Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán

Nội dung

 Khái quát về phân tích và đầu tư chứng khoán

 Mục tiêu và quy trình phân tích chứng khoán

 Nội dung phân tích chứng khoán

Mục tiêu

 Hiểu được các khái niệm cơ bản về phân tích và đầu tư chứng khoán.

 Phân biệt các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

 Nắm vững được quy trình phân tích chứng khoán cơ bản.

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán trang 1

Trang 1

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán trang 2

Trang 2

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán trang 3

Trang 3

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán trang 4

Trang 4

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán trang 5

Trang 5

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán trang 6

Trang 6

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán trang 7

Trang 7

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán trang 8

Trang 8

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán trang 9

Trang 9

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 28 trang viethung 7040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán
 Bài 6: Phân tích chứng khoán 
TXNHCK03_Bai6_v1.0015107201 95 
BÀI 6 PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN 
Hướng dẫn học 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: 
 Giáo trình Thị trường chứng khoán, Trường ĐH Kinh tế quốc dân – Khoa Ngân 
hàng tài chính, Nxb Tài chính (2002). 
 Giáo trình thị trường chứng khoán - Phân tích cơ bản, Trần Đăng Khâm, NXB 
Kinh tế quốc dân 2009. 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. 
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. 
Nội dung 
 Khái quát về phân tích và đầu tư chứng khoán 
 Mục tiêu và quy trình phân tích chứng khoán 
 Nội dung phân tích chứng khoán 
Mục tiêu 
 Hiểu được các khái niệm cơ bản về phân tích và đầu tư chứng khoán. 
 Phân biệt các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán. 
 Nắm vững được quy trình phân tích chứng khoán cơ bản. 
 Bài 6: Phân tích chứng khoán 
96 TXNHCK03_Bai6_v1.0015107201 
Tình huống dẫn nhập 
Đầu tư chứng khoán 
Ông Hùng muốn tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Do kiến thức về thị trường không 
nhiều, ông Hùng quyết định đầu tư trong ngắn hạn và kiếm lợi nhờ chênh lệch giá cổ phiếu. 
1. Ông Hùng đầu tư chứng khoán theo phương thức nào? 
2. Ông Hùng có thể có những thu nhập nào từ việc đầu tư chứng khoán? 
 Bài 6: Phân tích chứng khoán 
TXNHCK03_Bai6_v1.0015107201 97 
6.1. Khái quát về phân tích và đầu tư chứng khoán 
6.1.1. Khái niệm phân tích và đầu tư chứng khoán 
Phân tích chứng khoán nói chung và phân tích cơ bản nói riêng là hoạt động trợ giúp 
cho việc ra quyết định đầu tư. Đến lượt nó, mỗi quyết định đầu tư khác nhau đòi hỏi 
nội dung và kỹ thuật phân tích khác nhau. Chẳng hạn, nhà đầu cơ chứng khoán kiếm 
lợi nhờ việc nắm giữ chứng khoán trong dài hạn, do vậy, cần phân tích đánh giá giá trị 
của chứng khoán và đầu tư vào các cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị. Trong 
khi đó, kinh doanh chênh lệch giá lại chỉ nắm giữ chứng khoán trong khoảng thời gian 
ngắn, hoặc lợi dụng chênh lệch giá chứng khoán tại các thị trường khác nhau, vì vậy, 
chỉ phân tích cơ hội chênh lệch giá. Để xác định mục tiêu và lựa chọn phương pháp 
phân tích chứng khoán, trước hết cần nghiên cứu về hoạt động đầu tư chứng khoán. 
Đầu tư chứng khoán là một thuật ngữ được nói đến 
nhiều nhất trong thời gian qua, đặc biệt là khi thị 
trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triển bùng 
phát năm 2005 - 2006. Để hiểu thuật ngữ này, trước 
hết cần làm rõ khái niệm về đầu tư. Trong mỗi tình 
huống khác nhau, thuật ngữ đầu tư được hiểu theo các 
khía cạnh khác nhau. Một cách chung nhất, đầu tư 
thường được hiểu là sự hy sinh một vài thứ hiện tại mà chúng ta đang có (thời gian, 
tiền bạc, của cải, công sức,...) để đổi lấy nhiều thứ hơn trong tương lai. Chẳng hạn, có 
thể hy sinh thời gian hưởng thụ hiện tại để có được một tương lai tốt hơn bằng cách 
vùi đầu vào sách vở trong khi các bạn khác đang vui chơi ở đâu đó, hoặc bỏ qua tiêu 
dùng hiện tại để có được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai bằng cách gửi khoản tiền 
hiện có vào ngân hàng nhằm hưởng lãi. 
Trong kinh tế, đầu tư thường được hiểu là sự trao đổi một lượng giá trị ở thời điểm 
hiện tại trong một thời gian để thu về một lượng giá trị lớn hơn trong tương lai. Khoản 
chênh lệch tăng hay thu nhập này có thể bù đắp cho nhà đầu tư về: (1) thời gian mà 
lượng giá trị được đem trao đổi, (2) tỉ lệ lạm phát dự tính, (3) rủi ro thanh toán (sự 
không chắc chắn được chi trả số tiền trong tương lai). Như vậy, có thể nói, động lực 
của hoạt động đầu tư chính là yếu tố sinh lời - tạo ra thu nhập từ hoạt động đầu tư. Để 
có được khoản thu nhập này, nhà đầu tư (một cá nhân, một tổ chức, Chính phủ hoặc 
nước ngoài) phải bỏ ra một lượng giá trị cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định 
để mua một lượng tài sản. Nhà đầu tư sẽ chỉ chấp nhận hy sinh tiêu dùng hiện tại khi 
mà thu nhập mang lại trong tương lai đủ bù đắp cho những tổn thất mà họ phải gánh 
chịu về thời gian đầu tư, về tổn thất do sự mất giá của đồng tiền và những rủi ro khác 
phát sinh. 
Tài sản đầu tư có thể là các tài sản thực – các tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy 
móc thiết bị, Các tài sản này có hình thái vật chất cụ thể, có giá trị và giá trị sử 
dụng. Theo cách thức đó, hoạt động đầu tư này làm tăng năng lực sản xuất của nền 
kinh tế. Nói một cách khác, hoạt động đầu tư vào các tài sản thực giúp cho tiết kiệm 
thực sự chuyển thành đầu tư trong nền kinh tế. Bên cạnh các tài sản thực, nhà đầu tư 
có thể bỏ tiền để nắm giữ các tài sản tài chính hay các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái 
 Bài 6: Phân tích chứng khoán 
98 TXNHCK03_Bai6_v1.0015107201 
phiếu, các hợp đồng, Các tài sản này không có giá trị sử dụng như các tài sản thực, 
song có giá trị do các quyền mà chủ sở hữu có được, đặc biệt là quyền yêu cầu về thu 
nhập và tài sản của tổ chức phát hành. Có thể nói, đầu tư vào các tài sản tài chính 
không trực tiếp làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, song là hoạt động đầu tư 
rất quan trọng nhằm tăng khả tăng tích tụ tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế. 
Đầu tư chứng khoán là một loại hình đầu tư tài chính. Trong hoạt động này, nhà đầu 
tư bỏ tiền để mua mua các chứng khoán. Các chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái 
phiếu và các chứng khoán phái sinh. Giá trị của các chứng khoán phụ thuộc vào giá trị 
kinh tế cơ bản của các quyền được bao hàm trong mỗi loại chứng khoán, hay phụ 
thuộc vào năng lực tài chính của nhà phát hành. Đồng thời, giá chứng khoán phụ 
thuộc vào quan hệ cung cầu chứng khoán trên thị trường. Đầu tư chứng khoán giúp 
nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận từ phần lợi tức được chia và phần tăng giá chứng 
khoán trên thị trường. Mặt khác, nhà đầu tư có thể được hưởng quyền quản lý, quyền 
kiểm soát doanh nghiệp từ cổ phiếu. 
Như vậy, phân tích chứng khoán là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các 
