Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt

Vật liệu nano TiO2 pha tạp Sm3+ đã được chế tạo và nghiên cứu. Các kết quả thu

được chỉ ra rằng việc pha tạp của các ion Sm3+ vào mạng nano TiO2 đã ngăn cản sự

hình thành pha rutile và hạn chế sự phát triển kích thước tinh thể so với TiO2 tinh

khiết. Các phép đo quang phổ cho thấy rằng các ion Sm3+ thay thế ion Ti4+ trong

mạng nano TiO2, gây ra hiện tượng phát quang.

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt trang 1

Trang 1

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt trang 2

Trang 2

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt trang 3

Trang 3

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt trang 4

Trang 4

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt trang 5

Trang 5

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt trang 6

Trang 6

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt trang 7

Trang 7

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt trang 8

Trang 8

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt trang 9

Trang 9

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 8900
Bạn đang xem tài liệu "Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt

Đặc trưng quang phổ của TiO NaNo pha tạp Sm³⁺ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm, thủy nhiệt
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
77 
ĐẶC TRƢNG QUANG PHỔ CỦA TiO2 NANO PHA TẠP Sm3+ TỔNG HỢP 
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SIÊU ÂM – THỦY NHIỆT 
Nguyễn Trùng Dƣơng1,2 *, Nguyễn Mạnh Sơn2, Nguyễn Trƣờng Thọ3, Nguyễn Văn Thịnh4 
1 Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị 
2 Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
3 Phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
4 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng 
*Email: nguyentrungduongps@gmail.com 
Ngày nhận bài: 5/10/2018; ngày hoàn thành phản biện: 8/10/2018; ngày duyệt đăng: 10/12/2018 
TÓM TẮT 
Vật liệu nano TiO2 pha tạp Sm3+ đã được chế tạo và nghiên cứu. Các kết quả thu 
được chỉ ra rằng việc pha tạp của các ion Sm3+ vào mạng nano TiO2 đã ngăn cản sự 
hình thành pha rutile và hạn chế sự phát triển kích thước tinh thể so với TiO2 tinh 
khiết. Các phép đo quang phổ cho thấy rằng các ion Sm3+ thay thế ion Ti4+ trong 
mạng nano TiO2, gây ra hiện tượng phát quang. 
Từ khóa: nano TiO2, Sm3+, phát quang. 
1. MỞ ĐẦU 
TiO2 có nhiều ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như quang xúc tác [1], 
pin mặt trời [2] và tách nước thành nhiên liệu hydro [3]. TiO2 chủ yếu tồn tại dưới ba 
dạng thù hình: anatase, rutil và brookite. TiO2 anatase có độ rộng vùng cấm vào 
khoảng 3,2 eV, do đó rất phù hợp để pha tạp các ion đất hiếm. Gần đây, TiO2 nổi lên 
như một loại nền mạng mới để pha tạp các ion đất hiếm cho bức xạ trong vùng hồng 
ngoại khả kiến. 
Việc pha tạp các ion đất hiếm vào nền mạng TiO2 được thực hiện bằng nhiều 
phương pháp như phương pháp sol-gel, phương pháp vi sóng, phương pháp đồng kết 
