Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm

Phân tích hiện trạng tài nguyên, môi trường lưu vực sông (LVS) Gâm như là hệ quả của mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ giữa các điều kiện tự nhiên (ĐKTN), kinh tế - xã hội (KT - XH); đề xuất sử dụng hợp lí (SDHL) tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT) chủ yếu tập trung vào ba loại tài nguyên có mối quan hệ chặt chẽ (đất, rừng và nước mặt). . .

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm trang 1

Trang 1

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm trang 2

Trang 2

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm trang 3

Trang 3

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm trang 4

Trang 4

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm trang 5

Trang 5

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm trang 6

Trang 6

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm trang 7

Trang 7

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm trang 8

Trang 8

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 10/01/2024 6700
Bạn đang xem tài liệu "Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0071
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 131-139
This paper is available online at 
CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GÂM
Nguyễn Quyết Chiến
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phân tích hiện trạng tài nguyên, môi trường lưu vực sông (LVS) Gâm như là hệ
quả của mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ giữa các điều kiện tự nhiên (ĐKTN), kinh tế - xã
hội (KT - XH); đề xuất sử dụng hợp lí (SDHL) tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT) chủ
yếu tập trung vào ba loại tài nguyên có mối quan hệ chặt chẽ (đất, rừng và nước mặt). . .
là hướng tiếp cận tổng hợp, có cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện đặc thù của LVS
Gâm. Tiếp cận nghiên cứu tổng hợp theo lưu vực đòi hỏi việc vận dụng các quan điểm và
phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp gồm: quan điểm
tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử, phát sinh, quan điểm kinh tế - sinh thái;
phương pháp đánh giá tiềm năng xói mòn đất theo lưu vực, phương pháp phân tích DPSIR
và phương pháp phân tích hệ thống.
Từ khóa: Lưu vực sông Gâm, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
1. Mở đầu
Quy hoạch, SDHL nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) đã được nhiều nước trên thế giới
nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu quản lí tổng
hợp và SDHL tài nguyên theo LVS đang được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm với những quan
điểm và hướng tiếp cận khác nhau.
Sông Gâm là phụ lưu cấp 1 lớn nhất của hệ thống sông Lô - Gâm. LVS có dạng dài và hẹp,
với diện tích 14.972 km2, trong đó, diện tích lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam là 9.168 km2. Hồ
Tuyên Quang được xây dựng ở trung lưu sông Gâm, trên địa phận các huyện Lâm Bình, Na Hang,
tỉnh Tuyên Quang. Bên cạnh những lợi ích KT - XH, các tác động tiêu cực đối với nguồn TNTN
và môi trường là không nhỏ: hồ chứa hình thành đã thu hẹp nhiều diện tích rừng thuộc các khu bảo
tồn thiên nhiên và đất canh tác do bị ngập nước; môi trường sinh thái bị biến động [8-10]... ĐKTN
chia cắt mạnh của LVS cùng với việc xây dựng hồ chứa thuỷ điện Tuyên Quang nói riêng, các hoạt
động nhân tác nói chung ngày càng đa dạng về hình thức, phổ biến về không gian xuất hiện đã có
những tác động mạnh mẽ và chứa đựng những nguy cơ suy thoái tài nguyên trên cả hệ thống lưu
