Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam

Biến đổi khí hậu, tiêu biểu là xu thế nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, các thiên tai hiện hữu gia tăng với tính chất cực đoan hơn được minh chứng từ các số liệu đo đạc thực tế và những kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước, đến nay có thể nói là bất khả kháng, ít nhất là trong thế kỷ 21.

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang Danh Thịnh 10/01/2024 4580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA 
TIỂU BAN: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
579 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
Ở VIỆT NAM 
Nguyễn Đức Ngữ* 
Mở đầu 
Biến đổi khí hậu, tiêu biểu là xu thế nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, 
các thiên tai hiện hữu gia tăng với tính chất cực đoan hơn được minh chứng từ các số 
liệu đo đạc thực tế và những kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước, đến 
nay có thể nói là bất khả kháng, ít nhất là trong thế kỷ 21. Hơn nữa, có nhiều khả 
năng những xu thế nói trên còn diễn ra với tốc độ cao hơn so với những gì đã xảy ra 
trong thế kỷ 20, cho dù các nước thực hiện ngay nghĩa vụ giảm phát thải các khí gây 
hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto để có thể ổn định nồng độ khí nhà kính 
trong khí quyển ở mức hiện nay, điều hầu như không có khả năng trở thành hiện thực. 
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến khí hậu Việt Nam là rõ rệt, ít 
nhất từ nửa cuối thế kỷ 20, rõ rệt nhất từ thập kỷ 1991 - 2000 đến nay với xu thế 
chung là nhiệt độ tăng lên ở tất cả các vùng, các thiên tai hiện hữu (bão, lũ, lụt, hạn 
hán, hiện tượng El Nino, La Nina, tố lốc, sạt lở đất....) tăng lên về cường độ và về tính 
chất dị thường, cực đoan, một số tăng lên cả về tần suất xảy ra, mực nước biển trung 
bình tăng lên ở các trạm hải văn ven biển. 
Nước ta có bờ biển dài với nhiều vùng đất thấp ven biển đang phát triển với tốc 
độ cao, nhiều thiên tai xảy ra hàng năm. BĐKH toàn cầu đang làm tăng tính biến động, 
tính dị thường và tính cực đoan của những thiên tai khí tượng thủy văn, gây khó khăn 
cho công tác dự báo và phòng tránh, làm cho thiệt hại về người và tài sản ngày càng 
lớn, nhất là trong bối cảnh đầu tư phát triển ngày càng tăng và quan trọng hơn là để lại 
những hậu quả lâu dài, kìm hãm tốc độ phát triển, cản trở việc thực hiện các mục tiêu 
xoá đói, giảm nghèo, chưa kể đến những rủi ro do biến đổi khí hậu có thể xảy ra trong 
quá trình phát triển. 
Cơ sở hạ tầng (hệ thống đê, đập, giao thông, thủy lợi, thông tin, điện, nước, nhà 
ở v.v...) nhất là ở các vùng nông thôn còn thấp kém, đời sống dân cư, trình độ dân trí ở 
nhiều vùng, nhất là nông thôn, miền núi, nơi có nguy cơ tổn hại cao - còn thấp. Khả 
năng tự đối phó với thiên tai và những hậu quả khác của BĐKH, trong đó có mực 
nước biển dâng là rất hạn chế. 
 Trình độ KHCN nói chung còn thấp, nhất là ở nông thôn, miền núi, nguồn lực 
tài chính hạn chế, trong đó tỷ lệ đầu tư nước ngoài cao. Để thực hiện mục tiêu đưa 
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp 
vào năm 2020, chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, thu hút đầu tư của nước 
ngoài, các thành phần kinh tế trong nước; không ngừng mở rộng các khu công nghiệp 
*GS.TSKH, Trung tâm KHCN Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam 
Nguyễn Đức Ngữ 
 580 
và đô thị với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà đầu tư nước ngoài và giữa các 
doanh nghiệp, các địa phương trong nước, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập 
kinh tế quốc tế; vấn đề bảo vệ môi trường thường bị coi nhẹ dẫn đến môi trường bị ô 
nhiễm nghiêm trọng, áp lực kinh tế lên các hệ sinh thái ngày càng tăng và tài nguyên 
thiên nhiên bị suy giảm. Tất cả những điều trên đây làm cho cho hậu quả tác động của 
BĐKH và mực nước biển dâng đối với Việt Nam thêm nghiêm trọng, làm nảy sinh 
những thách thức mới và làm cho những thách thức sẵn có nói trên trở nên lớn hơn, là 
nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và nguy cơ tiềm tàng đối với 
việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững. Vì vậy, cần phải có 
một chiến lược và các giải pháp ứng phó phù hợp, nếu không, mọi việc sẽ trở nên quá 
muộn. 
