên liên 
quan đến tính chất vật lí của nước. Tại 
sao con người không di chuyển được 
trên mặt nước nhưng một số con vật lại 
chạy được trên mặt nước? Nước có đặc 
tính vật lí và hóa học ra sao? 
2. Hình thành giả thuyết khoa 
học 
Câu 2: Hãy đề xuất các giả 
định cho hiện tượng trên? 
Chưa đưa 
ra được giả 
thuyết 
Các giả định cho hiện 
tượng trên: phải chăng 
chân nhện nước có lông, 
có màng chống thấm 
giúp chúng di chuyển. 
Các giả định cho hiện tượng trên: 
- Phải chăng cơ thể nhện nhỏ, chân có 
lông giúp chúng hình thành lực nâng đỡ. 
- Phải chăng nước có tính liên kết tạo 
thành sức căng bề mặt. 
3. Lập kế hoạch và tiến hành 
GQVĐ 
Câu 3: Hãy thiết kế một thí 
nghiệm nhỏ dùng nước và các 
tờ giấy để mô phỏng hiện 
tượng trên. Từ đó hãy giải 
thích tại sao nhện nước có thể 
di chuyển dễ dàng trên mặt 
nước? 
Thiết kế 
được thí 
nghiệm 
nhưng 
chưa hoàn 
chỉnh. 
Thiết kế được hoàn 
chỉnh thí nghiệm. Chưa 
giải thích được vấn đề. 
Thí nghiệm: 
- tờ giấy trải phẳng thả xuống nước, 
giấy không chìm. 
- cuộn chặt tờ giấy lại thả xuống nước, 
cuộn giấy bị chìm. 
Giải thích: 
- Các phân tử nước liên kết với nhau 
tạo nên sức căng bề mặt. 
- Chân nhện có nhiều lông mảnh, nhỏ 
liên kết tạo thành lớp bè nhẹ, nổi và tạo 
thành tương tác Vandevan. 
4. Đánh giá và phản ánh giải 
pháp 
Câu 4: Hãy rút ra kết luận 
khái quát về tính chất vật lí 
của nước với tính nổi của các 
vật trên mặt nước. 
Ghi nhớ 
kiến thức 
mà không 
thông hiểu. 
Tổng hợp khái quát hóa 
vấn đề: Tính chất vật lí 
của nước liên quan đến 
tính nổi của vật. 
Tổng hợp khái quát được vấn đề: nhờ 
tính liên kết của nước tạo nên sức căng 
bề mặt, hỗ trợ cân nặng của sinh vật. 
Bảng 4. Bảng mã hóa điểm các tiêu chí đánh giá BTTT phát triển NLGQVĐ 
Tiêu chí đánh giá các kĩ năng 
của NLGQVĐ 
mức độ 1- 1 điểm 
Tổng điểm kĩ năng ≥ 6 
Tổng điểm BTTT 
≥ 17 
mức độ 2- 2 điểm 
mức độ 3- 3 điểm 
Tiêu chí đánh giá BTTT để 
phát triển NLGQVĐ 
mức độ 1- 3 điểm 
Tổng điểm BTTT phát triển 
NLGQVĐ ≥ 11 
mức độ 2- 2 điểm 
mức độ 3- 1 điểm 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 273-279 
278 
2.2.2. Kết quả đánh giá gián tiếp chất lượng bài tập thực 
tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 
trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” 
(Sinh học 10) thông qua thực nghiệm sư phạm 
- Mục đích thực nghiệm: Đánh giá hiệu quả việc sử 
dụng BTTT phát triển NLGQVĐ cho HS thông qua: (1) 
mức độ sử dụng tổng hợp các thành tố của NLGQVĐ 
vào giải quyết BTTT; (2) đánh giá được sự tiến bộ của 
từng thành tố của NLGQVĐ của HS. 
- Đối tượng thực nghiệm: 78 HS khối 10, Trường 
Trung học phổ thông TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. 
- Thời điểm thực nghiệm: từ 17/9-22/10/2018. 
- Nội dung thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm, 
sử dụng bài 3, bài 4, bài 5, bài 6 trong chương “Thành 
phần hóa học của tế bào”. 
