Các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa ứng dụng trong thẩm định giá trị bất động sản
bài viết nhằm hệ thống hóa các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa trong lý thuyết thẩm định giá trên thế giới, phân tích thực trạng và các bất cập của việc vận dụng các phương pháp xác định tỷ suất
vốn hóa được hướng dẫn trong các văn bản pháp lý cũng như tại các công ty
thẩm định giá ở VN. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phương pháp xác định tỷ suất
vốn hóa được thừa nhận trên thế giới hết sức phong phú và đa dạng, tuy nhiên
sự vận dụng ở VN lại rất hạn chế, thậm chí còn nhiều sai lệch. Bài viết cũng
đề nghị một số giải pháp nhằm nâng tính khoa học của việc ứng dụng các
phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa ứng dụng trong thẩm định giá trị bất động sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa ứng dụng trong thẩm định giá trị bất động sản
Số 11 (21) - Tháng 07-08/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Quản Lý Giá Cả Bất Động Sản 55 1. Đặt vấn đề Trong hệ thống các phương pháp thẩm định giá trị bất động sản thì tiếp cận thu nhập đóng vai trò đặc biệt quan trọng để ước tính giá trị các bất động sản có tạo ra thu nhập. Để ứng dụng phương pháp vốn hoá trực tiếp, một dạng của tiếp cận thu nhập, thì việc xác định tỷ suất vốn hoá là một bài toán then chốt, có ý nghĩa quyết định đến độ chính xác của kết quả thẩm định. Các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa trong lý thuyết thẩm định giá trên thế giới rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên ở VN chúng lại ít được vận dụng. Các khảo sát thực tế của tác giả cho thấy việc sử dụng lẫn lộn giữa tỷ suất vốn hóa và tỷ suất chiết khấu còn rất phổ biến trong lĩnh vực thẩm định giá. Bài viết nhằm đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về tỷ suất vốn hóa ứng dụng trong thẩm định giá trị bất động sản, trong đó nhấn mạnh đến các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa – thông số cơ bản của tiếp cận thu nhập. 2. Khái niệm về tỷ suất vốn hóa Tỷ suất vốn hóa (capitalization rate) là một phân số thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập ròng của một năm và giá trị của tài sản, vì thế nó được sử dụng để chuyển thu nhập thành giá trị. R = I/V (1) Trong đó: I: Thu nhập hoạt động ròng tài sản tạo ra trong năm thứ nhất; V: Giá trị bất động sản; R: Tỷ suất vốn hóa. Tỷ suất vốn hoá bao gồm hai thành phần: tỷ suất thu nhập trên vốn (return on investment) và tỷ suất hoàn vốn (return of investment). Tỷ suất thu nhập trên vốn: là sự bù đắp cho nhà đầu tư vì giá trị của đồng tiền theo thời gian, cho rủi ro và các yếu tố khác gắn liền với những vụ đầu tư cụ thể. Nói một cách khác, đó là phần trăm được trả cho việc sử dụng đồng tiền. Tỷ suất thu nhập trên vốn còn được gọi là tỷ suất sinh lợi (yield). Tỷ suất hoàn vốn, hay tỷ suất thu hồi vốn (capital recovery), là sự thu hồi tổng vốn đầu tư ban đầu. Mối quan hệ giữa tỷ suất vốn hóa và tỷ suất chiết khấu (tỷ suất sinh lợi) Tỷ suất vốn hoá bao gồm tỷ suất thu nhập trên vốn và tỷ suất hoàn vốn. Tỷ suất thu nhập trên vốn đối với người cho vay được gọi là lãi suất, đối với nhà đầu tư được gọi là tỷ suất sinh lợi hay tỷ suất chiết khấu, nó chỉ cho biết thu nhập trên vốn đầu tư. Chiết khấu được thực hiện hoặc trên thu nhập hàng kỳ hoặc giá trị vốn thu hồi, hoặc kết hợp cả hai. Trong khi đó tỷ suất vốn hoá, sử dụng trong thẩm định giá trị bất Các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa ứng dụng trong thẩm định giá trị bất động sản Bài viết nhằm hệ thống hóa các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa trong lý thuyết thẩm định giá trên thế giới, phân tích thực trạng và các bất cập của việc vận dụng các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa được hướng dẫn trong các văn bản pháp lý cũng như tại các công ty thẩm định giá ở VN. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa được thừa nhận trên thế giới hết sức phong phú và đa dạng, tuy nhiên sự vận dụng ở VN lại rất hạn chế, thậm chí còn nhiều sai lệch. Bài viết cũng đề nghị một số giải pháp nhằm nâng tính khoa học của việc ứng dụng các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa. Từ khóa: Tỷ suất vốn hóa, tỷ suất sinh lợi, tỷ suất hoàn vốn, tỷ suất chiết khấu, vốn. TS. nGuyễn QuỳnH Hoa Đại học Kinh tế TP.HCM PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 11 (21) - Tháng 07-08/2013 Quản Lý Giá Cả Bất Động Sản 56 động sản lại bao gồm cả sự hoàn vốn lẫn thu nhập trên vốn. Tỷ suất hoàn vốn là sự hoàn trả những khoản đầu tư ban đầu. Thành phần này của tỷ suất vốn hoá được áp dụng chỉ cho phần có thể hao mòn của tài sản. R 0 = Y + R CR (2) Trong đó: Y: Tỷ suất sinh lợi; R CR : Tỷ suất hoàn vốn. Công thức (2) cũng hàm ý rằng tỷ suất vốn hóa sẽ chính bằng tỷ suất chiết khấu (hay tỷ suất sinh lợi) trong trường hợp không cần thu hồi vốn, đó là trường hợp tỷ suất vốn hóa đối với dòng thu nhập vĩnh viễn, ví dụ như thu nhập từ đất mang lại. Về mặt lý thuyết, tỷ suất sinh lợi đối với thu nhập hiện tại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cần tính đến các yếu tố: - Tỷ suất sinh lợi của đầu tư không rủi ro; - Phụ phí rủi ro; - Phụ phí cho tính thanh khoản thấp; - Phụ phí cho quản lý đầu tư. Để có thể chỉ ra các yếu tố trên được tính đến như thế nào trong tỷ suất sinh lợi người ta sử dụng phương pháp cộng dồn (mô hình cumulative). Còn tỷ suất vốn hoá, ngoài các thành tố trên còn tính đến sự điều chỉnh cho những thay đổi mong đợi – tăng hoặc giảm – giá trị của tài sản. 3. Các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa trong lý thuyết thẩm định giá trên thế giới 3.1. Phương pháp so sánh thị trường Một phương pháp phổ biến để ước tính tỷ suất vốn hoá là giải pháp chiết xuất từ dữ liệu thị trường, theo đó thẩm định viên tiến hành khảo sát các thông tin thị trường về giá bán, giá thuê, thu nhập hoạt động ròng của các bất động sản tương tự với bất động sản thẩm định, để từ đó tính toán tỷ suất vốn hoá bằng cách chia thu nhập hoạt động ròng của năm thứ nhất cho giá bán của bất động sản so sánh. Tỷ suất vốn hoá tính được bao gồm cả tỷ suất sinh lợi và tỷ suất hoàn vốn. Tỷ suất vốn hoá xác định theo phương pháp thị trường ngầm phản ánh những đánh giá của người mua trên thị trường về xu hướng thay đổi của thu nhập và giá trị bất động sản, cũng như của thu nhập trên vốn đầu tư. Để chọn tỷ suất thích hợp áp dụng cho tài sản thẩm định, thẩm định viên phải căn cứ vào sự tương đồng giữa tài sản thẩm định với các tài sản so sánh. Sự tương đồng được xét căn cứ vào các tiêu chí: sự sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất, đặc điểm vật chất của bất động sản, tuổi đời hiệu quả của công trình, tỷ lệ giá trị giữa đất và công trình, giá thuê, tỷ lệ bỏ trống, các điều kiện mua bán, điều kiện thuê, điều kiện thị trường. 