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu 
1.1. Thực trạng 
1/. Sự nóng lên toàn cầu của hệ thống khí hậu hiện nay là chưa từng có và rất 
rõ ràng từ những quan trắc nhiệt độ và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy của 
băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn và sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn 
cầu: 
- Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là 0,74oC; Xu 
thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,13oC/1 thập kỷ, gấp 2 lần xu thế tăng của 
100 năm qua. 
- Nhiệt độ trung bình ở Bắc cực đã tăng với tỷ lệ 1,5oC/100 năm, gấp 2 lần tỷ 
lệ tăng trung bình toàn cầu, nhiệt độ trung bình ở Bắc cực trong 50 năm cuối thế kỷ 20 
cao hơn bất kỳ nhiệt độ trung bình của 50 năm nào khác trong 500 năm gần đây và có 
thể là cao nhất, ít nhất là trong 1300 năm qua. 
- Nhiệt độ trung bình ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đã tăng 3oC kể 
từ năm 1980. 
- 11 trong số 12 năm gần đây (1995 - 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất 
trong chuỗi quan trắc bằng máy kể từ năm 1850. 
- Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nhiệt độ trung bình năm 2007 cao 
hơn trung bình thời kỳ 1961 - 1990 0,41oC. 
2/. Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm 
trong thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ 1993 - 
2003. Tổng cộng, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,31m trong 100 năm 
gần đây. 
Chính sự tan băng ở Greenland, Bắc cực và Nam cực đã làm cho mực nước 
biển tăng nhanh hơn trong thời kỳ 1993 - 2003. Ngoài ra, nhiệt độ trung bình của đại 
dương toàn cầu tăng lên (ít nhất là tới độ sâu 3000m) cũng góp phần vào sự tăng lên 
của mực nước biển. 
3/ Số liệu vệ tinh cho thấy, diện tích biển băng trung bình năm ở Bắc Cực đã 
thu hẹp 2,7%/thập kỷ. Riêng mùa hè giảm 7,4%/thập kỷ. Diện tích cực đại của lớp phủ 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 
581 
băng theo mùa ở Bắc bán cầu đã giảm 7% kể từ năm 1990, riêng trong mùa xuân giảm 
tới 15%. 
1.2. Xu thế 
- Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các 
lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và 
gian băng (khoảng 18 nghìn năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ 
k ...  ở, môi trường lao động sản 
xuất... sẽ chịu tác động không nhỏ của biến đổi khí hậu toàn cầu. Sức khoẻ cộng đồng 
cũng có quan hệ mật thiết với nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm. Biến đổi khí 
hậu đều có tác động đến các đối tượng vừa nêu ở những mức độ khác nhau, do đó có 
tác động nhất định đến sức khoẻ con người. Một trong những đối tượng đó là các 
nguồn truyền nhiễm, các nhân tố truyền và nhiễm bệnh. 
Du lịch, nghỉ mát ngày nay đã trở thành một ngành công nghiệp dịch vụ quan 
trọng. BĐKH cũng tác động đến lĩnh vực này qua những đối tượng sau: 
Nước biển dâng sẽ có ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển. Một số bãi tắm bị 
đẩy sâu vào nội địa sẽ tác động đến khả năng khai thác bãi tắm cũng như các các công 
trình liên quan. Kinh phí cho việc cải tạo, một số trường hợp phải dịch chuyển về phía 
sau sẽ tăng. 
Sự rút ngắn mùa lạnh sẽ dẫn đến khả năng kéo dài mùa du lịch, nghỉ mát trên 
núi cũng như nghỉ dưỡng và tắm biển. 
Tác động tiêu cực của BĐKH đến hoạt động giao thông vận tải, đến công trình 
xây dựng, trong đó có khách sạn, các cơ sở hạ tầng ở các khu hay các tuyến du lịch 
cũng sẽ có những tác động không thuận cho hoạt động du lịch. Sự gia tăng các tác 
động tiêu cực của BĐKH đến sức khoẻ cộng đồng như tăng các dịch bệnh, tăng ô 
nhiễm không khí và nước, tăng các thiên tai có liên quan đến đời sống và sinh hoạt 
cũng sẽ dẫn đến giảm các hoạt động du lịch. 
