Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương

• Mô là tập hợp các tế bào có cấu tạo và chức phận tương đối giống nhau.

• Tất cả các loại mô đều có nguồn gốc từ mô phân sinh.

• Mô phân sinh là loại mô gồm những tế bào thường xuyên thực hiện sự phân chia để hình thành nên những tế bào mới, những tế bào này sẽ chuyên hóa để tạo nên các loại mô khác nhau.

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương trang 1

Trang 1

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương trang 2

Trang 2

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương trang 3

Trang 3

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương trang 4

Trang 4

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương trang 5

Trang 5

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương trang 6

Trang 6

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương trang 7

Trang 7

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương trang 8

Trang 8

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương trang 9

Trang 9

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 82 trang Danh Thịnh 08/01/2024 4580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương

Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Thanh Hương
Chương II
MÔ THỰC VẬT
Trần Thị Thanh Hương
Khoa khoa học
Định nghĩa Mô, Mô phân sinh
• Mô là tập hợp các tế bào có cấu tạo và chức
phận tương đối giống nhau.
• Tất cả các loại mô đều có nguồn gốc từ mô
phân sinh.
• Mô phân sinh là loại mô gồm những tế bào
thường xuyên thực hiện sự phân chia để hình
thành nên những tế bào mới, những tế bào này
sẽ chuyên hóa để tạo nên các loại mô khác
nhau.
Phân loại mô phân sinh
Căn cứ vào trình tự phát triển, người ta chia
mô phân sinh ra làm 2 loại:
• Mô phân sinh sơ cấp
• Mô phân sinh thứ cấp
Mô phân sinh sơ cấp
• Vị trí: nằm ở đầu tận cùng của thân, cành, rễ
hay gốc của mỗi lóng.
• Cấu tạo: bởi các tế bào khởi sinh chưa phân
hóa.
• Vai trò: tạo ra các mô vĩnh viễn khác, các cơ
quan như rễ, thân, lá, hoa, làm cho cây tăng
trưởng theo chiều cao.
Phân loại mô phân sinh sơ cấp
Tùy thuộc vào vị trí của mô trên cơ thể
thực vật, có thể chia mô phân sinh sơ cấp
ra làm 2 loại:
Mô phân sinh ngọn
Mô phân sinh lóng
Phân loại mô phân sinh sơ cấp
• Mô phân sinh ngọn: nằm ở ngọn chồi, đầu rễ, 
thường xuyên phân chia để tạo nên những loại mô
phân sinh phân hóa: tầng sinh bì, tầng trước phát sinh
và khối mô phân sinh cơ bản. 
Phân loại mô phân sinh sơ cấp
Sự phân chia các tế bào mô phân sinh
Phân loại mô phân sinh sơ cấp
• Mô phân sinh lóng
(gióng): gặp ở
những cây thuộc họ
lúa (Poaceae), nằm ở
đầu gốc của lóng.
Phân loại mô phân sinh thứ cấp
Có nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp, chỉ có ở
ngành hạt trần và lớp 2 lá mầm của ngành hạt
kín.
Bao gồm:
• Tầng sinh bần (tầng phát sinh vỏ)
• Tượng tầng libe gỗ (tầng phát sinh trụ)
Phân loại mô phân sinh thứ cấp
 Tầng sinh bần
(tầng phát sinh
vỏ) tạo nên mô bì
thứ cấp. Hoạt động
cho ra bên ngoài là
bần, bên trong là
nhu bì (đối với rễ) 
hay lục bì (đối với
thân)
Tầng sinh bần
Bần
Nhu bì
(Lục bì)
Phân loại mô phân sinh thứ cấp
 Tượng tầng libe
gỗ (tầng phát sinh
trụ) tạo nên mô
dẫn thứ cấp. Hoạt
động cho ra bên
ngoài là libe 2, bên
trong là gỗ 2. G1
..
.....
L1
G2
..
.....
L2
L1
G1
G3
..
.....
L3
L2
G2
L1
G1
Phân hóa
hướng tâm
Phân hóa
ly tâm
 Đặc trưng của những tế bào này là xếp xuyên tâm.
Vòng gỗ hằng năm
• Vòng gỗ hằng năm là gỗ 2 do tượng tầng libe
gỗ hoạt động theo mùa.
L2 nhạt
L2
sậm
nhạtnhạt
L2
sậm
Vòng gỗ hằng năm
Vòng gỗ
hằng năm
cho biết số
tuổi của cây, 
đôi khi còn
biết khí hậu