tủa và các phương pháp khác [4], [5]. Những phương pháp này khá phức tạp, sử dụng 
nguồn tiền chất của TiO2 với chi phí cao. Trong bài báo này, một phương pháp rất đơn 
giản, nguyên liệu tiền chất là Titan dioxide kích thước µm và có giá thành rẻ để tổng 
hợp TiO2 pha tạp Sm3+. Ảnh hưởng của nồng độ pha tạp và nhiệt độ nung lên các tính 
Đặc trưng quang phổ của TiO2 nano pha tạp Sm3+ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm – thủy nhiệt 
78 
chất quang học và cấu trúc pha tinh thể của nano TiO2 pha tạp các ion Sm3+ đã được 
nghiên cứu. 
2. THỰC NGHIỆM 
 Bột titanium dioxide thương mại TiO2 (Merck), Na(OH) (Merck), dung dịch 
HCl 36%, HNO3 và Eu(NO3) axit clohydric (HCl), H2O2 được sử dụng làm nguyên liệu 
ban đầu. 
Cân một lượng bột TiO2 anatase cho vào dung dịch NaOH 16M theo tỉ lệ khối 
lượng TiO2 : NaOH = 1 : 2. Hỗn hợp này được phân tán bằng siêu âm công suất 100 W 
trong thời gian 30 phút. Toàn bộ hỗn hợp này vào hệ autoclave và thực hiện thủy nhiệt 
ở nhiệt độ 150o C trong 16h. Sản phẩm sau quá trình thủy nhiệt được trung hòa bằng 
dung dịch axit HCl nồng độ 0.1 M, thực hiện lọc rửa nhiều lần để loại bỏ các thành 
phần không mong muốn và sấy ở nhiệt độ 70o C trong 24h . Sản phẩm cuối cùng thu 
được là TiO2.nH2O được ủ nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau trong khoảng từ 250o C đến 
1000o C. 
TiO2 nano sau khi chế tạo được cho tan trong dung dịch H2O2 để tạo thành 
dung dịch TiO2 có màu vàng nhạt. Sm2O3 được tan trong HNO3 sau đó cho thêm nước 
cất một lượng vừa đủ để tạo thành dung dịch Sm(NO3)3 nồng độ 0.01 M. Cho một 
lượng Sm(NO3)3 vào dung dịch TiO2, với tỉ lệ 1% mol. Các mẫu được khuấy từ kết hợp 
gia nhiệt cho đến khi thu được bột và đem nung ở các nhiệt độ khác nhau. 
Nhiễu xạ kế tia X D8 Advance- BRUKER với bức xạ có bước sóng λkα-Cu = 1,5406 
Å được sử dụng để xác định cấu trúc tinh thể. Tỉ lệ % khối lượng của TiO2 anatase (XA) 
và kích thước trung bình của tinh thể (D), được tính toán bằng cách sử dụng các 
phương trình sau [6, 7]: 
 ( ) 
 (1) 
 (2) 
Trong đó, IA và IR là cường độ nhiễu xạ cực đại của mặt mạng (101) và (110) tương ứng 
với pha anatase (A) và rutile (R), D là kích thước hạt, λ là bước sóng của bức xạ tia X, 
hằng số K được chọn 0,89; θ là góc nhiễu xạ và β là độ bán rộng của đỉnh nhiễu xạ 
XRD tương ứng. 
Phổ kế huỳnh quang (FL3–22 HORIBA) được sử dụng để đo phổ kích thích 
huỳnh quang và phổ huỳnh quang của các mẫu. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
79 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Cấu trúc và vi cấu trúc của TiO2 và TiO2 pha tạp Sm3+ 
Các giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu TiO2 và TiO2: Sm3+ (1%mol) được nung 
ở các nhiệt độ khác nhau trình bày trong hình 1. Tỉ lệ phần trăm của pha anatase XA và 
kích thước hạt trung bình D tính toán theo công thức (1) và (2) được trình bày trong 
bảng 1. 
Từ giản đồ nhiễu xạ tia X trên hình 1a cho thấy, khi nhiệt độ nung mẫu thấp 