4. Những thách thức chủ yếu trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội và ứng 
phó với BĐKH toàn cầu ở Việt Nam 
Việt Nam là nước đang phát triển, có xuất phát điểm thấp. Qua hơn 20 năm đổi 
mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội. Tuy 
nhiên, mức tăng trưởng kinh tế cao và liên tục nhưng chưa bền vững (về con người, 
môi trường, kinh tế, tài sản) quá trình thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh 
tế, xã hội chưa được lồng ghép một cách hiệu quả với việc bảo vệ môi trường. Mức ô 
nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường vẫn đang tiếp tục gia tăng. Việc khai thác, 
sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lý và lãng phí, nhiều tài nguyên đang bị 
suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ người nghèo còn cao và phân hoá giầu nghèo ngày càng 
gia tăng. Những tác động trước mắt và lâu dài của BĐKH đối với kinh tế, sinh thái và 
xã hội - những yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững cũng như đối với mối quan hệ 
tương tác giữa môi trường và những nguy cơ về kinh tế, xã hội đang ngày càng thể hiện 
rõ. Trong khi đó, những ảnh hưởng truyền thống của Chính phủ thông qua các chính 
sách liên quan đến người dân như sức khoẻ, phúc lợi xã hội, bình đẳng v.v... đang bị 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 
593 
giảm dần. Hiểu rõ mối quan hệ giữa kinh tế, môi trường và xã hội như một thực thể tồn 
tại của quá trình phát triển và thể hiện nó trong chiến lược tổng thể phát triển bền vững 
là con đường tất yếu để loại bỏ các nguy cơ nói trên. 
Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức mới về chính 
sách do tác động của BĐKH và nước biển dâng. Đó là: 
1/ Thách thức trong chính sách đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội với yêu cầu 
"phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững" trong bối cảnh phải ứng phó với những tác 
động tiêu cực, những hậu quả trước mắt về ô nhiễm môi trường, thiên tai và các hiện 
tượng khí hậu cực đoan gia tăng và những hiểm họa lâu dài có thể xảy ra do BĐKH và 
nước biển dâng, đòi hỏi phải có đầu tư lớn để thực hiện các giải pháp ứng phó, nhằm 
khắc phục hiểm họa và giảm nhẹ hậu quả tác động của BĐKH, trong khi nguồn lực 
phát triển của chúng ta còn hạn chế, nợ nước ngoài đang không ngừng tăng lên. 
2/ Thách thức trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực 
nhạy cảm và dễ bị tổn hại nhất do tác động của BĐKH bao gồm những đối tượng 
nghèo khổ nhất, ít có cơ hội lựa chọn trong việc ứng phó với BĐKH, nhằm phát triển 
bền vững, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, cung cấp nguyên vật 
liệu và nhân lực cho phát triển công nghiệp, đồng thời thực hiện mục tiêu xoá đói, 
giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn với yêu cầu 
hạn chế phát thải khí Mêtan, một loại khí đang chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong 
tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam, góp phần giảm nhẹ BĐKH. Tác động 
của BĐKH và nước biển dâng có thể làm tiêu tan thành quả nhiều năm của công cuộc 
xoá đói, giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. 
3/ Thách thức trong chính sách khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên 
thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản, rừng...) và bảo vệ môi trường trong bối cảnh 
BĐKH: Đó là giải quyết hài hoà giữa yêu cầu khai thác, sử dụng ngày càng nhiều các 
nguồn tài nguyên để đáp ứng yêu cầu phát triển với xu thế suy giảm các nguồn tài 
nguyên đó do tác động của BĐKH, nước biển dâng và ô nhiễm môi trường ngày càng 
tăng, kể cả ô nhiễm xuyên quốc gia trong điều kiện phải ứng phó với BĐKH, bao gồm 
cả thích ứng, bảo vệ và giảm phát thải khí nhà kính và những thói quen sử dụng kém 
hiệu quả, lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
4/ Thách thức trong chính sách phát triển và ứng dụng KHCN nhằm đáp ứng 
yêu cầu phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát 
triển công nghệ ít chất thải để hạn chế phát thải khí nhà kính, công nghệ sạch và thân 
thiện với môi trường, tiến tới một nền kinh tế phát triển cácbon thấp trong tương lai, 
khi nền tảng công nghệ của ta còn thấp và lạc hậu, hiệu quả sử dụng các nguồn tài 
nguyền thiên nhiên, nhất là năng lượng thấp. 
5/ Thách thức về nhận thức và hành động của các tầng lớp xã hội và cộng đồng 
về BĐKH, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. BĐKH là vấn đề của sự phát 
triển, đang là một thách thức to lớn của nhân loại, song còn là một khái niệm mới. Vấn 
đề BĐKH chưa được lồng ghép vào quan điểm về phát triển bền vững, các chiến lược, 
chính sách phát triển kinh tế, xã hội và các công cụ điều tiết khác của Nhà nước. Vấn 
Nguyễn Đức Ngữ 
 594 
đề ứng phó với BĐKH chỉ có thể được thực thi có hiệu quả, trên cơ sở nâng cao nhận 
thức của toàn xã hội. 