3.2. Kỹ thuật phần dư (kỹ thuật giá trị còn lại) Kỹ thuật phần dư cho phép thẩm định viên ước ... ông thức (16) có thể dễ dàng nhận thấy: đây là phương pháp xác định tỷ suất chiết khấu (hay tỷ suất sinh lợi) chứ không phải phương pháp xác định tỷ suất vốn hoá. Sự khác biệt của hai tỷ suất này đã được trình bày chi tiết ở mục 2. Công thức (17): Công thức đã dẫn trong tiêu chuẩn là đúng tuy nhiên cách giải thích về các chỉ tiêu lại sai. Rm trong tiêu chuẩn được chú thích là tỷ suất thu hồi vốn là không đúng, mà phải là tỷ suất vốn hoá của vốn vay (hay hệ số trả nợ vay), trong đó bao gồm cả phần trả lãi lẫn trả nợ gốc cho nguồn vốn vay được tài trợ cho việc mua bất động sản (Mục 3.2.2.). Các ví dụ ở phụ lục của Tiêu chuẩn số 9 cũng lẫn lộn giữa hai loại tỷ suất này khiến cho phần hướng dẫn trở nên rất rắc rối và khó hiểu với người đọc. Thiết nghĩ, cần bổ sung thêm vào tiêu chuẩn các nội dung để phân biệt rõ hai loại tỷ suất vốn hoá và tỷ suất chiết khấu để từ đó có các hướng dẫn tính toán phù hợp. 4.2. Thực trạng xác định tỷ suất vốn hoá ở các công ty thẩm định giá Để làm rõ thực trạng việc vận dụng các phương pháp xác định tỷ suất vốn hoá trong công tác thẩm định giá bất động sản ở VN, tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát tại 18 công ty có chức năng thẩm định giá, chủ yếu đóng trên địa bàn TP.HCM và một số ít ở Bình Dương. Việc khảo sát được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2012, bằng cách yêu cầu người được phỏng vấn điền thông tin trực tiếp lên Bảng câu hỏi, hoặc trả lời qua email. Tổng số phiếu phát ra: 120, số phiếu thu về: 91; số phiếu sử dụng được: 85. Kết quả chính được tóm tắt như sau: (1) Về phương pháp thẩm định giá trị bất động sản thường được sử dụng: Kết quả khảo sát cho thấy: Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều nhất trong việc thẩm định giá trị bất động sản, kế đến là phương pháp chi phí, tiếp theo là phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, riêng phương pháp lợi nhuận rất ít được sử dụng; (2) Về tần suất sử dụng phương pháp thu nhập trong 1 năm qua: Có đến 26 trong số 85 người được hỏi (30,6%) trả lời không sử dụng đến phương pháp thu nhập trong 1 năm qua. Số còn lại có sử dụng nhưng không đáng kể, nhiều nhất là 30% trên tổng số hồ sơ, ít nhất là khoảng 1%. Trong số những người có sử dụng phương pháp thu nhập thì đa số dùng phương pháp chiết khấu dòng tiền, chỉ có 17 người trả lời có sử dụng phương pháp vốn hoá trực tiếp; (3) Mức độ thường xuyên sử dụng phương pháp vốn hoá trực tiếp: Trong số 85 người được hỏi, chỉ 7 người (8,2%) trả lời thường xuyên sử dụng phương pháp vốn hoá trực tiếp, 22 người (25,9%) trả lời thỉnh thoảng và 56 người (65,9%) hiếm khi sử dụng phương pháp này; (4) Về các khó khăn khi sử dụng phương pháp vốn hoá trực tiếp: Kết quả khảo sát cho thấy trong số các khó khăn khi sử dụng phương pháp vốn hoá trực tiếp thì vấn đề xác định tỷ suất vốn hoá được xếp hạng đầu tiên về mức độ khó, tiếp theo là xác định chi phí hoạt động, kế đến là tỷ lệ bỏ trống, và cuối cùng là việc xác định giá thuê; (5) Về các khó khăn khi xác định tỷ suất vốn hoá: Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng các khó khăn trong việc xác định tỷ suất vốn hoá chủ yếu do thiếu thông tin thị trường, thiếu ngân hàng dữ liệu, sau đó là thiếu tài liệu tham khảo và thiếu văn bản hướng dẫn. Khi được hỏi: (1) Anh/chị dùng phương pháp nào để xác