hơn 350oC, các mẫu TiO2 nano có cấu trúc vô định hình, khi nhiệt độ nằm trong khoảng 
từ 350oC đến dưới 650oC các hạt TiO2 nano có cấu trúc tinh thể pha anatase đặc trưng 
bởi các đỉnh nhiễu xạ tại góc 2θ bằng 25,280; 37,780; 48,050; 54,10; 55,010; 62,610; 68,90; 
70,70; và 75,30 tương ứng với các mặt mạng (101), (004), (200), (105), (211), (204), (116), 
(220) và (215) [8]. Khi nhiệt độ nung của mẫu vào khoảng 650oC, bắt đầu xuất hiện pha 
rutile, tiếp tục tăng nhiệt độ ủ, độ kết tinh pha anatase giảm trong khi độ kết tinh pha 
rutile tăng lên. Các đỉnh nhiễu xạ đặc trưng cho pha rutile tại góc nhiễu xạ 2θ bằng 
27,410; 36,050; 41,340; 54,320; và 68,990 tương ứng với các mặt phẳng mạng (110), (101), 
(111), (211), và (301) [8]. Các mẫu có cấu trúc rutile hoàn toàn ở nhiệt độ nung 950oC. 
Có thể thấy ảnh hưởng của nhiệt độ nung lên cấu trúc pha tinh của TiO2 và TiO2 pha 
tạp Sm3+ tương tự nhau. Khi nhiệt độ tăng lên, sự thay đổi trong cấu trúc pha tinh thể 
biến đổi từ cấu trúc vô định hình sang anatase và rutil. Tuy nhiên, nhiệt độ nung mẫu 
bé hơn 450oC, thành phần chủ yếu của mẫu TiO2 có cấu trúc pha anatase, trong khi 
mẫu TiO2: Sm3+ có thành phần chủ yếu là pha vô định hình. Sự tồn tại của cả hai pha 
anatase và rutile trong TiO2 được quan sát ở khoảng 650°C, các mẫu TiO2: Sm3+ chỉ có 
thành phần pha anatase. Quá trình chuyển đổi pha từ anatase – rutile xảy ra ở nhiệt độ 
khoảng 750 °C đối với mẫu TiO2: Sm3+. Ở nhiệt độ nung mẫu là 950oC, mẫu TiO2 có cấu 
trúc hoàn hoàn pha rutile, trong khi TiO2: Sm3+ chủ yếu vẫn là pha anatase với khoảng 
66,67%. Cuối cùng, có thể kết luận rằng việc pha tạp của các ion Sm3+ không những 
ngăn cản sự hình thành cấu trúc pha tinh thể anatase cũng như rutile của nano TiO2 mà 
còn hạn chế sự phát triển của kích thước tinh thể. 
Đặc trưng quang phổ của TiO2 nano pha tạp Sm3+ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm – thủy nhiệt 
80 
Hình 1. Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu TiO2 (a) và TiO2: Sm3+ (1% mol) (b) 
nung ở các nhiệt độ khác nhau 
Như thể hiện trong bảng 1 và hình 2, kích thước hạt của TiO2 tinh khiết và TiO2 
pha tạp Sm3+ 1% mol tăng lên khi nhiệt độ nung tăng lên. Đặc biệt, kích thước tinh thể 
của mẫu TiO2 không pha tạp lớn hơn mẫu TiO2 pha tạp Sm3+ ở mỗi nhiệt độ nung mẫu. 
Hình 2. Kích thước hạt phụ thuộc nhiệt độ nung của mẫu TiO2 và TiO2: Sm3+ 
Bảng 1. Tỉ lệ % pha anatase và kích thước hạt của TiO2 và TiO2: Sm3+ theo nhiệt độ nung 
Nhiệt độ ủ (oC) 350 450 550 650 750 850 950 
Tỉ lệ pha anatase của TiO2 (%) 100 100 100 88.9 40.6 21 0 
Tỉ lệ pha anatase (%) của TiO2: Sm3+ 93.2 81.1 66.67 
Kích thước hạt của TiO2 (nm) 7.2 8.4 10.2 14.1 45.3 64.8 68.9 
Kích thước hạt của TiO2: Sm3+ (nm) 6.96 8.72 10.85 26.4 45.9 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
81 
Hình 3. Ảnh TEM của các mẫu TiO2 chế tạo bằng phương pháp siêu âm – thủy nhiệt được xử lí 
ở nhiệt độ 550oC 
 Ảnh TEM của mẫu TiO2 được nung ở 550oC cho thấy vật liệu TiO2 chế tạo bằng 
