Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ: bằng chứng từ dữ liệu khảo sát người dân tại tỉnh Khánh Hòa
Biện pháp đơn giản và khoa học nhất để phát hiện sớm, hạn chế tối đa những thương tổn và ngăn
ngừa biến chứng của bệnh lý là kiểm tra sức khỏe định kỳ thì cho đến nay vẫn rất ít người ý thức
được tầm quan trọng của nó. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, cho thấy tỷ lệ người dân
tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ chưa cao. Vì vậy, biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến
việc tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân là rất quan trọng để tạo ra một hệ thống và
môi trường làm cho người dân nhiều khả năng tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ hơn. Nghiên
cứu dựa trên dữ liệu khảo sát với kích thước mẫu là 420 người dân ở Khánh Hòa nhằm xác định các
yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng việc áp dụng mô hình hồi
quy Logit. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tuổi tác, tiểu sử bệnh mãn tính, thời
gian chờ đợi và tác động của chi phí. Nghiên cứu cũng xác định rằng giới tính và tình trạng hôn
nhân không có ảnh hưởng đến việc tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy sự cần thiết phải xem xét sự ưu tiên về thời gian, cũng như vấn đề chi phí khi xây dựng các
chính sách khuyến khích kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người dân
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ: bằng chứng từ dữ liệu khảo sát người dân tại tỉnh Khánh Hòa
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1050-1058 Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu 1Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang 2Viện Pasteur Nha Trang Liên hệ Phạm Thành Thái, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang Email: thaipt@ntu.edu.vn Lịch sử Ngày nhận: 29/07/2020 Ngày chấp nhận: 22/10/2020 Ngày đăng: 08/11/2020 DOI : 10.32508/stdjelm.v4i4.676 Bản quyền © ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ: bằng chứng từ dữ liệu khảo sát người dân tại tỉnh Khánh Hòa Phạm Thành Thái1,*, Võ Chí Nam2 Use your smartphone to scan this QR code and download this article TÓM TẮT Biện pháp đơn giản và khoa học nhất để phát hiện sớm, hạn chế tối đa những thương tổn và ngăn ngừa biến chứng của bệnh lý là kiểm tra sức khỏe định kỳ thì cho đến nay vẫn rất ít người ý thức được tầm quan trọng của nó. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, cho thấy tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ chưa cao. Vì vậy, biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân là rất quan trọng để tạo ra một hệ thống và môi trường làm cho người dân nhiều khả năng tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ hơn. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu khảo sát với kích thướcmẫu là 420 người dân ở Khánh Hòa nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng việc áp dụngmô hình hồi quy Logit. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tuổi tác, tiểu sử bệnh mãn tính, thời gian chờ đợi và tác động của chi phí. Nghiên cứu cũng xác định rằng giới tính và tình trạng hôn nhân không có ảnh hưởng đến việc tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải xem xét sự ưu tiên về thời gian, cũng như vấn đề chi phí khi xây dựng các chính sách khuyến khích kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người dân. Từ khoá: yếu tố ảnh hưởng, kiểm tra sức khỏe định kỳ, hành vi sức khỏe, Khánh Hòa GIỚI THIỆU Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người, là vấn đề cốt lõi quyết định sự phát triển của một địa phương, một quốc gia vì nó quyết định chất lượng của nguồn vốn nhân lực. Trong khi đó, vốn nhân lực lại là một yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc chăm sóc sức khỏe có thể được thực hiện bằng cách thay đổi lối sống và cách suy nghĩ, thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ,... để đẩy lùi triệt để, hạn chế thấp nhất các nguy cơ gây nên bệnh tật. Trong đó, việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là một biện pháp hiệu quả nhất, với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngănngừa bệnh tật, phát hiện bệnhở giai đoạn sớmvà duy trì sức khỏe tốt được xem làmột trong những biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ, một