Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực

Nói đến văn học Đông Nam Á phải đề cập đến vấn đề sức mạnh dân gian

hoá. Nền tảng của sức mạnh đó là nền văn hoá dân gian phong phú, đa dạng lan tỏa vào toàn

bộ đời sống tinh thần. Văn học dân gian chiếm phần lớn, nổi bật trong quá trình phát triển của

văn học Đông Nam Á, là một trong những cội nguồn của văn học dân tộc. Văn học Đông

Nam Á nói chung và văn học dân gian của các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng

được hình thành bởi các đặc trưng cơ bản. Bài viết trình bày về đặc trưng tính thống nhất

trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số

nước trong khu vực. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của văn học - văn hóa Đông Nam Á

Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực trang 1

Trang 1

Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực trang 2

Trang 2

Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực trang 3

Trang 3

Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực trang 4

Trang 4

Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực trang 5

Trang 5

Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực trang 6

Trang 6

Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 10620
Bạn đang xem tài liệu "Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực

Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực
 1 
Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu 
truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực 
Người viết: Triệu Minh Thùy 
Đơn vị: Khoa Bồi Dưỡng CBQL & NV 
Email: minhthuy0203@gmail.com 
 Tóm tắt: Nói đến văn học Đông Nam Á phải đề cập đến vấn đề sức mạnh dân gian 
hoá. Nền tảng của sức mạnh đó là nền văn hoá dân gian phong phú, đa dạng lan tỏa vào toàn 
bộ đời sống tinh thần. Văn học dân gian chiếm phần lớn, nổi bật trong quá trình phát triển của 
văn học Đông Nam Á, là một trong những cội nguồn của văn học dân tộc. Văn học Đông 
Nam Á nói chung và văn học dân gian của các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng 
được hình thành bởi các đặc trưng cơ bản. Bài viết trình bày về đặc trưng tính thống nhất 
trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số 
nước trong khu vực. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của văn học - văn hóa Đông 
Nam Á. 
 Từ khóa: đặc trưng Tính thống nhất trong đa dạng, kiểu truyện Tấm Cám, môtif, 
Đông Nam Á, văn học dân gian, 
I. Đặt vấn đề: 
 Khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là những quốc gia đa dân tộc và 
đồng thời một dân tộc có thể sống trên nhiều quốc gia. Nó tạo nên mối quan hệ mật 
thiết giữa các dân tộc, các quốc gia với nhau. Trong đó nổi bật là xu thế hoà hợp hội 
nhập của các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Mặt khác, văn hóa Đông Nam Á được 
hình thành và phát triển từ nền nông nghiệp lúa nước, có cội nguồn và bản sắc riêng, 
phát triển liên tục trong lịch sử và là cơ sở để văn học dân gian được hình thành và 
phát triển. Chúng ta có thể thấy những nét văn hóa chung của cả khu vực, đồng thời 
nhận ra nhiều dấu ấn của từng quốc gia. Chính điều này đã làm nên đặc trưng cơ bản 
của văn hóa dân gian Đông Nam Á nói chung, văn học dân gian Đông Nam Á nói 
riêng là tính thống nhất trong đa dạng. Phạm vi bài viết phân tích kiểu truyện Tấm 
Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á để làm rõ đặc trưng này. 
II. Nội dung: 
1. Đôi nét về đặc trưng Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa dân gian Đông 
Nam Á 
 Nói đến đặc trưng cơ bản tính thống nhất trong đa dạng của khu vực Đông 
Nam Á là muốn nói đến những nét chung và riêng của khu vực. Đó là những nét tương 
đồng và đa sắc thái của khu vực Đông Nam Á và đồng thời cũng muốn nhấn mạnh 
những giá trị văn học đặc sắc, tiêu biểu cho khu vực. 
 Khu vực Đông Nam Á với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ giao lưu qua lại 
giữa những nền văn minh lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước trong khu vực tiếp 
cận với thế giới. Đồng thời, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió 
mùa, khu vực Đông Nam Á sớm có điều kiện phát triển nghề nông trồng lúa và đã trở 
thành một nền kinh tế chính của khu vực. Đông Nam Á là một khu vực đa sắc tộc, đa 
 2 
ngôn ngữ. Họ vốn có chung cội nguồn về tộc người đó là chủng Môn-gô-lô-it. Do có 
những điểm tương đồng như vậy, trong quá trình hình thành các nhà nước, quốc gia 
Đông Nam Á tuy ranh giới địa lí khác nhau nhưng đều có chung hoàn cảnh lịch sử nên 
dễ dàng thông cảm cho nhau trong quá trình phát triển, vươn lên và hội nhập. Cơ tầng 
của văn hóa bản địa cùng ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa đã hình 
thành trong cư dân Đông Nam Á từ nếp sống sinh hoạt đến các công trình kiến trúc, 
điêu khắc đồ sộ, đến đời sống tâm linh, phong tục, tín ngưỡng đều có những nét tương 
đồng với nhau. Bên cạnh những khía cạnh của văn hóa bản địa là sự du nhập những 
nét văn hóa từ bên ngoài vào, đã được người dân ở đây tiếp nhận và hòa trộn với nền 
văn hóa bản địa, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của họ. Chính sự tiếp cận, 
giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau dẫn đến nền văn hóa truyền thống của mỗi 
nước vừa có nét tương đồng vừa có sự đa dạng, thể hiện bản sắc riêng của mỗi quốc 
gia dân tộc. 
2. Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của văn học dân gian các nước Đông 
Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực: 
Cũng giống như văn hóa, văn học dân gian Đông Nam Á mang đặc trưng thống 
nhất trong đa dạng. Thuở ấu thơ, không ai là không biết đến câu chuyện Tấm Cám qua 
lời kể của bà, của mẹ. Hình ảnh cô Tấm hiện lên với niềm ao ước chiếc yếm đào, ngồi 
khóc bên giếng vì con cá bống không còn, hay bị hắt hủi hành hạ đến tội nghiệp đã trở 
nên quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Kiểu truyện người con riêng là một 
trong những kiểu truyện tiêu biểu trong truyện cổ tích Việt Nam và nước ngoài. Ở 
Pháp có truyện Lọ Lem, Đức có Cô Tro Bếp, Trung Quốc có Nàng Diệp Hạn, Thái Lan 
có Con cá vàng, Mianma có truyện Con rùa lớn, Campuchia có truyện Nêang - 
Kantoc, Lào có truyện Nàng rùa vàng Nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có 
những truyện tương tự Tấm Cám: Tua Gia Tua Nhi (Tày), Ý Ưởi Ý Noọng (Thái), Gầu 
Nà - Gầu Rềnh (Mông), Đôi giày vàng (Chăm), Ú và Cao (Hơ rê), Gơ liu - Gơ lát (Xơ 
rê)Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra những điểm tương đồng cũng như nét khác 
biệt của kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam 
Á như: Camphuchia, Lào, Thái Lan, Myanma. 
2.1. Những nét tương đồng trong kiểu truyện “Tấm Cám” ở Việt Nam và một 
số nước trong khu vực 
 Khi tiến hành khảo sát truyện Tấm Cám của Việt Nam và kiểu truyện Tấm Cám 
của các nước Đông Nam Á, chúng tôi nhận thấy có những điểm tương đồng sau: 
 Thứ nhất, về hình thức kể chuyện: ở các truyện Tấm Cám (Việt Nam), Con cá 
vàng (Thái Lan), Con rùa lớn (Mianma), Nêang - Kantoc (Cămpuchia), Nàng rùa 