5. Khuyến nghị về định hướng chiến lược và chính sách ứng phó với BĐKH 
5.1. Chiến lược và chính sách thích ứng với BĐKH phải được đặt là trọng tâm 
Chiến lược ứng phó với BĐKH bao gồm chiến lược giảm nhẹ BĐKH và chiến 
lược thích ứng với BĐKH. Chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu có nội dung chủ yếu 
là chiến lược giảm khí nhà kính, nghĩa là giảm nguồn phát thải khí nhà kính đồng thời 
với tăng bể hấp thụ khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, Chiến lược thích 
ứng với biến đổi khí hậu có mục tiêu là ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu, 
kể cả biến đổi tự nhiên và biến đổi nhân tạo, đối với các hệ thống tự nhiên và hệ thống 
xã hội trên trái đất. 
Do tính chất bất khả kháng của xu thế nóng lên toàn cầu và mực nước biển 
dâng, ít nhất là trong thế kỷ 21, nên vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc ứng phó 
với BĐKH đối với Việt Nam là phải thích ứng với BĐKH, nói cách khác là vấn đề 
thích ứng phải được đặt là trọng tâm, chứ không phải là giảm nhẹ BĐKH. 
Hơn nữa, Việt Nam là nước đang phát triển, chưa có nghĩa vụ phải giảm phát 
thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính theo Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về 
BĐKH, tổng lượng phát thải và lượng phát thải tính theo đầu người còn rất nhỏ bé so 
với các nước đang phát triển khác, yêu cầu phát triển để xoá bỏ đói nghèo, nâng cao 
đời sống nhân dân, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển là mục tiêu hàng đầu. 
Thích ứng với BĐKH bao gồm tất cả những sự điều chỉnh về các hoạt động 
(cách ứng xử), cấu trúc kinh tế và cơ chế, chính sách nhằm giảm nhẹ khả năng bị 
tổn hại do BĐKH gây ra cho con người, các hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. 
1/ Các hoạt động thích ứng với BĐKH phải được lồng ghép có hiệu quả vào các 
chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở tất cả các quy mô ngành, 
lĩnh vực, địa phương, nhằm mục đích bảo đảm tính hiệu quả và bền vững của các kế 
hoạch phát triển, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra đối với các kế hoạch do BĐKh 
hoặc những hậu quả chưa lường hết được về môi trường và xã hội do việc thực hiện 
các kế hoạch đó gây ra. 
Như vậy, lồng ghép tốt các hoạt động thích ứng vào kế hoạch phát triển sẽ góp 
phần bảo đảm phát triển bền vững. 
2/ Các hoạt động thích ứng với BĐKH phải được triển khai ngay từ bây giờ. 
Việc triển khai sớm các hoạt động thích ứng sẽ có nhiều triển vọng đạt hiệu quả cao 
trong việc giảm tổn thất cả trước mắt và lâu dài, trong khi BĐKH vẫn đang tiếp tục 
diễn ra với mức độ ngày càng tăng, khi mà tiềm lực về con người và khả năng tài 
chính hiện nay của chúng ta có thể chịu đựng, sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với chi phí 
khắc phục hậu quả và với chi phí để giảm nhẹ hậu quả do BĐKH trong tương lai, 
nhiều khi vượt quá khả năng của chúng ta. 
3/ Ngoài ra, nhiều hoạt động thích ứng cũng có tác động giảm nhẹ BĐKH 
(giảm phát thải khí nhà kính). Thí dụ: trong bảo vệ và khai thác tài nguyên đất, rừng, 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 
595 
tài nguyên nước, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng v.v... cũng làm giảm phát 
thải khí nhà kính. Mặc dù giảm nhẹ BĐKH đối với chúng ta (Việt Nam) lúc này không 
phải là mục tiêu. Các hoạt động giảm nhẹ BĐKH có thể dược thực hiện bằng các giải 
pháp công nghệ và chính sách, nhất là trong việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng thông 
qua cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư Kyoto. 
4/ Việc thích ứng với BĐKH cần phải được thực hiện đối với tất cả các ngành, 
lĩnh vực và các địa phương, song trọng tâm là các đối tượng sau đây: 
- Giải ven biển (bao gồm cả các vùng đồng bằng châu thổ). 
- Nông nghiệp, thủy sản. 
- Cơ sở hạ tầng (công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi, năng lượng, thông 
tin, du lịch v.v...). 
