Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi vào lớp 1

Đến 6 tuổi, bất cứ một trẻ em nào phát triển bình

thường đều có thể đi học lớp 1. Đối với trẻ em, đến

trường phổ thông được coi như một bước ngoặt quan

trọng của cuộc đời. Đó là việc trẻ được chuyển qua một

lối sống, hoạt động mới và vị trí xã hội mới với những

mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ;

chuyển từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng

như tinh thần sang một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc”

thực sự. Đối với một trẻ em bình thường, việc chuẩn bị

tâm lí sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1 cũng là vấn đề lớn của

phụ huynh và giáo viên mầm non, nhưng đối với trẻ

khiếm thính (TKT) lại càng khó khăn hơn. Bởi, TKT là

những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau,

dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá

trình nhận thức của trẻ. TKT cũng như trẻ em bình

thường, đến tuổi đi học thường rất phấn khởi, mong chờ

ngày tựu trường. Để TKT có thể hòa nhập tốt ở môi

trường phổ thông chúng ta cần chuẩn bị tâm lí cho trẻ

Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi vào lớp 1 trang 1

Trang 1

Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi vào lớp 1 trang 2

Trang 2

Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi vào lớp 1 trang 3

Trang 3

Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi vào lớp 1 trang 4

Trang 4

Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi vào lớp 1 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 03/01/2022 10180
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi vào lớp 1

Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi vào lớp 1
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 127-130; 63 
127 
CHUẨN BỊ TÂM LÍ SẴN SÀNG 
CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 5-6 TUỔI VÀO LỚP 1 
Lê Thị Thanh Sang - Trường Đại học Đồng Tháp 
Ngày nhận bài: 10/05/2018; ngày sửa chữa: 18/05/2018; ngày duyệt đăng: 25/05/2018. 
Abstract: Deaf children are often impaired in hearing at different levels, leading to difficulties in 
communication and these difficulties affect directly their cognitive processes. Therefore, 
preparation for children with hearing impairment for the first grade is more difficult than ordinary 
children. In this article, author mentions some contents of psychological preparation for five to six-
year-old children with hearing loss for the first grade. 
Keywords: Five to six-year-old children, hearing impairment, psychological preparation, first grade. 
1. Mở đầu 
Đến 6 tuổi, bất cứ một trẻ em nào phát triển bình 
thường đều có thể đi học lớp 1. Đối với trẻ em, đến 
trường phổ thông được coi như một bước ngoặt quan 
trọng của cuộc đời. Đó là việc trẻ được chuyển qua một 
lối sống, hoạt động mới và vị trí xã hội mới với những 
mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ; 
chuyển từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng 
như tinh thần sang một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc” 
thực sự. Đối với một trẻ em bình thường, việc chuẩn bị 
tâm lí sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1 cũng là vấn đề lớn của 
phụ huynh và giáo viên mầm non, nhưng đối với trẻ 
khiếm thính (TKT) lại càng khó khăn hơn. Bởi, TKT là 
những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau, 
dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá 
trình nhận thức của trẻ. TKT cũng như trẻ em bình 
thường, đến tuổi đi học thường rất phấn khởi, mong chờ 
ngày tựu trường. Để TKT có thể hòa nhập tốt ở môi 
trường phổ thông chúng ta cần chuẩn bị tâm lí cho trẻ. 
Bài viết này đề cập một số nội dung chuẩn bị tâm lí 
sẵn sàng cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi vào lớp 1. 
2. Nội dung nghiên cứu 
Chuẩn bị cho TKT 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 là quá 
trình lâu dài, nhất là chuẩn bị tốt về mặt tâm lí, làm sao 
để giúp trẻ làm quen và hòa nhập với các hoạt động học 
tập, lao động, mối quan hệ xã hội ở trường phổ thông tốt 
nhất. Trước khi bàn về vấn đề này, cần xem xét đặc điểm 
của TKT để có sự chuẩn bị tâm lí sẵn sàng vào lớp 1 cho 
phù hợp với đặc điểm phát triển của TKT. 
2.1. Một số đặc điểm tâm lí của trẻ khiếm thính 
2.1.1. Đặc điểm cảm giác - tri giác của trẻ khiếm thính 
Cảm giác và tri giác là nền tảng của nhận thức, là 
nguồn gốc cơ bản của những kiến thức mà chúng ta nhận 
thức được ở thế giới xung quanh. Nhưng với TKT, mất 
thính lực sẽ làm cho trẻ không có khả năng tri giác bình 
thường về những nguồn thông tin này. Ở TKT, do thiếu 
cảm giác nghe (hoặc cảm giác nghe bị phá huỷ) hoặc cảm 
giác thị giác và cảm giác vận động sẽ có vai trò đặc biệt 
quan trọng. Thị giác của TKT trở thành chủ đạo, chủ yếu 
trong việc nhận thức thế giới xung quanh và tiếp nhận 
ngôn ngữ. Cùng với cảm giác vận động, cảm giác tri giác 
nhìn trở thành nền tảng để hình thành tiếng nói. Mặc dù 
tất cả những khó khăn tâm lí và sự phức tạp của quá trình 
tri giác nhìn đối với ngôn ngữ nói, TKT thường làm chúng 
ta ngạc nhiên bằng khả năng dùng thị giác tiếp nhận và 
phân biệt tinh tế những gì mà chúng ta nói với chúng. 
Ở TKT, mất thính lực không chỉ ảnh hưởng xấu đến 
sự vận động của bộ máy hô hấp mà còn ảnh hưởng đến 
sự phối hợp các động tác của cơ thể. Vì vậy, TKT thường 
vụng về, không khéo léo, rất khó khăn với những kĩ năng 
lao động và thể thao đòi hỏi sự phối hợp tinh tế, thăng 
bằng của các động tác (vì do bộ máy tiền đình cũng như 
những điểm cuối dây thần kinh của cơ quan vận động bị 
tổn thương). Qua đặc điểm này, chúng ta biết những hạn 
chế và ưu điểm nào của trẻ để giúp cho trẻ chuẩn bị vào 
lớp 1 tốt hơn. 
2.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khiếm thính 
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, truyền đạt và lĩnh 
hội kinh nghiệm qua các thế hệ con người, là công cụ 
