Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế
Đồng bằng Thừa Thiên Huế với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn
nhất ở Đông Nam Á nằm trên một tập trầm tích Holocen có các đặc trưng như sau:
Các trầm tích Holocen có diện phân bố rộng rãi với nhiều kiểu nguồn gốc như
sông, sông – biển, biển – sông – đầm lầy, biển, biển – gió, tạo nên các dạng địa hình
khác nhau trên bề mặt đồng bằng. Theo mặt cắt đứng từ dưới lên trên, các trầm
tích chuyển tướng từ trầm tích lòng sông – cửa sông/đầm lầy ven biển – vũng, vịnh
biển – delta/đê cát, bãi triều – bãi bồi và lòng đầm phá thể hiện một chu kỳ biển
tiến – biển lùi đã xảy ra trong Holocen. Lịch sử phát triển địa chất đồng bằng Thừa
Thiên Huế trong Holocen bị chi phối bởi biển tiến Flandrian và hoạt động tân kiến
tạo địa phương làm cho trầm tích Holocen có đặc điểm thành phần vật chất, cổ
sinh, tướng trầm tích và bề dày khác nhau
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 141 ĐẶC ĐIỂM CÁC TRẦM TÍCH HOLOCEN Ở ĐỒNG BẰNG THỪA THIÊN HUẾ Vũ Quang Lân1, Trần Quang Phương1, Hoàng Ngô Tự Do2* 1 Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc 2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. * Email: hoangngotudo@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 27/3/2020; ngày hoàn thành phản biện: 18/5/2020; ngày duyệt đăng: 02/7/2020 TÓM TẮT Đồng bằng Thừa Thiên Huế với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á nằm trên một tập trầm tích Holocen có các đặc trưng như sau: Các trầm tích Holocen có diện phân bố rộng rãi với nhiều kiểu nguồn gốc như sông, sông – biển, biển – sông – đầm lầy, biển, biển – gió, tạo nên các dạng địa hình khác nhau trên bề mặt đồng bằng. Theo mặt cắt đứng từ dưới lên trên, các trầm tích chuyển tướng từ trầm tích lòng sông – cửa sông/đầm lầy ven biển – vũng, vịnh biển – delta/đê cát, bãi triều – bãi bồi và lòng đầm phá thể hiện một chu kỳ biển tiến – biển lùi đã xảy ra trong Holocen. Lịch sử phát triển địa chất đồng bằng Thừa Thiên Huế trong Holocen bị chi phối bởi biển tiến Flandrian và hoạt động tân kiến tạo địa phương làm cho trầm tích Holocen có đặc điểm thành phần vật chất, cổ sinh, tướng trầm tích và bề dày khác nhau. Từ khóa: Đồng bằng Thừa Thiên Huế, trầm tích Holocen, lịch sử phát triển địa chất. 1. MỞ ĐẦU Đồng bằng Thừa Thiên - Huế là một trong những đồng bằng lớn ở miền Trung Việt Nam. Ở đây có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á. Đồng bằng Thừa Thiên - Huế (TTH) có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài gắn liền với hoạt động của sông và biển. Yếu tố quyết định đến hoạt động của sông và biển chính là tác động tương hỗ giữa sự thay đổi mực nước biển (theo các kỳ băng hà và gian băng) trong kỷ Đệ tứ và hoạt động tân kiến tạo địa phương. Các công trình điều tra địa chất ở khu vực này chủ yếu tập trung phân chia các trầm tích Đệ tứ theo tuổi, nguồn gốc [1, 5, 6]. Các nghiên cứu chuyên đề chủ yếu tập trung nghiên cứu đặc điểm trầm tích đáy hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và các phức hệ Trùng lỗ chứa trong chúng [2]. Lịch sử phát triển các trầm tích Đệ tứ ở đồng Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế 142 bằng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế được lập lại trên cơ sở liên hệ với sự thay đổi mực nước đại dương do ảnh hưởng của các kỳ băng hà và gian băng [7]. Tuy nhiên do còn thiếu các kết quả phân tích tuổi đồng vị, mà lịch sử phát triển địa chất