Chất lượng và hiệu quả triển khai sách tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục
Việc triển khai thử nghiệm sách Tiếng Việt lớp 1
Công nghệ giáo dục (TV1 CNGD) trong thực tiễn giáo
dục nước ta đã trải qua gần 30 năm:
Giai đoạn 1991-1995, Bộ GD-ĐT đã chủ trương
triển khai dạy tiếng Việt theo tài liệu TV1 CNGD như một
trong những phương án giáo dục ở địa bàn có điều kiện
(thành phố, thị xã, thị trấn), đồng thời bắt đầu thử nghiệm
ở vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Giai đoạn này,
tài liệu được dạy ở 43 tỉnh, thành trên toàn quốc;
Từ sau 1995, quy mô dạy theo tài liệu này dần thu
hẹp. Sau khi Chương trình (CT) tiểu học năm 2000 ban
hành thì TV1 CNGD không được phép triển khai bởi
Khoản 2 Điều 25 Luật Giáo dục 1998 và Khoản 3 Điều
29 Luật Giáo dục 2005 quy định “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
ban hành CT giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa
để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng
dạy, học tập ở cơ sở giáo dục phổ thông”
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng và hiệu quả triển khai sách tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 160-164; 97 160 CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 1 CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC Nguyễn Thị Lan Phương - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Ngày nhận bài: 25/05/2018; ngày sửa chữa: 28/05/2018; ngày duyệt đăng: 31/05/2018. Abstract: The article presents results of the research and evaluation of 18 language experts and educational evaluators and 1,079 managers, teachers, students and parents in provinces Lao Cai, Nam Dinh, Ha Tinh, Tay Ninh and Kien Giang. The results showed that the Grade 1 Vietnamese Language educational technology textbook is carefully compiled under teaching direction of transforming A (Vietnamese phonetic language and culture) into a (Vietnamese language skills) of grade 1 students follow the technology process including 4 jobs (occupied phonics, writing, smooth reading, and spelling). This method of teaching has made it possible for grade 1 students to have smooth reading, spelling, and especially not to be blind (even for ethnic minority students). However, in keeping with the trend of modern teaching “Teaching language through communication skills” and meeting the orientation of the new curriculum, this textbook needs to be adjusted on teaching view of “vacuum of meaning”. Moreover, teaching process must develop all four skills of listening, speaking, reading and writing and focus on developing communicative skills for students. Keywords: Textbook evaluation, educational technology. 1. Mở đầu Việc triển khai thử nghiệm sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1 CNGD) trong thực tiễn giáo dục nước ta đã trải qua gần 30 năm: Giai đoạn 1991-1995, Bộ GD-ĐT đã chủ trương triển khai dạy tiếng Việt theo tài liệu TV1 CNGD như một trong những phương án giáo dục ở địa bàn có điều kiện (thành phố, thị xã, thị trấn), đồng thời bắt đầu thử nghiệm ở vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Giai đoạn này, tài liệu được dạy ở 43 tỉnh, thành trên toàn quốc; Từ sau 1995, quy mô dạy theo tài liệu này dần thu hẹp. Sau khi Chương trình (CT) tiểu học năm 2000 ban hành thì TV1 CNGD không được phép triển khai bởi Khoản 2 Điều 25 Luật Giáo dục 1998 và Khoản 3 Điều 29 Luật Giáo dục 2005 quy định “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành CT giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở cơ sở giáo dục phổ thông”. Tiếp theo, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Bộ Hoàn thiện Công nghệ dạy Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh (HS) dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc [1], Bộ GD-ĐT đưa ra chủ trương triển khai dạy TV1 CNGD như là một trong năm phương án tăng cường Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số ở năm học 2008-2009; và từ năm học 2011-2012 đến nay, việc dạy học theo sách TV1 CNGD cho HS tiểu học trên cơ sở tình nguyện của các địa phương. Một mặt, do sách TV1 CNGD đã được triển khai thực nghiệm khá lâu dài, cần đánh giá chất lượng và hiệu quả của nó trong thực tiễn. Mặt khác, để thực hiện chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa” [2], [3], cần đưa ra những giải pháp chỉ đạo triển khai cuốn sách TV1 CNGD trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức “Nghiên cứu, đánh giá chất lượng và hiệu quả của sách TV1 CNGD, từ đó đề xuất giải pháp sử dụng sách này trong giai đoạn tiếp theo” [4]. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp luận nghiên cứu và đánh giá Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục Đánh giá chất lượng và hiệu quả triển khai sách giáo khoa/ tài liệu là quá trình thu thập và phân tích thông tin từ nhiều nguồn về: (i) sự đáp ứng của sách đối với các yêu cầu của chương trình giáo dục; (ii) mức độ đạt mục đích, mục tiêu của sách trong quá trình triển khai thực tiễn; và (iii) sự đáp ứng của điều kiện đảm bảo cho Sách giáo khoa đó. - Việc đánh giá sách TV1 CNGD được tiến hành theo cách tiếp cận chuẩn hoá - thống nhất, khớp nối tất cả các vấn đề cơ bản: mục tiêu và mức độ yêu cầu của CT môn Tiếng Việt lớp 1 tương quan với mục tiêu của sách và mục tiêu các bài học; hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả triển khai sách đáp ứng yêu cầu chương trình và thực tiễn triển khai; đánh giá chất lượng và hiệu quả của sách dựa trên vào hệ thống tiêu chí đánh giá; công cụ đánh giá được thiết kế phù hợp với phương pháp và tiêu chí đánh giá;... - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã sử dụng 5 phương pháp đánh giá chủ yếu sau: (i) đánh giá của VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 160-164; 97 161 chuyên gia về chất lượng sách; (ii) phỏng vấn gián tiếp qua phiếu hỏi các cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên (GV) và cha mẹ HS về cách thức triển khai TV1 CNGD tại trường học; (iii) phỏng vấn, tọa đàm trực tiếp một số cán bộ quản lí giáo dục, GV và cha mẹ HS về những thuận lợi và khó khăn khi triển khai sách; (iv) đánh giá các kĩ năng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) của HS lớp 1; và (v) phân tích, đánh giá định tính và định lượng các dữ liệu. - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt danh sách 18 chuyên gia về lĩnh vực Ngôn ngữ và đánh giá giáo dục tham gia đánh giá chất lượng và hiệu quả triển khai TV1 CNGD. Đây là những chuyên gia đến từ Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Vinh và Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 05 tỉnh (2 tỉnh miền bắc, 1 tỉnh miền trung, 2 tỉnh miền Nam), 01 huyện/ tỉnh, 02 trường/ huyện (thuộc vùng phát triển và vùng khó khăn). Tại mỗi tỉnh chọn 02 chuyên viên (cấp tỉnh và cấp huyện) phụ trách triển khai TV1 CNGD; tại mỗi trường chọn hiệu trưởng, 05 GV đang dạy và 90 HS đang học theo TV1 CNGD, cùng 20 cha mẹ HS có con đang học sách này. Tổng cộng có 1097 đối tượng tham gia cuộc khảo sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả triển khai TV1 CNGD ... a phương được khảo sát 2.2.2.1. Ưu điểm - Kế hoạch triển khai TV1 CNGD ở các địa phương, về cơ bản là hiệu quả bởi vì: Sở và Phòng GD-ĐT được địa phương tạo thuận lợi khi phê duyệt; thường tổ chức thử nghiệm vài năm (ví dụ Lào cai 5 năm, Nam Định 3 năm,...), sau đó mới mở rộng (hiện tại Nam Định, Hà Tĩnh, Lào Cai, Kiên Giang đã triển khai đại trà); xác định các hoạt động ưu tiên (tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV lớp 1; chuẩn bị đủ cơ sở vật chất để tổ chức học 2 buổi ngày; tuyên truyền về CNGD; sơ kết, rút kinh nghiệm ); - Các cấp quản lí tổ chức tương đối tốt công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí, GV (thông qua các chuyên đề, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn) và tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật cho từng trường. GV triển khai rất hiệu quả các hoạt động: 1) Nâng cao sự am hiểu về VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 160-164; 97 163 CNDH; 2) Tạo sự đồng thuận của cha mẹ HS và cộng đồng về việc dạy tiếng Việt theo CNGD; 3) Thực hiện thời khóa biểu và thời gian tăng thêm ở môn Tiếng Việt; 4) Tăng cường thực hành; 5) Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số; 6) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì; 