mạnh mẽ để con người nhận thức thế giới xung quanh, trao 
đổi ý kiến, hiểu biết lẫn nhau. Ngôn ngữ có vai trò quan 
trọng đối với sự phát triển của trẻ; trẻ nắm được ngôn ngữ, 
trong quá trình giao tiếp có thể biết những đặc tính của 
những vật xung quanh nó. Trẻ luôn đặt các câu hỏi với 
người xung quanh và nhận được những câu trả lời, thu 
nhận được kinh nghiệm của người lớn. Đối với TKT, việc 
nghe hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển về ngôn 
ngữ, làm cho ngôn ngữ của TKT nghèo nàn, đơn điệu. 
Nhưng nhu cầu giao tiếp của TKT cũng mạnh mẽ không 
kém gì những trẻ bình thường; chính từ nhu cầu này, ở 
TKT nảy sinh một hệ thống giao tiếp độc đáo khác, đó là 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 127-130; 63 
128 
hệ thống ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ. Ngôn ngữ liên hệ chặt 
chẽ với tư duy, mối liên hệ này thể hiện trước hết ở chỗ: 
tiếng nói là công cụ của tư duy. Ý nghĩ của chúng ta xuất 
hiện và hình thành trên cơ sở tiếng nói. Trên cơ sở sự phá 
huỷ ngôn ngữ nói thường xuất hiện sự phá huỷ ngôn ngữ 
viết và cấu trúc ngữ pháp của nó. Ở những trẻ bị phá huỷ 
sức nghe, chúng thường thể hiện chứng viết khó và chứng 
“mất ngữ pháp”. Trong trường hợp bị chứng viết khó, 
thành phần chữ cái của từ bị bóp méo, những chữ cái riêng 
lẻ thường bị bỏ qua, thay thế hoặc đổi chỗ cho nhau. Sự 
phá hủy này có thể liên hệ không chỉ với những thiếu sót 
của sự tiếp nhận âm thanh và phân tích âm, mà còn liên hệ 
với sự phá huỷ cảm giác và tri giác nhìn hay cảm giác và 
tri giác vận động. Cho nên, đây cũng là yếu tố cản trở lớn 
khi trẻ vào lớp 1 học đọc và học viết. 
2.1.3. Đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính 
Khi gần tròn 1 tuổi, trẻ bắt đầu ghi nhớ được từ; tuy 
nhiên, sự ghi nhớ này mang tính tự phát và không có chủ 
định. Ở TKT, việc ghi nhận từ ngữ bắt đầu muộn hơn 
nhiều vì mất một khoảng thời gian dài ban đầu để tiếp 
nhận từ ngữ. Thời gian phát hiện tật điếc càng kéo dài thì 
việc thu nhận ngôn ngữ của trẻ càn ... ng, bác cấp dưỡng, bác bảo vệ... như 
thế nào cho đúng. Ngoài gia đình và trường mầm non, trẻ 
cần được tiếp xúc với môi trường xã hội rộng lớn hơn 
(hàng xóm, những khách lạ từ nơi khác đến...). Trong quá 
trình tham gia vào các mối quan hệ đó, cần giúp TKT 
hình thành những động cơ xã hội tích cực, giúp TKT hiểu 
rằng mình phải có những hành vi tích cực để có thể mang 
lại niềm vui hay lợi ích cho người khác; không phải lúc 
nào cũng đòi hỏi người khác phải có hành vi tốt với mình; 
động viên trẻ quan tâm đến người khác và biết làm các 
công việc vì người khác theo sáng kiến của mình. 
2.2.2. Chuẩn bị cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập 
cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi 
Hoạt động học tập ở trường tiểu học chủ yếu là hoạt 
động nhận thức để tiếp thu tri thức khoa học, do đó cần 
phải chuẩn bị cho trẻ về các mặt sau đây: 
- Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cho trẻ: Tâm thế 
sẵn sàng đi học là yếu tố tâm lí rất quan trọng thôi thúc trẻ 
đến trường; kích thích tính tích cực học tập và tham gia 
các hoạt động ở trường tiểu học. vì vậy, cần chuẩn bị các 
vấn đề sau: + Nuôi dưỡng hứng thú nhận thức lâu bền 
cho TKT: Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh. Hiệu 
quả của hoạt động này phụ thuộc nhiều vào hứng thú nhận 
thức của trẻ. Đối với TKT, chúng ta dựa vào đặc điểm 
nhận thức của trẻ để có biện pháp nuôi dưỡng hứng thú 
nhận thức lâu bền cho trẻ. Trong quá trình tổ chức các 
hoạt động (nhất là vui chơi), cần kích thích lòng ham hiểu 
biết, óc tìm tòi, khám phá của trẻ bằng cách tạo ra những 
tình huống có vấn đề để kích thích trẻ suy nghĩ tìm cách 
giải quyết. Trong cuộc sống hằng ngày, cho trẻ làm quen 
với những điều mới lạ xung quanh bằng trải nghiệm hay 
qua hình ảnh và khuyến khích trẻ khám phá; + Kích thích 
lòng mong muốn được đi học của TKT: Mong muốn được 
đi học chỉ nảy sinh khi TKT nhận ra rằng trường học là 
nơi giải đáp được những vấn đề mà trẻ băn khoăn, thắc 
mắc, mong muốn được hiểu, được giải thích. Vì vậy, cần 
giúp TKT hiểu: đến trường sẽ được biết nhiều điều mới 
lạ, được tiếp xúc với thầy cô giáo...; được tiếp xúc với 