phương pháp siêu âm – thủy nhiệt có dạng thanh nano với kích thước khoảng vài nm. 
Điều này phù hợp với việc tính toán kích thước tinh thể từ phép đo phổ nhiễu xạ đã 
được liệt kê trong bảng 1. 
3.2. Tính chất quang của TiO2 nano pha tạp Sm3+ 
Hình 4. Phổ huỳnh quang của TiO2: Sm3+ theo nhiệt độ nung 
Tính chất huỳnh quang của nano TiO2 pha tạp Sm3+ được nghiên cứu thông qua 
việc đo phổ khích thích huỳnh quang và phổ bức xạ huỳnh quang của các mẫu nung ở 
các nhiệt độ khác nhau. Phổ phát quang của nano TiO2: Sm3+ được nung từ 450 đến 
Đặc trưng quang phổ của TiO2 nano pha tạp Sm3+ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm – thủy nhiệt 
82 
50oC kích thích bằng bức xạ có bước sóng 365nm được biểu diễn trên hình 4. Phổ có 
dạng các vạch hẹp có cực đại ở 580nm, 613nm, 666nm và 730nm tương ứng với các 
chuyển dời bức xạ từ trạng thái kích thích về các trạng thái cơ bản: 4G5/2 → 6H5/2, 4G5/2 → 
6H7/2, 4G5/2 → 6H9/2 và 4G5/2 → 6H11/2 của ion Sm3+ [9]. Trong đó, đỉnh tại 613 nm có cường 
độ mạnh nhất. Mặc dù bán kính của ion Sm3+ (0,0964 nm) có vẻ lớn hơn bán kính của 
ion Ti4+ (0,074 nm) nhưng kết quả này thể hiện ion Sm3+ đã thay thế ion Ti4+ trong mạng 
tinh thể nano TiO2 [9]. 
 Trong hình 5 biểu diễn phổ kích thích huỳnh quang với bức xạ 613 nm của các 
mẫu TiO2: Sm3+ (1% mol) theo nhiệt độ nung mẫu từ 450oC đến 750oC. Từ phổ kích 
thích cho chúng ta thấy rằng, có một vùng kích thích mạnh ở bước sóng vào khoảng 
365nm tương ứng với quá trình truyền năng lượng từ mạng nền của TiO2 sang các ion 
Sm3+ [10]. Ngoài ra, còn quan sát thấy các dải kích thích có cường độ bé khác ở 411nm, 
424nm và 476nm tương ứng với các chuyển dời kích thích từ trạng thái cơ bản 6H5/2 lên 
các trạng thái kích thích của ion Sm3+: 6H5/2 → 6P3/2, 6H5/2 → 6G7/2 và 6H5/2 → 4I13/2. Ứng với 
các mẫu được nung tại các nhiệt độ khác nhau cường độ các đỉnh bức xạ cũng khác 
nhau. Khi nhiệt độ nung khoảng 450oC cường độ bức xạ trong vùng kích thích 365 nm 
còn nhỏ tương ứng với mức kết tinh thấp của pha anatase. Khi nhiệt độ nung tăng lên, 
cường độ bức xạ trong vùng kích thích 365 nm tăng lên và đạt cực đại ở nhiệt độ 550oC. 
Khi nhiệt độ nung từ 650oC trở lên, cường độ phát quang giảm. Điều này phù hợp với 
phép đo phổ bức xạ huỳnh quang đã được chỉ ra trong hình 4. Như đã thảo luận trong 
phần trước, pha tinh thể của TiO2 nano biến đổi từ anatase sang rutile vào nhiệt độ 
khoảng 650oC. Điều này chứng tỏ ion Sm3+ phát quang tốt trên nền các hạt TiO2 có cấu 
trúc anatase. 
Hình 5. Phổ kích thích huỳnh quang của Sm3+ pha tạp TiO2 theo nhiệt độ nung mẫu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
83 
4. KẾT LUẬN 
 Vật liệu TiO2 nano đã tổng hợp thành công bằng phương pháp siêu âm – thủy 
nhiệt. Vật liệu tổng hợp được có kích thước hạt khoảng từ vài nm đến vài chục nm phụ 
thuộc vào điều kiện công nghệ chế tạo mẫu. Nghiên cứu cấu trúc, vi cấu trúc của TiO2 
và TiO2 pha tạp Sm3+ cho thấy, việc pha tạp ion Sm3+ vào nền mạng TiO2 đã ngăn cản 
quá trình hình thành cấu trúc pha tinh thể anatase và rutile đồng thời hạn chế sự phát 