cô ... ng khoán. Đây là 
thời kỳ của các nhà kinh doanh giảm giá. 
Đây chỉ là sự mô phỏng đơn giản về sự thay đổi chu 
kỳ sống của các ngành. Chúng sẽ giúp các nhà đầu tư 
nhận ra những giai đoạn trong ngành, từ đó giúp xác 
định mức tăng doanh số bán tiềm năng. Đối chiếu 
doanh số bán và tăng thu nhập của một ngành với sự tăng trưởng trong nền kinh tế 
giúp các nhà đầu tư xác định các giai đoạn của ngành trong chu kỳ sống của nó. 
6.3.2.4. Phân tích môi trường cạnh tranh 
Khái niệm của Porter về chiến lược cạnh tranh được mô tả khi nghiên cứu công ty đối 
với vị trí cạnh tranh trong ngành. Để tạo ra một chiến lược cạnh tranh có lợi nhuận, 
các công ty đầu tiên phải kiểm tra cấu trúc cạnh tranh cơ bản của chính ngành mình, 
bởi vì lợi nhuận tiềm năng của một công ty bị ảnh hưởng lớn bởi lợi nhuận tiềm năng 
của ngành. Sau khi xác định cấu trúc cạnh tranh của ngành, cần kiểm tra các nhân tố 
liên quan đến vị trí cạnh tranh của một công ty với ngành của nó. Trong phần này, 
chúng ta xem xét các lực lượng cạnh tranh trong cấu trúc cạnh tranh của ngành. 
Những lực lượng cạnh tranh cơ bản: Porter tin tưởng rằng môi trường cạnh tranh của 
một ngành (cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành đó) xác định khả 
năng của các doanh nghiệp để duy trì mức tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư bình quân. 
(1) Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành 
Đối với việc phân tích ngành, cần phải phán đoán sự cạnh tranh giữa các doanh 
nghiệp. Các mức độ cạnh tranh có thể là rất mạnh và đang tăng; yếu hay đang suy 
giảm; hoặc ổn định. Khi thiết lập sản lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong 
ngành, cần phải tính tới sản lượng và quy mô của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài 
bởi thị trường mang tính toàn cầu. Hơn thế nữa, mức độ tăng trưởng chậm làm tăng 
mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để có được thị phần. Chi phí cố định cao 
làm cho các doanh nghiệp muốn bán được càng nhiều hàng càng tốt, điều đó có thể 
dẫn đến sự cắt giảm giá và một sự cạnh tranh lớn hơn. Cuối cùng, những rào cản hiện 
tại, như những điều kiện đặc biệt hoặc những thoả thuận lao động, sự kiểm soát của 
Chính phủ và yếu tố Hiệp hội có thể giữ cho các doanh nghiệp ở lại trong ngành mặc 
dù tỷ lệ lợi nhuận dưới mức trung bình hoặc âm. 
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành càng lớn, rủi ro càng cao và tỷ suất 
lợi nhuận biên của ngành càng giảm. Trung Quốc có lợi thế rất lớn về thị trường nội 
địa, thị trường của đất nước tỷ người. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp cùng ngành ở 
Trung Quốc có mức độ cạnh tranh không cao do yếu tố kiểm soát của Chính phủ, đặc 
biệt là yếu tố Hiệp hội và đặc tính dân tộc. Chính do sản lượng tiêu thụ lớn và mức độ 
cạnh tranh nội bộ thấp làm cho chi phí của các doanh nghiệp Trung Quốc rất thấp, 
hàng của Trung Quốc có tính cạnh tranh rất cao. Người Trung Quốc có thể chiếm lĩnh 
thị trường toàn cầu. 
 Bài 6: Phân tích chứng khoán 
118 TXNHCK03_Bai6_v1.0015107201 
(2) Áp lực từ phía các doanh nghiệp mới tham gia 
Mặc dù một ngành có thể có ít những đối thủ cạnh 
tranh, song vẫn phải xác định những doanh nghiệp có 
khả năng tham gia vào ngành và tạo ra sự cạnh tranh 
mới. Mức rào cản càng cao như: giá hiện hành thấp 
(liên quan đến chi phí thấp); sự kiểm soát, chính sách 
ưu đãi hay hạn chế, chính sách thuế của Chính phủ và 
những hoạt động của Hiệp hội; quy mô vốn đầu tư lớn; 
áp lực từ việc thiết lập kênh phân phối, quảng cáo, 
khuếch trương; áp lực về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; phát triển hệ thống chi 
