Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn

Mục tiêu: Cắt cổ tử cung tận gốc hiện nay đã trở thành phương pháp phẫu thuật được lựa chọn nhằm

bảo tồn chức năng sinh sản cho những bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Mục tiêu của báo

cáo này là nhằm miêu tả kỹ thuật cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản cho những bệnh

nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm của chúng tôi và tra cứu Y văn về kỹ thuật này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi báo cáo 12 trường hợp được cắt cổ tử cung tận

gốc tại Khoa Ngoại phụ khoa, bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2020.

Kết quả: Mười hai trường hợp đều ở giai đoạn IB1, tuổi trung bình là 32 tuổi (29 - 41) và trung vị

lượng máu mất là khoảng 100ml (70 - 150ml). Trong đó, có một trường hợp được phẫu thuật nội soi.

Cả 12 bệnh nhân đều không cần điều trị bổ túc sau mổ, và đều đã có kinh lại sau đó. Tất cả bệnh nhân

đều không phát hiện bệnh tái phát đến thời điểm báo cáo. Ở tất cả trường hợp, động mạch duy nhất nuôi

tử cung là động mạch tử cung buồng trứng. Không có biến chứng hậu phẫu và tất cả bệnh nhân đều được

rút thông tiểu sau 02 - 04 ngày.

Tổng kết: Cắt cổ tử cung tận gốc và nạo hạch chậu là phương pháp phẫu thuật thích hợp cho những

bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm được chọn lựa kỹ mong muốn bảo tồn chức năng

sinh sản. Kinh nguyệt và chức năng sinh sản có thể được bảo tồn sau khi cắt động mạch tử cung tận gốc.

Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn trang 1

Trang 1

Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn trang 2

Trang 2

Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn trang 3

Trang 3

Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn trang 4

Trang 4

Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn trang 5

Trang 5

Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn trang 6

Trang 6

Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn trang 7

Trang 7

Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn trang 8

Trang 8

Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 11240
Bạn đang xem tài liệu "Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn

Cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản trong ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm: Báo cáo 12 trường hợp và tổng quan y văn
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 27 
CẮT CỔ TỬ CUNG TẬN GỐC BẢO TỒN CHỨC NĂNG SINH SẢN 
TRONG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG GIAI ĐOẠN XÂM LẤN SỚM: 
BÁO CÁO 12 TRƯỜNG HỢP VÀ TỔNG QUAN Y VĂN 
NGUYỄN VĂN TIẾN1, TẠ THANH LIÊU1, VÕ TIẾN TÂN NHI1, NGUYỄN DUY THƯ1, 
ĐOÀN TRỌNG NGHĨA2, LƯƠNG CHẤN LẬP1, PHAN XUÂN MINH THỊNH1, 
NGUYỄN HOÀNG DUY THANH1, TRẦN VÕ VĨNH PHÚC1, PHAN VIẾT VIỆT BẢO1, 
PHẠM NGỌC TRUNG1, NGUYỄN HỒNG HẠNH1, NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN1, TRẦN QUANG KIÊN1, 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Tiến 
Email: tiennguyenub999@gmail.com 
Ngày nhận bài: 01/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Bác sĩ Khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 Bác sĩ Khoa Ngoại phụ khoa Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, 
 Bộ môn Ung thư, Đại học Y Dược TP. HCM 
MỞ ĐẦU 
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý 
ác tính phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. 
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư phụ 
khoa thường gặp nhất với mỗi năm có khoảng 
319,523 trường hợp mới mắc và 170,831 ca tử vong 
(Theo Globocan 2018). Ung thư cổ tử cung thường 
được chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và 
việc điều trị tiêu chuẩn đối với ung thư cổ tử cung 
hiện nay bao gồm phẫu thuật cắt tử cung, hóa - xạ trị 
triệt để đều dẫn đến hậu quả cuối cùng là bệnh nhân 
sau khi khỏi bệnh sẽ không còn khả năng sinh con 
được nữa. Rất nhiều bệnh nhân ung thư trẻ tuổi có 
mong muốn một lần được làm cha mẹ. Do đó, việc 
xem xét điều trị bảo tồn chức năng sinh sản là một 
vấn đề quan trọng phụ nữ trẻ bị ung thư cổ tử cung 
có thể phù hợp cho việc điều trị bảo tồn chức năng 
sinh sản, như cắt cổ tử cung tận gốc, khi mà hầu hết 
được chẩn đoán ở giai đoạn sớm với tỷ lệ sống còn 
trên 90%. Những nghiên cứu quan sát được công bố 
trong một thập kỷ qua cho thấy dự hậu tốt về ung 
thư và sản khoa sau cắt cổ tử cung tận gốc. 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Cắt cổ tử cung tận gốc hiện nay đã trở thành phương pháp phẫu thuật được lựa chọn nhằm 
bảo tồn chức năng sinh sản cho những bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Mục tiêu của báo 
cáo này là nhằm miêu tả kỹ thuật cắt cổ tử cung tận gốc bảo tồn chức năng sinh sản cho những bệnh 
nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm của chúng tôi và tra cứu Y văn về kỹ thuật này. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi báo cáo 12 trường hợp được cắt cổ tử cung tận 
gốc tại Khoa Ngoại phụ khoa, bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2020. 
Kết quả: Mười hai trường hợp đều ở giai đoạn IB1, tuổi trung bình là 32 tuổi (29 - 41) và trung vị 
lượng máu mất là khoảng 100ml (70 - 150ml). Trong đó, có một trường hợp được phẫu thuật nội soi. 
Cả 12 bệnh nhân đều không cần điều trị bổ túc sau mổ, và đều đã có kinh lại sau đó. Tất cả bệnh nhân 
đều không phát hiện bệnh tái phát đến thời điểm báo cáo. Ở tất cả trường hợp, động mạch duy nhất nuôi 
tử cung là động mạch tử cung buồng trứng. Không có biến chứng hậu phẫu và tất cả bệnh nhân đều được 
rút thông tiểu sau 02 - 04 ngày. 