sách vở, đồ dùng học tập mới, đẹp; được sinh hoạt trong 
Sao Nhi đồng; được trở thành học sinh tiểu học như bao 
bạn bè bình thường khác..., giúp cho TKT thấy đi học là 
một niềm vui sướng và hạnh phúc. 
- Giúp TKT làm quen với hoạt động trí óc: 
+ Hình thành tính chủ định trong hoạt động cho 
TKT: Học tập ở lớp 1 là hoạt động đòi hỏi tính chủ định 
cao với mục đích rõ ràng là nắm những tri thức, thái độ, 
kĩ năng được quy định trong chương trình. Nhưng tính 
không chủ định lại gần như là đặc điểm bao trùm trong 
hoạt động tâm lí của trẻ (kể cả TKT), TKT thường không 
có tính chủ định trong các hoạt động, nhất là hoạt động 
trí óc, tư duy trẻ chậm chạp và hạn chế. Do đó, hình thành 
tính chủ định trong hoạt động tâm lí; đặc biệt là trong 
hoạt động nhận thức của TKT là việc cần làm nhất vào 
cuối tuổi mẫu giáo. Khi tổ chức hoạt động, chúng ta cần 
tạo điều kiện để giúp TKT nghe, hiểu, chuyển dần chú ý 
không chủ định đến chú ý có chủ định vào một việc nào 
đó. Điều này có thể thực hiện trong các ‘‘tiết học’’ hay 
trong hoạt động vui chơi, bằng cách đặt ra cho trẻ phải 
thực hiện một nhiệm vụ nhất định (nhất là nhiệm vụ nhận 
thức, như: lắng nghe, hiểu và có thể kể lại câu chuyện 
hay miêu tả lại một sự vật nào đó vừa mới nghe hoặc đã 
thấy, hoặc hoàn thành một bài tập nhận thức...) theo yêu 
cầu của cô giáo. Cần tập cho TKT biết duy trì chú ý vào 
một công việc nào đó trong một thời gian cần thiết; chú 
ý ngăn ngừa bệnh đãng trí, phân tán chú ý của TKT. 
+ Cần dạy trẻ biết quan sát sự vật và hiện tượng xung 
quanh: Quan sát là loại tri giác có chủ định rất cần cho 
hoạt động học tập. Đối với TKT, các giác quan còn lại 
rất nhạy bén, khi dạy trẻ quan sát chúng ta vận dụng sự 
nhạy bén thị giác của TKT để phát triển óc quan sát cho 
trẻ. Trong các hoạt động cần dạy trẻ đặt mục đích, cách 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 127-130; 63 
130 
thức và sử dụng một số phương tiện quan sát thông 
thường, chủ yếu là các giác quan (nhất là thị giác) để phát 
hiện các thuộc tính của sự vật, những thuộc tính tinh tế 
còn bị lẩn khuất, đặc biệt là nêu được thuộc tính đặc trưng 
của chúng. Việc so sánh các bức tranh có cùng nội dung 
và hình thức nhưng lại khác nhau ở một số chi tiết... là 
những việc làm có hiệu quả để kích thích khả năng quan 
sát của TKT phát triển. 
+ Phát triển tư duy là nhiệm vụ quan trọng nhất: 
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, tư duy được coi là quá trình 
tâm lí chủ yếu của hoạt động học tập. Nhưng đối với 
TKT, tư duy của trẻ bị hạn chế, nhất là kiểu tư duy logic 
và tư duy trừu tượng. Ở TKT, đặc điểm trí nhớ thị giác, 
tư duy hình tượng thị giác và trí tưởng tượng tái tạo của 
trẻ đạt mức độ cao và sống động, chúng ta vận dụng đặc 
điểm này của TKT cho trẻ tham gia và các trò chơi như: 
xây dựng, lắp ghép, xếp hình... đều rất có hiệu quả trong 
luyện tập cho trẻ những thao tác tư duy. Cần cho trẻ tham 
gia chơi những trò chơi học tập, giải các sơ đồ đơn giản, 
tình huống có vấn đề... để giúp trẻ phán đoán, suy luận, 
kích thích cho các yếu tố của tư duy logic, tư duy trừu 
tượng, làm chỗ dựa cho việc tiếp thu các bộ môn khoa 
học ở trường tiểu học. 
+ Phát triển ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện để 
giao tiếp (đặc biệt là để tư duy), nó đóng vai trò cực kì 
quan trọng trong hoạt động học tập, tiếp nhận các tri thức 
khoa học. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, trước hết là giúp trẻ 
sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. 
Nhưng đối với TKT, ngôn ngữ bị hạn chế, cần khuyến 
khích cho trẻ thể hiện song song với ngôn ngữ cử chỉ, điệu 
bộ (dấu hiệu là nghe, hiểu và nói được càng nhiều càng 
tốt); tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp với 
những người xung quanh; kể chuyện cho trẻ nghe và 
khuyến khích trẻ kể lại chuyện...; giúp trẻ hướng tới ‘‘đọc 
và viết’’, làm quen với những thao tác ‘‘đọc và viết’’ (như 
biết cầm sách đúng, biết “đọc” từ trên xuống, từ trái sang 
phải...). Hướng dẫn cho trẻ ngồi đúng tư thế, biết cầm bút 
và vẽ những nét ‘‘tiền chữ viết’’. Trong trò chơi, trẻ có 
thể ‘‘kí tên’’ của mình vào một văn bản nào đó (như giấy 
mời cha mẹ đến dự liên hoan ở trường) bằng một kí hiệu, 