triển kích thước tinh thể. Ảnh hưởng của điều kiện công nghệ lên các đặc trưng quang 
phổ của ion Sm3+ trong nền mạng TiO2 nano. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. AishaMalik, S. Hameed, M. J. Siddiqui, M. M. Haque, and M.Muneer (2013). "Influence of 
Ce Doping on the Electrical and Optical Properties of TiO2 and Its Photocatalytic Activity 
for the Degradation of Remazol Brilliant Blue R", International Journal of Photoenergy, Vol. 
768348, pp. 1-9. 
[2]. Enzhou Liu, Limin Kang, Yuhao Yang, Tao Sun, Xiaoyun Hu, Changjun Zhu, Hanchen Liu, 
Qiuping Wang, Xinghua Li and Jun Fan. "Plasmonic Ag deposited TiO2 nano-sheet film for 
enhanced photocatalytic hydrogen production by water splitting". 2014. 2014, 
Nanotechnology, Vol. 25, pp. 165401-165410 [7]. 
[3]. Jiajie Fana, Zhenzhen Lia, Wenyuan Zhoua, Yucong Miaob, Yaojia Zhanga, Junhua 
Hua,Guosheng Shao (2014). "Dye-sensitized solar cells based on TiO2 nanoparticles / 
nanobelts double-layered film with improved photovoltaic performance", Applied Surface 
Science, Vol. No., p.8 
[4]. Jie Zhang, Xin Wang, Wei-Tao Zheng, Xiang-Gui Kong, Ya-Juan Sun and Xin Wang (2007). 
"Structure and luminescence properties of TiO2:Er3+ nanocrystals annealed at different 
temperatures", Materials Letters, Vol. 61, pp. 1658–1661. 
[5]. Mona Saif, M.S.A. Abdel-Mottaleb (2007). "Titanium dioxide nanomaterial doped with 
trivalent lanthanide ions of Tb, Eu and Sm: Preparation, characterization and potential", 
Inorganica Chimica Acta, Vol. 360, pp. 2863–2874. 
[6]. Nursev Erdogan, AbdullahOzturk, JongeePark (2016). "Hydrothermal synthesis of 3D TiO2 
nanostructures usingnitricacid Characterization andevolution mechanism", Ceramics 
International, Vol. 42, pp. 5985–5994. 
[7]. Sergi Garcia-Segura, Enric Brillas (2017). "Applied photoelectrocatalysis on the degradation 
of organicpollutants in wastewaters", Journal of Photochemistry and Photobiology C, Vol. 31, 
pp. 1-35. 
[8]. V. Kiisk, V.Reedo, O. Sild, I. Sildos (2009). "Luminescence properties of sol-gel-derived 
TiO2:Sm powed", Optical Materials, Vol. 31, pp. 1376-1379. 
[9]. Vesna Dorđevic, Bojana Milicevic and Miroslav D. Dramicanin (2017). "Rare Earth‐Doped 
Anatase TiO2 Nanoparticles", Inteach open science, Vol.2, pp. 25 - 60. 
Đặc trưng quang phổ của TiO2 nano pha tạp Sm3+ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm – thủy nhiệt 
84 
[10]. Yige Yan, Valérie Keller, Nicolas Keller (2018). "On the role of BmimPF6 and P/F- 
containing additives in the sol-gel synthesis of TiO2 photocatalysts with enhanced activity 
in the gas phase degradation of methyl ethyl ketone", Applied Catalysis B: Environmental, 
Vol. 234, pp. 56–69. 
SPECTROSCOPIC PROPERTIES OF NANO TiO2 DOPED WITH Sm3+ SYNTHESIS 
BY ULTRASONIC HYDROTHERMAL METHOD 
Nguyen Trung Duong1,2 *, Nguyen Manh Son2, Nguyen Truong Tho3, Nguyen Van Thinh4 
1 Hue University – Quang Tri campus 
2 University of Sciences, Hue University 