Tổng kết: Cắt cổ tử cung tận gốc và nạo hạch chậu là phương pháp phẫu thuật thích hợp cho những 
bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn sớm được chọn lựa kỹ mong muốn bảo tồn chức năng 
sinh sản. Kinh nguyệt và chức năng sinh sản có thể được bảo tồn sau khi cắt động mạch tử cung tận gốc. 
Từ khóa: Ung thư cổ tử cung, cắt cổ tử cung tận gốc, bảo tồn sinh sản. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 28 
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi báo cáo 
một loạt ca cắt cổ tử cung tận gốc ngả bụng tại bệnh 
viện chúng tôi và qua đó nhìn lại Y văn về hiệu quả 
phương pháp điều trị này. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Từ 7/2018 đến 9/2020, 12 phụ nữ trẻ được 
chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm được 
phẫu thuật cắt cổ tử cung tận gốc tại Khoa Ngoại 
phụ khoa, bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Tất cả 
bệnh nhân đều được chụp MRI bụng chậu nhằm xếp 
giai đoạn chính xác trước mổ. Tiêu chuẩn lựa chọn 
bệnh nhân của chúng tôi là: (1) có giải phẫu bệnh là 
ung thư cổ tử cung và xếp giai đoạn trước mổ dựa 
vào lâm sàng và hình ảnh học là từ IA2-IB1 (Theo 
Figo 2018); (2) tuổi dưới 45; (3) có mong muốn bảo 
tồn chức năng sinh sản; (4) không có bằng chứng 
bướu lan vào cổ trong cổ tử cung; (5) không có bằng 
chứng di căn hạch chậu và hạch cạnh động mạch 
chủ bụng; (6) Loại mô học: carcinôm tế bào gai hoặc 
cacrcinôm tuyến. Tất cả bệnh nhân đều được tư vấn 
kỹ lưỡng về phương pháp phẫu thuật và ký tên đồng 
ý phẫu thuật. 
Chúng tôi báo cáo các đặc điểm về bệnh lý của 
các bệnh nhân, kỹ thuật mổ và biến chứng sau mổ. 
Các bệnh nhân được tái khám định kỳ theo lịch hẹn 
và phỏng vấn qua điện thoại nhằm phát hiện các 
biến chứng sau khi xuất viện, tái phát ung thư, thời 
gian có kinh trở lại cũng như khả năng có thai. 
Kỹ thuật mổ 
Kỹ thuật cắt cổ tử cung tận gốc ngả bụng cũng 
tương tự như cắt tử cung tận gốc. Có thể sử dụng 
đường mổ dọc hoặc ngang trên xương mu. Nạo 
hạch chậu hai bên được thực hiện trước khi cắt cổ 
tử cung. Hạch nào nghi ngờ di căn sẽ được gửi cắt 
lạnh, nếu kết quả dương tính sẽ chuyển sang cắt tử 
cung tận gốc. Nếu không có hạch di căn sẽ tiếp tục 
tiến hành các bước tiếp theo, theo tuần tự: 
1. Cắt dây chằng tròn hai bên. 
2. Bộc lộ khoang cạnh bàng quang và khoang 
cạnh trực tràng. Bộc lộ niệu quản. 
3. Kẹp, cắt và cột động mạch tử cung tại gốc. 
4. Cắt nếp phúc mạc bàng quang – âm đạo, 
tách bàng quang ra khỏi cổ tử cung. 
5. Cắt nếp phúc mạc trực tràng – âm đạo, 
tách trực tràng ra khỏi âm đạo. 
6. Cắt ngang cổ tử cung ở mức khoảng 1cm 
dưới chỗ nối thân tử cung và cổ tử cung. 
Lấy mô diện cắt gửi cắt lạnh. Nếu diện cắt 
an toàn thì tiếp tục bước 7, nếu không 
chuyển cắt tử cung tận gốc. 
7. Lật thân tử cung lên phía trên. 
8. Cắt dây chằng tử cung – cùng hai bên. 
9. Tiếp tục đẩy bàng quang ra khỏi âm đạo 
khoảng 3cm. ... 3 - 5 năm một lần. 
Khâu thắt cổ tử cung hay không? 
Một báo cáo của Ma và cộng sự năm 2014 trên 
46 bệnh nhân, đưa ra đề nghị không cần khâu thắt 
cổ tử cung trước hoặc trong thai kỳ sau khi cắt cổ tử 
cung tận gốc ngả âm đạo[13]. 
Tuy nhiên, theo khuyến cáo mới nhất của 
ESGO năm 2017, nên khâu thắt cổ tử cung khi cắt 
cổ tử cung tận gốc. 
Một khảo sát được thực hiện trên tất cả thành 
viên Hội ung thư phụ khoa Hoa Kỳ (SGO) được thực 