hay ‘‘chép’’ một bài thơ, bài hát bằng những kí hiệu mà 
trẻ thích; dần dần hướng dẫn trẻ biết sử dụng kí hiệu gần 
giống với chữ viết. Điều này cũng có khả năng biến thành 
động cơ đi học của TKT để đọc thông viết thạo. 
+ Định hướng vào không gian và thời gian: Biết định 
hướng đúng vào không gian là một yêu cầu cần thiết của 
một người để sống và học tập. Việc định hướng vào 
không gian trong sinh hoạt hàng ngày đối với TKT cũng 
không đến nỗi khó khăn, với nhiều công việc tự phục vụ 
(mặc quần áo, đi giày, sắp xếp đồ đạc...) trẻ có thể tự phục 
vụ cho bản thân. Trong vui chơi với nhiều trò chơi trẻ cần 
xác định phương hướng và khoảng cách trong không 
gian; trẻ lại cần phải xác định chính xác trái phải, trước 
sau, trên dưới... để nhận ra các con chữ, như: b và d, q và 
p, b và p... cho đúng; việc đọc và viết (từ trái sang, từ trên 
xuống, từ trước đến sau...) hay trong nhiều hoạt động 
khác (thể dục, múa, vẽ...). Do đó, hướng dẫn trẻ biết định 
hướng đúng trong không gian là hết sức cần thiết. 
Biết định hướng đúng thời gian cũng là một yêu cầu 
để sống và học tập của mỗi người. Trước hết, dạy trẻ dựa 
vào các công việc sinh hoạt của con người và quan sát cảnh 
vật xung quanh để nhận ra các thời điểm trong ngày: sáng, 
trưa, chiều, tối, đêm. TKT cũng cần biết số ngày trong mỗi 
tuần và thứ tự các ngày trong đó. Tiến tới, có thể cho trẻ 
nhận biết các mùa trong mỗi năm: xuân, hạ, thu, đông; đặc 
biệt là dạy trẻ phân biệt được quá khứ, hiện tại và tương 
lai, vì đây là phạm trù thời gian chỉ có ở con người... Nhận 
ra đúng các thời điểm quen thuộc và thời lượng đơn giản 
là tiền đề để tổ chức cuộc sống, lập kế hoạch trong học tập, 
lao động, đó là phẩm chất cần có của con người trong xã 
hội hiện đại mà TKT cũng cần phải có. 
Tóm lại, để TKT 5-6 tuổi có tâm lí sẵn sàng đến 
trường phổ thông, chúng ta cần chuẩn bị cho trẻ ngay từ 
lứa tuổi mầm non, sự chuẩn này phải phù hợp với đặc 
điểm phát triển của từng cá nhân TKT để giúp cho trẻ 
không bị sốc và hòa nhập phát triển tốt khi vào lớp 1. 
3. Kết luận 
Việc đưa TKT vào học chung với trẻ bình thường ở 
trường phổ thông là quyết định mới đối với giáo viên và 
học sinh. Cho nên, trước khi trẻ vào lớp 1 cần chuẩn bị 
tâm lí sẵn sàng cho trẻ về mọi mặt. Nếu chúng ta chuẩn 
bị tốt sẽ giúp trẻ có thể tự tin hơn khi hòa nhập với môi 
trường mới. Bên cạnh đó, cũng cần có sự chung tay của 
bạn bè, thầy cô giáo ở trường phổ thông chấp nhận TKT 
cũng như những trẻ bình thường khác. Nhà trường và 
giáo viên chủ nhiệm nên phân công giúp đỡ, đón tiếp trẻ 
ân cần, tạo cho TKT những cảm giác thoải mái, tự tin, 
yên tâm khi vào lớp. Thực tế cho thấy, nhiều TKT học 
rất tốt ngay từ những ngày đầu là do tập thể bạn bè thông 
cảm, thương yêu và luôn giúp trẻ vượt qua được những 
khó khăn ban đầu. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Phạm Thị Châu - Nguyễn Thị Oanh - Phạm Thị Sinh 
(2002). Giáo dục học mầm non. NXB Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
[2] Bộ GD-ĐT (2005). Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí 
và giáo viên mầm non - Can thiệp sớm và giáo dục 
hoà nhập trẻ khuyết tật mầm non. 
(Xem tiếp trang 63) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 60-63 
63 
- Phải có sự phối kết hợp chặt chẽ từ phía Cục nhà 
giáo, các Sở GD-ĐT, cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục, 
đội ngũ giảng viên của các trường sư phạm uy tín trên cả 
nước. Trong đó, giảng viên các trường đại học sư phạm 
trọng điểm phải là lực lượng chủ yếu trong các đợt tập 
huấn, bồi dưỡng, đào tạo lại..., thực sự tạo nên sự gắn kết 
giữa trường đại học và trường phổ thông. 
- Những người chịu trách nhiệm xây dựng chương 
trình bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo lại GV cần phải hiểu 
rõ về chương trình giáo dục phổ thông mới; đối chiếu với 
chương trình đó để thấy rõ cái đang cần và đang thiếu 
của GV; từ đó, xác định nội dung cần bồi dưỡng cho GV 
và xây dựng chương trình bồi dưỡng sát với nhu cầu thực 
tiễn; biên soạn các tài liệu bồi dưỡng GV theo từng nội 
dung hoặc chủ đề để GV tự học, tự nghiên cứu. 
- Ngoài các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo lại mang 