định tỷ suất vốn hoá? (2) Những vướng mắc anh/chị gặp phải khi xác định tỷ suất vốn hoá là gì? Các ý kiến trả lời tập trung chủ yếu như sau: (1) Về các phương pháp được sử dụng để xác định tỷ suất vốn hoá: Chỉ có 19% trả lời đúng về cách xác định tỷ suất vốn hoá: dùng phương pháp so sánh thị trường; từ công thức vốn vay, vốn sở hữu; từ các thành phần cấu tạo nên bất động sản (đất và công trình trên đất); từ các công thức số nhân thu nhập; từ mô hình thu nhập – giá trị. Có đến 38% số người được hỏi trả lời dùng phương pháp tính chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) làm tỷ suất vốn hoá, 15% trả lời rằng việc xác định tỷ suất vốn hoá dựa theo tỷ suất lợi nhuận của đầu tư không rủi ro cộng với rủi ro của ngành. Hiển nhiên, hai phương pháp kể trên được sử dụng để xác định tỷ Số 11 (21) - Tháng 07-08/2013 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Quản Lý Giá Cả Bất Động Sản 61 suất chiết khấu, điều này cho thấy sự nhầm lẫn giữa tỷ suất vốn hoá và tỷ suất chiết khấu hiện còn rất phổ biến ở những người làm công tác thẩm định giá trị bất động sản ở nước ta. (2) Về các vướng mắc khi xác định tỷ suất vốn hoá các ý kiến tập trung chủ yếu: - Khó xác định phần trăm thay đổi giá trị của bất động sản để xác định tỷ suất vốn hoá phù hợp; - Khó khăn trong việc xác định lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư; - Khó khăn khi xác định tỷ suất rủi ro của ngành; - Dữ liệu thường không có sẵn và mức biến động rất cao; - Thông tin thị trường không minh bạch; - Thiếu các văn bản hướng dẫn từ phía các cơ quan chức năng; - Thiếu cơ sở dữ liệu để xác định các thông số có liên quan đến việc xác định TSVH. 5. Kết luận và kiến nghị Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về tỷ suất vốn hoá, tổng hợp các ý kiến khảo sát chuyên gia về đề tài này, người viết rút ra ba kết luận quan trọng: Một là, các hướng dẫn về cách xác định tỷ suất vốn hoá trong các văn bản hướng dẫn ở nước ta hiện còn nhiều bất cập cần phải được bổ sung để hoàn thiện; Hai là, sự hiểu biết của những người làm công tác thẩm định giá trị bất động sản còn chưa thấu đáo, dẫn đến những nhận định sai và sử dụng phương pháp không đúng khi xác định tỷ suất vốn hoá; Thứ ba, thực tế vận dụng các phương pháp xác định tỷ suất vốn hoá trong ngành thẩm định giá ở VN hiện nay còn một khoảng cách rất xa so với lý thuyết được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Từ kết quả nghiên cứu đã được thực hiện, để nâng cao tính khoa học của các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa tác giả đề nghị các giải pháp sau: (1) Xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu để xác định tỷ suất vốn hoá bằng phương pháp so sánh thị trường. Kết quả khảo sát cho thấy một trong những vướng mắc lớn khi xác định tỷ suất vốn hoá là việc thiếu ngân hàng dữ liệu về các giao dịnh bất động sản tương đồng, khiến cho vấn đề áp dụng phương pháp so sánh để xác định tỷ suất vốn hoá trở nên khó khăn. Vì vậy, để có thể xác định tỷ suất vốn hoá bằng phương pháp so sánh thị trường cần thiết phải xây dựng một ngân hàng dữ liệu trong đó lưu giữ các thông tin về giá bán, giá thuê, tỷ suất vốn hoá của các bất động sản tạo ra thu nhập. Cơ sở dữ liệu ban đầu có thể xây dựng cho một khu vực, sau đó mở rộng cho một vùng rộng hơn. Ngân hàng dữ liệu khi được xây dựng sẽ là công cụ hết sức đắc lực cho các thẩm định viên về giá, giúp họ giảm thiểu được thời gian tìm kiếm thông tin và nâng cao độ chính xác của kết quả thẩm định. (2) Xác định tỷ suất sinh lợi trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Phương pháp so sánh thị trường được coi là cách tốt nhất để xác định tỷ suất vốn hoá. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta có thể không tìm được các số liệu về thu nhập hoạt động ròng từ các giao dịch mua bán khách quan, khi đó việc xác định tỷ suất vốn hoá bằng phương pháp so sánh sẽ gặp khó khăn, và đôi khi là không thể. Trong trường hợp này thẩm định viên có thể sử dụng các mô hình xác định tỷ suất vốn hoá đã được trình bày ở mục 2. Hầu hết các mô hình này đều chứa một thành phần cơ bản là tỷ suất sinh lợi, vì thế việc xác định tỷ suất sinh lợi là khâu cốt yếu để sử dụng các mô hình xác định tỷ suất vốn hoá. Dự báo tỷ suất sinh lợi là việc không đơn giản vì người ta chỉ biết nó chính xác là bao nhiêu sau khi bất động sản đã được bán đi vào lúc kết thúc thời kỳ đầu tư. Hai yếu tố quyết định tỷ suất sinh lợi của một vụ đầu tư vào bất động sản là dòng thu nhập mà tài sản tạo ra trong suốt thời kỳ nắm giữ và sự thay đổi giá trị của bất động sản vào cuối kỳ đầu tư. Từ tính chất của đầu tư có thể phân chia đầu tư bất động sản thành 2 loại: các đầu tư riêng lẻ và đầu tư của các công ty, tổ chức có niêm yết trên sàn chứng khoán. Đối với những vụ đầu tư riêng lẻ vào bất động sản, có thể sử dụng hai phương pháp xác định tỷ suất sinh lợi: - Phương pháp khảo sát thị trường: phỏng vấn các nhà đầu tư tiềm năng trong lĩnh bất động sản xem họ đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu đối với việc đầu tư vào các hình bất động sản khác nhau. Những cuộc khảo sát này cho phép ước tính tỷ suất sinh lợi đối với các loại hình bất động sản cụ thể trong từng khu vực như căn hộ chung cư, mặt bằng bán lẻ, khách sạn hay cao ốc văn phòng. Hiển nhiên, những cuộc khảo sát kiểu này thường cho ra các tỷ suất sinh lợi khác nhau đối với các nhà đầu tư khác nhau khi họ cùng đầu tư vào một nhóm tài sản. Vì vậy, cần nhận biết các nhà đầu tư tiêu biểu. - Sử dụng số liệu lịch sử: Tỷ suất sinh lợi từ việc đầu tư bất động sản có thể được xác định thông qua dòng tiền mà tài sản tạo ra. Khi biết được giá mua bất động PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 11 (21) - Tháng 07-08/2013 Quản Lý Giá Cả Bất Động Sản 62 sản, giá thuê, điều kiện cho thuê, giá trị thu hồi vào cuối kỳ chúng ta có thể dễ dàng tính tỷ suất sinh lợi của vụ đầu tư bằng đại lượng IRR. Tập hợp dãy số liệu quan sát ta có thể nhận định mức lợi nhuận bình quân từ việc đầu tư vào các loại hình bất động sản khác nhau. Để xác định tỷ suất sinh lợi bằng cách dựa vào các giao dịch thị trường, một lần nữa, cần xây dựng ngân hàng dữ liệu trong đó lưu giữ và cập nhật thường xuyên thông tin về giá bán, giá thuê từ các giao dịch trên thị trường. Hệ thống thông tin đầy đủ, hoặc chí ít là tương đối đầy đủ, và được cập nhật thường xuyên sẽ giúp thẩm định viên phân tích các tỷ suất sinh lợi thực tế, kết hợp với sự theo dõi các diễn biến, hành động, mục tiêu của các nhà đầu tư để tìm ra một tỷ suất sinh lợi phù hợp cho bất động sản thẩm định. - Xác định tỷ suất sinh lợi bằng mô hình định giá tài sản vốn (mô hình CAPM): Nếu bất động sản đầu tư thuộc quyền quản lý, khai thác của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán có thể sử dụng mô hình CAPM hoặc mô hình đa nhân tố để xác định tỷ suất sinh lợi. (3) Ứng