Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật

Khi xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con người cũng như sự hợp tác

trong công việc không chỉ bó hẹp trong phạm vi đất nước Việt Nam mà còn mở rộng ra môi trường

quốc tế. Ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới thì tiếng Nhật là một

trong số những ngôn ngữ quốc tế đã và đang đóng vai trò là phương tiện giao tiếp giữa các quốc

gia, giữa các nền văn hóa, giữa các công ty, tổ chức quốc tế và giữa các cộng đồng đặc biệt các

nước châu Á. Có thể nói rằng, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Nhật là ngôn ngữ quan

trọng hòa nhập vào đại gia đình thế giới. Đề tài nhằm giúp cho người học tiếng Nhật hiểu rõ hơn về

đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật và sử dụng nó sao cho phù hợp với từng tình huống khác nhau.

Hiện nay việc sử dụng đúng đại từ nhân xưng trong giao tiếp đối với những cá nhân học tiếng Nhật

còn nhiều thiếu sót vì đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật rất phong phú và đa dạng cả trong văn viết

lẫn văn nói. Sự nhầm lẫn đó cũng là điều dễ hiểu. Vì thế cho nên nhóm chúng tôi muốn nghiên cứu

đề tài này để giúp người học có cái nhìn sâu sắc hơn về đại từ nhân xưng trong văn nói để tránh

nhầm lẫn trong văn viết.

Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật trang 1

Trang 1

Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật trang 2

Trang 2

Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật trang 3

Trang 3

Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật trang 4

Trang 4

Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 11240
Bạn đang xem tài liệu "Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật

Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật
2550 
ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG NHẬT 
Trương Lê Thanh Hà, Nguyễn Trịnh Pha Lê, 
Phùng Tú Quỳnh, Nguyễn Nữ Ngọc Yến 
Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Hồ Tố Liên, CN.Võ Vương Ngọc Chân 
TÓM TẮT 
Khi xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con người cũng như sự hợp tác 
trong công việc không chỉ bó hẹp trong phạm vi đất nước Việt Nam mà còn mở rộng ra môi trường 
quốc tế. Ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới thì tiếng Nhật là một 
trong số những ngôn ngữ quốc tế đã và đang đóng vai trò là phương tiện giao tiếp giữa các quốc 
gia, giữa các nền văn hóa, giữa các công ty, tổ chức quốc tế và giữa các cộng đồng đặc biệt các 
nước châu Á. Có thể nói rằng, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Nhật là ngôn ngữ quan 
trọng hòa nhập vào đại gia đình thế giới. Đề tài nhằm giúp cho người học tiếng Nhật hiểu rõ hơn về 
đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật và sử dụng nó sao cho phù hợp với từng tình huống khác nhau. 
Hiện nay việc sử dụng đúng đại từ nhân xưng trong giao tiếp đối với những cá nhân học tiếng Nhật 
còn nhiều thiếu sót vì đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật rất phong phú và đa dạng cả trong văn viết 
lẫn văn nói. Sự nhầm lẫn đó cũng là điều dễ hiểu. Vì thế cho nên nhóm chúng tôi muốn nghiên cứu 
đề tài này để giúp người học có cái nhìn sâu sắc hơn về đại từ nhân xưng trong văn nói để tránh 
nhầm lẫn trong văn viết. 
Từ khóa: Đại từ nhân xưng, tiếng Nhật, ngôn ngữ, ngôi, xưng hô. 
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG NHẬT 
Đại từ nhân xưng là đại từ dùng để chỉ người. Là từ dùng để đại diện cho một danh từ hoặc một 
cụm danh từ. Đại từ nhân xưng đóng vai trò quan trọng là một trong yếu tố tạo nên vốn từ mỗi dân 
tộc và tiếng nhật cũng không ngoại lệ. Có nhiều ý kiến tư duy ngôn ngữ mà có nhiều cách định 
nghĩa đại từ nhân xưng khác nhau. 
Đại từ tiếng Nhật (hoặc phân loại deictic Nhật Bản) là những từ trong tiếng Nhật được sử dụng để 
giải quyết hoặc đề cập đến người hiện tại hoặc sự vật, trong đó hiện tại có nghĩa là người hoặc 
những thứ có thể được chỉ vào. 
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau 
để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau” [1; tr 1141]. Theo định nghĩa trên thì “xưng” là hành 
động của người nói tự quy chiếu mình (ngôi thứ 1) và “hô” là hành động người nói gọi người khác, có 
thể đó là người đang nói chuyện với mình (ngôi thứ 2) hoặc có thể là một người nào đó (ngôi thứ 3). 
Theo tác giả Diệp Quang Ban thì từ xưng hô “d ng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá 
trình giao tiếp (được phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ hay tổ hợp thực từ tương ứng)” [2; 
tr 117]. 
2551 
Tiếng Nhật rất đa dạng và đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật cũng phong phú. Nên khi giao tiếp với 
nhau, mọi người thường nhầm lẫn việc sử dụng đại từ nhân xưng. Đây là lý do mà nhóm chúng tôi 
làm bài nghiên cứu này để mọi người có góc nhìn hiểu rõ hơn về đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật. 
2 HỆ THỐNG ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG NHẬT 
2.1 Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất 
私=わたし (watashi) 
Watashi được dùng cho nhiều trường hợp dùng trong hoàn cảnh thông thường, lịch sự, trang trọng. 
Watashi là từ hơi cứng nhắc trong các ngữ cảnh thông thường và không thực sự nghiêm trang trong 
các tình huống thông thường. Đôi khi hiếm khi nam giới sử dụng watashi vì muốn giữ bản sắc giới 