- Phương pháp thực nghiệm: Thiết kế nghiên cứu: 
Kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên, cùng 
đánh giá trên một nhóm đối tượng, so sánh kết quả qua 
từng bài kiểm tra. Thu thập dữ liệu và đo lường như sau: 
- Kết quả thực nghiệm: 
+ Đánh giá định lượng: 
* Kết quả đánh giá tổng hợp NLGQVĐ: Kiểm tra 4 bài 
tập và đánh giá kết quả bài kiểm tra NLGQVĐ theo tiêu 
chí bảng 1, chúng tôi thu được kết quả sau (bảng 7, 8): 
Bảng 7. Số lượng HS làm được và tỉ lệ % tương ứng 
Các thành tố 
Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Bài tập 4 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 3 
Phát hiện 
vấn đề 
% 12,8 26,9 60,3 7,7 28,2 64,1 1,3 21,8 76,9 0,0 1,3 98,7 
HS 10 21 47 6 22 50 1 17 60 0 1 77 
Hình thành 
giả thuyết 
% 34,6 61,5 3,8 17,9 70,5 11,5 7,7 56,4 35,9 3,8 17,9 78,2 
HS 27 48 3 14 55 9 6 44 28 3 14 61 
Lập kế 
hoạch và 
GQVĐ 
% 32,1 52,6 15,4 16,7 62,8 20,5 9,0 59,0 32,1 5,1 53,8 41,0 
HS 25 41 12 13 49 16 7 46 25 4 42 32 
Đánh giá và 
phản ánh 
giải pháp 
% 41,0 55,1 3,8 28,2 66,7 5,1 11,5 61,5 26,9 5,1 30,8 64,1 
HS 32 43 3 22 52 4 9 48 21 4 24 50 
Bảng 8. Kết quả kiểm định sự sai khác giữa các mức độ qua 4 bài kiểm tra 
Mức độ Nhóm/Cặp t Bậc tự do (df) Giá trị p (2 phía) 
1 
Bài tập 2 - Bài tập1 4,814 3 .017 
Bài tập 3 - Bài tập 2 4,476 3 .021 
Bài tập 4 - Bài tập 3 3,722 3 .034 
2 
Bài tập 2 - Bài tập 1 -3,483 3 .040 
Bài tập 3 - Bài tập 2 3,201 3 .049 
Bài tập 4 - Bài tập 3 3,299 3 .046 
3 
Bài tập 2 - Bài tập 1 -3,357 3 .044 
Bài tập 3 - Bài tập 2 -5,515 3 .012 
Bài tập 4 - Bài tập 3 -3,629 3 .036 
Bảng 6. Nội dung đo, công cụ đo và phương pháp kiểm chứng dữ liệu thực nghiệm 
Nội dung đo Công cụ đo 
Kiểm chứng dữ liệu 
Độ tin cậy Độ giá trị 
1. Mức độ sử dụng tổng hợp các thành 
tố của NLGQVĐ 
Bài kiểm tra (4 bài) 
chấm điểm tổng hợp. Kiểm tra 
nhiều lần 
Kiểm chứng độ giá trị nội dung 
yêu cầu của bài kiểm tra bằng 
phương pháp chuyên gia 2. Mức độ thành thạo kĩ năng thành 
phần của NLGQVĐ 
Bài kiểm tra (4 bài) 
chấm điểm tổng hợp. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 273-279 
279 
Sử dụng phép kiểm chứng T-test theo cặp (thủ tục 
Analyze/Compare Mean/Paired Sample T-test trong 
SPSS) để kiểm định ý nghĩa của sự chênh lệch giữa 3 mức 
độ ở 4 bài kiểm tra tăng là do ngẫu nhiên hay tác động. Kết 
quả bảng 8 cho thấy, giá trị p (2 phía) đều nhỏ hơn giá trị 
p cho phép là 0,05 (p<0,05). Điều này chứng tỏ, sự sai 
khác của các thành tố của NLGQVĐ không xảy ra một 
cách ngẫu nhiên mà có được do hiệu quả của tác động. 
* Kết quả đánh giá thành tố của NLGQVĐ: Chúng 
tôi chọn và tiến hành đánh giá kĩ năng Lập kế hoạch và 
tiến hành GQVĐ của NLGQVĐ vì: kĩ năng này dễ quan 
sát; dễ định lượng trên bài kiểm tra. Sử dụng tiêu chí và 
mức độ đánh giá ở bảng 1 với thang điểm là 10. Kết quả 
được biểu đạt bằng bảng 9 và đồ thị ở hình 2 sau: 
Bảng 9. Kết quả kĩ năng lập kế hoạch 
và tiến hành GQVĐ (số HS đạt điểm kĩ năng/78 HS) 
Mức năng lực 
Bài 
tập 1 
Bài 
tập 2 
Bài 
tập 3 
Bài 
tập 4 
Điểm 
Mức 1 25 13 7 4 <5 
Mức 2 41 49 46 42 6-8 
Mức 3 12 16 25 32 9-10 
Hình 2. Đồ thị đánh giá kĩ năng lập kế hoạch 
và tiến hành GQVĐ của HS 
Bảng 9 cho thấy, trong kĩ năng Lập kế hoạch và tiến 
hành GQVĐ thì số HS đạt mức 1 giảm qua các bài tập, 
số HS đạt mức 2 dao động ít, số HS đạt mức 3 tăng đều 
rõ rệt. Kết quả này, sơ bộ cho thấy có sự tiến bộ của kĩ 
năng Lập kế hoạch và GQVD của HS. 