vàng (Lào) đều sử dụng hình thức kể, chỉ có duy nhất truyện Con cá vàng của Thái 
Lan sử dụng hình thức kể chuyện thuyết pháp (đưa những yếu tố tôn giáo mà mình yêu 
thích vào truyện để làm cho bài học nhân sinh trong đó được trở nên thiêng liêng hơn). 
 Thứ hai, về motif trong kiểu truyện Tấm Cám. Thuật ngữ motif cho đến nay đã 
được các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian nói chung, truyện kể dân gian nói 
riêng sử dụng. Trong các khái niệm về motif chúng tôi chú ý đến quan niệm của nhà 
nghiên cứu S.Thompson: “Motif truyện kể đôi khi gồm những khái niệm rất đơn giản 
 3 
vẫn tiếp tục được giữ lại trong truyện kể truyền thống. Đây có thể là những tạo vật 
thường như cô tiên, phù thủy, rồng, yêu tinh, dì ghẻ độc ác, con vật biết nói...cũng có 
thể gồm những vật thể lạ thường....Cần phải ghi nhớ rằng, để trở thành một bộ phận 
thật sự của truyền thống, thì một yếu tố phải có cái gì đó làm cho người ta nhớ và 
được nhắc đi nhắc lại: Nó phải là một cái gì đó khác hơn sự chung chung....” [9, 
tr.153]. Có thể nói, khi nghiên cứu truyện Tấm Cám của Việt Nam và kiểu truyện Tấm 
Cám ở các nước Đông Nam Á, chúng tôi nhận thấy motif được xem là một yếu tố để 
hình thành nên cốt truyện, giúp người nghiên cứu khai thác sâu những yếu tố tạo nên 
tính ổn định, bền vững được sử dụng nhiều lần trong các tác phẩm. Nó hướng các nhà 
nghiên cứu khám phá từ hình thức nghệ thuật để thấy nội dung được phản ánh trong 
hình thức ấy. Bởi vậy, motif được các nhà nghiên cứu Folklore xem như là đơn vị hạt 
nhân góp phần hình thành nên truyền thống tự sự trong văn học dân gian. Khi khảo sát 
về truyện Tấm Cám của Việt Nam và kiểu truyện Tấm Cám của các nước Đông Nam 
Á, người viết thấy có sự tương đồng, thống nhất giữa các motif sau: 
 Motif dì ghẻ con chồng: nhân vật chính là những cô gái con nhà nghèo mồ côi mẹ, 
cha lấy dì ghẻ, xinh đẹp, hiếu thảo, nhẹ dạ cả tin, bị dì ghẻ áp bức bóc lột, cam chịu không 
phản kháng, nhờ vào sự trợ giúp của các thế lực thần kì để thay đổi cuộc đời, đòi lại công 
lý và cuối truyện được hạnh phúc. Chẳng hạn như nhân vật: Tấm (Việt Nam); U’ay (Thái 
Lan); Chăntha (Lào); Neang Kantoc (Camphuchia); cô Bé (Myanma). Còn nhân vật dì 
ghẻ là nhân vật hội tụ các phẩm chất xấu: độc ác, tàn nhẫn, thiên vị con đẻ, dùng mọi âm 
mưu, thủ đoạn để cướp đi ước mơ, hạnh phúc của con chồng để rồi cuối truyện bị trừng 
trị thích đáng. Qua đó thể hiện mâu thuẫn trong gia đình, đồng thời đề cập đến mâu thuẫn 
trong xã hội: kẻ bóc lột và người bị bóc lột, kẻ thống trị và người bị trị. 
 Motif hóa thân (hình thức của sự tái sinh): là motif tạo ra yếu tố kì ảo cho câu 
chuyện, từ những lần hóa thân của nhân vật để khẳng định sức sống bền bỉ, dai dẳng 
và ý thức vươn lên mạnh mẽ của con người. Các nhân vật trải qua nhiều lần tái sinh và 
lần cuối cùng giành chiến thắng, đòi lại công bằng và hạnh phúc cho bản thân mình. 
Motif này xuất hiện trong truyện cổ tích nói chung cũng như kiểu truyện Tấm Cám nói 
riêng bởi các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của 
Phật Giáo (cụ thể là thuyết luân hồi Phật giáo). Nó thể hiện quá trình đấu tranh khốc 
liệt giữa sự sống và cái chết; giữa cái thiện và cái ác để hướng tới cái thiện. 
 Motif sự trợ giúp thần kì (nhân vật trợ thủ) gồm một lực lượng thần kì trợ giúp, 
giúp nhân vật chính đòi lại công bằng, giải quyết tình huống truyện. Đây là kiểu nhân 
vật chức năng, có vai trò xuất hiện làm thay đổi hoàn toàn cốt truyện, dẫn đến sự giải 