đồng bằng TTH trong Holocen chưa được xác lập chính xác. Việc phân chia các đới cấu trúc tân kiến tạo [3] chủ yếu dựa vào đặc điểm địa mạo và trầm tích lộ trên mặt, chưa có tài liệu khoan sâu, cũng như mặt cắt nghiên cứu cấu trúc sâu dưới đồng bằng. Trong bài báo này, lịch sử phát triển địa chất đồng bằng TTH trong Holocen được minh chứng dựa trên những dẫn liệu về đặc điểm địa hình, địa mạo; Đặc điểm trầm tích với nhiều kết quả phân tích tuổi đồng vị C14, và được xem xét trong mối tác động tương hỗ giữa sự thay đổi mực nước biển với các chuyển động nâng hạ trong tân kiến tạo. Kết quả của bài báo sẽ là những đóng góp của tác giả bổ sung cho công tác nghiên cứu trầm tích Đệ tứ nói chung và trầm tích Holocen nói riêng ở đồng bằng này. 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ bài báo này, các tài liệu và phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng. 2.1. Tài liệu - Tài liệu của đề tài “Nghiên cứu di sản địa chất làm cơ sở khoa học để thành lập công viên địa chất toàn cầu ở khu vực Tam Giang – Bạch Mã”, Mã số ĐT ĐL.CN-05/18. - Tài liệu của chương trình nghiên cứu đánh giá khả năng tác động của việc xây dựng đầm Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) đến sự bền vững của hệ đầm phá (SAROF phase II). Tác giả sử dụng tài liệu khoan và kết quả phân tích mẫu của 02 lỗ khoan là LK C-1 và LK C-2 trong luận giải lịch sử phát triển trầm tích Holocen. - Tài liệu của đề án lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Huế [5]. Tác giả sử dụng cột địa tầng nguyên thủy của 4 lỗ khoan là Hu6, Hu6a, Hu7 và Hu8 (tác giả bài báo là người trực tiếp thành lập cột địa tầng các lỗ khoan này) và kết quả phân tích mẫu của đề án này. 2.2. Phương pháp Phương pháp xử lý, tổng hợp tài liệu Xử lý, tổng hợp tài liệu có trước để đối sánh với các tài liệu mới trong việc lập lại cột địa tầng trầm tích Holocen, cũng như nghiên cứu sự thay đổi về thành phần và môi trường thành tạo của các trầm tích này theo chiều ngang và chiều thẳng đứng. Phương pháp phân tích ảnh viễn thám Công tác giải đoán ảnh vệ tinh, ảnh máy bay trên diện tích nghiên cứu để thành lập bản đồ địa chất ảnh và bản đồ địa mạo ảnh tỷ lệ 1:50.000 cùng các sản phẩm khác. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 143 Trên bản đồ địa chất ảnh và bản đồ địa mạo ảnh khoanh định đối tượng địa chất và địa mạo là các thành tạo Holocen và các thành tạo trước Holocen để định hướng cho công tác khảo sát thực địa đạt hiệu quả. Phương pháp khảo sát thực địa Các tác giả đã thực hiện 12 tuyến khảo sát với trên 100 km lộ trình. Các tuyến khảo sát được bố trí vuông góc với phương cấu trúc địa chất nhằm khoanh vẽ, mô tả các thành tạo địa chất, địa mạo; đồng thời lấy các loại mẫu phục vụ cho công tác gia công, phân tích. Công tác lấy mẫu Mẫu phân tích độ hạt, cổ sinh, địa hóa môi trường, tuổi đồng vị C14 được lấy từ mẫu trên mặt (trong vỉa lộ, hố đào). Mẫu trên mặt được lấy sau khi đã bỏ lớp đất trồng và lấy theo rãnh cắt vuông góc với lớp trầm tích. Mẫu lõi khoan được xẻ đôi theo chiều dài mẫu, một nửa lõi khoan được dùng để lấy mẫu phân tích các loại, nửa còn lại để lưu. Gia công, phân tích mẫu - Mẫu độ hạt: sau khi gia công, các cấp hạt được chia tách bằng bộ rây và pipet. Các kết quả phân tích độ hạt được xử lý trên máy tính hoặc xây dựng đường cong tích lũy độ hạt để từ đó tính được các hệ số độ hạt. Kết quả phân tích độ hạt bao gồm: thành phần trầ ... sia, Cylichinathys angusta và Retusa