cá nhân có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của họ, nhận biết được các nguy cơ có thể gặp phải và thực hiện các biện pháp điều trị bệnh nếu cần thiết để tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với những người có kết quả kiểm tra sức khỏe không tốt, điều đó có thể giúp họ thay đổi những hoạt động hàng ngày, lối sống theo hướng tích cực, lành mạnh hơn, chẳng hạn như thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục, ... Ngay cả đối với những người khi kiểm tra sức khỏe cho thấy không có vấn đề về sức khỏe, đơn giản chỉ cần họ biết được tình trạng sức khỏe của họ có thể sẽ rất hữu ích, giúp họ có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình. Chính hành động quyết định có nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hay không sẽ liên quan đến nhận thức của một người về việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Xã hội càng phát triển thì kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, các yếu tố như ô nhiễmmôi trường, áp lực công việc càng làm gia tăng nguy cơ các bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh lý timmạch, gan, thận, tăng huyết áp, cholesterol, đái tháo đường,Trong khi đó, biện pháp đơn giản và khoa học nhất để phát hiện sớm, hạn chế tối đa những thương tổn và ngăn ngừa biến chứng của bệnh lý là kiểm tra sức khỏe định kỳ thì cho đến nay vẫn rất ít người ý thức được tầm quan trọng của nó. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ chưa cao. Nghiên cứu của Olayinka và cộng sự. 1 tại Tây Nam Nigeria, cho thấy tỷ lệ thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân trongmẫu khảo sát là 62,34%; Kết quả khảo sát của Trung tâm bảo vệ sức khỏe tại Hồng Kông2, cho thấy tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là 16,7% trong tổng dân Trích dẫn bài báo này: Thái P T, Nam V C. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ: bằng chứng từ dữ liệu khảo sát người dân tại tỉnh Khánh Hòa. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(4):1050-1058. 1050 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1050-1058 số từ 15 tuổi trở lên; Cherrington và cộng sự. 3, thực hiện một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, kết quả cho thấy có 42%những người dân trongmẫu khảo sát có xác nhận kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tại Nhật Bản, nghiên cứu của Noguchi và Shen4 cho thấy có 77,81% người dân trong mẫu khảo sát tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tại Việt Nam, việc tham gia khám sức khỏe định kỳ mới chỉ được thực hiện cho người lao động làm việc ở một số cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, còn phần lớn người dân chỉ đến cơ sở khám chữa bệnh khi có bệnh mà chưa có thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ vì tâm lý e ngại khi phải xếp hàng chờ đợi ở các bệnh viện, các trung tâm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh cũng như chi phí phải bỏ ra. Theo thống kê của Bộ Y tế5, tỷ lệ lượt khám chữa bệnh trên tổng số lượt khám, chữa ... iểm tra sức khỏe định kỳ của người dân nói chung và những người đã lập gia đình và chưa lập gia đình không cao. Do vậy, những người chưa lập gia đình và những người đã lập gia đình không có sự khác nhau trong thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hệ số hồi quy của biến nghề nghiệp (nghenghiep) mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê cao, hàm ý rằng quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của những người là nông dân, ngư dân, học sinh, sinh viên, tự kinh doanh, buôn bán, khác là thấp hơn những người đang công tác tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, đối với những người làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có xác suất sử dụng dịch vụ kiểm tra sức khỏe định kỳ cao hơn những người nông dân, học sinh, sinh viên là 13,1%. Kết quả này cũng tương tự các nghiên cứu trước4,8. Phát hiện này có thể được lý giải là do các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thường có các chính sách phúc lợi cho người lao động tốt hơn. Hàng năm, các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước thường tổ chức cho cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khám sức khỏe định kỳ. Biến trình độ học vấn (hocvan) cũng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, hệ số hồi quy mang dấu dương, kết 1055 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1050-1058 quả này cho thấy những người có trình độ học vấn cao thì khả năng thực hiện quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ cao hơn những người có trình độ học vấn thấp. Hệ số tác động biên của biến học vấn là 0,143, có nghĩa là xác suất sử dụng dịch vụ kiểm tra sức khỏe định kỳ của những người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên cao hơn những có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông là 14,3%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này là phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đó 4,13, cũng như phù hợp với lý thuyết về hành vi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Điều này có thể được giải thích là do những người có trình độ học vấn cao hơn thường có hiểu biết, nhận thức, và xu hướng thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ tốt hơn. Hơn nữa, những người có học vấn cao thường có xu hướng tìm kiếm và khả năng tiếp cận thông tin y tế tốt hơn so với nhóm còn lại. Kết quả ước lượng mô hình cũng cho thấy hệ số hồi quy của biến thu nhập (thunhap) mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ngụ ý rằng những người có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng thì khả năng tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ cao hơn những người có thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng. Với mẫu quan sát, kết quả phân tích tác động biên cho thấy nhóm người có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng có xác suất sử dụng dịch vụ khám sức khỏe định kỳ cao hơn 16% so với nhóm người có thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng. Kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết kinh tế học sức khỏe và kết quả của các nghiên trước đã chỉ ra4,8,11. Phát hiện này cho thấy thu nhập luôn là một trong các yếu tố quyết định đến chi tiêu của mỗi cá nhân nói chung, trong đó có chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe của họ. Nó là một yếu tố mang tính rào cản trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thu nhập cao hơn giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế bởi vì họ có thể chi trả được các chi phí y tế. Do vậy, thu nhập cao thì người dân sẽ chú trọng hơn đến vấn đề chăm sóc sức khỏe gia đình và cá nhân. Tương tự, hệ số hồi quy của biến tuổi (tuoi) mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê cao tại mức ý nghĩa 1%, cho thấy nhữngngười có tuổi trên 40 thì xác suất thamgia kiểm tra sức khỏe định kỳ cao hơn so với những người dưới 40 tuổi. Những người trên 40 tuổi có xác suất kiểm tra sức khỏe định kỳ cao hơn những người dưới 40 tuổi là 9,2%. Rõ ràng là khi tuổi càng lớn, nguy cơ mắc bệnh cao hơn, dẫn đến việc chấp nhận kiểm tra sức khỏe định kỳ cao hơn4. Hệ số hồi quy của biến tác động của thời gian (ktra_tg) và chi phí (ktra_cp) đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đềumang dấu âm và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10% và 1%, ngụ ý rằng những người xem yếu tố thời gian chờ đợi và chi phí có tác động đến việc khám sức khỏe định kỳ thì khả năng sử dụng dịch vụ kiểm tra sức khỏe định kỳ thấp hơn. Cụ thể, xác suất của nhóm người có quan tâm đến tác động của chi phí thấp hơn nhóm người không quan tâm tới tác động của chi phí là 9,8% và nhóm người có quan tâm tới tác động của thời gian thấp hơn nhóm người không quan tâm tới tác động của thời gian là 3,7%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này cho thấy vấn đề thời gian chờ đợi, cũng như chi phí đối với việc sử dụng các dịch vụ khám bệnh hay kiểm tra sức khỏe định kỳ là những rào cản làm hạn chế sự tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân. Các kết quả này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đã chỉ ra 8,14. Kết quả hồi quy cũng cho thấy hệ số hồi quy của biến có bệnh mãn tính hay không (mantinh) mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, cho thấy rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khả năng tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ của nhóm người có mắc bệnh mãn tính sẽ cao hơn nhóm không mắc bệnh mãn tính là 7,5%. Điều này được hiểu rằng một khi con người đã có bệnh thì luôn có ý thức tốt và thường xuyên quan tâm vấn đề chăm sóc sức khỏe hơn những người không có bệnh mãn tính. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó 4,8, cũng như lý thuyết kinh tế học về hành vi sức khỏe. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong nghiên cứu này, dữ liệu khảo sát người dân tại tại Khánh Hòa được sử dụng để xác định về mặt thực nghiệm các yếu tố quyết định sự tham gia của một cá nhân trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Phù hợp với các kết quả được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã phát hiện ra các thuộc tính cá nhân ảnh hưởng đến hành vì kiểm tra sức khỏe định kỳ. Học vấn, thu nhập cá nhân cao hơn có nhiều khả năng thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hơn. Hơn nữa, khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng cao, những người lớn tuổi có xác suất kiểm tra sức khỏe định kỳ càng cao. Những người mắc bệnh mãn tính có xác suất kiểm tra sức khỏe định kỳ cao hơn so với những người không mắc bệnh. Thêm vào đó, những người làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có xác suất kiểm tra sức khỏe định kỳ cao hơn so với những người làm trong các ngành ngề khác. Mặt khác, trái với kết quả của một số nghiên cứu trước, nghiên cứu này xác định rằng giới tính và tình trạng hôn nhân không có ảnh hưởng lên xác suất kiểm tra sức khỏe định kỳ của cá nhân. Một khẳng định quan trọng trong nghiên cứu này là nhóm những người có quan tâm đến tác động của chi phí và thời gian đến hành vi sức khỏe có xác suất tham 1056 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1050-1058 gia kiểm tra sức khỏe định kỳ thấp hơn so với nhóm những người không quan tâm tới tác động của chi phí và thời gian. Điều này cho thấy sự cần thiết phải xem xét sự ưu tiên về thời gian, cũng như vấn đề chi phí khi xây dựng các chính sách khuyến khích kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người dân. Biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để tạo ra một hệ thống và môi trường làm cho người dân nhiều khả năng tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ hơn. Thiết lập một hệ thống hiệu quả giúp mọi người nhận thức được tình trạng sức khỏe của chính họ thông qua việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên có khả năng đem lại các biện pháp hiệu quả về mặt chi phí như duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật sẽ giúp làm giảm bớt nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở Khánh Hòa trong thời gian tới. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông LR_Chi2: Thống kê Chi – bình phương Prob: Giá trị xác suất TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo. TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ PhạmThànhThái và Võ Chí Nam là đồng tác giả của bài báo này. Võ Chí Nam thực hiện khảo sát dữ liệu. Phạm Thành Thái thực hiện xử lý, phân tích dữ liệu. PhạmThànhThái và Võ Chí Nam cùng đóng góp vào việc thảo luận kết quả nghiên cứu. PhạmThànhThái tiến hành chỉnh sửa, hiệu chỉnh bài báo. Cuối cùng, cả hai tác giả cùng tiến hành kiểm tra và chấp thuận bài báo. TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Ilesanmi OS, Omotoso B, Alele F, Amenkhienan I. Periodic Medical Checkup: Knowledge and Practice in a Community in South West Nigeria. International Journal of Public Health Research. 2015;5(1):576–583. 2. Hong Kong Census and Statistics Department. Knowledge, Attitude and Practice of Medical Checkup. Thematic House- hold Survey Report. 2009;(41). 3. Cherrington A, Corbie-Smith G, Pathman DE. Do adults who believe in periodic health examinations receive more clini- cal preventive services? . Preventive Medicine. 2007;45:282– 289. PMID: 17692368. Available from: https://doi.org/10.1016/ j.ypmed.2007.05.016. 4. RikoN, Junyi S. Factors affecting participation in health check- ups: Evidence from Japanese survey data. Health Policy. 2009;123(4):360–366. PMID: 30691696. Available from: https: //doi.org/10.1016/j.healthpol.2018.10.013. 5. Bộ Y tế. Báo cáo tổng kết ngành Y tế năm 2019;. 6. Viện Pasteur Nha Trang. Báo cáo tổng kết ngành Y tế khu vực miền Trung năm. 2019;. 7. Hiếu TC, Anh LHTQ, Tâm NM. Kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân thành phố Huế năm 2016. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2017;7(3):93–98. 