tính không muốn đậm chất nữ tính qua đại từ sử dụng. 
わたくし(watakushi) 
Watakushi là một dạng đại từ nhân xưng thuộc về khiêm nhường ngữ. Được dùng nhiều, khi muốn 
hạ thấp mình xuống so với đối phương trong dạng khiêm nhường ngữ của tiếng Nhật. 
ぼく (boku) 
Dùng cho nam giới trong các tình huống thân mật, chú ý là đây là dạng thân mật nhưng không hề 
suồng sã. Tránh dùng trong các tình huống trang trọng hay lễ nghi. “Boku” có thể coi như cách 
xưng “Tôi” nhẹ nhàng và gần gũi chủ yếu dành cho nam giới. “Boku” chủ yếu được dùng bởi nam 
giới, tuy nhiên đôi khi cũng được sử dụng bởi nữ, nhất là mấy em nhỏ có cá tính hơi hướng con trai. 
俺=おれ (ore) 
"Tôi, tao, tớ": Dùng cho trường hợp thân mật giữa bạn bè, với người thân thiết ít tuổi hơn. Trong tiếng 
Nhật bạn trai có thể dùng "Ore" với bạn gái và gọi bạn gái là "Omae". 
“Ore” là cách xưng “Tôi” khá suồng sã nên hầu như không bao giờ được sử dụng trong những văn 
cảnh lịch sự. 
Ngoài ra, “Ore” còn được dùng ở chốn công cộng, thường người dùng (ngôi thứ nhất) đang có vẻ 
tức giận . 
Trong thời đại Kanamura, ”Onore” được sử dụng với cảm giác khinh miệt đối với người thấp hơn 
mình. Ngày nay, “Ore” không được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn. 
2.2 Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai 
あなた (anata) 
Là cách xưng hô để gọi một người mà bạn thật sự là chưa thân thiết, mối quan hệ mới bắt đầu, 
thường là xã giao. 
2552 
きみ (kimi) 
Kiểu gọi tên thân mật. Thông thường きみ (kimi) thường được sử dụng khi bạn nam gọi bạn nữ, 
hoặc là giáo viên gọi học sinh. 
おまえ(omae) 
Dùng cho người ngang hàng, hơi sỗ sàng, chỉ người đứng trước mặt với giọng điệu thiếu lịch sự, thô 
và lớn tiếng. 
2.3 Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba 
かれ (kare) 
Dùng gọi nam giới ngôi thứ ba. かれし là đại từ nhân xưng thể hiện sự âu yếm hơn かれ。 
かのじょう (kanojou) 
Dùng cho nữ giới ngôi thứ 3. 
ちゃん (chan) 
Là cách gọi thân mật. Thường sử dụng trong gia đình, bạn bè cùng tuổi, hoặc những bé gái nhỏ 
tuổi hơn. Tránh trường hợp dùng cho người lớn. 
くん(kun) 
Là cách gọi thân mật dành cho các bạn nam. Thường được sử dụng khi gọi những bạn nam nhỏ 
tuổi hơn, những bé trai, hoặc là các bạn nam cùng lớp. 
さん(san) 
Là hậu tố được sử dụng nhiều nhất, được sử dụng bình đẳng ở mọi lứa tuổi. Có thể được ghép với 
mọi tên gọi ở nhiều hoàn cảnh, tình huống giao tiếp. 
さま(sama) 
Hậu tối “Sama” được sử dụng trong giao tiếp buôn bán. Thường được sử dụng với những đối tác 
làm ăn, tạo nên sự quý trọng đối phương. Và được sử dụng ở công ty. Khi gọi tên cấp trên hoặc 
chức vụ, vị trí của cấp trên. 
先輩-せんぱい(senpai) 
Senpai là cách gọi đàn anh, tiền bối, những anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm, mà bạn kinh 
trọng cần học hỏi. 
後輩 -こうはい(Kouhai) 
Kouhai là cách gọi đàn em, hậu bối, những người đi sau. 
2553 
せんせい (Sensei) 
Được dùng để đề cập đến giáo viên, bác sĩ, công nhân viên chức... đây cũng là cách xưng hô 
nhằm thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ đối với những người đã đạt được những thành tựu, kỹ năng 
chuyên môn và có địa vị trong xã hội. 
2.4 Đại từ nhân xưng dùng trong đời sống hằng ngày 
2.4.1 Đại từ nhân xưng dùng trong gia đ nh 
Otoosan, Otoochan: (Bố) 
Trong đó yếu tố too trước đây là lớp ngôn ngữ trẻ con dùng gọi bố là “Toto” thay cho “Chichi” khi kết 
hợp thêm tiền tố và hậu tố đã trở thành “Otoosan” hay “Otoochan” xưng hô một cách lịch sự, kính 
trọng. Vợ chồng có thể sử dụng khi gọi nhau. 
Okaasan,Okaachan (Mẹ) 
Xưng hô “Mẹ” một cách lịch sự, kính trọng, được hình thành từ tiền tố + yếu tố “kaa” + hậu tố 
“san,chan”. Chồng có thể gọi vợ bằng cách này. 