hiện năm 2016. Kết quả cho thấy 66% có khâu thắt 
cổ tử cung trong lúc cắt cổ tử cung tận gốc; trong đó 
47% sử dụng chỉ prolene, 10,5% sử dụng goretex, 
33% sử dụng mersilene, 9% sử dụng ethibond hoặc 
nylon[4]. 
Cắt lạnh diện cắt trong lúc mổ 
Để bảo đảm bờ an toàn tối thiểu 0,5cm thì nhà 
giải phẫu bệnh phải trả lời hai câu hỏi, đó là: Có tế 
bào ung thư ở diện cắt hay không? Và nếu không thì 
khoảng cách từ chỗ cao nhất của bướu đến diện cắt 
có đủ ít nhất 0,5cm hay không? Để trả lời câu hỏi 
thứ hai nhà giải phẫu bệnh phải cắt bệnh phẩm theo 
cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Mặt khác, để trả lời 
chính xác những tổn thương tuyến khó chẩn đoán 
trên mẫu cắt lạnh không phải là điều dễ dàng nếu 
không muốn nói là không thể[18],[27]. 
Chăm sóc thai kỳ 
Chăm sóc thai kỳ ở bệnh nhân cắt cổ tử cung 
tận gốc là một thách thức lớn dành cho các nhà sản 
khoa, đòi hỏi phải có sự phối hợp của bác sĩ ung thư 
phụ khoa, bác sĩ sản khoa và bác sĩ sơ sinh. Những 
nguy cơ có thể xảy ra là sảy thai ở tam cá nguyệt 
thứ hai, vỡ ối non, và sinh non. 
Sinh non là biến chứng quan trọng và hay 
gặp nhất sau mổ cắt cổ tử cung tận gốc (25 - 
39%)[8],[19],[2],[16]. Sinh non sau vỡ ối non một phần là 
do nhiễm trùng ngược dòng. Đa số tác giả khuyên 
nên khâu thắt cổ tử cung khi cắt cổ tử cung; 
tuy nhiên khi đó bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị chít hẹp 
cổ lỗ cổ tử cung và bục chỉ khâu cổ tử cung. 
Một phương pháp khác để phòng ngừa biến chứng 
do cổ tử cung yếu là khâu bít hoàn toàn lỗ cổ tử 
cung khi bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ hai. 
Cần phải siêu âm kiểm tra chiều dài của cổ tử cung 
mỗi hai tuần, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai trở 
đi[11]. 
Viêm âm đạo ngược dòng có thể gây ra viêm 
màng ối. Plante ghi nhận tỷ lệ sẩy thai ở tam ca 
nguyệt thứ hai ở bệnh nhân đã cắt cổ tử cung tận 
gốc cao gấp đôi phụ nữ bình thường (8,6% so với 
4%), phần lớn là do nhiễm trùng ngược dòng và vỡ 
ối non[18]. Không có nút nhầy cổ tử cung bảo vệ là 
yếu tố góp phần gây ra tình trạng nhiễm trùng ngược 
dòng[24]. Shepherd đưa ra khuyến cáo nên sử dụng 
kháng sinh dự phòng vào những thời điểm nhạy cảm 
(tuần lễ thứ 16 và 24) để loại bỏ vi khuẩn trong âm 
đạo hoặc thực hiện tầm soát mỗi hai tháng một lần 
bắt đầu từ tuần lễ thứ 16 và điều trị bằng kháng sinh 
nếu cần thiết[7]. Một số tác giả khác đề nghị sử dụng 
povidone-iodine để vệ sinh âm đạo và đặt ulinastatin 
âm đạo mỗi ngày để phòng ngừa nhiễm khuẩn[7]. 
Nhiều phân tích hậu kiểm cho thấy hiệu quả 
của progesterone trong việc bảo vệ bệnh nhân khỏi 
sinh non tái diễn. Có thể dự phòng với 17-alpha-
hydroxy-progesterone caproate tiêm bắp mỗi tuần[14] 
hoặc đặt âm đạo mỗi ngày với progesterone[3]. 
Sử dụng corticosteroid tiêm bắp khi bệnh nhân 
có dấu hiệu dọa sinh non. Steroid đã được chứng 
minh có hiệu quả trong phòng ngừa suy hô hấp nếu 
được sử dụng trước sinh trên 24 giờ và không quá 7 
ngày trước khi sinh[1]. 
Thời điểm mổ lấy thai cũng là vấn đề còn tranh 
cãi. Một số tác giả khuyên nên mổ sớm khi thai 
được 34 tuần để tránh cơn gò tử cung[11], trong khi 
các tác giả khác khuyên mổ lúc 37 tuần[13]. Xuất hiện 
cơn gò tử cung trên những bệnh nhân này có thể 
dẫn đến nguy cơ vỡ tử cung và xuất huyết[10]. 
Một số tác giả khuyên nên sử dụng đường mổ 