vực. Xuất phát từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là phải xác lập được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu,
hướng tiếp cận, quan điểm và phương pháp nghiên cứu phù hợp với điều ĐKTN cũng như KT -
XH mang tính đặc thù của LVS Gâm, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả TNTN và BVMT lưu vực.
Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 25/5/2016
Liên hệ: Nguyễn Quyết Chiến, e-mail: chienhnue@gmail.com
131
Nguyễn Quyết Chiến
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quan điểm về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Sự khai thác quá mức và sử dụng lãng phí là nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái nguồn
TNTN nói riêng, môi trường sinh thái nói chung. Chính vì thế, SDHL tài nguyên và BVMT là yêu
cầu cấp thiết của mỗi quốc gia. Theo quan điểm chung nhất, SDHL TNTN là cách thức sử dụng
vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài
nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai.
Theo cách hiểu này, SDHL TNTN trước hết phải là việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và
tiết kiệm các nguồn TNTN. Đây là một trong 17 giải pháp nhằm thực hiện “Chiến lược Quốc gia
về tăng trưởng xanh thời kì 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt [7]. SDHL tài nguyên phải phù hợp với chức năng, khả năng cung cấp các dạng tài
nguyên của các đơn vị lãnh thổ. SDHL cũng đồng thời phải đảm bảo sức tái tạo, khả năng phục hồi
của tự nhiên, hạn chế các tai biến thiên nhiên, cải thiện và duy trì lâu dài chất lượng môi trường.
SDHL nguồn TNTN và BVMT là điều kiện cho sự phát triển. Mục tiêu của SDHL tài
nguyên và BVMT là hướng tới sự phát triển bền vững, bao gồm sự bền vững về kinh tế, bền vững
về xã hội và bền vững về môi trường.
2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và hướng tiếp cận nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường lưu vực sông Gâm
2.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định yêu cầu và đề xuất sử dụng các loại tài nguyên chủ yếu
có mối quan hệ mật thiết (tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước mặt), nhằm góp phần
nghiên cứu, SDHL tài nguyên, BVMT LVS Gâm và sự bền vững của công trình thủy điện Tuyên
Quang.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ chủ yếu cần giải
quyết là: 1/ Tổng quan các hướng nghiên cứu SDHL tài nguyên, BVMT lưu vực trên thế giới và
ở Việt Nam; 2/ Xác lập cơ sở lí luận, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề xuất SDHL
tài nguyên, BVMT LVS Gâm trong điều kiện có công trình thủy điện Tuyên Quang; 3/ Phân tích
đặc điểm tự nhiên, KT - XH liên quan đến tài nguyên, môi trường và vấn đề khai thác, sử dụng
lãnh thổ LVS Gâm; 4/ Phân tích, hiện trạng và biến đổi tài nguyên, môi trường do tác động của
đập thủy điện Tuyên Quang; 5/ Xác định yêu cầu, đề xuất SDHL tài nguyên đất, tài nguyên rừng,
tài nguyên nước mặt và BVMT LVS Gâm; 6/ Đề xuất định hướng khai thác vùng hồ Tuyên Quang
trên cơ sở phân tích tiềm năng tự nhiên vùng lòng hồ.
2.2.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng tài nguyên, môi trường LVS Gâm như là hệ quả của mối quan hệ
thống nhất, chặt chẽ giữa các ĐKTN, KT - XH và tác động của hồ Tuyên Quang đến toàn bộ hệ
tự nhiên - môi trường sinh thái lưu vực: Trong mối quan hệ giữa các ĐKTN và KT - XH với tài
nguyên, môi trường LVS Gâm, các ĐKTN quy định đặc điểm tài nguyên, môi trường lưu vực được
hình thành trong lịch sử thành tạo cảnh quan dưới tác động của các quá trình tự nhiên diễn ra trong
lưu vực. Sự biến đổi trạng thái và chất lượng tài nguyên, môi trường LVS Gâm chủ yếu là hệ quả
