Bài giảng phương pháp giáo dục mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình
Phương pháp giáo dục mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình là môn học trong
chương trình đào tạo sinh viên hệ cao đẳng chính qui ngành Sư phạm mầm non. Nội
dung môn học gồm có hai phần: lý thuyết và thực hành. Trong phần lý thuyết, sinh
viên phải tìm hiểu những đặc điểm chung về hoạt động tạo hình trong trường mầm non,
các dạng hoạt động tạo hình trong trường mầm non và phương pháp hướng dẫn các
dạng hoạt động tạo hình đó cho trẻ. Trong phần thực hành môn học (thực hành tập
giảng), sinh viên phải thực hành các nội dung lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn các dạng
hoạt động tạo hình cho trẻ. Bài giảng này giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm
hiểu các nội dung về tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng phương pháp giáo dục mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN ---------- BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hảo Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2015 2 LỜI MỞ ĐẦU Phương pháp giáo dục mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình là môn học trong chương trình đào tạo sinh viên hệ cao đẳng chính qui ngành Sư phạm mầm non. Nội dung môn học gồm có hai phần: lý thuyết và thực hành. Trong phần lý thuyết, sinh viên phải tìm hiểu những đặc điểm chung về hoạt động tạo hình trong trường mầm non, các dạng hoạt động tạo hình trong trường mầm non và phương pháp hướng dẫn các dạng hoạt động tạo hình đó cho trẻ. Trong phần thực hành môn học (thực hành tập giảng), sinh viên phải thực hành các nội dung lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn các dạng hoạt động tạo hình cho trẻ. Bài giảng này giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các nội dung về tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. 3 MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Về phẩm chất - Yêu nghề, yêu trẻ, quan tâm tất cả trẻ, chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ trong quá trình tạo hình. - Có tinh thần học hỏi, trau dồi những phẩm chất và năng lực tổ chức hoạt động tạo hình để thích ứng với sự đổi mới của môn học. - Yêu thích các hoạt động tạo hình của trẻ, tích cực sáng tạo, ham hiểu biết, áp dụng những phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tạo hình cho trẻ mầm non. - Nhận định được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ. 2. Về năng lực - Có khả năng hiểu về nguồn gốc, bản chất hoạt động tạo hình của trẻ mầm non. Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình. - Có khả năng hiểu nội dung tri thức khoa học về đặc điểm phát triển năng lực tạo hình của trẻ mầm non, kiến thức khoa học về phương pháp tổ chức hướng dẫn các dạng hoạt động tạo hình trong trường mầm non. - Có khả năng đọc và tìm kiếm các thông tin cần thiết về mức độ phát triển khả năng tạo hình của trẻ, thông tin về hình thức tổ chức hoạt động tạo hình . - Có khả năng lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn trẻ phân tích các tác phẩm nghệ thuật tạo hình. - Có khả năng vận dụng được các phương pháp, hình thức đã học vào việc tổ chức hoạt động tạo hình và các tiết thực hành. - Có khả năng phân tích đánh giá được tiết dạy của mình, của bạn. - Có khả năng lập được kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình phù hợp với trẻ từng độ tuổi. - Có khả năng thiết kế môi trường hoạt động tạo hình và duy trì hứng thú tạo hình bền vững. - Có khả năng giao tiếp phối hợp với phụ huynh để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ tại gia đình 4 Chương 1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ MẦM NON 1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất hoạt động tạo hình 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề Hoạt động tạo hình (HĐTH) ở trường mầm non được xem là một hoạt động nghệ thuật, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ nói chung và tính sáng tạo nói riêng thông qua việc trẻ tái hiện lại những nhận thức của mình trong cuộc sống. Chính vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm HĐTH của trẻ mầm non (MN) để đưa ra các hình thức, các phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi, nhằm phát triển tối đa HĐTH của trẻ là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết cho những người làm công tác giáo dục mầm non, cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non. 1.1.2. Nguồn gốc, bản chất hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mầm non 1.1.2.1. Nguồn gốc - Trẻ em phải hoạt động để hoàn thiện và phát triển về thể chất và nhận thức. Một trong những hoạt động thường thấy ở trẻ là vẽ, nặn, xé, cắt dán Hoạt động tạo hình là một trong những nhu cầu không thể thiếu của trẻ và trẻ hoạt động rất tự nhiên không hề bị thúc ép từ bên ngoài. - HĐTH của trẻ ở độ tuổi mầm non là quá trình trẻ miêu tả, phản ánh những gì trẻ biết, trẻ nhìn thấy, trẻ cảm nhận từ cuộc sống xung quanh. Như vậy HĐTH của trẻ là một hoạt động có nguồn gốc từ xã hội. 1.2.1.2. Bản chất - Bản chất HĐTH là một khía cạnh của sự phát triển tâm lí của trẻ em. - Hiểu theo nghĩa rộng, HĐTH của trẻ được xem là một quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm lịch sử xã hội. Ví dụ: Trẻ học cách sử dụng các loại vật liệu tạo hình, cách thể hiện các vật trẻ quan sát qua các hình thức tạo hình. 5 - Xét theo phạm vi hẹp, trong các hoạt động của trẻ mầm non, HĐTH được coi là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nghĩa là nó diễn ra thông qua sự lĩnh hội và tái hiện vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh. Ví dụ: Trẻ tái hiện lại vẻ đẹp của các sự vật qua các mảng màu, qua đường nét và cách thể hiện bố cục - Trẻ em quan sát mọi sự vật hiện tượng xung quanh bằng mắt và đối với trẻ mọi sự vật hiện tượng đều rất mới lạ, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Trẻ xuất hiện nhu cầu tìm hiểu khám phá và nhu cầu tạo hình. - Trẻ em có tay để cầm nắm và trẻ hoạt động liên tục (cầm nắm, vứt) đây là hoạt động rất cần thiết bởi vì: + Phát triển thị giác cho trẻ + Nâng cao nhận thức về sự vật và hiện tượng trong cuộc sống mà hàng ngày chúng được tiếp xúc. + Tạo điều kiện cho cơ bắp, khớp hoàn thiện và phát triển + Giúp trẻ tự làm ra sản phẩm đa dạng Như vậy, hoạt động tạo hình đòi hỏi trẻ phải có sự thống nhất của 3 quá trình, tự giác, cảm giác, tưởng tượng sáng tạo. Vì vậy, khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình phải có những rung động, hứng thú say mê, tìm hiểu để tìm ra những cái đẹp, ghi nhớ, tưởng tượng và tái tạo lại. 1.2. Nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ MN 1.2. 1. Hình thành và phát triển động cơ tạo hình - Để hình thành và phát triển động cơ tạo hình của trẻ, trước hết cần hình thành ở trẻ hứng thú, cảm xúc được chơi và khám phá các loại vật liệu, các thao tác thử nghiệm. - Hình thành khả năng xác định mục đích của hoạt động tạo hình Ví dụ: Trẻ biết xác định trước là mình sẽ tạo hình cái gì. 6 1.2.2. Hình thành và phát triển các biểu tượng tạo hình - Hình thành và phát triển khả năng tri giác: nhận biết, phân ... NXB giáo dục Việt Nam, 2009 [7]. Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ truyện mẫu giáo từ 3-6 tuổi, NXB Giáo dục 2000 [8]. Bộ Giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non, NXB giáo dục Việt Nam, 2009 Website: www.mamnon.com 45 PHỤ LỤC 1 GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Chủ đề: Thế giới động vật Đề tài: Vẽ con gà trống (Mẫu). Lớp: 5 – 6 tuổi Thời gian: 25 – 30 phút I. Mục đích – Yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết phối hợp các nét thẳng, xiên, cong tròn khép kín để vẽ con gà trống. 2. Kỹ năng - Củng cố kỹ năng vẽ nét thẳng, xiên, cong tròn khép kín, kỹ năng tô màu. 3. Thái độ - Trẻ biết yêu quí, chăm sóc các con vật nuôi. - Có thái độ học tập nghiêm túc, cố gắng hoàn thành sản phẩm. II. Chuẩn bị - Tranh vẽ mẫu của cô. - Vở, bút màu, bút chì đủ cho trẻ. III. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ổn định - Cô cho cả lớp hát bài “ Con gà trống” + Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát để dẫn dắt vào hoạt động. + Cô và các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về điều gi? + Cô hệ thống: Bài hát nói về chú gà trống có mào đỏ chân có - Cả lớp hát bài “Con gà trống” + Trò chuyện cùng cô. Bài con gà trống Con gà trống có mào 46 cựa và gáy ò ó o + Gà được nuôi ở đâu Ngoài gà ra các con nào còn biết những con vật nào được nuôi trong nhà nữa? + Giáo dục Hoạt động 2: Giới thiệu mẫu- Phân tích mẫu + Trời tối + Trên bảng cô có tranh vẽ gì ? + Ban nào nhận xét về tranh vẽ con gà trống trên bảng? + Cô hệ thống: Gà có đầu, mình, đuôi, chân + Gà được cô vẽ như thế nào? (+ Mình gà thế nào? + Chân và cổ gà thế nào?).. + Để gà đẹp hơn cô đã tô màu, bạn nào có nhận xét về màu sắc con gà? Hoạt động 3: Vẽ mẫu: Cô vẽ mẫu cho cả lớp xem: vừa vẽ mẫu vừa hướng dẫn: + Vẽ một hình tròn nhỏ làm đầu gà, mình gà là một hình tròn lớn, nối đầu gà và mình gà bằng hai nét thẳng để làm cổ gà. Tiếp theo vẽ chân gà là những nét thẳng ngắn, móng chân gà là những nét xiên. + Đuôi gà là những nét cong dài. Đầu gà cô vẽ . + Cô hướng dẫn trẻ cách tô màu. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện. -Trong khi trẻ thực hiên, cô theo d i hướng dẫn lại cho những trẻ chưa vẽ được. - Nhận xét sản phẩm: + Cô chọn 1 vài sản phẩm tốt và chưa tốt để nhận xét. đỏ, chân có cựa, gáy ò ó o Gia đình Đi ngủ - Quan sát tranh mẫu của cô. - Cùng cô nhận xét tranh mẫu. - Nhìn cô vẽ mẫu và giải thích. - Trẻ vẽ - Nhận xét sản phẩm cùng cô 47 + Tuyên dương những cháu thực hiện tốt và động viên cháu vẽ chưa tốt cố gắng hơn nữa. -Tuyên dương, chuyển hoạt động. - Thu dọn đồ dùng. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài : Vẽ cây xanh (vẽ theo đề tài) Độ tuổi: 4 – 5 tuổi Thời gian 20 – 25 phút I/ Mục đích yêu cầu 1. Kíên thức - Trẻ biết phối hợp những đường nét đã học để vẽ những loại cây xanh theo ý thích của mình - Trẻ biết thể hiện bố cục tranh 2.Kỹ năng - Củng cố kỹ năng vẽ nét thẳng , xiên, cong và kỹ năng phối hợp các đường nét. - Củng cố cho trẻ kỷ năng cầm bút, kỹ năng thể hiện bố cục. - Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ. 4. Thái độ: - Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. - Chú ý lắng nghe, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm của mình. II/ Chuẩn bị: - Một số tranh mẫu của cô 2 - 3 tranh. - Giấy, bút chì, bút màu sáp đủ cho trẻ. 48 III/ Nội dung tích hợp: - ăn học : thơ “Cây đào” IV/ Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1 Cho trẻ hát bài “Lý cây xanh”. - Bài hát tên gì? - Cô đàm thoại về nội dung bài hát và lồng ghép giới thiệu đề tài. - Cho trẻ đi xem mô hình vườn cây của bác nông dân kết hợp trò chuyện về chủ đề. * Hoạt động 2 : Giới thiệu mẫu – phân tích mẫu - Trời tối – trời sáng - Các con xem trên bảng cô có tranh vẽ gì? - Các con có nhận xét gì về tranh vẽ cây xanh của cô? + Tranh vẽ những gì? - Cô hệ thống: Đúng rồi, tranh vẽ nhiều cây xanh, ngoài ra còn có cỏ, mặt trời. - Bạn nào nhận xét về cây xanh trong tranh. + Thân cây như thế nào? + Thân cây màu gì? + Tương tự cành , lá và các chi tiết phụ như mặt trời, cỏ,....... - Tiếp tục cô cho trẻ xem tranh thứ hai và cô cũng đàm thoại như trên. * Cô gợi ý hỏi xem trẻ định vẽ bức tranh về cây gì? Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: - Cô nhắc lại các tư thế ngồi và các cầm bút - Cho trẻ thực hiện – cô quan sát theo dõi, gợi ý giúp trẻ hoàn thành - Cả lớp hát. - Trẻ trả lời -Trẻ xem tranh mẫu - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ tiếp tục xem tranh - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ làm động tác 49 sản phẩm. - Báo sắp hết giờ. * Thể dục chống mệt mỏi. - Cho trẻ vận động với bài “ Hãy cùng xoay”. - Trưng bày và nhận xét sản phẩm. - Cô nhận xét chung, động viên khuyến khích những sản phẩm chưa hoàn thành. - Giáo dục: giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây Hoạt động 3: Kết thúc .Cho lớp đọc thơ “ Cây dưa leo”. mô phỏng - Trẻ quan sát. Trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét cùng cô. Trẻ đọc thơ GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Chủ đề: Động vật Đề tài: Nặn con giun (Nặn theo mẫu) Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Thời gian: 15 – 20 phút I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết lăn dài viên đất để tạo thành con giun - Củng cố kỹ năng nhào đất, kỹ năng lăn dài - Phát triển cho trẻ khả năng cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp - Trẻ biết yêu thương, bảo vệ các con vật các con vật II. CHUẨN