dọc thân tử cung kinh điển để tránh nguy cơ đường 
mổ mở rộng sang bên quá mức làm tổn thương 
mạch máu tử cung và gây chảy máu sau mổ[7]. 
Tuy nhiên, đường mổ này lại làm tăng nguy cơ chảy 
máu trong lúc mổ nhiều hơn đường mổ ngang đoạn 
dưới tử cung. Mặt khác, một số tác giả cũng chứng 
minh được rằng đường mổ ngang vẫn an toàn cho 
bệnh nhân đã cắt cổ tử cung tận gốc[13],[7]. 
KẾT LUẬN 
Cắt cổ tử cung tận gốc là một giải pháp an toàn 
về mặt ung thư cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung 
giai đoạn sớm và thỏa mãn một số điều kiện nhất 
định. Nó giúp cho bệnh nhân có cơ hội giữ lại chức 
năng sinh sản sau khi khỏi bệnh mặc dù tỷ lệ sinh 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 33 
con thành công còn khiêm tốn và đòi hỏi quá trình 
chăm sóc thai kỳ thật sát sao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Brownfoot F.C, Gagliardi D.J. Different 
corticosteroids and regimens for accelerating 
fetal lung maturation for women at risk of 
preterm birth. Cochrane Database Syst. 2013: 
Rev.8, CD006764. 
2. Cibula D, Slama J. Update on abdominal radical 
trachelectomy. Gynecol Oncol 2008; 111(2): 
111-115. 
3. Da Fonseca E.B, Bittar R.E. Prophylactic 
administration of progesterone by vaginal 
suppository to reduce the incidence of 
spontaneous preterm birth in women at 
increased risk: a randomized placebo-controlled 
double-blind study. Am. J. Obstet. Gynecol. 
2003; 188(2): 419-424. 
4. Davenport S.M, Jackson A.L, Herzog T.J. 
Cerclage during trachelectomy for early-stage 
cervical cancer. Gynecol Oncol 2016; 141 (1): 
76-77. 
5. Delia Nicolaiciuc, Gabriela Simionescu, B. 
Doroftei. Abdominal radical trachelectomy as a 
method of preserving fertility in patients with 
cervical cancer. Rev. Med. Chir. Soc. Med. Nat. 
2018; 122: 96:101. 
6. Diaz JP, Sonoda Y, Leitao MM. Oncologic 
outcome of fertility-sparing radical trachelectomy 
versus radical hysterectomy for stage IB1 
cervical carcinoma. Gynecol Oncol 2008; 
111(2):255-60. 
7. Ishioka S, Endo T. Pregnancy-related 
complications after vaginal radical trachelectomy 
for early stage invasive uterine cevical cancer. 
Int. J. Clin. Oncol. 2007; 12(5): 350-355. 
8. Jolley J.A, Wing D.A. Pregnancy management 
after cervical cervical surgery. Curr. Opin. 
Obstet. Gynecol. 2008; 20(6): 528-533. 
9. Kaoru Okugawa, Hiroaki Kobayashi. Oncologic 
and obstetric outcomes and complications during 
pregnancy after fertility-sparing abdominal 
trachelectomy for cervical cancer: a retrospective 
review. Int J. Clin Oncol 2016. 
10. Kay T.A, Renninson J.N. Successful pregnancy 
following radical trachelectomy and in vitro 
fertilisation with ovum donation. BJOG 2006; 
113(8): 965-966. 
11. Knight L.J, Acheson N. Obstetric management 
following fertility-sparing radical vaginal 
trachelectomy for cervical cancer. Obstet 
Gynecol 2010: 30(8): 784-789. 
12. Laszlo Ungar, Laszlo Palfalvi, Deborah C. M. 
Boyle, Giuseppe Del Priore, and J. Richard 
Smith. Radical abdominal trachelectomy. Atlas of 
gynecologic Oncology, third edition - 
Investigation and Surgery. Informa Healthcare. 
2011. 
13. Ma LK, Cao D.Y. Pregnancy outcome and 
obstetric management after vaginal radical 
trachelectomy. Eur. Rev. Med. Pharmacol. Sci. 
2014; 18(20): 3019-24. 
14. Meis P.J, Klebanoff M. Prevention of preterm 
delivery by 17 alpha-hydroxyprogesterone 