2.4.2 Đại từ nhân xưng dùng ngoài xã hội 
Tùy vào chức vụ, nghề nghiệp mà có những đại từ nhân xưng khác nhau. Như: “Gakuchou“ (Hiệu 
trưởng Trường Đại học), “Shachou” (Giám đốc),” Kangofu san” (Nữ y tá), Sensei (Bác sĩ, giáo viên), 
Những từ này thường được sử dụng phổ biến, rộng rãi ngoài xã hội. 
Đại từ nhân xưng dùng trong công ty 
Trong các cuộc phỏng vấn và sơ yếu lý lịch thì thường dùng watashi. Tuy nhiên, trong lúc phỏng vấn 
ưu tiên sử dụng “Watakushi” hơn là “Watashi. Watakushi khiêm nhường hơn. 
Ore không được dùng trong phỏng vấn vì không tôn trọng bề trên, người lớn tuổi hơn. Nên chỉ dùng 
cho người cùng cấp hay người nhỏ tuổi hơn. 
Đại từ ngôi thứ hai không được sử dụng trong tiếng nhật thương mại thay vào đó là sử dụng danh 
từ xưng hô thay thế hay thêm các hậu tố phía sau như sama, san, shi, 
Trong công ty, các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ như: “Shachou” (Giám đốc), “Buchou” (Trưởng 
phòng), “Kachou” (Trưởng ban, trưởng khoa) thì hay được sử dụng. Đồng thời khi cấp dưới xưng hô 
với cấp trên một cách lịch sự bằng cách kết hợp thêm hậu tố “San, Sama” vào sau. 
Ngoài ra yếu tố họ + từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ. 
Dùng với sếp, quản lý: tên + chức vụ của người đó (ví dụ: Tanaka sensei, Honda buchou,) 
Với cấp trên: San (ví dụ: Yamada san). 
Đại từ nhân xưng giữa người yêu với nhau 
Khoảng 20 tuổi: Tên gọi + chan/kun. 
Khoảng 30 tuổi: Gọi bằng tên riêng, biệt danh của đối phương. 
2554 
Khoảng 40 tuổi: Gọi trực tiếp tên (không thêm chan/kun). 
Trên 40 tuổi: Gọi tên + san. Hoặc có thể gọi thân mật là: “Otousan”, “Okaasan”. 
Còn khi đã là vợ chồng với nhau bạn có thể gọi nửa kia của mình là “Anata”. 
Đại từ nhân xưng dùng trong anime 
Tùy thuộc vào bối cảnh, hoàn cảnh khác nhau trong Anime, mà có thể chuyển đổi đại từ nhân xưng 
khác nhau. 
Thể loại bạo lực, hành động, hài hước (Comedy, Action,Mafia): Sẽ thường sử dụng những đại từ 
nhân xưng như: “Omae”, “Ore”, “Gaki”, “Saite-dana”, 
Thể loại tình cảm, gia đình, trẻ em ( Shoujo, Kodomo, Romance, ): Những bộ Anime này thuộc thể 
loại nhẹ nhàng, tình cảm, nên đại từ nhân xưng được sử dụng rất lịch sự như: “Anata”, “Kimi”, 
“Boku”. Cũng có thể được gọi tên + hậu tố phía sau, như: Nobitakun, Suzuka-chan, 
3 KẾT LUẬN 
Ngôn ngữ ra đời đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội. Trong giao tiếp, việc sử dụng cách xưng hô 
rất quan trọng. Bởi vì, thông qua việc xưng hô nà, mà người nghe sẽ biết được mức độ tình cảm 
cũng như mối quan hệ của đối phương dành cho mình. 
Các đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật vô cùng phong phú và đa dạng. Tùy vào hoàn cảnh, ngữ 
cảnh khác nhau mà có thể sử dụng những đại từ nhân xưng khác nhau. Đại từ nhân xưng trong 
tiếng Nhật, vốn là những danh từ chỉ người có chức năng của danh từ trong câu. Tuy nhiên, tiếng 
Nhật là ngôn ngữ có hệ thống kính ngữ rõ ràng; do đó tự thân đại từ nhân xưng cũng có nghĩa đề 
cao và hạ thấp thể hiện theo từng cấp độ. 
Thường thì trong giao tiếp, xưng hô được chú trọng nhất là ở công ty. Công ty chia là các cấp khác 
nhau như: những lãnh đạo cấp cao, đối tác, đàn anh đàn chị, đàn em, nên chúng ta cần biết để 
mà xưng hô đại từ nhân xưng cho đúng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Seirumi (2007), Shigoto no nihongo for beginners, NXB Aruku. 
[2] Maki Okumura - Takako Yasukouchi (2016), Sổ tay tiếng Nhật thương mại, NXB Đại học Sư 
phạm. 
[3] https://hinative.com/vi/questions/7317328 
[4] https://nguphaptiengnhat.com/watakushi-la-gi.html 

File đính kèm:

  • pdfdai_tu_nhan_xung_trong_tieng_nhat.pdf