dụng mô hình Ellwood để xác định tỷ suất vốn hoá: Kỹ thuật Ellwood đã rất phát triển trong ngành thẩm định giá trên thế giới từ nhiều thập niên qua vì những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương pháp trước đó khi ước tính giá trị bất động sản thẩm định, tuy nhiên ở VN nó vẫn còn rất xa lạ. Ưu điểm của mô hình Ellwood là xem xét vấn đề trên góc độ của một nhà đầu tư điển hình. Để sử dụng phương pháp Ellwood thẩm định viên cần nắm vững các kỹ thuật tính toán. Việc phổ biến công thức và công bố để đưa vào sử dụng rộng rãi hệ số C trong Bảng tính Ellwood sẽ cung cấp thêm công cụ cho các thẩm định viên và giúp giảm thiểu các phép tính phức tạp. Thêm vào đó, các văn bản hướng dẫn về phương pháp thu nhập trong thẩm định giá trị bất động sản cũng cần được xem xét hoàn thiện để việc các phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa theo đúng lý thuyết được thừa nhận trên thế giới l TÀI LIỆU THAM KHẢO А. Г. Грязнова и др. Oценка недвижимости. Учебник. М. Финансы и статистика – 2004. Appraisal Institute, The Appraisal of Real Estate, Twelfth Edition. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 145/2007/ NĐ–CP ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP. Chính phủ nước CHXHCN VN (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP, ngày 16/11/2004 của Chính phủ về Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Chính phủ nước CHXHCN VN (2007), Nghị định số 123/2007/ NĐ–CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Damodaran, Aswath., (2002), Định giá đầu tư, Dịch từ tiếng Anh, Người dịch Đinh Thế Hiển (2010), NXB Tài chính. Đoàn Văn Trường (2000), Các phương pháp thẩm định giá trị bất động sản, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Jack P. Friedman and Nicholas Ordway (1989), Income Property Appraisal And Analysis, Prentice Hall. Nguyễn Quỳnh Hoa và Nguyễn Ngọc Vinh (2012), Giáo trình Thẩm định giá bất động sản, NXB Lao động xã hội. Tiêu chuẩn 9, Phương pháp thu nhập, Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2008/ QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá Quốc tế (2005), Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2005, Lần xuất bản thứ 7, Dịch từ tiếng Anh, Người dịch Phạm Thị Ngọc Mỹ và cộng sự (2006), NXB Tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chun Tsai (2010), “Bubbles In The Taiwan Housing Market: The Determinants And Effects”, Journal Homepage Lệ Chi, Nợ xấu bất động sản 28.000 tỷ đồng, tuc/2012/12/no-xau-bat-dong-san-28-000-ty-dong/, Thứ ba, 18/12/2012, 13:42 GMT+7 Lê Xuân Nghĩa (2012), Thị trường bất động sản và hệ thống tài chính”, tham luận tại hội thảo Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng. Mikhed và Zemcik (2009), “Testing For Bubbles In Housing Market: A Panel Data Approach”, Journal of Real Estate Finance and Economics, 38, 366-386 Muellbauer và Murphy (2008), Booms And Bursts In The Us Housing Market, Center for Economic Policy, Research Discussion Paper, No 1615 Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo thường niên, từ năm 2000 đến 2012 Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê, từ năm 2000 đến 2012 UBGSTCQG, Báo cáo tình hình kinh tế VN, năm 2011 và 2012 Warwick McKibbin (2006), “Busting of the US housing bubble”, Economic Scenarios Mối quan hệ giữa... (Tiếp theo trang 54)
File đính kèm:
- cac_phuong_phap_xac_dinh_ty_suat_von_hoa_ung_dung_trong_tham.pdf