capronate. N. Engl. J. Med. 2003; 348(24): 2379-
2385. 
15. Mihai Emil Capilna, Nicolae Ioanid. Abdominal 
radical trachelectomy:a Romanian seies. 
International Journal of Gynecological Cancer 
2014; 24(3): 615-9. 
16. Palfalvi L, Ungar L, Boyle DC, et al. 
Announcement of healthy baby boy following 
abdominal radical trachelectomy. Int J Gynecol 
Cancer. 2003; 13:249. 
17. Pareja R, Rendon GJ, Sanz – Lomana. Surgical, 
oncological, and obstetrical outcomes after 
abdominal radical trachelectomy – A systematic 
literature review. Gynecologic Oncology. 2013; 
131: 77-82. 
18. Park KJ, Soslow RA, Sonada Y. Frozen-section 
evaluation of cervical adenocarcinoma at time of 
radical trachelectomy: pathologic pitfalls and the 
application of an objective scoring system. 
Gynecol Oncol 2008; 110(3): 316-23. 
19. Plante M. Evolution in fertility-preserving options 
for early-stage cervical cancer: radical 
trachelectomy, simple trachelectomy, 
neoadjuvant chemotherapy. Int . Gynecol. 
Cancer 2013; 23(6): 982-9. 
20. Plante M. Vaginal radical trachelectomy: an 
update. Gynecol Oncol 2008; 111(2): 105-110. 
21. Quing Zang, Wenhui Li, Margaux J. Kanis. 
Oncologic and obstetrical outcomes with fertility 
– sparing treatment of cervical cancer: a 
systematic review and meta-analysis. 
Oncotarget. 2017; 8(28): 46580-92. 
22. Ramirez P, Schmeler K, Soliman P, et al. Fertility 
presentation in patients with early cervical 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 34 
cancer: radical trachelectomy. Gynecol Oncol 
2008; 110: S25-8. 
23. Rob L, Skapa P, Robova H. Fertility-sparing 
surgery in patients with cervical cancer. Lancet 
Oncol 2011 Feb;12(2):192-200. 
24. Shepherd J.H, Miliken D.A. Conservative surgery 
for carcinoma of the cervix. Clin. Oncol (R. Coll. 
Radiol.) 2008; 20(6): 395-400. 
25. Shepherd J.H, Mould T, Oram D.H. Radical 
trachelectomy in early stage carcinoma of the 
cervix: outcome as judged by recurrence and 
fertility rates. BJOG 2001; 108(8): 882-5. 
26. Smith JR, Boyle DC, Corless DJ et al. Abdominal 
radical trachelectomy: a new surgical technique 
for the conservative management of cervical 
carcinoma. Br J Obste Gynaecol 1997; 104: 
1196-1200. 
27. Tanguay C, Plante M, Renaud MC, Roy M. 
Vaginal radical trachelectomy in the treatment of 
cervical cancer: the role of frozen section. Int J 
Gynecol Pathol 2004; 23(2): 170-5. 
28. Yong Kuei Lim, Sze Min Lek, Seow Heong Yeo. 
Obstetric care after radical abdominal 
trachelectomy in a patient with stage IB1 cervical 
cancer: A case report and a review of medical 
literature. Gynecol Oncol Reports 2016; 17:86-
88. 
29. Bentivegna E, Gouy S, Maulard A, et al. 
Oncological outcomes after fertility-sparing 
surgery for cervical cancer: a systematic review. 
Lancet Oncol 2016; 17:e240. 
30. Kasuga Y, Nishio H, Miyakoshi K, et al. 
Pregnancy Outcomes After Abdominal Radical 
Trachelectomy for Early-Stage Cervical Cancer: 
A 13-Year Experience in a Single Tertiary-Care 
Center. Int J Gynecol Cancer 2016; 26:163. 
31. Wethington SL, Cibula D, Duska LR, et al. An 
international series on abdominal radical 
trachelectomy: 101 patients and 28 pregnancies. 
Int J Gynecol Cancer 2012; 22:1251. 
32. Kim CH, Abu-Rustum NR, Chi DS, et al. 
Reproductive outcomes of patients undergoing 
radical trachelectomy for early-stage cervical 