ingignis (do TS Matsushima xác định) trong trầm tích nằm dưới độ sâu 34m. Các hoá thạch này sống trong môi trường biển, xác định có sự dâng cao mực biển vào khoảng thời gian 8000 năm trước (tuổi C14). Ở phần trên, trong trầm tích nằm ở độ sâu 17,9 m của LKC-2 gặp lớp cát chứa nhuyễn thể chỉ thị cho môi trường nước nông hơn với phong phú các loài Alvenius ojianus, Veremolpa micra, và Pillucina pisidium (do TS Matsushima xác định). Như vậy môi trường nội vịnh đã thay đổi từ điều kiện biển nông sang môi trường bãi triều liên quan với sự dâng chậm của mực biển. Hơn nữa, môi trường nội vịnh liên quan gần gũi với môi trường biển mở thể hiện bằng sự hiện diện của Cabolinia sp., và gần gũi cả với môi trường cửa sông với sự có mặt của các nhuyễn thể Diala stricta và Semisculcosspira sp., và môi trường nội vịnh dồi dào thức ăn cho các loài này phát triển. Ở độ sâu 14,3m (vào khoảng 6790 năm trước - tuổi C14, LKC-2) trong lớp cát và bùn thuộc tướng phần sâu của đới triều gặp chủ yếu các loài nhuyễn thể Alvenius ojianus và Veremolpa micra, Fulvia hungrefordi. Phức hệ động vật này xác định môi trường nội vịnh nơi nước biển từ biển mở có thể tràn vào xâm lấn vịnh. Phức hệ nhuyễn thể Veremolpa micra, Pillucina pisidium, Paphia undulata, Fulvia hungrefordi liên quan với môi trường tương đối sâu hơn. Phức hệ hoá thạch này gặp trong trầm tích nằm giữa độ sâu 14,3m và 12,4 m. Như vậy trầm tích nằm dưới độ sâu 12,4m trong LKC-2 đã được thành tạo trong môi trường biển, và chúng được coi là trầm tích của đợt biển tiến Flandrian (9100-6680 năm trước). Từ 12-4m, với chiều dày 8m là các trầm tích delta phủ trên trầm tích biển tiến Flandrian. Phần trên cùng của tầng trầm tích delta này chứa phức hệ nhuyễn thể đặc trưng bằng sự phổ biến của các loài sống trong môi trường triều nông của vịnh kín như Cerithidea cingulata, Clypeomorus coralium. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 153 Các tài liệu phân tích bào tử phấn hoa (do GS Yamanoi, trường Đại học Yamagata xác định) từ LKC-2 cho thấy đới phấn hoa nằm ở độ sâu trên 44m đặc trưng bằng sự ưu thế của các bụi than (charcoal) và vắng mặt các bào tử và phấn hoa của lan và dương xỉ. Sự ưu trội của các bụi than (điều kiện khô cạn) so với bào tử thực vật cho thấy đây là một thời kỳ lạnh, khí hậu khô và mực biển ở khá xa, thấp hơn so với mực biển hiện tại. Tầng trầm tích này trong LKC-2 vắng mặt hoàn toàn tảo diatome (được TS T. Kashima, trường Đại học Kyushu xác định), phù hợp với đặc điểm điều kiện khí hậu lạnh và thế giới thực vật nghèo nàn. Thế giới thực vật ở đới phấn hoa nằm ở độ sâu 22,5 m cơ bản có sự pha trộn của thực vật (rừng) miền núi như sự có mặt của Podocarpus, Dacrydium, Pinus, Castanosis và Quercus. Hơn nữa, trong đới này còn xuất hiện các loài đước như Excoecaria, Sonneratia, Bruguiera và Avicennis. Các đặc điểm này chứng tỏ cây rừng thực tế có bản chất lục địa với sự kết thúc của môi trường gần biển trong thời gian từ 7000 đến 6000 năm trước (do GS Yamanoi, trường Đại học Yamagata xác định). Diatome trong lõi LKC-2 nằm giữa độ sâu 25,5 và 12m mang đặc điểm pha trộn các loài nước ngọt với các loài nước lợ, chứng tỏ môi trường lắng đọng trầm tích là gần bờ với đặc điểm của môi trường từ lục địa đến môi trường đầm phá. Hơn nữa các loài nước ngọt giảm dần ở độ sâu sâu hơn 15m, chứng tỏ đã có sự xâm lấn của nước biển vào lục địa trong thời gian đó. Tài liệu tuổi đồng vị 14C có giá trị tuổi 6680 năm cho mẫu ở độ sâu 