ở thời điểm
đó như thế
nào.
CÁC LOẠI MÔ SƠ CẤP
Có nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp, bao
gồm:
• Mô cơ bản
• Mô bì
• Mô tiết
• Mô cơ
• Mô dẫn
MÔ CƠ BẢN
• Chiếm thể tích lớn nhất ở trong cây, cấu tạo
bởi những tế bào sống, màng mỏng bằng chất
cellulose nhưng cũng có khi dày lên hóa gỗ. 
• Mô cơ bản có 3 vai trò chính:
Hấp thụ thức ăn để nuôi cây
Đồng hóa
Dự trữ thức ăn
Phân loại mô cơ bản
• Tùy thuộc vào chức năng của chúng người ta
phân làm 3 loại:
 Mô hấp thu (tầng lông hút)
 Mô đồng hóa (lục mô)
 Mô dự trữ (nhu mô)
Mô hấp thu
• Vị trí: Chỉ có ở rễ cây.
• Cấu tạo: 1 lớp tế bào sống, màng mỏng bằng
cellulose gọi là tầng lông hút, thỉnh thoảng có
một vài tế bào của tầng lông hút kéo dài ra gọi
là lông hút.
• Vai trò: hấp thụ nhựa nguyên (gồm nước và
các muối hòa tan). 
Mô hấp thu
Lông hút
Tế bào tầng
lông hút
Mô đồng hóa
• Vị trí: có ở phần xanh của cây như thân, cành
non, nhiều nhất ở lá, đôi khi có ở rễ (rễ khí
sinh).
• Cấu tạo: những tế bào sống chứa nhiều lục lạp
gọi là lục mô.
• Vai trò: thực hiện quá trình quang hợp.
Các loại mô đồng hóa (lục mô)
Gồm có 2 loại:
Lục mô giậu
Lục mô khuyết
Các loại mô đồng hóa (lục mô)
• Đối với lá cây 2 lá mầm:
Lục mô giậu: ở sát dưới biểu bì trên của lá cây 2 
lá mầm, cấu tạo bởi những tế bào sống hình trụ dài, 
xếp thẳng góc với mặt lá, chứa 80% thể tích là lục
lạp. 
Lục mô khuyết: nằm ở giữa lục mô giậu và biểu
bì dưới của lá cây 2 lá mầm, cấu tạo gồm những tế
bào không có hình dạng nhất định, sắp xếp hở
nhau chừa ra những khoảng khuyết. 
• Đối với lá cây 1 lá mầm: bên trong chỉ chứa 1 
loại lục mô khuyết suốt bề dày của lá
Các loại mô đồng hóa (lục mô)
Lá cây 2 lá mầm và
lá cây 1 lá mầm
Biểu bì
Biểu bì trên
Biểu bì dưới
Lục mô khuyết
Gân
Lục mô giậu
Lục mô khuyết
Khoảng gian bào
Tiểu khổng
Tế bào khí không
Biểu bì
Mô dự trữ (nhu mô)
• Vị trí: có mặt ở khắp nơi trong cây, nhiều
nhất ở các cơ quan dự trữ của cây (quả, 
củ, hạt).
• Cấu tạo: đa số cấu tạo bởi những tế bào
sống, chỉ một số ít là tế bào chết.
• Vai trò: chứa các chất dự trữ. 
Các loại mô dự trữ (nhu mô)
Gồm 2 loại:
Nhu mô đạo: những tế bào hình tròn hay hình bầu
dục xếp chừa ra những khoảng trống. 
Nhu mô đặc: những tế bào hình đa giác xếp sát
nhau. 
Nhu mô đạo Nhu mô đặc
MÔ BÌ (MÔ CHE CHỞ)
• Vị trí: bao phủ mặt ngoài của tất cả các cơ 
quan thực vật bậc cao: thân non, cành non, lá, 
hoa quả.
• Cấu tạo: một lớp tế bào sống có hình đa giác 
hay hình chữ nhật. Trong tế bào biểu bì thường 
chỉ có lạp không màu, không bào lớn ở giữa, 
nhân ở sát màng, ít khi chứa lục lạp.
• Vai trò: bảo vệ các mô ở bên trong chống lại 
những tác nhân cơ học.
MÔ BÌ (MÔ CHE CHỞ)
A: Tế bào biểu bì
B: Tế bào khí khổng
MÔ BÌ (MÔ CHE CHỞ)
Tế bào biểu bì
có chứa sắc tố
anthocyan
Các sản phẩm của biểu bì
• Lớp cutin:
Bao bọc ở mặt ngoài, là
một lớp không màu, 
trong suốt, không thấm
nước và khí, có vai trò
làm giảm sự thoát hơi
nước cho cây.
 Lớp cutin dày hay mỏng tùy theo môi trường
sống.
Các sản phẩm của biểu bì
• Lông: Là những chỗ lồi ra của tế bào biểu bì, 
có hình dạng, cấu tạo và vai trò khác nhau. Có
nhiều hình dạng: hình sợi, hình vảy, hình que, 
hình kim, hình sao, đơn bào hay đa bào Tất
cả các lông này thuộc 2 nhóm:
Lông bài tiết ( nghiên cứu ở mô tiết)
Lông bảo vệ: giữ cho bề mặt của cơ quan thực
vật khỏi bị mất nước.
Một số loại lông bảo vệ
• Lông còn có thể hóa gỗ trở nên cứng rắn, 
biến thành gai như ở cây hoa hồng, mây. 
Hoặc có đầu nhọn sắc như ở bẹ măng, 
mía.
Các sản phẩm của biểu bì
• Khí kh

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuc_vat_hoc_chuong_ii_mo_thuc_vat_tran_thi_thanh.pdf