3 University of Sciences, Hue University 
4 University of Technology and Education, The University of Danang 
*Email: nguyentrungduongps@gmail.com 
ABSTRACT 
Nano TiO2 doped with Sm3+ has been prepared and investigated. The obtained 
results indicate that the doping of Sm3+ ion into nano TiO2 lattic reduced the speed 
of the crystalline formation and limited the growth of particle size compared with 
nano TiO2. Fluorescence and fluorescence excitation spectra of TiO2: Sm3+ show that 
Sm3+ ions replaced Ti4+ ions in the lattice of nanoTiO2. 
Keywords: nano TiO2, Sm3+, fluorescence. 
Nguyễn Trùng Dƣơng sinh ngày 20/11/1976 tại Quảng Bình. Năm 1998, 
ông tốt nghiệp Đại học ngành Vật lý, năm 2005 tốt nghiệp Cao học ngành 
Vật lý lý thuyết và vật lý toán tại trường Đại học Khoa học Khoa học, Đại 
học Huế. Từ năm 2009 đến nay ông giảng dạy tại Phân hiệu Đại học Huế 
tại Quảng Trị. Từ năm 2013 đến nay, ông là nghiên cứu sinh ngành Vật 
lý chất rắn tại trường Đại học khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Vật liệu áp điện, Vật liệu nano và các lĩnh vực liên 
quan. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
85 
Nguyễn Mạnh Sơn sinh ngày 01/01/1961 tại Thừa Thiên Huế. Ông tốt 
nghiệp cử nhân ngành Vật lý tại trường Đại học Tổng hợp Huế năm 
1982 và nhận học vị tiến sĩ năm 1997 tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa 
học và Công nghệ Việt Nam. Ông được phong học hàm phó giáo sư năm 
2009. Từ năm 1982 đến nay, ông công tác tại khoa Vật lý, Trường Đại học 
Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Quang học vật rắn. 
Nguyễn Trƣờng Thọ sinh ngày 26/08/1976 tại Thừa Thiên Huế. Ông tốt 
nghiệp cử nhân ngành Vật lý năm 1999 và thạc sĩ chuyên ngành Vật lý 
Chất rắn tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế vào năm 2003. Ông 
nhận học vị tiến sĩ năm 2010 tại Đại học Osaka, Nhật Bản. Ông đã công 
bố được 12 bài báo ISI từ năm 2007 đến 2017, trong đó 6 bài báo thuộc 
dang mục SCI. Ông đang là thành viên phản biện cho tạp chí Materials 
Science and Engineering B thuộc danh mục SCI. Từ năm 2000 đến nay, 
ông công tác tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Vật liệu sắt điện dưới dạng màng mỏng và gốm. 
Nguyễn Văn Thịnh sinh ngày 24/11/1968 tại Quảng Trị. Năm 1996, ông 
tốt nghiệp Cử nhân Khoa học ngành Vật lý tại Trường Đại học Khoa học, 
Đại học Huế, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử tại 
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. Từ 1998 đến nay, ông là 
giảng viên dạy tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng. 
Từ năm 2016 đến nay, ông là nghiên cứu sinh chuyên ngành Vật lý Chất 
rắn tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Vật liệu áp điện, kỹ thuật siêu âm công suất cao, kỹ 
thuật điện tử, kỹ thuật vi xử lý và ứng dụng, xử lý tín hiệu số 
Đặc trưng quang phổ của TiO2 nano pha tạp Sm3+ tổng hợp bằng phương pháp siêu âm – thủy nhiệt 
86 

File đính kèm:

  • pdfdac_trung_quang_pho_cua_tio_nano_pha_tap_sm_tong_hop_bang_ph.pdf