8. Trí TTM. Phân tích Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân Tp. Hồ ChíMinh. Kinh tế và sức khỏeMột số nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. 2016;p. 176–191. 9. Andersen R. A behavioral model of families’ use of health ser- vices. Research SeriesNo. 25. Center forHealthAdministration Studies, University of Chicago Chicago. 1968;. 10. Iwasaki M, Otani T, Yamamoto S, InoueM, Hanaoka T, Sobue T, Tsugane S. Background characteristics of basic health exami- nation participants: the JPHC Study Baseline Survey. Journal of Epidemiology. 2003;13(4):216–225. PMID: 12934965. Avail- able from: https://doi.org/10.2188/jea.13.216. 11. Funahashi H, Nishida T, Okamura Y, Sakakibara H. Attributes of non-participants aged 40-59 years in specific health check- ups. Japanese Journal of Public Health. 2013;60(3):119–127. 12. Mitsuhashi Y, Kishi R, Eguchi T, Miyake H, Maeda N. Factors as- sociatedwith participation inmedical checkups of the elderly at home comparison of 3 regions with different social back- grounds. Japanese Journal of PublicHealth. 2003;50(1):49–61. 13. Yoshida Y, Iwasa H, Kwon J, Furuna T, Kim H, Yoshida H, Suzuki T. Characteristics of non-participants in comprehen- sive health examinations (”Otasya-kenshin”) among an urban community dwelling elderly: Basic research for prevention of thegeriatric syndromeandabed-ridden state. Japanese Jour- nal of Public Health. 2008;55(4):221–227. 14. Thompson DA, Yarnold PR. Relating satisfaction to patients’ waiting time perceptions and expectations: Testing the dis- confirmation paradigm. Acad EmergMed. 1995;2:1057–1062. PMID: 8597916. Available from: https://doi.org/10.1111/j. 1553-2712.1995.tb03150.x. 15. Evashwick C, Rowe G, Diehr P, Branch L. Factors explaining the use of health care services by the elderly. Health services re- search. 1984;19(3):357–415. 16. Hạnh LT, Đức NT. Kiến thức, thái dộ của người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Y học TpHồ Chí Minh. 2015;5:383–387. 17. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2019;. 1057 Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 4(4):1050-1058 Open Access Full Text Article Research Article 1Economic Faculty, Nha Trang University 2Pasteur Institute of Nha Trang Correspondence Pham Thanh Thai, Economic Faculty, Nha Trang University Email: thaipt@ntu.edu.vn History Received: 29/07/2020 Accepted: 22/10/2020 Published: 08/11/2020 DOI :10.32508/stdjelm.v4i4.676 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Factors affecting the decision for routine health checkup: evidence from survey data in Khanh Hoa province Pham Thanh Thai1,*, Vo Chi Nam2 Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT Routine health checkup is the simplest and most scientific method for early detection, minimizing harm, and preventing complications of diseases. However, until now, only a fraction of the pop- ulation is aware of its importance. Studies in the world and in Vietnam show that the proportion of the population having routine health checkups remains modest. Understanding which factors affect the decision to have routine health checkups is important in creating a system and environ- ment that encourage people to have regular health checkups. The study is based on the survey data of 420 people in Khanh Hoa province to identify the main factors affecting their decision of routine health checkups, using the Logit regression model. The results shows that factors affecting decisions on routine health checkups include: education level, occupation, income, age, chronic illness, waiting time, and the impact of cost. The study also determines that gender and marital status have no effect on regular health checkups. The results highlight the importance of taking into consideration the priorities of time and cost when developing policies to encourage regular health checkups in the population. Key words: associated factors, routine health checkup, health behavior, Khanh Hoa Cite this article : Thai P T, Nam V C. Factors affecting the decision for routine health checkup: evi- dence from survey data in Khanh Hoa province. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(4):1050-1058. 1058
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_kiem_tra_suc_khoe_dinh_k.pdf