Câu lạc bộ Isshou - Giải pháp nâng cao tiếng Nhật của sinh viên VJIT
Quan hệ quốc tế của nước ta đang ngày một lớn mạnh, ngoại ngữ là một phương tiện vô cùng cần
thiết và hữu ích. Nó đóng vai trò quan trọng giúp tạo mối quan hệ cùng sự tiếp nhận thông tin giữa
người với người. Đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật nói chung và sinh viên VJIT ở Trường Đại
học Hutech nói riêng thì tiếng Nhật là một môn học bắt buộc và đóng vai trò to lớn trong việc xét tốt
nghiệp và tìm kiếm việc làm sau này. Việc học tiếng Nhật sẽ vô cùng khó khăn bởi sự khác nhau về
văn hóa, nguồn gốc hay cơ bản đó là chữ viết của nước ta và Nhật Bản. Chính vì lẽ đó sự ra đời của
Câu lạc bộ tiếng Nhật Isshou là bước tiến quan trọng rất lớn và có ích giúp sinh viên dễ dàng học
hỏi, tìm tòi, đồng thời giải stress sau những giờ học căng thẳng trên lớp
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu lạc bộ Isshou - Giải pháp nâng cao tiếng Nhật của sinh viên VJIT
804 CÂU LẠC BỘ ISSHOU - GIẢI PHÁP NÂNG CAO TIẾNG NHẬT CỦA SINH VIÊN VJIT Nguyễn Anh Huy, Trần Thị Phương Trà, Trần Hà Ngọc Duyên, Nguyễn Thị Tâm Như, Trần Thị Thùy Trang Viện Công nghệ Việt Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đỗ Quang Đông TÓM TẮT Quan hệ quốc tế của nước ta đang ngày một lớn mạnh, ngoại ngữ là một phương tiện vô cùng cần thiết và hữu ích. Nó đóng vai trò quan trọng giúp tạo mối quan hệ cùng sự tiếp nhận thông tin giữa người với người. Đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật nói chung và sinh viên VJIT ở Trường Đại học Hutech nói riêng thì tiếng Nhật là một môn học bắt buộc và đóng vai trò to lớn trong việc xét tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm sau này. Việc học tiếng Nhật sẽ vô cùng khó khăn bởi sự khác nhau về văn hóa, nguồn gốc hay cơ bản đó là chữ viết của nước ta và Nhật Bản. Chính vì lẽ đó sự ra đời của Câu lạc bộ tiếng Nhật Isshou là bước tiến quan trọng rất lớn và có ích giúp sinh viên dễ dàng học hỏi, tìm tòi, đồng thời giải stress sau những giờ học căng thẳng trên lớp. Từ khóa: Câu lạc bộ Isshou, sinh viên VJIT, tiếng Nhật, giải pháp bổ ích. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử thành lập Câu lạc bộ tiếng nhật Isshou được thành lập vào ngày 2 tháng 10 năm 2018 do chính những sinh viên đang theo học tại Viện Công nghệ Việt Nhật cùng nhau quản lý và lên kế hoạch hoạt động. Chính nhờ sự quyết tâm cùng sự đam mê tiếng Nhật đã khiến các bạn sinh viên tìm đến được với nhau để lan tỏa khát vọng cháy bỏng của mình. Những bài học bổ ích, những hoạt động vui chơi thú vị đã góp phần làm nên câu lạc bộ này. Câu lạc bộ được chia làm 4 team để dễ dàng quản lý và thu hút những bạn có sở thích và đam mê những lĩnh vực khía cạnh riêng lẻ trong tiếng Nhật. Dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng câu lạc bộ vẫn luôn góp phần không nhỏ trong các hoạt động của Trường và Viện. Câu lạc bộ là một nhóm cùng nhau học tập dưới sự dẫn dắt của các anh chị khóa trên, họ vừa là thầy, vừa là bạn của các em khóa dưới. Các cuộc thi được tổ chức điển hình là cuộc thi Siêu Kanji được tổ chức vào ngày 21 tháng 12 năm 2019, qua các vòng thi sôi nổi đầy sáng tạo của đội ngũ Ban Chủ nhiệm giàu kinh nghiệm đã khiến cuộc thi trở nên vô cùng thành công. Không những thế những buổi dã ngoại mang đậm nét Nhật Bản đã được dày công tổ chức. Qua đó ta có thể thấy được một môi trường bổ ích giúp cho sinh viên VJIT trở nên hứng thú và dễ dàng học tiếng Nhật thông qua các hoạt động vui chơi. Giúp sinh viên cải thiện được vốn tiếng Nhật cùng đắm chìm vào văn hóa xứ sở hoa anh đào. 805 Cuộc thi Siêu Kanji được tổ chức bởi câu lạc bộ Isshou 1.2 Khái niệm Câu lạc bộ là danh từ của tiếng nước ngoài, ta dùng dần thành quen, đây là cụm từ muốn nói về một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi người có chung một mục đích từ một mục đích này mà đề ra chương trình hoạt động sao cho phù hợp với khả năng và thời gian rỗi của các thành viên khi hoạt động câu lạc bộ, nhóm, đội lớn mạnh, số hội viên đông thì lại có thể chia ra các nhóm nhỏ hơn để đáp ứng được nhu cầu và sở thích riêng biệt hơn. Muốn có một đội, nhóm, CLB trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế ở cơ sở, đơn vị. Bởi vì CLB đội, nhóm là hình thức sinh hoạt tự nguyện, không ép buộc. Đây còn gọi là CLB, đội nhóm sở thích. Sau khi hình thành CLB, đội nhóm rồi, các thành viên mới tổ chức bầu ra Ban Chủ nhiệm, Đội trưởng, Nhóm trưởng và xây dựng nội quy hoạt động. Mỗi CLB không nên đông thành viên quá nhưng cũng không thể là một vài người vì CLB là nơi phát huy năng khiếu và sáng kiến của các hội viên nhằm đạt một mục đích nhất định, các hội viên tự xin gia nhập và cũng tự nguyện rút lui khỏi CLB và đến lúc nào đó, nếu tất cả các hội viên không còn nhu cầu chung nữa thì CLB sẽ giải thể. Câu lạc bộ thực chất là một thiết chế văn hóa rất sinh động, vì thế nó có thể tổ chức sinh hoạt giữa các hội viên với nhau ở bất kỳ chỗ nào và thời gian cần thiết. Vì thế một thiết chế như vậy không nhất thiết phải xây dựng một cái nhà, một phòng lớn, ta có thể dựa vào phòng họp, nhà riêng, một lớp học, một hội trường, thậm chí một góc sân cỏ, góc chơi ở công viên hoặc ở một căn phòng của hội viên nào đó để tổ chức sinh hoạt. Nói như vậy không có nghĩa là CLB phải ”di cư” nơi nào có điều kiện thì vẫn dựng một ngôi nhà để sinh hoạt, vui chơi giải trí riêng biệt ở nơi trung tâm, thuận tiện giao lưu. 806 1.3 Hoạt động Câu lạc bộ được chia làm 4 nhóm chính gồm Kanji, Ngữ pháp, Giao tiếp và Văn hóa. 1.3.1 Team Kanji Đối với những người học tiếng Nhật, Kanji có lẽ là thứ khó xơi nhất bởi đây là chữ tượng hình gồm nhiều nét ngoằn ngoèo kết hợp với nhau. Sự kết hợp của 214 bộ thủ tạo thành hơn 2136 chữ Kanji. Chính vì lẽ đó, để những sinh viên có thể yêu thích Kanji khi gặp khó khăn với việc học chúng, nhóm Kanji là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên. Tại đây các sinh viên khóa trên sẽ hướng dẫn cách học hiệu quả và ôn luyện bằng những trò chơi bổ ích giúp sinh viên có thể vận dụng và ghi nhớ từng chữ cái một. Điều gì thú vị hơn khi những chữ cái khó học kia lại trở nên dễ dàng khi ta tiếp thu chúng, chính nhờ sự thích thú và ngọn lửa nhiệt huyết được vun đắp trong cả tập thể. Việc học nhóm để có thể giúp nhau vượt qua khó khăn là một cách vô cùng hữu ích. 1.3.2 Team Ngữ pháp Đây có lẽ là nhóm dành cho những sinh viên gặp khó khăn trong việc vận dụng tiếng Nhật. Những ngữ pháp khác nhau có từng cách sử dụng khác nhau, những sinh viên sẽ nghiên cứu và tìm ra chúng để có thể vận dụng dễ dàng, nhanh chóng. Điều tuyệt nhất ở nhóm này là sinh viên vừa có thể giao tiếp vừa có thể viết nên những bài văn bằng cách vận dụng tất cả những ngữ pháp đã học. Những sinh viên khóa trên đã học qua sẽ hướng dẫn những sinh viên khóa dưới hoặc sinh viên đồng trang lứa vẫn đang còn nhiều khúc mắc về ngữ pháp từng bài. Để có thể giao tiếp hay, điều đầu tiên luôn phải chú ý từng câu chữ. 1.3.3 Team Giao tiếp Bạn thích giao tiếp cùng người lạ, nói một cách nhuần nhuyễn những câu tiếng Nhật thông dụng hay hát những bài hát quen tai. Nhóm giao tiếp luôn có những sinh viên năng động, gặp gỡ những sinh viên người Nhật không còn mấy xa lạ với những thành viên ở đây, việc giao tiếp trở nên dễ dàng và không còn sự ngại ngùng khi đứng trước người lạ để giao tiếp. Những công việc sau này sẽ đơn giản hóa khi bạn là một người có thể nói chuyện lưu loát và trôi chảy. Sinh viên sẽ không còn thấp điểm trước bài thi nghe và nói trong các kỳ thi tiếng Nhật, việc giao tiếp thường xuyên sẽ tạo cho con người tâm lý thoải mái và kỹ năng tốt trước mọi tình huống. 