13,2m. Thời gian nay tương ứng với thời kỳ khí hậu trái đất lạnh (đối với những vùng có vĩ độ trung bình), và sự thay đổi tướng trầm tích tại độ sâu 12,1m ở LKC-2 phản ánh sự thay đổi môi trường lắng đọng trầm tích liên quan với sự hạ thấp mực biển trong thời kỳ đó. Từ những mô tả trên đây có thể thấy trầm tích ở độ sâu trên 30m trong LKC-2 có các loài nhuyễn thể phản ánh mực biển dâng cao và đạt mức cực đại ổn định ở độ sâu 26m. Sau đó mực biển bắt đầu hạ với các dấu hiệu trầm tích biển nông bắt đầu ở độ sâu 23m và môi trường trầm tích trở thành môi trường nội vịnh (vịnh kín) ở độ sâu 14m. Ranh giới giữa trầm tích biển sâu với trầm tích biển nông trong LKC-2 ở độ sâu 26m, giữa trầm tích biển nông với trầm tích delta ở độ sâu 12m (hình 2b). Điều này phù hợp với sự dâng mực biển trong khoảng thời gian 10.000 - 6680 năm trước do khí hậu trái đất ấm lên, và đã được phản ánh trong đặc điểm của các di tích bào tử phấn hoa và diatome trong trầm tích LKC-2. Giai đoạn Holocen giữa - muộn Holocen giữa - muộn chủ yếu là thời kỳ biển lùi sau biển tiến Flandrian. Khi mực nước biển lùi dần, hoạt động của sông được tăng cường hơn. Ở khu vực cửa sông Hương, sông Bồ, môi trường trầm tích vũng, vịnh biển được thay bằng môi trường delta với nguồn vật liệu trầm tích chủ yếu do sông mang tới (LKC-1, LKC-2 và LKHu7). Khu vực đồng bằng thấp của TTH được thành tạo từ trầm tích delta trong bối Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế 154 cảnh mực nước biển rút dần khỏi đồng bằng. Ở phía Bắc và Nam cửa sông Hương, quá trình biển lùi đã hình thành nên các dải cồn cát, đê cát nổi cao, xen giữa là các dải địa hình trũng thấp (dạng lạch triều) chứa các lớp than bùn. Các thành tạo cát nội đồng phân bố rộng rãi ở Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang. Với sự tồn tại của các địa điểm Khảo cổ học Cồn Ràng, Cồn Dài và Cửa Thiềng thuộc Văn hóa Sa Huỳnh phân bố trên địa bàn xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, có thể khẳng định là cách ngày nay khoảng 3300 đến 2260 năm [4], khu vực dọc theo QL1A hoàn toàn không còn bị ảnh hưởng của biển. Phân tích 3 mẫu tuổi đồng vị C14 cho thân và rễ cây đang hóa than trong các trằm, bàu ở khu vực Phong Điền cho kết quả 2330±65 đến 2570±70 năm cách ngày nay, cho thấy vào khoảng thời gian này đã xảy ra quá trình đầm lầy hóa trong các lạch trũng giữa các gờ cát được hình thành trong quá trình biển tiến Flandrian. Trong giai đoạn này có những đặc trưng sau: - Vào đầu giai đoạn này, đê cát kéo dài từ Hải Lăng (Quảng Trị) đến cửa Tư Hiền được hoàn thiện, phía trong đê cát này là một đầm phá cổ kéo dài và rộng hơn nhiều so với phá Tam Giang hiện nay. Đê cát này được thành tạo từ 2 thế hệ cát biển: thế hệ cát biển thứ nhất bao gồm cát thạch anh màu trắng, trắng muối được thành tạo trong kỳ biển tiến Flandrian và thế hệ cát biển thứ hai gồm cát màu vàng nhạt nằm phủ trên cát thế hệ thứ nhất (ảnh 7). Ảnh 7. Cát vàng nhạt nguồn gốc biển, biển - gió tuổi Q22-3 (2) phủ trên cát trắng tuổi Q21-2 (1) ở dải đê cát ven biển Điền Hải, huyện Quảng Điền Với sự tồn tại của Tháp Chăm Pa Phú Diên (huyện Phú Vang) nằm ở độ sâu 6- 7m so với bề mặt dải đê cát ven biển, có niên đại khoảng thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên; có thể kết luận là cách đây trên 1000 năm, dải đê cát ven biển này đã nổi lên trên mực nước biển, và là nơi cư trú của người Chăm Pa cổ. - Trong Holocen muộn, đã xảy ra sụt lún hình thành đầm Cầu