tác động của tác nhân con người trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và xây dựng ...  định luật hay phương trình vật lí. Đây là phương pháp mang tính định lượng, sử
dụng các mô hình toán thực nghiệm hoặc mô hình lí thuyết để thể hiện quá trình xói mòn. Phương
pháp mô hình hóa có thể cho phép ứng dụng các công nghệ hiện đại vào nghiên cứu tính toán. Tuy
nhiên, do quá trình xói mòn diễn ra rất đa dạng và mang tính địa phương cao nên khi áp dụng cho
các lãnh thổ khác nhau cần chú ý tới những đặc thù địa lí của từng địa phương bằng cách sử dụng
các thông số của mô hình đã được kiểm chứng cho địa phương.
Do khả năng ứng dụng rộng rãi của hệ thông tin địa lí (GIS) với các ưu thế của những kĩ
thuật mới trong quá trình nghiên cứu xói mòn nên tác giả đã sử dụng phương pháp mô hình trong
nghiên cứu đánh giá XMTN lưu vực.
b. Lựa chọn mô hình đánh giá
* Cơ sở lựa chọn mô hình
Mô hình đánh giá được sử dụng cần đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:
- Tính khả thi, bao gồm cả việc khả thi về nguồn tư liệu và phương pháp thực hiện.
- Tính chính xác và phù hợp về thông tin: kết quả tính toán của mô hình phải có độ chính
xác cao, đầy đủ và phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
- Thể hiện được sự phân hóa không gian phù hợp với điều kiện chia cắt địa hình nói riêng,
sự phân hóa các ĐKTN nói chung của lãnh thổ nghiên cứu.
Tác giả đã sử dụng mô hình mất đất phổ dụng USLE (Universal Soil Loss Equation) của
Wischmeier và Schmid để đánh giá XMTN LVS Gâm, sau khi đã loại bỏ hệ số C và P. Việc lựa
chọn mô hình này xuất phát từ những lí do sau đây:
Thứ nhất, việc lựa chọn mô hình USLE cho phép đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu phân
cấp XMTN làm cơ sở cho việc đề xuất phân cấp phòng hộ theo lưu vực, trong đó các nhân tố ảnh
hưởng tới xói mòn được đề cập một cách riêng biệt trong một mối tương quan chặt chẽ.
Thứ hai, nhiều tác giả nghiên cứu xói mòn trên thế giới và trong nước đã khẳng định USLE
là mô hình có thể áp dụng thành công cho xói mòn lưu vực [4, 5, 6, 8, 9, 10].
Thứ ba, các tham số của phương trình USLE có thể được sửa đổi để thích hợp với những
hoàn cảnh cụ thể về tỉ lệ không gian, điều kiện khí hậu cũng như các điều kiện địa lí khác. Tuy
nhiên, có thể xuất hiện các sai lệch do áp dụng máy móc các công thức của USLE. Chính vì vậy,
để có thể sử dụng phương trình USLE, chúng tôi đã chú ý đến lập luận và công thức của các tác
giả khác đã công bố với các lưu vực có điều kiện tương tự và đặc biệt là trong điều kiện của Việt
Nam. Các hệ số được quan tâm nhiều trong việc thay đổi là LS, R và K.
Thứ tư, với cách tiếp cận hệ thống theo từng thông số ảnh hưởng xói mòn, mô hình USLE
có thể được tính toán bằng công cụ GIS (Hình 1). Theo đó, các hệ số của quá trình xói mòn đất
được tính toán trên GIS từ các bản đồ thành phần với vai trò là những dữ liệu đầu vào, từ đó xây
135
Nguyễn Quyết Chiến
dựng bản đồ xói mòn thực tế và bản đồ XMTN. Để có thể tính toán được trên GIS, việc đầu tiên
cần quan tâm là phải xây dựng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, đồng bộ.
Hình 1. Sử dụng mô hình USLE trong tính toán xói mòn bằng GIS
* Mô hình đánh giá
- Phương trình mất đất tổng quát USLE được Wischmeier và Schmid hoàn thiện vào năm
1978 từ kết quả quan trắc và thống kê lớn từ thực tế, được thiết lập trên cơ sở định lượng các nhân
tố gây ra xói mòn. Lượng xói mòn đất là một hàm của nhiều biến số; tiến hành tách biệt từng biến
số và biểu diễn nó bằng số; khối lượng đất xói mòn bằng tích của tất cả các biến số đó. Phương
trình mất đất tổng quát có dạng: A=R×K×L×S×C×P.
Trong đó:
A: Lượng đất mất trung bình hàng năm chuyển tới chân sườn (kg/m2.năm).
R: Hệ số xói mòn do mưa (thang đo độ xói mòn được lập trên cơ sở EI30)
(KJ.mm/m2.h.năm).
K: Hệ số kháng xói của đất (được xác định bằng lượng đất mất đi cho một đơn vị xói mòn
của mưa trong điều kiện chiều dài sườn là 22,4m, độ dốc 9%, trồng luống theo chiều từ trên xuống
sườn dốc) (kg.h/KJ.mm).
L: Hệ số chiều dài sườn dốc, tỉ lệ đất mất đi của thửa đất cần tích toán so với lượng đất mất
đi của thửa đất chuẩn.
S: Hệ số độ dốc (tỉ lệ đất mất đi của thửa đất cần tích toán so với lượng mất đất của thửa đất
chuẩn có độ dốc 9%).
C: Hệ số cây trồng hoặc lớp phủ (không thứ nguyên) tỉ lệ lượng đất mất của thửa đất so với
lượng đất mất đi của thửa đất chuẩn (bỏ hoá cách năm).
P: Hệ số canh tác bảo vệ đất (tỉ lệ lượng đất mất đi của thửa đất cần tính toán so với lượng
đất mất đi của thửa đất không thực hiện biện pháp canh tác bảo vệ đất (thửa đất chuẩn, trồng luống
theo chiều từ trên xuống sườn dốc). Trong nội dung nghiên cứu, hệ số C và P được loại bỏ để thành
lập bản đồ XMTN lưu vực. Khi đó, mô hình USLE có dạng: A=R×K×L×S.
Bản đồ XMTN được thành lập thể hiện mức độ xói mòn với giả thiết không có lớp phủ thực
vật và các biện pháp canh tác chống xói mòn. Chính vì vậy, kết quả tính toán xói mòn không hướng
tới việc phản ánh lượng đất xói mòn thực tế mà nhằm phân cấp khả năng xói mòn lưu vực do ảnh
136
Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường...
hưởng của các ĐKTN (lượng mưa, loại đất, độ dốc, độ dài sườn dốc) đến quá trình xói mòn đất,
làm cơ sở cho việc đề xuất SDHL và bảo vệ tài nguyên đất, phân cấp phòng hộ và phục hồi lớp
phủ rừng lưu vực.
2.4.2. Phương pháp phân tích DPSIR
Phương pháp phân tích DPSIR (Driving forces (nguồn tác động) - Pressures (áp lực) - State
(hiện trạng) - Impacts (tác động) - Responses (ứng phó)) đã được Cơ quan Môi trường châu Âu
(EEA, European Environmental Agency) kế thừa và nâng cấp từ phương pháp phân tích PSR
(Pressures - State - Responses) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 1993) từ năm
1994 sau khi đã bổ sung thêm 2 chỉ số là Động lực (D) và Tác động (I).
DPSIR là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan
hệ nguyên nhân - kết quả - giải pháp ứng phó. Tác giả đã sử dụng phương pháp DPSIR để phân
tích tổng hợp các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước mặt LVS Gâm làm cơ sở xác định các giải
pháp cần đề xuất SDHL và bảo vệ tài nguyên nước mặt LVS Gâm (hình 2).
- D (Driving forces) - nguồn tác động: các hoạt động KT - XH gây tác động tới tài nguyên
nước LVS Gâm.
- P (Pressures) - áp lực: các sức ép lên tài nguyên nước lưu vực từ hoạt động KT - XH của
con người.
- S (State) - hiện trạng: các thông tin định tính về hiện trạng tài nguyên nước và vấn đề khai
thác, sử dụng nguồn nước lưu vực.
- I (Impacts) - tác động: các tác động tiêu cực tới tài nguyên nước và cộng đồng dân cư trên
lưu vực.
- R (Responses) - ứng phó: các giải pháp SDHL và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực.
Hình 2. Sơ đồ khái quát phương pháp phân tích DPSIR
Kết quả phân tích bằng phương pháp DPSIR cho phép xác định các mâu thuẫn trong sử
dụng tài nguyên nước mặt, nguy cơ và nguyên nhân suy thoái cũng như các vấn đề còn tồn tại
trong công tác quản lí tài nguyên nước, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp khai thác và SDHL tài
nguyên nước mặt lưu vực.
2.4.3. Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp phân tích hệ thống được vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu
theo trình tự các nội dung (các bước) sau:
Bước 1: Phân tích đặc điểm các ĐKTN, KT - XH và hiện trạng tài nguyên, môi trường LVS
Gâm.
Bước 2: Thành lập bản đồ phân cấp XMTN LVS Gâm làm cơ sở cho việc đề xuất phân cấp
phòng hộ; SDHL và phục hồi rừng; sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất.
137
Nguyễn Quyết Chiến
Bước 3. Đánh giá yêu cầu sử dụng nguồn nước (hiện trạng nguồn nước mặt, đặc trưng
dòng chảy mặt, hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, các tồn tại trong quản lí tài nguyên
nước. . . ) làm cơ sở đề xuất SDHL tài nguyên nước mặt lưu vực.
Bước 4: Đề xuất định hướng phát triển thủy sản và du lịch vùng lòng hồ Tuyên Quang trên
cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN vùng hồ.
Việc vận dụng phương pháp phân tích hệ thống cho phép xác định rõ mối quan hệ giữa các
hợp phần tự nhiên và nhân tác, giữa các bộ phận thượng lưu, trung lưu, hạ lưu và giữa các lưu
vực cấp 2 nhằm tạo cơ sở đề xuất SDHL tài nguyên đất, rừng, nguồn nước mặt và vùng hồ Tuyên
Quang.
3. Kết luận
Xác lập được mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
phù hợp với ĐKTN cũng như KT - XH mang tính đặc thù của LVS Gâm là yêu cầu cấp thiết nhằm
khai thác, sử dụng hiệu quả TNTN và BVMT theo lưu vực. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc
đề xuất SDHL tài nguyên và BVMT LVS Gâm.
Về hướng tiếp cận nghiên cứu: Phân tích hiện trạng tài nguyên, môi trường LVS Gâm như là
hệ quả của mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ giữa các ĐKTN, KT - XH và tác động của hồ Tuyên
Quang đến toàn bộ hệ tự nhiên - môi trường sinh thái lưu vực. Đề xuất SDHL tài nguyên, BVMT
lưu vực tập trung vào ba loại tài nguyên chủ yếu là tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên
nước mặt. Trong đó, phân tích lưu vực về XMTN, tình trạng thoái hóa đất, tiềm năng đất đai, trạng
thái rừng là cơ sở đề xuất phân cấp đầu nguồn, cơ cấu sử dụng đất hợp lí, xác định tỉ lệ che phủ và
phục hồi rừng nhằm giữ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn - bồi lắng lòng hồ. . . là khâu then
chốt trong SDHL tài nguyên, BVMT LVS Gâm và góp phần đảm bảo hiệu suất sử dụng công trình
thủy điện Tuyên Quang.
Về quan điểm và phương pháp nghiên cứu: Các quan điểm nghiên cứu chủ yếu được vận
dụng trong quá trình nghiên cứu gồm: quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống; quan điểm lịch
sử, phát sinh và quan điểm kinh tế - sinh thái. Từ mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và hướng tiếp cận
nghiên cứu, các phương pháp được vận dụng trong nghiên cứu đề xuất SDHL TNTN và BVMT
LVS Gâm bao gồm:
1/ Phương pháp đánh giá tiềm năng xói mòn đất theo lưu vực, trong đó mô hình mất đất
phổ dụng USLE của Wischmeier và Schmid đã được sử dụng để đánh giá XMTN LVS Gâm, sau
khi đã loại bỏ hệ số C và P. Đây là mô hình đã được áp dụng thành công trong nghiên cứu xói mòn
lưu vực, đáp ứng được yêu cầu phân cấp XMTN và khả năng ứng dụng rộng rãi công cụ GIS.
2/ Phương pháp phân tích DPSIR được sử dụng để xác định các mâu thuẫn trong sử dụng tài
nguyên nước mặt, nguy cơ và nguyên nhân suy thoái cũng như các vấn đề còn tồn tại trong công
tác quản lí tài nguyên nước, từ đó đề xuất các các giải pháp khai thác và SDHL tài nguyên nước
mặt lưu vực.
3/ Phương pháp phân tích hệ thống được vận dụng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu theo
trình tự các bước gồm: phân tích đặc điểm các ĐKTN, KT - XH và hiện trạng tài nguyên, môi
trường LVS Gâm; thành lập bản đồ phân cấp XMTN LVS Gâm làm cơ sở cho việc đề xuất phân
cấp phòng hộ; đề xuất SDHL và phục hồi rừng; sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất; đánh giá yêu cầu