nhánh; khiến cho áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh càng thấp. Nếu như không có các 
rào cản thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. 
(3) Áp lực từ phía các sản phẩm thay thế 
Các sản phẩm thay thế làm cho lợi nhuận tiềm năng của ngành bị giới hạn bởi vì 
chúng giới hạn mức giá cả các sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành, do vậy, 
doanh thu tăng lên không chắc bù đắp nổi chi phí phát sinh thêm. Mặc dù hầu hết mọi 
thứ đều có ít nhất 1 sản phẩm thay thế, song cần phải xem xét giá cả cũng như các tính 
năng của những loại hàng hóa thay thế đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận của 
ngành như thế nào. 
(4) Sức mạnh mặc cả từ phía người mua 
Yếu tố này xuất phát từ thị trường đầu ra của ngành. Người mua có thể ảnh hưởng đến 
lợi nhuận của một ngành bởi vì họ có thể mặc cả làm giảm giá, hoặc yêu cầu về chất 
lượng sản phẩm, dịch vụ cao hơn. Người mua sẽ có tác động rất lớn khi họ mua sắm 
với khối lượng lớn (ví dụ như nhà phân phối lẻ). Ví dụ tiêu biểu của trường hợp này là 
các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đầu vào của một số ngành như ôtô, máy tính, 
phần mềm. Các doanh nghiệp này luôn bị các khách hàng ép giá. Tương tự như vậy, 
các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và các nước Châu Âu 
đang chịu sức ép rất lớn về giá, về chất lượng sản phẩm, về điều kiện lao động và về 
vấn đề môi trường. Những sức ép này đang làm giảm khả năng cạnh tranh của các 
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
(5) Sức mạnh mặc cả từ phía nhà cung cấp 
Lợi nhuận của ngành cũng bị ảnh hưởng bởi quyết 
định của nhà cung cấp bởi vì các nhà cung cấp có thể 
thay đổi giá cả cũng như dịch vụ cung cấp cho ngành. 
Chẳng hạn, các liên doanh ô tô ở Việt Nam hoạt động 
không có hiệu quả bởi chi phí mua các yếu tố đầu vào 
bị ép từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Khi phân tích về 
vấn đề này cho mỗi ngành, chúng ta cần cân nhắc kỹ 
yếu tố đầu vào là lực lượng lao động. Ngành chứng khoán, ngành ngân hàng tài chính 
ở Việt Nam đang chịu sức ép rất lớn từ thị trường lao động do cung về việc làm đang 
lớn hơn cầu. Các sinh viên chuyên ngành rất dễ xin việc với lương cao, song ngược 
lại, về phía doanh nghiệp tuyển dụng, chi phí cho lao động đang tăng lên. 
 Bài 6: Phân tích chứng khoán 
TXNHCK03_Bai6_v1.0015107201 119 
Một nhà đầu tư cần thiết phải phân tích sức mạnh cạnh tranh để từ đó biết được các 
yếu tổ ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm năng của ngành. Bên cạnh đó cũng phải thường 
xuyên cập nhật các phân tích về ngành cũng như cấu trúc cạnh tranh của ngành. 
6.3.3. Phân tích công ty 
6.3.3.1. Phân tích các báo cáo tài chính 
Phân tích báo cáo tài chính là việc làm quan trọng đối với các nhà đầu tư, mục đích 
phân tích các báo cáo tài chính là nhằm đánh giá: 
 Khả năng sinh lợi của tổ chức phát hành. 
 Khả năng thanh toán nợ dài hạn. 
 Khả năng thanh khoản, tức là khả năng chi trả các khoản nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn. 
 Tiềm năng phát triển trong tương lai. 
Việc phân tích các báo cáo tài chính cần tiến hành đồng bộ theo cả chiều dọc và chiều 
ngang. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc nghĩa là tính toán các tỷ lệ của 
doanh nghiệp và so sánh trong từng thời kỳ để thấy được thực chất của việc tăng, 
giảm. Phân tích theo chiều ngang là phân tích cần có sự so sánh giữa doanh nghiệp 
phân tích với các doanh nghiệp ngang hàng nhau trong cùng một ngành. 
Phương tiện cơ bản của các báo cáo tài chính công ty là báo cáo thường niên bao gồm 