Hai [3]; đầm phá cổ bị thu hẹp dần. Có sự liên thông giữa các hợp phần (phá Tam Giang, cửa sông 2 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 155 Hương, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai) để hình thành hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai như ngày nay. - Hoạt động của sông đã phá huỷ một phần các dải cát hình thành trong giai đoạn trước. Điển hình là dải cát kéo dài từ Hải Lăng (Quảng Trị) đến Phong Điền đã bị hệ thống sông Ô Lâu, Ô Giang phá huỷ ở phần gần trung tâm. - Hoạt động của gió đã làm biến đổi bề mặt đê cát, tạo thành những dạng địa hình đặc trưng như các cồn cát, gờ cát. 4.2. Về vai trò của chuyển động tân kiến tạo với trầm tích Vai trò của chuyển động tân kiến tạo đối với sự thành tạo trầm tích được thể hiện khá rõ ràng khi phân tích cột địa tầng trầm tích Holocen. Trong cùng bối cảnh thay đổi của mực nước biển, ở các đới cấu trúc tân kiến tạo khác nhau, trầm tích Holocen có đặc điểm khác nhau: - Ở đới phá Tam Giang và đới đầm Thủy Tú (là các đới tương đối ổn định về hoạt động nâng hạ) trầm tích Holocen có phần dưới bao gồm bột sét, bột cát thuộc tướng cửa sông và sét bột chứa vật chất hữu cơ tướng đầm lầy ven biển; phần trên là cát thạch anh màu trắng, xám trắng tướng đê cát, bãi triều. - Ở đới hạ lưu Sông Hương (đới sụt chìm tân kiến tạo) có môi trường vũng, vịnh biển tồn tại trong suốt kỳ biển tiến Flandrian, sau đó là các trầm tích delta được thành tạo trong kỳ biển lùi sau biển tiến. - Ở đới đầm Cầu Hai (sụt lún cục bộ trong Holocen muộn): chỉ có mặt các lớp mỏng bột sét, bột cát, cát tuổi Holocen. 5. KẾT LUẬN 1. Các trầm tích Holocen có diện phân bố rộng rãi ở đồng bằng TTH. Chúng có nhiều kiểu nguồn gốc là sông, sông – biển, biển – sông – đầm lầy, biển và biển – gió tạo, nên các dạng địa hình khác nhau trên bề mặt đồng bằng. 2. Theo mặt cắt đứng từ dưới lên trên, các trầm tích chuyển tướng từ trầm tích lòng sông – cửa sông/đầm lầy ven biển – vũng, vịnh biển – delta/đê cát, bãi triều – bãi bồi và lòng đầm phá thể hiện một chu kỳ biển tiến – biển lùi đã xảy ra trong Holocen. 3. Lịch sử phát triển địa chất đồng bằng TTH trong Holocen bị chi phối bởi yếu tố mang tính quyết định là mối quan hệ tương hỗ giữa sự thay đổi mực nước biển và hoạt động tân kiến tạo địa phương. Trong cùng bối cảnh thay đổi của mực nước biển, ở các đới cấu trúc tân kiến tạo khác nhau, trầm tích Holocen có đặc điểm thành phần vật chất, cổ sinh, tướng trầm tích và bề dày khác nhau. Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế 156 LỜI CẢM ƠN Bài báo là một phần sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu di sản địa chất làm cơ sở khoa học để thành lập công viên địa chất toàn cầu ở khu vực Tam Giang - Bạch Mã”. Mã số ĐT ĐL.CN-05/18. Nhóm tác giả bài báo xin được chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể tác giả hoàn thành bài báo này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp chuyên môn của PGS. TS. Trần Ngọc Nam để bài báo được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Biểu và nnk, 2001. Báo cáo tổng kết đề án: Điều tra địa chất và khoáng sản rắn biển nông ven bờ độ sâu 0 - 30m nước Việt Nam tỷ lệ 1: 500. 