7) Rút kinh nghiệm giảng dạy. Hình 2 là biểu đồ thể hiện chỉ số đánh giá tính hiệu quả (Từ 1-1,8: hoàn toàn không hiệu quả; 1,81-2,6: hầu như không hiệu quả; 2,61-3,4: tương đối hiệu quả; 3,41-4,2: hiệu quả; 4,21-5: rất hiệu quả) của 7 hoạt động trên: trục hoành thể hiện thứ tự các hoạt động; trục tung là chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả. - Với chất lượng cuốn sách và hiệu quả của những hoạt động triển khai của GV đã nêu, kết quả đầu ra thực sự rất đáng kể: + Đa số HS đạt yêu cầu của CT trong đó gần 20% đạt mức độ kĩ năng cao (mức 4 và 5); khoảng 3/4 em nắm vững kiến thức âm, vần và quy tắc chính tả; gần 70% em đạt yêu cầu đọc, trong đó 40% đạt mức 4 đọc trơn, tốc độ đọc là 41 từ/ phút; gần 70% em đạt yêu cầu viết, trong đó 18% đạt mức độ 4. Kĩ năng nghe - nói thấp hơn, với gần 55% HS đạt yêu cầu,có một số trường chỉ khoảng 1/3 HS đạt yêu cầu. HS có kĩ năng học tập tương đối tốt: thường xuyên đọc chữ trên tivi, sách, báo, thậm chí chỉnh sửa lại câu chữ cho cha mẹ; lanh lợi, tự tin, có kĩ năng sống (vệ sinh cá nhân, lớp học, nhà, cư xử trong gia đình, bạn bè);... Riêng HS dân tộc thiểu số thể hiện những ưu thế vượt trội như: phân tích được ngữ âm, nắm được cấu trúc vần; đọc nhanh, đúng và chắc chắn (nếu sai thì tự nhẩm rồi đọc lại); nghe, viết đúng chính tả; mạnh dạn, tự tin không rụt rè, nhút nhát. Hình 2. Ý kiến của GV về hiệu quả của các hoạt động dạy học TV1 CNGD Hình 3 là biểu đồ phân bố năng lực HS: “kiến thức tiếng Việt” đạt cao nhất (trung bình 1.5); tiếp theo là “viết chính tả và tạo lập câu” (trung bình 0.6), “đọc hiểu từ ngữ, câu” (trung bình 0.4), “đọc trơn” (trung bình -0.8); thấp nhất là “nghe, nói” (trung bình -4). + Những GV dạy theo sách TV1 CNGD đều nắm chắc cấu trúc ngữ âm (nguyên âm đôi, âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, vị trí đánh dấu thanh), luật chính tả;...; biết cách vận dụng linh hoạt các phương pháp “lập mẫu - dùng mẫu”, “thày tổ chức trò thi công”; tổ chức đa dạng các hình thức học tập tập thể, nhóm, cặp, cá nhân; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thông qua các hoạt động báo cáo chuyên đề, thảo luận, nghiên cứu bài dạy, chia sẻ kinh nghiệm,... + Các hiệu trưởng có các kĩ năng lập kế hoạch triển khai sách, tài liệu dạy học phù hợp với điều kiện địa phương thông qua việc: phân tích thực trạng và nhu cầu xã hội; xây dựng kế hoạch, tham mưu với cấp trên; tổ chức thí điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm và mở rộng; chỉ đạo thực hiện quy trình dạy và học tiếng Việt; chỉ đạo, xử lí kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;... 2.2.2.2. Một số hạn chế - Khi lập kế hoạch triển khai, địa phương và nhà trường chưa quan tâm thỏa đáng đến việc: lập dự trù và tìm kiếm nguồn đầu tư kinh phí cho mỗi hoạt động ưu tiên đã nêu; tổ chức và quản lí quá trình dạy học; giám sát và đánh giá kết quả đầu ra;... - Sự bất bình đẳng về kết quả học tập thể hiện rất rõ rệt: với những HS yếu kém thì vốn từ rất ít, nói chưa thành câu; nhút nhát, thiếu tự tin; với những em nghỉ học thường xuyên, hoặc khả năng tiếp thu bài chậm, thì cả 4 kĩ năng tiếng Việt càng hạn chế. - Quá trình dạy học của GV được diễn ra khá cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo; ít giải nghĩa từ cho HS (thường lảng tránh khi HS hoặc cha mẹ thắc mắc về nghĩa của những từ ngữ ít phổ biến, không thông dụng); chưa chú trọng rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu, nghe, nói tiếng Việt cho HS. Hình 3. Bản đồ phân bố năng lực HS VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 160-164; 97 164 2.3. Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục 2.3.1. Đối với cấp Trung ương - Tổ chức tổng kết toàn quốc về chất lượng và hiệu quả triển khai sách TV1 CNGD giai đoạn 2011-2016; - Tổ chức điều chỉnh TV1 CNGD để đáp ứng các tiêu chí sách giáo khoa dựa theo chương trình giáo dục môn Tiếng Việt lớp 1 và phù hợp với xu thế dạy học hiện đại là “dạy ngôn ngữ thông qua giao tiếp đọc, viết, nghe, nói”. Nếu sách đáp ứng thì phê duyệt ban hành như một cuốn Sách giáo khoa để sử dụng chính thức trong nhà trường phổ thông; - Sau khi điều chỉnh sách, ban hành văn bản pháp quy về việc triển khai sách TV1 CNGD như một trong các phương án dạy tiếng Việt cho mọi đối tượng HS; - Phát huy hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GV, cán bộ quản lí hiệu quả và chất lượng mà trung tâm CNGD đã triển khai trong nhiều năm qua, nhất là việc thành lập đoàn chuyên gia đến địa phương để hỗ trợ kĩ thuật dạy học tiếng Việt. Củng cố và bổ sung lực lượng GV cốt cán trung ương để có khả năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GV, cán bộ quản lí tới từng huyện/ thành phố một cách hiệu quả; 2.3.2. Đối với cấp quản lí địa phương - Chỉ triển khai TV1 CNGD sau khi sách được điều chỉnh và được Bộ GD-ĐT xác nhận rằng đã khắc phục những hạn chế nêu trên; - Sau khi TV1 CNGD được Bộ GD-ĐT phê duyệt, đối với những nơi có nhu cầu mở rộng, phòng GD-ĐT cần: lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết (như truyền thông từ mẫu giáo, khi trẻ đang chuẩn bị vào lớp 1; phân bố GV; tổ chức tập huấn trước năm học mới, tập huấn phụ huynh cách hỗ trợ con học tiếng Việt; đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo học 2 buổi ngày; 100% HS lớp 1 qua lớp mẫu giáo 5 tuổi;...); - Chỉ đạo việc thực hiện quy trình thiết kế dạy học CNGD, hướng dẫn cách thức điều chỉnh ngữ liệu, công cụ dạy học, thời gian dạy học,... bám sát điều kiện thực tiễn; - Tiếp tục chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kĩ thuật đến từng trường dạy học TV1 CNGD; chú trọng phát triển đội ngũ GV cốt cán cấp sở, phòng, bảo đảm mỗi GV đứng lớp đều am hiểu quan điểm, tư tưởng, cách dạy học theo hướng CNGD; - Nâng cao vai trò chỉ đạo và chịu trách nhiệm của cơ quan quản lí giáo dục địa phương trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình TV1 CNGD. 2.3.3. Đối với nhà trường - Chú trọng công tác truyền thông, với những hình thức đa dạng (như phối hợp với giáo dục mầm non, sử dụng các phương tiện truyền thanh ở thôn, bản, làng, xóm, đến từng hộ gia đình, thông qua các cuộc họp chính quyền, cộng đồng, quảng bá những hình ảnh học tốt, dạy tốt về CNGD, quay các video clip,...) để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về việc dạy học theo TV1 CNGD; - Phân phối tài liệu hướng dẫn thiết kế, quy trình dạy học, quan điểm, tư tưởng CNGD,... cho GV để tạo thuận lợi cho việc thực hiện dạy học và nghiên cứu bài học; cung cấp, hoặc giới thiệu nguồn mua tài liệu giáo khoa, hướng dẫn cha mẹ HS; - Tổ chức triển khai TV1 CNGD ở trường học cả ngày, trong đó chú trọng tổ chức liên hệ với thực tiễn cuộc sống của HS, đặc biệt là phần giải nghĩa từ và tìm từ mới,... để nâng cao khả năng nghe, nói, đọc hiểu cho HS. Tổ chức tốt việc dự giờ, thăm lớp, thao giảng, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo khoa học,... giữa GV dạy khối 1 và giữa GV dạy các khối lớp để chia sẻ, rút kinh nghiệm theo những cách dạy khác nhau. 3. Kết luận Sách TV1 CNGD thể hiện rõ nhiệt huyết, công phu và nghiêm túc của nhóm tác giả trong việc thể nghiệm một hướng dạy học tiếng Việt cho HS lớp 1, đó là: chuyển tải A (ngữ âm, nghệ thuật và văn hóa tiếng Việt) thành a (kĩ năng tiếng Việt) của HS thông qua một quy trình công nghệ gồm 4 VIỆC LÀM (Chiếm lĩnh ngữ âm, Viết, Đọc trơn, Viết chính tả) đã đạt được kết quả đáng trân trọng, nhất là khả năng đọc trơn, viết chính tả của HS. Tuy nhiên, để có thể sử dụng phù hợp với định hướng của CT giáo dục phổ thông mới, cần phải tiến hành những điều chỉnh cần thiết về quan điểm dạy học “chân không về nghĩa”, về quy trình dạy học cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và chú trọng phát triển năng lực giao tiếp cho HS. Tài liệu tham khảo [1] Lê Văn Hồng (2007). Hoàn thiện Công nghệ dạy tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đề tài cấp Bộ, mã số B2004- 51-TĐ11, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [2] Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. [3] Quốc hội (2014). Nghị quyết số 888/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. (Xem tiếp trang 97) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 94-97 97 Nhà trường cần có những kế hoạch cụ thể trong từng bộ môn, ứng dụng và thí điểm từng bước hoạt động dạy học hiện đại, từ đó rút kinh nghiệm để mở rộng đổi mới phương pháp dạy học ở những bộ môn tiếp theo trong toàn trường. Hoạt động này nên tiến hành theo từng bước, tránh nóng vội, chủ quan có thể dẫn đến hiệu quả kém trong giảng dạy tại nhà trường. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin cho GV là một việc làm cấp thiết trước yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập toàn cầu hiện nay. Ban Giám hiệu nhà trường cũng cần đề ra những chính sách, khuyến khích động viên, tạo động lực cho GV tích cực sáng tạo và ứng dụng những phương pháp dạy học hiện đại vào thực tiễn của nhà trường để khuyến khích sự đam mê và tâm huyết của GV. Có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như tăng lương, khen thưởng..., từ đó nhân rộng mô hình cá nhân tiên tiến trong toàn trường. Sau mỗi hoạt động đổi mới cần có sự đánh giá rút kinh nghiệm và trao đổi giữa các GV nhằm tạo sự hỗ trợ trong hoạt động giảng dạy của các GV. Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng GV, cũng như tổ chức thường niên các hội thảo nghiên cứu khoa học chuyên sâu về phương pháp dạy học tại nhà trường nhằm cung cấp kiến thức cũng như nâng cao những kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho GV. Về cơ sở vật chất: các nhà trường cần đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, cột thu sóng wifi mạnh đủ cho GV và SV tham gia kết nối và học tập trên internet một cách dễ dàng hơn. 3. Kết luận Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt đối với hoạt động dạy và học trong các trường đại học. Trước những thời cơ và thách thức đó, GV cần rèn luyện bản lĩnh, luôn luôn sáng tạo và không ngừng đổi mới để đem lại hiệu quả dạy học tốt nhất. Ngoài việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các GV cần phải chú trọng bồi dưỡng năng lực sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu GD-ĐT trong điều kiện kết nối toàn cầu để có thể tiếp cận những tri thức khoa học do cuộc CNCN 4.0 mang lại. Tài liệu tham khảo [1] Phạm Viết Vượng (2000). Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Thái Duy Tuyên (2001). Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Trần Khánh Đức (2014). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam. [4] John Vũ (2016). Giáo dục trong thời đại tri thức. NXB Lao động. [5] Jayendrakumar N. Amin (2016). Redefining the Role of Teachers in the Digital Era. The International Journal of Indian Psychology, Vol 3, Issues 3, No 6, pp. 40-45. [6] Đặng Quốc Bảo - Lê Thị Phương (2017). Xây dựng xã hội học tập trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Giáo dục, số 412, tr 1-3. [7] Phan Chí Thành (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 - xu thế phát triển của giáo dục trực tuyến. Tạp chí Giáo dục, số 421, tr 43-46; 19. CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI... (Tiếp theo trang 164) [4] Nguyễn Thị Lan Phương (2018). Nghiên cứu, đánh giá chất lượng và hiệu quả của sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, từ đó đề xuất giải pháp sử dụng sách này trong giai đoạn tiếp theo. Đề tài cấp Bộ, mã số B2017-VKG-11, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [5] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư Ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Dự thảo ngày 12/6/2017. [6] UNESCO (2010). Guidebook on textbook research and textbook Revision. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. [7] Mikk, Jaan. (2000). Textbook: Research and Writing. Frankfurt am Main: Peter Lang GmbH. Nogova, Mária & Bálint, Ľudovít. 2006. Systém kriterií na hodnotenie kvality učebníc (System of Evaluation Criteria to Assess Textbooks Quality). Pedagogická revue 4. [8] Reints, Arno. (2002). A Framework for Assessing the Quality of Learning Materials. In: Staffan Selander, Marita Tholey & Svein Lorentzen (eds.) New Educational Media and Textbooks. Stockholm: Stockholm Institute of Educational Press. [9] Hồ Ngọc Đại (2011). Tài liệu tập huấn giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1. NXB Giáo dục Việt Nam. [10] Hồ Ngọc Đại (2007). Công nghệ giáo dục (tập 1, 2). NXB Giáo dục.
File đính kèm:
- chat_luong_va_hieu_qua_trien_khai_sach_tieng_viet_lop_1_cong.pdf