BỊ: - Đàn - Mô hình gà, vịt con 50 - Đất nặn - Bảng nặn, khăn lau III. HƯỚNG DẪN: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ổn định – trò chuyện - Cô và trẻ cùng hát bài “ Đàn gà con” - Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về bài hát. - Các con vừa hát bài gì? - ài hát đàn gà con nói về điều gì? - Cô dẫn trẻ đi tham quan trang trại của bác nông dân. - Trò chuyện với trẻ về các con vật trong trang trại: đặc điểm, thức ăn. - Vừa rồi cô và các con vừa di thăm trang trại của bác nông dân, chúng ta nhìn thấy bác ấy nuôi rất nhiều gà con nhưng lại thiếu thức ăn. Bác ấy có nhờ lớp ta tìm hộ bác thật hiều giun để làm thức ăn cho gà đấy. * Hoạt động 2: Giới thiệu mẫu- Phân tích mẫu – Làm mẫu - Cô đã chuẩn bị một con giun cho bác nông dân rồi. Các con có nhận xét gì về con giun này. + Giun có dạng gì? + Màu sắc? + Để có con giun này cô đã làm gì Cô hệ thống: Để có con giun đầu tiên cô phải có - Cháu vận động cùng cô - Cháu trả lời tự do - Con gà con. Đang kiếm ăn - Cháu tự trả lời - Cháu trả lời tự do - Trả lời câu hỏi 51 đất nặn, cô đặt đất nặn lên lòng bàn tay nhào đất cho mềm, sau đó cô lăn dài để tạo thành con giun. - Cô làm mẫu + Lần 1: cô làm mẫu kết hợp giải thích Đầu tiên, cô đặt đất nặn lên bảng, cô lăn dài đất nặn trong lòng bàn tay. Sau đó, cô lăn nhọn 2 đầu tạo thành con giun. *Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cô và cháu thực hiện nặn trong không gian 2 lần - Trẻ vào bàn và thực hiện nặn con giun. Cô quan sát động viên và giúp đỡ trẻ. *Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm – Nhận xét sản phẩm. - Cho trẻ trung bày sản phẩm và cùng nhận xét. - Kết thúc cô và cháu cùng vận động “ ột con vịt” - Cháu chú ý nhìn cô làm mẫu - Cháu thực hiện nặn trong không gian 2 lần - Cháu nặn con giun cho gà ăn - Cháu thực hiện nặn giun lần 2 - Cháu vận động cùng cô 52 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ TRANH CỦA TRẺ 53 54 55 MỤC LỤC Chương 1: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ MẦM NON ................................................................................................................... 4 1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của hoạt động tạo hình.4 1.1.1. Sự cần thiết phải ghiên cứu vấn đề ...............................................................4 1.1.2. Nguồn gốc, bản chất hoạt động tạo hình lứa tuổi mầm non..........................4 1.2. Nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non ...............5 1.2.1. Hình thành và phát triển động cơ tạo hình....................................................5 1.2.2. Hình thành và phát triển các biểu tượng tạo hình.........................................6 .2.3. Hình thành và phát triển động cơ tạo hình.................................................... Chương 2: TỔ CHỨC CHO VỚI TÁC TRẺ LÀM QUEN PHẨM NGHỆ THUẬT............................................................................................................................7 2.1. Vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non...........................................................................................................................7 2.1.1. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình ......................................................................7 2.1.2. Vai trò tác phẩm nghệ thuật tạo hình đối với đời sống con người ...............7 2.1.3. Vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em......7 2.2. êu cầu cơ bản về tác phẩm nghệ thuật tạo hình cho trẻ ...................................8 2.2.1. Tính thẩm mỹ ..............................................................................................8 2.2.2. Nội dung tác phẩm .....................................................................................8 2.2.3. Hình thức diễn tả.........................................................................................8 2.3. Các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình................9 2.3.1. Phương pháp trình bày tác phẩm ................................................................9 2.3.2. Các hình thức cho trẻ xem tác phẩm nghệ thuật ..........................................9 2. . Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm tạo hình ........................................9 Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON ..............................................................................................11 3. . ục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mầm non.................................................................................................................................11 56 3. . . ục tiêu tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ mầm non .............................. 3.1.2. Nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non .... 3. .3. Ý nghĩa của HĐTH đối với sự phát triển của trẻ mầm non.......... ............. 2 3.2. Đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình của trẻ mầm non................................... 3 3.2. . Đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình của trẻ mầm non............................ 3 3.2.2. Đặc điểm phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ trong HĐTH......... 7 3.3. Phương pháp phát triển trí tưởng tượng sangs tạo trong hoạt động tạo hình.......19 3.3. . Các phương pháp, biện pháp hình thành biểu tượng về thế giới xung quanh..............................................................................................................................19 3.3.2. Hình thành nhu cầu và hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình..............20 3.4. Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình.................................................................2 3. . . Giờ học tạo hình ở trường mầm non...........................................................21 3. .2. Hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi .......................................................23 Chương 4: PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRONG TRƯỜNG MẦM NON ................................................................................................25 . . ẽ và phương pháp hướng dẫn trẻ vẽ..................................................................25 4.1.1. Tổ chức cho trẻ 2 – 6 tuổi vẽ.......................................................................25 4.1.2. Tổ chức hướng dẫn trẻ vẽ theo các thể loại ................................................27 4.2. Tổ chức hoạt động nặn ........................................................................................31 4.2.1. Vai trò của hoạt động nặn ..........................................................................31 4.2.2. Nội dung của họat động nặn .......................................................................32 4.2.3. Đồ dùng của hoạt động nặn ........................................................................34 4.2.4. Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ mầm non....................................................34 4.3. Tổ chức hoạt động xé dán – chắp ghép và trò chơi tạo hình cho trẻ mầm non ...36 4.3.1. Vai trò của hoạt động xé dán – chắp ghép và trò chơi tạo hình .................36 4.3.2. Nội dung của hoạt động xé dán – chắp ghép và trò chơi tạo hình ..............36 .3.3. Đồ dùng, vật liệu cho hoạt động xé dán – chắp ghép và trò chơi tạo hình...38 4.3.4. Tổ chức hoạt động xé dán – chắp ghép và trò chơi tạo hình cho trẻ MN.... 38 57 Chương 5: HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH.............................................................................................................................41 5.1. Phần chung ..........................................................................................................41 5.1.1. Kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình .........................................................41 5.1.2. Cách lập kế hoạch ......................................................................................41 .2. Giáo án tạo hình .................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 44 PHỤ LỤC .....................................................................................................................45
File đính kèm:
- phuong_phap_giao_duc_my_thuat_va_to_chuc_hoat_dong_tao_hinh.pdf