1.3.4 Team Văn hóa Nhắc đến nước Nhật không thể không nhắc đến những văn hóa tuyệt vời của họ, từ việc cúi chào, đến việc ngồi và nói kể cả lúc ăn. Những món ăn, những lễ hội, trò chơi luôn là điều thú vị và đem lại cảm giác vô cùng tò mò khi biết đến. Tại đây, các thành viên sẽ nghiên cứu và chia sẻ với nhau về văn hóa của nước Nhật. Người Nhật rất chú trọng đến từng cử chỉ khi gặp nhau, nên đó là điều rất quan trọng đối với những sinh viên có mong muốn sang Nhật làm việc. Vì thế nhóm văn hóa luôn có rất đông đảo thành viên tham gia bởi sự thích thú và đam mê. Việc giải tỏa sau một ngày mệt nhọc bằng cách pha trà theo kiểu Nhật hay gấp giấy cùng chơi những trò chơi dân gian của xứ sở hoa anh đào. 807 1.4 Lợi ích 1.4.1 Khơi dậy đam mê, tạo động lực mới Tất cả chúng ta khi học tiếng Nhật đều có mục đích riêng của mình. Có thể hỗ trợ việc học tập, làm việc hay có nhu cầu khác trong cuộc sống. Nhưng tiếng Nhật khá phức tạp và trong suốt quá trình học có đôi lúc sẽ cảm thấy chán nản muốn bỏ cuộc và mong ước có người đồng hành với mình. Việc tìm ra những người bạn cùng học tiếng Nhật sẽ không còn khó khăn khi đến với câu lạc bộ. Khi đến với môi trường này, sinh viên sẽ cảm thấy tất cả mọi người đều nỗi lực cho việc học tiếng Nhật và họ sẽ có động lực hòa theo guồng quay đó. Theo thời gian, sinh viên sẽ có niềm đam mê với tiếng Nhật và có lẽ một ngày nào đó họ sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho những người đến sau, cứ thế nối tiếp nhau khơi dậy niềm đam mê tiếng Nhật vô tận. 1.4.2 Tạo môi trường giao tiếp thực tế tốt Khi học tiếng Nhật, sinh viên chỉ đơn thuần nghe và đọc lại những gì giáo viên nói hoặc nghe qua radio, băng đĩa. Sinh viên sẽ giao tiếp với chính thầy cô và bạn bè trên lớp, chỉ quay đi quẩn lại những người mà họ quen biết. Sẽ rất tuyệt vời khi đến với câu lạc bộ, bởi những giáo viên người Nhật hay thậm chí những sinh viên nước Nhật đến du học và giao lưu. Thật tiện lợi khi vừa có thể giao tiếp luyện khả năng nghe nói cùng với đó là kết thêm nhiều người bạn. Một môi trường thực tế sẽ luôn tốt hơn là môi trường chỉ lý thuyết nhắc đi nhắc lại. Tôi không còn cảm thấy ngại ngùng khi nói chuyện với người Nhật, lời chia sẻ đầy hào hứng của bạn Trương Hồng Hưng – sinh viên lớp 19DOTJA2. 1.4.3 Lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm từ những người bạn đồng hành Những sinh viên đi trước truyền đạt những kinh nghiệm đã trải qua cho những sinh viên đi sau, những bí quyết, mẹo học tuy nhỏ nhưng góp phần vô cùng lớn đối với những sinh viên năm nhất khi đang còn mơ hồ và vô cùng rụt rè khi bước vào trường. Đến với câu lạc bộ là những sinh viên học giỏi và có nhiều thành tích, họ sẽ chia sẻ và giúp đỡ những sinh viên còn yếu. Có thể trên lớp sinh viên sẽ ngại ngùng không dám hỏi thầy cô, nhưng đến với nơi đây, mọi người trở nên gần gũi, hòa đồng và giao tiếp một cách thoải mái, khiến sinh viên có thể gỡ bỏ những khúc mắc trong suy nghĩ về kiến thức có chút mơ hồ. Khi tham gia những hoạt động đội nhóm, sinh viên sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm và trở nên hoàn thiện bản thân hơn bao giờ hết. Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Isshou 808 1.4.4 Kết giao thêm được nhiều bạn mới Môi Trường Đại học có chút ngỡ ngàng đối với những sinh viên mới vào học, việc tìm những người bạn có chung sở thích và đam mê là vô cùng khó. Nhưng khi đến với những câu lạc bộ, sinh viên được thỏa sức thể hiện bản thân và đam mê của họ, những sinh viên sẽ tìm được những người bạn. Cùng vui chơi sau những giờ học căng thẳng. Điều gì sẽ khiến 4 năm đại học trôi đi một cách vui vẻ? Đó chỉ có thể là việc kết giao thêm nhiều bạn mới. Họ có thể là bạn thân, người yêu hay sẽ là những nhân viên làm chung công ty với bạn sau này. Chính vì thế việc tham gia câu lạc bộ là một giải pháp vô cùng hữu hiệu giúp giải quyết vấn đề khó khăn trong việc học tiếng Nhật của sinh viên. 2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÂU LẠC BỘ Đầu tiên, cần tìm hiểu rõ điểm mạnh yếu của từng thành viên trong câu lạc bộ để có thể phát huy được thế mạnh và khắc phục loại bỏ những điều bất lợi cùng khó khăn trong việc học tiếng Nhật. Bởi thành viên luôn là trọng tâm của câu lạc bộ, đồng thời ôn tập trau dồi kiến thức vững chắc cho đội ngũ Ban Chủ nhiệm, các kỹ năng mềm và kiến thức nền tảng là những điều thiết yếu giúp cho những đầu tàu của chính câu lạc bộ. Thường xuyên tổ chức những buổi ngoại khóa hoạt động ngoài trời để biến không gian học tập không trở nên quá gò bó như lớp học mà có thể vừa tiếp thu kiến thức, vừa thỏa sức chơi những trò chơi Team Building ngoài trời tạo động lực cùng sự gắn kết hơn giữa những thành viên. Học tiếng Nhật không thể không có người Nhật, việc thường xuyên gặp những người bản xứ của Nhật sẽ giúp sinh viên trở nên mạnh dạn và không còn lo lắng bởi sự lạ lẫm khi gặp người Nhật, qua đó các thành viên có thể luyện nói theo người Nhật, tạo phản xạ nhanh chóng trong giao tiếp. Đẩy mạnh văn hóa giao lưu giữa những Câu lạc bộ tiếng Nhật, mỗi một câu lạc bộ sẽ những đặc trưng riêng trong phương pháp, những kiến thức mới lạ, những kinh nghiệm quý báu. Ví dụ: Câu lạc bộ tiếng Nhật Tonichi (Trường ĐH KHXH&NV), Câu lạc bộ tiếng Nhật SOFL,... Giao lưu giữa các câu lạc bộ giúp học hỏi nhiều điều mới, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại, từ đó câu lạc bộ sẽ hoàn thiện hơn về nhiều mặt, các thành viên sẽ được trải nghiệm nhiều hơn trong cách học và chơi, gặp mặt những con người có cùng đam mê sở thích, qua đó các thành viên dễ dàng phát huy tối đa khả năng để phát triển bản thân trong việc học tiếng Nhật. 3 KẾT LUẬN Sinh viên ngoài thời gian học tập trên lớp cần dành nhiều thời gian hơn để tham gia các hoạt động bổ ích, vừa hỏi học được nhiều điều mới vừa giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sinh viên VJIT là những sinh viên năng động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực, việc tìm ra và phát huy những điểm mạnh giúp ích rất nhiều cho cuộc sống sau này. Tham gia câu lạc bộ tiếng Nhật là một trong rất nhiều giải pháp được đặt ra nhưng nó đem lại rất nhiều lợi ích, từ việc cải thiện kết quả học tập đến việc giao lưu với nhiều bạn mới khiến sinh viên sẽ không còn nhàm chán trong 4 năm đại học. Trong việc khó khăn khi học tiếng Nhật, những nguyên nhân sâu xa đều đến từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống nhưng nguyên nhân chính đều từ phía mỗi sinh viên, việc tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó là những phương pháp hữu hiệu nhất. Giải quyết được nỗi khó khăn trong việc học tiếng Nhật góp phần giải quyết câu hỏi “Làm sao để sinh viên có cuộc sống thoải mái hơn?”. 809 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trương Hoài bảo, Khái niệm Câu lạc bộ — clbdoanhnhantrevietnam.blogspot.com [2] Nhật ngữ SOFL, Tham gia Câu lạc bộ tiếng Nhật với những lợi ích bất ngờ -- trungtamnhatngu.edu.vn [3] Nhật ngữ SOFL, Lý do nên tham gia CLB tiếng Nhật -- trungtamnhatngu.edu.vn
File đính kèm:
- cau_lac_bo_isshou_giai_phap_nang_cao_tieng_nhat_cua_sinh_vie.pdf