+ Đánh giá định tính: 
٭ Thái độ học tập của HS: Hứng thú, tích cực tham 
gia học tập; mạnh dạn đưa ra ý kiến; giờ học diễn ra cởi 
mở có sự trao đổi, thảo luận sôi nổi. HS mạnh dạn đặt 
vấn đề để GV kịp thời hướng dẫn giải đáp. 
٭ Về khả năng tiếp nhận kiến thức: Thông qua các 
giờ học trên lớp và kết quả bài kiểm tra khả năng và chất 
lượng tiếp thu kiến thức của HS dần được nâng cao; HS 
ghi nhớ bài lâu hơn. 
٭ Về phát triển NLGQVĐ của HS: Ban đầu HS rất 
lúng túng, dần về sau khả năng GQVĐ ngày càng hoàn 
thiện; thực hiện các thao tác nhanh hơn, trình bày phương 
án và kết quả thực hiện GQVĐ mạch lạc và khoa học 
hơn. Rút ra kết luận về nội dung kiến thức dần đầy đủ, 
chính xác và tường minh hơn. 
3. Kết luận 
Đối với GV và HS, hệ thống BTTT có vai trò quan 
trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. BTTT 
phát triển NLGQVĐ cho HS cần thỏa mãn tiêu chí về kĩ 
năng GQVĐ và yêu cầu của bài tập. GV cần bám sát các 
tiêu chí đánh giá BTTT ở tất cả các khâu xây dựng bài tập 
(trước, trong và sau khi xây dựng bài tập). Kết quả đánh 
giá trực tiếp chất lượng BTTT là kênh phản hồi cần thiết 
giúp GV chọn lựa, định hướng sử dụng bài tập trên đối 
tượng HS. Kết quả GQVĐ của BTTT trên đối tượng HS 
Trường Trung học phổ thông TP. Trà Vinh đã cho thấy, 
BTTT có thể phát triển NLGQVĐ cho HS. Dựa trên quy 
trình đánh giá và tiêu chí đánh giá của BTTT, GV có thể 
tiếp tục xây dựng hệ thống BTTT trong Chương trình Sinh 
học 10, Sinh học 11 và Sinh học 12. 
Lời cảm ơn: Công trình này được hỗ trợ bởi đề tài 
Khoa học và công nghệ, mã số: C.2018-18-01, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Nhóm tác giả 
trân trọng cảm ơn! 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Thành Đạt - Phạm Văn Lập - Trần Dụ Chi 
- Trịnh Nguyên Giao - Phạm Văn Ty (2014). Sinh 
học 10 (Tái bản lần thứ 8). NXB Giáo dục Việt Nam. 
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ 
thông - Chương trình tổng thể. 
[3] Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Phương (2018). 
Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh 
trong dạy học môn Sinh học. Báo cáo khoa học về 
nghiên cứu giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Hội 
nghị khoa học quốc gia lần thứ ba tại Bình Định. 
NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. 
[4] Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học 
theo định hướng hình thành và phát triển năng lực 
người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. 
[5] An Biên Thùy (2016). Sử dụng tư liệu thu được từ 
thực tiễn dạy học Sinh học ở trường phổ thông để 
biên soạn bài tập dùng vào dạy học học phần Lí luận 
dạy học Sinh học. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[6] Campbell, Reece, Urry, Cain, Wasserman, 
Minorsky, Jackson (2017). Sinh học (Tái bản lần thứ 
tư, bản dịch tiếng Việt). NXB Giáo dục Việt Nam. 
[7] https://cgat.vn/vi-VN/news/cacdich-vu/xet-nghiem-
adn-xac-dinh-quan-he-huyet-thong-387. 
0
10
20
30
40
50
60
Bài tập 
1
Bài tập 
2
Bài tập 
3
Bài tập 
4
Mức 1
Mức 2
Mức 3

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_bai_tap_thuc_tien_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_va.pdf