3 loại báo cáo chính sau: 
 Bảng cân đối kế toán. 
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 
6.3.3.2. Phân tích rủi ro 
Phân tích rủi ro tức là phân tích sự biến động của tổng thể các dòng thu nhập của công 
ty. Thông thường, rủi ro đối với công ty thường được phân tích trên 2 giác độ: Rủi ro 
kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh thường được tính bằng mức độ biến 
động của thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 
Ngoài ra, cần phân tích sự biến động của doanh số bán hàng và đòn bẩy tài chính 
trong phân tích rủi ro kinh doanh. Rủi ro tài chính được hiểu là sự biến động về lợi 
nhuận của các cổ đông khi doanh nghiệp vay nợ. Để xác định rủi ro tài chính, các nhà 
phân tích thường sử dụng hai loại hệ số khác nhau. Thứ nhất là các hệ số trên bảng 
cân đối kế toán và Thứ hai là nhóm hệ số về các dòng thu nhập hoặc dòng tiền để 
thanh toán các chi phí. Mục đích của các hệ số là chỉ ra khả năng thanh toán nợ ngắn 
hạn cũng như cơ cấu vốn và khả năng thanh toán nợ dài hạn của tổ chức phát hành. 
6.3.4. Phân tích và quản lý danh mục đầu tư 
6.3.4.1. Lý thuyết đa dạng hóa 
Quá trình phân tán và tối thiểu hóa rủi ro là một hình thức đa dạng hóa. Theo đó, nhà 
đầu tư nên đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau để tạo thành một danh mục 
đầu tư sao cho tổng mức rủi ro trên toàn bộ danh mục sẽ được giới hạn ở mức nhỏ 
nhất. Điều này có nghĩa là "không nên bỏ trứng vào một giỏ". Ở phần trước khi nghiên 
 Bài 6: Phân tích chứng khoán 
120 TXNHCK03_Bai6_v1.0015107201 
cứu về doanh lợi và rủi ro, chúng ta đã chỉ ra rằng mỗi một chứng khoán đều tiềm ẩn 
hai loại rủi ro: rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Rủi ro hệ thống là rủi ro do thị 
trường gây ra và ảnh hưởng đến tất cả các chứng khoán trên thị trường. Do vậy, rủi ro 
hệ thống là rủi ro không thể tránh được bằng hình thức đa dạng hóa. Ngược lại, rủi ro 
không hệ thống của một chứng khoán có nguyên nhân từ chính tổ chức phát hành do 
đó có thể hạn chế được bằng biện pháp đa dạng hóa đầu tư. Điều này là do nguyên lý 
khi hai hoặc nhiều chứng khoán tham gia tạo thành một danh mục đầu tư thì mỗi cặp 
hai chứng khoán sẽ có những tương tác với nhau tạo ra một kết quả chung cho cả danh 
mục. Tức là, mức độ rủi ro cao hay thấp của danh mục sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ 
tương tác giữa các chứng khoán đưa vào danh mục với các chứng khoán khác. Nếu 
danh mục càng đa dạng thì khả năng giảm thiểu rủi ro không hệ thống càng lớn. Cũng 
như đối với các chứng khoán riêng lẻ, rủi ro tổng thể của danh mục đầu tư được định 
lượng bằng độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư. Tuy nhiên, trong danh mục đầu tư, 
các chứng khoán khác nhau có thể triệt tiêu rủi ro không hệ thống lẫn nhau chỉ còn lại 
phần rủi ro hệ thống. Vì vậy, rủi ro có hệ thống là một trong những yếu tố quyết định 
mức doanh lợi dự kiến của một tài sản, vì thế chúng ta cần biết cách đo mức độ rủi ro 
có hệ thống cho các khoản đầu tư khác nhau. 
6.3.4.2. Lý thuyết thị trường hiệu quả 
Năm 1953, lần đầu tiên Maurice Kendall đã sử dụng 
máy tính trong phân tích các giao dịch cổ phiếu và đưa 
ra kết luận giá cổ phiếu thay đổi ngẫu nhiên, không có 
quy luật và không thể dự đoán được. Kết luận này đặt 
nền móng cho lý thuyết thị trường có hiệu quả. Theo 
học thuyết này, thị trường có hiệu quả bao gồm 3 chỉ 
tiêu: phân phối hiệu quả; hoạt động hiệu quả; thông tin 
hiệu quả. 
Nội dung chính của lý thuyết cho rằng thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả 