- Nơi cư trú và sức khoẻ cộng đồng, nhất là cộng đồng dân cư ven biển, ven 
sông, nông thôn, miền núi, các khu nhà tạm trong đô thị. 
5.2. Thể chế hoá và tăng cường tổ chức trong việc thực hiện các chiến lược 
ứng phó với BĐKH. 
1/ BĐKH là vấn đề toàn cầu, đồng thời cũng là vấn đề của mỗi quốc gia. Ứng 
phó với BĐKH vừa là vấn đề cấp bách, vừa có tính chiến lược, lâu dài, đòi hỏi có sự 
tham gia của mọi ngành, mọi người và sự hợp tác rộng rãi trong nước và quốc tế. Song 
ứng phó với BĐKH là vấn đề còn rất mới mẻ. Vì vậy, một trong những khó khăn lớn 
nhất trong việc thực hiện các chiến lược và giải pháp ứng phó với BĐKH đối với cộng 
đồng quốc tế cũng như đối với từng quốc gia là sự hạn chế về nhận thức của xã hội đối 
với vấn đề này cũng như về thể chế và tổ chức để thực hiện. 
Ở Việt Nam, đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào đủ tầm cỡ để điều 
chỉnh toàn bộ hoạt động liên quan đến BĐKH và ứng phó với BĐKH. Điều đó không 
những làm chậm trễ việc triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH, bỏ lỡ nhiều cơ 
hội hợp tác, thu hút dầu tư và tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, mà còn có 
thể dẫn đến tình trạng manh mún, kém hiệu quả (thông qua các quỹ đa phương và các 
dự án đơn lẻ với chi phí và chuyên gia quá cao), thậm chí thích ứng không tốt dẫn đến 
những hậu quả xấu về xã hội và môi trường do thiếu định hướng chiến lược chung của 
nhà nước, thiếu hiểu biết và tầm nhìn hạn chế. 
2/ Ứng phó với BĐKH còn đòi hỏi các cơ chế, chính sách và chế tài phù hợp, 
nhằm thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội, các tổ 
chức cộng đồng trong nước, quốc tế đầu tư vào các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ 
BĐKH ở Việt Nam. Về vấn đề này, chúng ta còn một khoảng trống lớn, cần được bổ 
sung, hoàn thiện trong hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật liên quan, 
nhằm bảo đảm lồng ghép tốt vấn đề BĐKH và ứng phó với BĐKH trong tất cả các 
chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. 
3/ Cùng chung hoàn cảnh như vấn đề về nhận thức và thể chế, chính sách, hệ 
thống quản lý nhà nước và các cơ quan, tổ chức điều hành từ trung ương đến địa 
phương và các ngành liên quan đến vấn đề BĐKH, ứng phó với BĐKH và những tác 
động tiềm tàng của chúng, cả hiện nay và lâu dài, còn rất hạn chế, nếu không muốn nói 
Nguyễn Đức Ngữ 
 596 
là phân tán, yếu kém. Ngoài Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu vừa mới 
được thành lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, chưa có đủ nguồn lực về con 
người và cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết, các cơ quan tổ chức khác trong và ngoài Bộ 
Tài nguyên và Môi trường cũng như ở địa phương và mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ 
chức đó với nhau và với các tổ chức quốc tế liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý 
và nghiệp vụ về BĐKH chưa được xác lập rõ ràng. 
Kiến nghị 
1/ Nhà nước sớm ban hành một văn bản pháp luật đủ tầm cỡ để điều chính toàn 
bộ các hoạt động liên quan đến BĐKH và ứng phó với BĐKH. Trước mắt đề nghị 
Chính phủ ban hành một Nghị định của Chính phủ về vấn đề này. 
2/ Tăng cường về tổ chức, thẩm quyền và năng lực cho cơ quan quản lý nhà 
nước về BĐKH và ứng phó với BĐKH. 
3/ Cần có 1 chính sách đầu tư lâu dài của Nhà nước nhằm tăng đầu tư cho các 
hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. 
4/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn xã 
hội về BĐKH 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung 
của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, Hà Nội, 2003, 138 trang; 
[2] Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam, Nhà 
Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2004, 296 trang; 
[3] IPCC, Climate Change, 2007; 
[4] Enquete Commission on the "Protection of Humanity and the Environment, Objectives 
and General Conditions of Sustainable Development", The Concept of Sustainability, 
Prerequisites for Tomorrow's Society, 1997, 72 trang; 
[5] Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), Biến đổi khí hậu, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, Hà 
Nội, 2008, 412 trang 
1 Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (Hà Nội, 2003) 

File đính kèm:

  • pdfbien_doi_khi_hau_va_phat_trien_ben_vung_o_viet_nam.pdf