quyết mâu thuẫn theo quan điểm của nhân dân. Sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo này 
giúp đỡ, dẫn dắt, khai mở cho nhân vật chính vượt qua những thử thách để tìm thấy 
được hạnh phúc. 
 Motif thưởng phạt ở kết thúc truyện: ở kết thúc các truyện, kẻ ác bị trừng phạt, người 
tốt được hưởng hạnh phúc. Nó thể hiện ước mơ công lí của nhân dân, khát vọng sống giản 
dị của của con người được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
 Sở dĩ kiểu truyện Tấm Cám ở các nước trong khu vực dù ở ranh giới địa lý khác 
nhau nhưng vẫn có những điểm tương đồng như vậy là bởi: thứ nhất, do sự giao thoa 
 4 
về văn hóa giữa các quốc gia Lào, Thái Lan, Camphuchia, Myanma, Việt Nam với văn 
hóa của Ấn Độ, Trung Quốc, giữa các quốc gia trong khu vực. Thứ hai, do tính chất 
loại hình về nhóm thể loại, do có những đồng dạng về tư duy nghệ thuật nên có những 
điểm tương đồng về motif, hình tượng, chủ đề, tư tưởng. Nét tương đồng, thống nhất 
đó tạo nên tính phổ biến của các câu chuyện trong kiểu truyện Tấm Cám. 
2.2. Những nét riêng biệt trong kiểu truyện “Tấm Cám” ở Việt Nam và một 
số nước trong khu vực 
 Bên cạnh những điểm tương đồng, thống nhất giữa các truyện trong kiểu truyện 
Tấm Cám của Việt Nam, Camphuchia, Thái Lan, Lào, Myanma, đi sâu vào phân tích, 
chúng tôi nhận thấy nét khác biệt trong từng câu chuyện của mỗi quốc gia. Chính nét 
riêng biệt này nó tạo nên sự phong phú, đa dạng, bộc lộ cảm quan và cách nhìn của 
từng quốc gia. Nó được thể hiện qua một số khía cạnh như sau: 
 Thứ nhất, ở Đông Nam Á là khu vực phổ biến có kiểu truyện Tấm Cám và tồn 
tại dưới hai dạng, tùy thuộc vào cách xây dựng chi tiết truyện của các tác phẩm dân 
gian: 
 Dạng 1: chỉ có ba nhân vật chính là Tấm, Cám và người mẹ ghẻ ở truyện của 
Việt Nam và Campuchia. 
 Dạng 2: ngoài ba nhân vật trên còn có người cha và người vợ cả là mẹ của Tấm 
(về sau bị chết) ở truyện của Thái, Lào, Myanma. 
 Thứ hai, về motif trong kiểu truyện “Tấm Cám”: với motif hóa thân trong 
truyện Tấm Cám (Việt Nam) và truyện Neang Kantoc (Campuchia) chỉ có sự tái sinh 
của nhân vật chính, không có hình thức tái sinh của nhân vật phụ là người mẹ (người 
vợ cả) hóa thân nhiều lần để giúp con gái được hưởng hạnh phúc. Còn trong truyện 
Con cá vàng (Thái Lan), người mẹ trải qua các lần tái sinh như: con cá vàng, cây 
Makhu’a, cây bồ đề; truyện Nàng rùa vàng (Lào): người mẹ tái sinh thành rùa vàng, 
cây bồ đề; truyện Con rùa lớn (Myanma): người mẹ tái sinh thành rùa lớn, cây vàng 
cây bạc đều sử dụng motif hóa thân nhiều lần của nhân vật chính lẫn nhân vật phụ. 
 Và ngay trong motif hóa thân của các nhân vật chính với những hình thức tái 
sinh khác nhau cùng các hình tượng biến thân đều là những hình tượng, biểu tượng đặc 
trưng cho từng dân tộc: trong truyện Neang Kantoc (Campuchia), Neang Kantoc trải 
qua ba lần hóa thân: Neang Kantoc bị dội nước sôi chết hóa thành cây chuối, cây chuối 
bị chặt hóa thành cây tre và trở lại làm Neang Kantoc; trong truyện Con cá vàng (Thái 
Lan), U’ay trải qua hai lần hóa thân là U’ay bị bẫy nước sôi chết hóa chim chào mào 
suýt bị làm thịt, giả chết, trốn thoát và trở lại thành U’ay; truyện Nàng rùa vàng (Lào): 
nhân vật Chăntha bị ném vào chảo nước sôi nhập vào quả tum, bước ra từ quả tum 
thành Chămtha; truyện Con rùa lớn (Myanma): cô Bé bị hắt nước sôi mà chết biến 
thành chim bồ câu trắng, chim bồ câu chết hóa thành cây đu đủ và được ông lão mang 
quả đu đủ về và cô Bé bước ra từ quả đu đủ; Còn trong truyện Tấm Cám (Việt Nam), 