của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả các thông tin hiện có trên thị 
trường. Điều này có nghĩa là giá cả được xác định ở mức công bằng và phản ánh đầy 
đủ thông tin hiện có trên thị trường. Giá chứng khoán thay đổi một cách ngẫu nhiên do 
ảnh hưởng của những thông tin không thể dự đoán được. Có 3 hình thái của thị trường 
có hiệu quả, đó là hình thái yếu, hình thái trung bình và hình thái mạnh. 
 Hình thái yếu của thị trường. Trong hình thái này giá cả của chứng khoán đã 
phản ánh đầy đủ và kịp thời những thông tin trong quá khứ về giao dịch của thị 
trường như giá cả giao dịch, khối lượng, động thái... Khi hình thái yếu của thị 
trường tồn tại thì các nhà phân tích kỹ thuật sẽ bị vô hiệu hóa. 
 Hình thái trung bình. Trong hình thái này giá cả của chứng khoán đã phản ánh tất 
cả những thông tin liên quan đến công ty đã được công bố công khai bên cạnh các 
thông tin trong quá khứ. Khi hình thái trung bình tồn tại thì không có hình thức phân 
tích nào kể cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật có thể đem lại lợi nhuận siêu 
ngạch cho nhà đầu tư nếu việc phân tích chỉ dựa vào những thông tin trên thị trường. 
 Hình thái mạnh. Trong hình thái này giá cả của chứng khoán phản ánh tất cả 
những thông tin cần thiết có liên quan đến tổ chức phát hành thậm chí đó là những 
 Bài 6: Phân tích chứng khoán 
TXNHCK03_Bai6_v1.0015107201 121 
thông tin nội gián, thông tin mật. Điều này có nghĩa là thị trường sẽ phản ánh hết 
sức nhanh trước những thông tin. Và vì vậy, trong hình thái này không thể thực 
hiện bất cứ một phương pháp phân tích nào. 
6.3.4.3. Quản lý danh mục đầu tư 
Thông thường có hai phương pháp trong quản lý danh mục đầu tư trái phiếu và danh 
mục đầu tư cổ phiếu, đó là: quản lý thụ động và quản lý chủ động. 
Quản lý danh mục trái phiếu thụ động là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu cho 
đến ngày đáo hạn mà không cần chú trọng đến phân tích ảnh hưởng của biến động lãi 
suất trên thị trường. Theo phương pháp này, nhà đầu tư tốt nhất là đầu tư vào các danh 
mục có thành phần trái phiếu tư ơng tự như các chỉ số trên thị trường nhằm thu được 
kết quả tương tự như chỉ số đó. Quản lý danh mục trái phiếu chủ động là chiến lược 
mua và nắm giữa trái phiếu trên cơ sở phân tích thị trường để xây dựng các danh mục 
đầu tư trái phiếu mang lại mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường. Do 
vậy, các yếu tố mà nhà đầu tư phải theo dõi và ước đoán các ảnh hưởng đến danh mục 
đầu tư là: Sự thay đổi của lãi suất; Sự thay đổi cơ cấu kỳ hạn của lãi suất; Sự thay đổi 
mức chênh lệch lãi suất giữa các loại trái phiếu khác nhau. 
Quản lý danh mục cổ phiếu thụ động là chiến lược mua, bán cổ phiếu theo một chỉ số 
chuẩn nào đó. Mục đích của chiến lược này không phải để tạo ra danh mục vượt trội 
so với chỉ số chuẩn trên thị trường mà tạo ra danh mục cổ phiếu có số lượng và chủng 
loại gần giống với chỉ số chuẩn (chỉ số mục tiêu) để nhằm đạt được mức sinh lời dự 
kiến tương đương mới mức sinh lời chuẩn. 
Quản lý danh mục cổ phiếu chủ động là chiến lược mua bán cổ phiếu nhằm thu được 
mức sinh lời dự kiến đầu tư cao hơn mức sinh lời của danh mục thụ động chuẩn hoặc 
thu được mức lợi nhuận trên mức trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định. 
 Bài 6: Phân tích chứng khoán 
122 TXNHCK03_Bai6_v1.0015107201 
Tóm lược cuối bài 
 Phân biệt các loại lợi nhuận, rủi ro trong đầu tư chứng khoán. 
 Các phương thức đầu tư chứng khoán. 
 Quy trình phân tích chứng khoán. 
 Nội dung phân tích chứng khoán. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_truong_chung_khoan_bai_6_phan_tich_chung_khoan.pdf