cancer. Gynecol Oncol 2012; 125:585. 
33. Li J, Li Z, Wang H, et al. Radical abdominal 
trachelectomy for cervical malignancies: surgical, 
oncological and fertility outcomes in 62 patients. 
Gynecol Oncol 2011; 121:565. 
34. Nishio H, Fujii T, Sugiyama J, et al. Reproductive 
and obstetric outcomes after radical abdominal 
trachelectomy for early-stage cervical cancer in a 
series of 31 pregnancies. Hum Reprod 2013; 
28:1793. 
35. Okugawa K, Kobayashi H, Sonoda K, et al. 
Oncologic and obstetric outcomes and 
complications during pregnancy after fertility-
sparing abdominal trachelectomy for cervical 
cancer: a retrospective review. Int J Clin Oncol 
2017; 22:340. 
36. Egashira K, Hiasa K, Yokota N, et al. Infertility 
after abdominal trachelectomy. Acta Obstet 
Gynecol Scand 2018; 97:1358. 
37. Plante M, Roy M. Fertility-preserving options for 
cervical cancer. Oncology (Williston Park) 2006; 
20:479. 
38. Wan XP, Yan Q, Xi XW, Cai B. Abdominal 
radical trachelectomy: two new surgical 
techniques for the conservation of uterine 
arteries. Int J Gynecol Cancer 2006; 16:1698. 
39. Cibula D, Slama J, Fischerova D. Update on 
abdominal radical trachelectomy. Gynecol Oncol 
2008; 111:S111. 
40. Tang J, Li J, Wang S, et al. On what scale does 
it benefit the patients if uterine arteries were 
preserved during ART? Gynecol Oncol 2014; 
134:154. 
41. Vieira MA, Rendón GJ, Munsell M, et al. Radical 
trachelectomy in early-stage cervical cancer: A 
comparison of laparotomy and minimally 
invasive surgery. Gynecol Oncol 2015; 138:585. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 35 
ABSTRACT 
Fertility - sparing radical trachelectomy for early stage cervical cancer: 
12 cases series and literature review 
Objectives: Radical trachelectomy is an alternative treatment for preserving fertility in selected patients 
with early stage cervical cancer. The purpose of this report is to describe our technique of abdominal radical 
trachelectomy and review the current literature on this procedure. 
Materials and methods: We reported 12 cases of radical trachelectomy with pelvic lymphadenectomy in 
The Oncology Hospital of Ho Chi Minh city between 7/2018 and 9/2020. 
Results: The characteristics of the 12 adult patients who underwent radical trachelectomy included stage 
IB1 disease in all cases, a mean age of 31 years (range, 29 - 41), and a median estimated blood loss of 100ml 
(range, 70 - 150). Among of them, one case was performed by laparoscopic approach. No one need adjuvant 
treatment after sugery and all patients resumed normal menstruation postoperatively. All patients remain 
disease-free at the time of this report. The only remaining uterine blood supply in these patients are the utero-
ovarian vessels. There were no postoperative complications, and transurethral Foley catheters were removed 
in all cases at postoperative days 02 - 04 . 
Conclusions: Radical trachelectomy with pelvic lymphadenectomy is a feasible operation for selected 
women with early stage cervical cancer who desire to preserve reproductive function. Menstruation and 
reproductive function may be preserved after bilateral uterine vessel ligation. 
Keyword: Cervical cancer, radical trachelectomy, preserve fertility. 

File đính kèm:

  • pdfcat_co_tu_cung_tan_goc_bao_ton_chuc_nang_sinh_san_trong_ung.pdf