số lần tái sinh nhiều hơn cả, từ Tấm bị chặt gốc cây chết biến thành chim vàng anh, 
vàng anh chết biến thành cây xoan đào, cây xoan đào bị chặt biến thành khung cửi, 
khung cửi bị đốt biến thành quả thị và cuối cùng cô Tấm bước ra từ quả thị. Quả thị là 
biểu trưng cho Việt Nam và chỉ Việt Nam mới xuất hiện, 
 5 
 Motif sự trợ giúp thần kì (nhân vật trợ thủ) của mỗi truyện ở từng quốc gia 
cũng thể hiện sự phong phú, đa dạng của lực lượng thần kì và mang đậm dấu ấn riêng. 
Đây là nhân vật được xây dựng dựa trên niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân. 
Truyện Neang Kantoc (Campuchia) nhân vật trợ thủ là A-ra-hán - một vị đạo sĩ già, 
nhân vật tiêu biểu của Ấn giáo và chịu sự ảnh hưởng của Ấn giáo lên văn hóa 
Campuchia. Truyện Nàng rùa vàng (Lào) và truyện Con rùa lớn (Myanma) xuất hiện 
người mẹ hóa thân thành con rùa để trợ giúp con gái ruột của mình. Đây là tín ngưỡng 
vật tổ xa xưa, có dấu vết của xã hội mẫu hệ. Rùa là một trong tứ linh, tượng trưng cho 
điều tốt lành. Con rùa là con vật hiền lành, gần gũi thể hiện được cái tính cách của 
người nơi đây. Truyện Tấm Cám (Việt Nam) với nhân vật trợ thủ là Bụt. Ông Bụt là 
biểu tượng mang dấu ấn của Phật giáo được nhân dân hóa, gần gũi với nhân dân lao 
động. Ông Bụt chỉ xuất hiện khi cần thiết, khi con người nghèo khổ, lương thiện, gặp 
điều kiện khó khăn và không thể vượt qua bằng sức mình. Giúp con người bằng cách 
lời chỉ dẫn để có thể đạt được hạnh phúc. Còn sự xuất hiện của con gà trống, là con vật 
gáy sáng, đánh dấu sự chuyển mình từ màn đêm sang ban ngày. Trong quan niệm của 
người Việt Nam nó được xem là con vật mang lại điều lành, xua đuổi tà ma. Sự xuất 
hiện của con gà trống như một yếu tố thần kì trợ giúp Tấm phần nào thể hiện tín 
ngưỡng dân gian của nhân dân. 
 Motif thưởng phạt ở kết thúc truyện: trong kiểu truyện Tấm Cám, chỉ có Tấm 
Cám của Việt Nam, nhân vật Tấm trở thành hoàng hậu và trực tiếp trừng phạt mẹ con 
Cám. Cám bị dội nước sôi đến chết còn mẹ Cám ăn mắm đến cuối phát hiện ra xương 
cốt mới biết mình ăn thịt con, ức quá lăn ra chết. Thể hiện quan niệm về sự công bằng 
“ác giả ác báo”, lòng căm ghét cái ác đến tận cùng của nhân dân, và ước mơ về chiến 
thắng cuối cùng của cái thiện. Đây là cái kết mà mẹ con Cám ắt phải nhận được. Cách 
giải quyết mâu thuẫn của Việt Nam có phần chủ động và quyết liệt hơn. Nó nhấn 
mạnh tính cách con người mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động. Còn sự thưởng phạt ở kết 
thúc của các truyện còn lại, nhân vật chính không trực tiếp trừng trị mẹ con dì ghẻ mà 
nhờ ảnh hưởng của vua. Mỗi truyện vẫn có kết thúc riêng, đặc sắc mang đậm dấu ấn 
của từng quốc gia: Người Myanma chọn cái kết nhẹ nhàng hơn trong truyện Con rùa 
lớn: cô Bé không trực tiếp trừng phạt mẹ con dì ghẻ mà con gái mụ dì ghẻ bị thanh 
gươm chém rơi đầu, vua xẻ thịt ướp muối em kế tặng cho người cha và dì ghẻ, hai vợ 
chồng ăn thịt con và mụ dì ghẻ bị chồng đánh một trận nên thân. Có thể nói nó thể 
hiện tính cách con người Myanma nhún nhường, không muốn gây tổn thương cho 
người khác; Truyện Nàng rùa vàng (Lào): Chăntha lên làm hoàng hậu, Chănthi bị vua 
chém và bị đem về làm mắm, phú ông làm ăn lụi bại, hai vợ chồng trở thành ăn mày, 
ăn thịt con và bị lôi xuống địa ngục. Kết thúc truyện cho thấy uy quyền của vua được 
nhân dân tin tưởng và đại diện cho công lý. Chi tiết đất nứt chôn vùi thể hiện tín 
ngưỡng dân gian rằng các vị thần linh chứng giám cho con người, trừng phạt tội lỗi 