sử dụng nguồn nước và đề xuất SDHL tài nguyên nước mặt; đề xuất định hướng phát triển thủy
sản và du lịch vùng lòng hồ Tuyên Quang.
138
Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cui Lingzhou et al, 2002. An experimental study on the relationship between developing
process of the drainage geomorphology and the sediment yield. Proceedings of 12th ISCO
conference Vol.2: Process of soil erosion and its environment effect, Beijing.
[2] Hà Văn Hành, 2002. Nghiên cứu đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển KT - XH bền
vững ở huyện vùng cao A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ Địa lí, trường Đại học
Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] K. Honda, S. Murai, R. Shibasaki, 2002. Reference to the soil erosion and vegetation index
model - 1, A watershed management application using GIS, GPS and remote sensing. STAR
program. Asian Institute of Technology, Thailand.
[4] D. Ouyang, J. Bartholic, 2001. Web-Based GIS application for soil erosion prediction,
Proceeding of An International Symposium-Soil erosion research for the 21st century.
Honolulu, HI. Jan. pp.3-5.
[5] K.G. Renard, G.R. Foster, G.A.Weesies et al, 1997. RUSLE - A guide to conservation planning
with the revised universal soil loss equation. USDA Agricultural Handbook No. 703.
[6] STAR program, 2002.Modelling in Geographic information system. A watershed management
application using GIS, GPS and remote sensing. STAR program, Asian Institute of Technology,
Thailand.
[7] Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số: 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09 năm 2012 về việc
Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 -2020 và tầm nhìn đến năm
2050.
[8] Trung tâm liên ngành Viễn thám và GIS - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2000. Báo
cáo đề tài khoa học Đánh giá XMTN vùng đồi núi Bắc Trung Bộ Việt Nam. Hà Nội.
[9] Trung tâm VTGEO - Viện Địa chất - Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia,
1997. Báo cáo dự án nhánh: Mô hình hóa không gian lượng đất mất do xói mòn huyện Thanh
Hòa - Vĩnh Phú - Việt Nam. Báo cáo đề án “Hệ thông tin môi trường đồng bằng sông Hồng”,
Hà Nội.
[10] Trần Văn Ý, Nguyễn Quang Mỹ, Nguyễn Văn Nhưng, 1999. Sử dụng hệ thông tin địa lí xây
dựng bản đồ xói mòn tiềm năng Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000. Ứng dụng viễn thám và hệ thông
tin địa lí trong quy hoạch môi trường, Hà Nội.
ABSTRACT
Viewpoints and methods applied in Research on the Rational use
of Natural resources, Environmental protection of Gam river basin
Analyze the current state of resources, environment of Gam river basin as a result of the
unified and tight relationship between the natural and economic – social conditions; propose
rational use of natural resources, environmental protection mainly focused on three main types
of resources in close relationships (land, forests and surface water)... is a synthesized approach,
has a scientific basis and accords with specific conditions of Gam river basin. Synthesized
research approach according to basin requires the application of decisive research viewpoints and
methods in research on synthesized physical geography including: synthetic viewpoint, systematic
viewpoint, historical and generating viewpoint, ecological - economic viewpoint; methods of
assessment of potential soil erosion in the basin, DPSIR analysis method and system analysis
method.
Keywords: Gam river basin, natural resources, environmental protection.
139

File đính kèm:

  • pdfcac_quan_diem_va_phuong_phap_nghien_cuu_su_dung_hop_li_tai_n.pdf