Đặc điểm trí tuệ của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 90 trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý được khám và điều trị tại khoa Tâm thần - Bệnh viện Nhi Trung ương. Công cụ được sử dụng đánh giá là thang đánh giá tăng động giảm chú ý Vanderbilt (Vanderbilt ADHD Diagnostic Rating Scale) và trắc nghiệm trí tuệ WISC-IV (Wechsler Intelligence Scale for Children - Fourth Edition).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm trí tuệ của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm trí tuệ của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRÍ TUỆ CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Nguyễn Thị Quý1, Thành Ngọc Minh1, Nguyễn Thị Hồng Thúy1, Nguyễn Phương Hồng Ngọc1 1 Bệnh viện Nhi Trung ương Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Quý. Email: nguyenquy010884@gmail.com Ngày nhận bài: 4/1/2019; Ngày phản biện khoa học: 15/1/2019; Ngày duyệt bài: 15/2/2019 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm trí tuệ của trẻ ở lứa tuổi tiểu học mắc rối loạn tăng động giảm chú ý. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 90 trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý được khám và điều trị tại khoa Tâm thần - Bệnh viện Nhi Trung ương. Công cụ được sử dụng đánh giá là thang đánh giá tăng động giảm chú ý Vanderbilt (Vanderbilt ADHD Diagnostic Rating Scale) và trắc nghiệm trí tuệ WISC-IV (Wechsler Intelligence Scale for Children - Fourth Edition). Kết quả: Trong số 90 trẻ tăng động giảm chú ý, có 78,9% trẻ nam và 21,1% trẻ nữ. Độ tuổi trung bình là 7,69. Trắc nghiệm WISC-IV: tỷ lệ trẻ đạt điểm số thấp ở năng lực tư duy ngôn ngữ: 57,8%; trí nhớ làm việc: 68,9%; tốc độ xử lý: 56,6% và tư duy tri giác: 21,1%. Tỷ lệ trẻ đạt điểm số cao ở năng lực tư duy ngôn ngữ; trí nhớ làm việc và tốc độ xử lý chỉ là 1,1%, riêng tư duy tri giác đạt 12,2%. Kết luận: Nhìn chung trẻ tăng động giảm chú ý có chỉ số năng lực trí tuệ ở các lĩnh vực đạt mức trung bình và dưới trung bình, rất ít trẻ đạt mức độ cao về năng lực trí tuệ, do vậy cần những chương trình học phù hợp với khả năng của trẻ. Từ khóa: đặc điểm trí tuệ, rối loạn tăng động giảm chú ý. Abstract INTELLECTUAL CHARACTERISTICS OF CHILDREN WITH ATTENTION DEFICIT HYPERACTIVITY DISORDER Objectives: To investigate the intellectual characteristics of children in primary school age with attention deficit hyperactivity disorder (ADHD). Methods: Descriptive cross-sectional study, performed on 90 children with ADHD were diagnosed and treated at the Department of Psychiatry, National Children’s Hospital. The tools 16 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2019) ĐẶC ĐIỂM TRÍ TUỆ CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder, ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh, đặc trưng bởi khả năng tập trung chú ý kém, hoạt động quá mức, và xung động (APA, 2013). ADHD ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động cá nhân, trường học, gia đình và xã hội của trẻ. Theo báo cáo của Touzin và cộng sự (1997) trẻ ADHD có nguy cơ thất bại trường học gấp 2-3 lần so với những trẻ cùng lứa tuổi, 50% trẻ ADHD gặp thất bại ở trường học và nó kéo dài đến tuổi trưởng thành. Đây là nhóm trẻ cần được quan tâm phát hiện và có kế hoạch điều trị, can thiệp sớm. Đánh giá trí tuệ hữu ích trong việc tìm ra những điểm mạnh và hạn chế về mặt nhận thức, trí tuệ, giúp xây dựng các kế hoạch điều trị, can thiệp, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả của điều trị cho trẻ (Parke, 2014). Việc tìm hiểu các đặc điểm trí tuệ của trẻ ADHD là vô cùng cần thiết, góp phần hỗ trợ nhà chuyên môn giải thích về những khó khăn về nhận thức của trẻ dựa trên cơ sở khoa học, đặc biệt là trong bối cảnh của Việt Nam, trong phạm vi tìm kiếm tài liệu của chúng tôi, hiện chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này được thực hiện. Do tính cấp thiết nói trên, Khoa Tâm thần đề xuất thực hiện đề tài: “Đặc điểm trí tuệ của trẻ tăng động giảm chú ý đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với mục tiêu như sau: Mô tả đặc điểm trí tuệ của trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý trên các khía cạnh: tư duy ngôn ngữ, tư duy tri giác, trí nhớ công việc, tốc độ xử lý. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: 90 trẻ lứa tuổi tiểu học được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương (từ 2018-2019). Trẻ được chọn mẫu thuận tiện, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ dưới đây: (a). Tiêu chuẩn lựa chọn: Trẻ được chẩn đoán có ADHD (thông qua kết quả từ thang đo ADHD Vanderbilt, phỏng vấn, quan sát lâm sàng từ cán bộ tâm lý và bác sĩ tâm thần) và được đánh giá bằng trắc nghiệm trí tuệ WISC-IV. Theo ICD -10: chẩn đoán ADHD cần xác định rõ sự hiện diện các mức bất thường của used for assessment was the Vanderbilt ADHD Diagnostic Rating Scale and Wechsler Intelligence Scale for Children - Fourth Edition. Results: Among 90 children with ADHD, 78.9% were male and 21.1% were female. The average age was 7.69 years old. WISC-IV test: the percentage of children achieving low scores in language thinking capacity: 57.8%; working memory: 68.9%; Processing speed: 56.6% and perception thinking: 21.1%. The rate of children achieved high scores in language thinking capacity; Working memory and processing speed was only 1.1%, intellectual thinking alone: 12.2%. Conclusions: In general, children with ADHD had intellectual capacity in the average and below average areas, very few children achieved high levels of intellectual capacity, so the special education programs for those children are needed. Keywords: intelligence, ADHD. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2019) I 17 NGHIÊN CỨU sự giảm tập trung, tăng hoạt động tồn tại một cách thường xuyên trong mọi không gian và thời gian mà không gây ra bởi những rối loạn khác như tự kỷ hay rối loạn cảm xúc. G1. Giảm chú ý: Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý trong thời gian tối thiểu là 6 tháng, biểu hiện đến mức rối loạn thích ứng và không phù hợp với lứa tuổi cũng như mức độ phát triển của trẻ: 1) Thường không có khả năng chú ý cao tới chi tiết hoặc mắc lỗi cẩu thả trong học tập ở trường, công việc hay các hoạt động khác. 2) Thường không có khả năng duy trì chú ý vào nhiệm vụ hay các hoạt động vui chơi. 3) Thường tỏ ra không nghe những điều mà người khác đang nói với mình. 4) Thường không có khả năng làm theo chỉ dẫn và không hoàn thành bài vở, công
File đính kèm:
- dac_diem_tri_tue_cua_tre_co_roi_loan_tang_dong_giam_chu_y.pdf