000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội. [2]. Nguyễn Hữu Cử, 1996. Đặc điểm địa chất hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên – Huế) và phức hệ Trùng lỗ chứa trong chúng. Luận án PTS Địa chất. Lưu trữ Thư viện Quốc gia, Hà Nội. [3]. Nguyễn Đình Hòe, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, 1994. Một số đặc điểm địa động lực nội sinh hiện đại và tác động của chúng đối với hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Báo cáo Hội thảo khoa học về đầm phá Thừa Thiên Huế. Hải Phòng. [4]. Phạm Đức Mạnh, 2016. Hợp thể Sa Huỳnh và đôi điều cảm ngộ. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, Tập 19, Số X4-2016. Hà Nội. [5]. Phạm Huy Thông và nnk, 1997. Báo cáo kết quả lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Huế. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội. [6]. Vũ Mạnh Điển và nnk, 1994. Báo cáo kết quả lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Nam Đông. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội. [7]. Vũ Quang Lân, 2002. Tiến hoá của trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Tạp chí Địa chất số 270. Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 157 CHARACTERISTICS OF HOLOCEN SEDIMENTS IN THUA THIEN HUECOASTAL DELTA Vu Quang Lan1, Tran Quang Phuong1, Hoang Ngo Tu Do2* 1 North Vietnam Geological Mapping Division 2 University of Sciences, Hue University * Email: hoangngotudo@hueuni.edu.vn ABSTRACT Thua Thien Hue coastal delta with the Tam Giang - Cau Hai lagoon system which is the largest one in Southeast Asia located on a Holocene sedimentary set with the following characteristics: Holocene sediments are widely distributed with many types are river, river - sea, sea - river - swamp, sea, sea - wind and creates different topographic on the plain surface. According to the vertical section from bottom to top, the sediments transformed from river bed - estuarine/coastal marsh - lagoon, gulf - delta/sand dike, tidal flats - lagoons show one transgression–regression cycle has occurred in the Holocene. The history of the geological development of the Thua Thien Hue coastal delta in Holocene that is dominated by the Flandrian transgression and the local tectonic activity makes it possible for Holocene sediments to characterize material composition, paleontology, sedimentary and different thickness. Keywords: Holocene sediments, the history of the geological, Thua Thien Hue coastal delta. Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế 158 Vũ Quang Lân sinh ngày 10/08/1965 tại Thái Bình. Ông tốt nghiệp đại học năm 1989 ngành Địa chất tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Thạch học - Khoáng học - Trầm tích học năm 2003 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội. Hiện nay, ông công tác tại Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa tầng, Trầm tích Đệ tứ, Địa mạo, Vỏ phong hóa và Di sản địa chất. Trần Quang Phương sinh ngày 05/11/1981 tại Quảng Ninh. Ông tốt nghiệp đại học năm 2006 ngành Địa chất, tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2010 chuyên ngành Địa chất khoáng sản và thăm dò. Hiện nay, ông công tác tại Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa hóa học và Di sản Địa chất. Hoàng Ngô Tự Do sinh ngày 21/7/1976 tại Thừa Thiên Huế. Ông tốt nghiệp đại học năm 1999 ngành Địa chất học, tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2004 chuyên ngành Địa chất học, tốt nghiệp tiến sĩ Địa chất học năm 2017 tại Trường đại học Mỏ - Địa chất. Hiện nay, ông công tác tại Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa mạo, Trầm tích Đệ tứ, Địa chất du lịch.
File đính kèm:
- dac_diem_cac_tram_tich_holocen_o_dong_bang_thua_thien_hue.pdf