tính hệ thống và chính quy ở trên, cần đẩy mạnh các hoạt 
động ngoài lớp bồi dưỡng như: mở thêm các diễn đàn 
qua mạng xã hội (trong đó khuyến khích GV đưa các bài 
soạn mẫu lên mạng, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm 
giảng dạy, chuyên môn và những nhiệt huyết trong 
nghề); đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt chuyên môn tại 
trường hoặc cụm trường (qua dự giờ, thao giảng...). 
- Để việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 
thật sự hiệu quả, việc bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo lại 
GV hiệu quả cần chú trọng đến đời sống và mức lương 
của GV (mức lương GV quá thấp nhưng yêu cầu và áp 
lực trong nghề thì quá nhiều). 
3. Kết luận 
Việc đổi mới, cải cách trong giáo dục là một xu thế 
tất yếu của thời đại; tuy nhiên, quá trình đổi mới và cải 
cách này ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Theo chúng 
tôi, đây không phải là công việc của một người, một vài 
nhà lãnh đạo, mà là sự chung tay, góp sức sự chia sẻ, cảm 
thông từ dư luận xã hội và toàn thể xã hội. Quan trọng 
hơn cả, các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo lại GV 
này cũng sẽ chỉ hiệu quả khi chính GV phổ thông là 
những người tiên phong đi đầu trong sự nghiệp đổi mới 
giáo dục. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ 
thông (Chương trình tổng thể). 
[2] Bộ GD-ĐT (2016). Chương trình giáo dục phổ 
thông môn Giáo dục công dân. NXB Giáo dục Việt 
Nam. 
[3] Bộ GD-ĐT (2016). Giáo dục đạo đức - công dân 
trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Kỉ yếu hội 
thảo Quốc gia. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Nguyễn Thị Bình (chủ biên, 2016). Hệ giá trị - mục 
tiêu phát triển nhân cách người học của hệ thống 
giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[5] Nhiều tác giả (2011). Kinh nghiệm quốc tế về phát 
triển chương trình giáo dục phổ thông. NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
[6] Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2016). Chương 
trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người 
học. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[7] Nguyễn Thị Thu Hà (2017). Giáo dục kĩ năng sống 
cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở 
trường trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, số đặc 
biệt kì 1 tháng 10, tr 9-12. 
[8] Lữ Đạt - Chu Mãn Sinh (chủ biên, 2010). Cải cách 
giáo dục ở các nước phát triển (Nguyễn Như Diệm 
dịch). NXB Giáo dục Việt Nam. 
[9] Trần Việt Dũng (2013). Một số suy nghĩ về năng lực 
sáng tạo và phương hướng phát huy năng lực sáng 
tạo của con người Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa 
học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 
49, tr 160-169. 
CHUẨN BỊ TÂM LÍ SẴN SÀNG... 
(Tiếp theo trang 130) 
[3] Lê Thị Hằng (2008). Giáo trình Đại cương về giáo 
dục trẻ khiếm thính. Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường 
Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. 
[4] Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên) - Lương Kim Nga 
- Trương Kim Oanh (1998). Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi 
vào trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[5] Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Nguyễn Thị Như Mai 
(2009). Giáo trình sự phát triển Tâm lí học trẻ em 
lứa tuổi mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[6] Lương Thị Bình - Phan Lan Anh (2011). Các hoạt 
động giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 
mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[7] Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Phan 
Thị Thảo Hương (2011). Giáo dục giá trị sống và kĩ 
năng sống cho trẻ mầm non. NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
[8] Nguyễn Thị Như Mai (2017). Thực trạng chuẩn bị 
tâm lí cho trẻ đến trường mầm non - nhìn từ phía 
giáo viên mầm non. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 
tháng 12, tr 5-8. 
[9] Lã Thị Bắc Lý (2017). Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu 
giáo thông qua hoạt động trải nghiệm. Tạp chí Giáo 
dục, số đặc biệt tháng 12, tr 32-35. 

File đính kèm:

  • pdfchuan_bi_tam_li_san_sang_cho_tre_khiem_thinh_5_6_tuoi_vao_lo.pdf