của con người. Trong truyện Neang Kantoc (Campuchia), Neang Kantoc lên làm 
hoàng hậu còn Chong Angkaat sợ hãi vào rừng sâu không ai biết. Trong truyện Con cá 
vàng (Thái Lan), Ai bị chết bằng thuốc độc và bị làm thịt. Còn vợ chồng người đánh 
 6 
cá ăn thịt con, bỏ trốn vào rừng, được vua tha thứ và đón vể cung nuôi dưỡng. Vua 
mời Phật sống đến giảng thuyết. 
 Trong truyện Tấm Cám (Việt Nam) và truyện Nàng rùa vàng (Lào) có xuất hiện 
motif miếng trầu trao duyên, trong khi truyện của các quốc gia còn lại không có. 
Miếng trầu là biểu tượng văn hóa tượng trưng cho hôn nhân, cho đính ước, là tín vật 
của hôn nhân. Truyện Tấm Cám (Việt Nam) còn sử dụng motif cái duy nhất - chiếc 
giày. Đây được xem như motif giải pháp nhằm “mở nút” cho câu chuyện. Ý nghĩa 
hình tượng chiếc giày là vật làm tin để vua chọn người xứng đáng làm vợ, với kích 
thước nhỏ, chỉ vừa với một mình nhân vật chính - những người xứng đáng mới có 
được hạnh phúc. 
 Trên đây là một số những dị biệt của mỗi truyện trong kiểu truyện Tấm Cám 
của Đông Nam Á. Nó góp phần tạo ra nét riêng biệt trong từng quốc gia cũng như làm 
nên sự phong phú, đa dạng, cái nhìn nhiều chiều cho kiểu truyện Tấm Cám ở khu vực. 
Đó là tổng hòa của những đặc điểm riêng về lịch sử - văn hóa của mỗi nước khác nhau 
cùng sự ảnh hưởng của các luồng tư tưởng ngoại lâm với mức độ đậm nhạt khác nhau. 
Nó tác động đến nhận thức, cảm quan, lối sống của từng quốc gia trong khu vực Đông 
Nam Á. 
C. Kết luận: 
Trên đây chúng tôi chỉ xin được phân tích truyện Tấm Cám của Việt Nam và 
kiểu truyện Tấm Cám của một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đi sâu về phương 
diện motif truyện để chứng minh được đặc trưng của khu vực Đông Nam Á là tính 
thống nhất trong đa dạng. Qua việc phân tích, chúng tôi nhận thấy ở kiểu truyện này 
có nhiều điểm tương đồng giữa các quốc gia, đồng thời cũng có những nét dị biệt của 
từng quốc gia. Nét tương đồng tạo nên tính phổ biến, còn điểm dị biệt tạo tính đặc thù 
của mỗi nước. Có thể nói, tính phổ biến và tính đặc thù nó phản ánh “tính thống nhất 
trong đa dạng” của mỗi quốc gia nói riêng và của khu vực Đông Nam Á nói chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ Văn lớp 10 tập 1, NXB Giáo dục 
2. Ngô Văn Doanh (1995), Truyện cổ Đông Nam Á, Campuchia, Viện Đông Nam Á, 
NXB Văn hóa thông tin, H. 
3. Ngô Văn Doanh (1995), Truyện cổ Đông Nam Á, Lào, NXB Văn hóa thông tin, H. 
4. Ngô Văn Doanh (1995), Truyện cổ Đông Nam Á, Myanma, NXB Văn hóa thông tin, H. 
5. Ngô Văn Doanh (1995), Truyện cổ Đông Nam Á, Thái Lan, NXB Văn hóa thông tin, 
H. 
6. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, NXB Khoa học 
Xã hội, H. 
7. Nguyễn Tấn Đắc (2010), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, H. 
8. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam 
và Đông Nam Á, NXB Giáo dục, H. 
 9. Nguyễn Việt Hùng (2014), Từ điển văn học dân gian, Nxb Văn hóa nghệ thuật, H. 
10. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông 
Nam Á. NXB Khoa học Xã hội, H. 
 7 
11. Vũ Tuyết Loan (1986), Tuyển tập văn học Campuchia, NXB Văn học Hà Nội. H. 
12. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2000), Văn học dân gian 
những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục – H. 
13. Đức Ninh (2004), Nghiên cứu văn học Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, H. 
14. Đức Ninh (chủ biên) (1999), Văn học các nước Đông Nam Á, XNB Đại học Quốc 
gia Hà Nội, H. 

File đính kèm:

  • pdfdac_trung_tinh_thong_nhat_trong_da_dang_cua_cac_nuoc_dong_na.pdf