Vấn nạn về bạo lực hành vi ở gia đình Việt Nam

Người ta thường nói rằng:‚Gia đ nh là nơi trú ngụ của sự hạnh phúc, là cái nôi của sự nuôi dưỡng

và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã.‛ Phải chăng điều đó đối với trẻ em Việt Nam

hiện nay còn là sự đẹp đẽ nữa hay chăng? Hay là thay vào đó là sự tàn bạo về mặt thể xác lẫn tinh

thần vì những gì mà cái gọi là gia đ nh gây nên? Và dù ở bất cứ đâu, dù trong hoàn cảnh nào, bạo

lực hành vi gia đ nh không chỉ để lại nhiều hậu quả về mặt thể chất, tinh thần mà còn là về mặt xã

hội. Đây cũng là một vấn nạn gây nhức nhối khiến các dư luận và xã hội đều đặc biệt quan tâm.

Bởi bạo lực hành vi gia đ nh không những làm xói mòn đi các giá trị, chuẩn mực đạo đức và truyền

thống tốt đẹp của dân tộc mà còn phá vỡ đi những tương lai tương sáng của những đứa trẻ và sự

bền vững của một gia đ nh. Chính vì thế, chúng ta cần phải nhanh chóng tăng cường phòng chống

tệ hành vi trong gia đ nh như hiện tượng chống dịch hiện nay. Vì nếu chúng ta không kịp phòng

ngừa và ngăn chặn thì nó cũng sẽ như một loại dịch bệnh mà lan tràn ra.

Vấn nạn về bạo lực hành vi ở gia đình Việt Nam trang 1

Trang 1

Vấn nạn về bạo lực hành vi ở gia đình Việt Nam trang 2

Trang 2

Vấn nạn về bạo lực hành vi ở gia đình Việt Nam trang 3

Trang 3

Vấn nạn về bạo lực hành vi ở gia đình Việt Nam trang 4

Trang 4

Vấn nạn về bạo lực hành vi ở gia đình Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 5860
Bạn đang xem tài liệu "Vấn nạn về bạo lực hành vi ở gia đình Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn nạn về bạo lực hành vi ở gia đình Việt Nam

Vấn nạn về bạo lực hành vi ở gia đình Việt Nam
1944 
VẤN NẠN VỀ BẠO LỰC HÀNH VI Ở GIA ĐÌNH VIỆT NAM 
Võ Thanh Hiếu, Võ Thanh Thảo* 
*Khoa Quản trị Kinh doanh và Khoa Tiếng Anh, 
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Lê Quang Hùng 
TÓM TẮT 
Người ta thường nói rằng:‚Gia đ nh là nơi trú ngụ của sự hạnh phúc, là cái nôi của sự nuôi dưỡng 
và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã.‛ Phải chăng điều đó đối với trẻ em Việt Nam 
hiện nay còn là sự đẹp đẽ nữa hay chăng? Hay là thay vào đó là sự tàn bạo về mặt thể xác lẫn tinh 
thần vì những gì mà cái gọi là gia đ nh gây nên? Và dù ở bất cứ đâu, dù trong hoàn cảnh nào, bạo 
lực hành vi gia đ nh không chỉ để lại nhiều hậu quả về mặt thể chất, tinh thần mà còn là về mặt xã 
hội. Đây cũng là một vấn nạn gây nhức nhối khiến các dư luận và xã hội đều đặc biệt quan tâm. 
Bởi bạo lực hành vi gia đ nh không những làm xói mòn đi các giá trị, chuẩn mực đạo đức và truyền 
thống tốt đẹp của dân tộc mà còn phá vỡ đi những tương lai tương sáng của những đứa trẻ và sự 
bền vững của một gia đ nh. Chính vì thế, chúng ta cần phải nhanh chóng tăng cường phòng chống 
tệ hành vi trong gia đ nh như hiện tượng chống dịch hiện nay. Vì nếu chúng ta không kịp phòng 
ngừa và ngăn chặn thì nó cũng sẽ như một loại dịch bệnh mà lan tràn ra. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trước hết để có thể hiểu sâu hơn về bạo lực hành vi thì chúng ta cần phải đặt ra một câu hỏi là: Bạo 
lực hành vi là gì? Đó chính là hành vi sử dụng sức mạnh để trấn áp, cưỡng chế với mục đích gây 
thương vong, tổn hại đến một ai đó. Trong đó, bạo lực hành vi được thể hiện rõ ràng nhất thông 
qua hai mặt hình thức là: thể xác và ngôn ngữ. Và câu hỏi vấn đề lại được đặt ra: Những sự bạo lực 
ấy có thể gây nên mức thương tổn như thế nào đối với trẻ? Và liệu những thương tổn ấy có thể được 
chữa lành? 
2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC HÀNH VI Ở GIA ĐÌNH HIỆN NAY (VIỆT NAM) 
Được biết rằng: 
Theo thống kê của Vụ Gia đ nh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Việt Nam cho thấy tình trạng trong 
5 năm trở lại đây (2014-2019), số vụ bạo lực gia đ nh được ghi nhận khoảng 20.000 vụ/năm. Và số 
liệu báo cáo của các tổ chức phi chính phủ cũng cho thấy cứ cách khoảng 2-3 ngày lại có một 
người bị giết liên quan đến bạo lực gia đ nh, mà nạn nhân đa phần là phụ nữ và trẻ em.(3) 
Ngoài ra, theo thống kê tại Việt Nam, bạo lực gia đ nh (BLGĐ đã làm tổn hại tinh thần, gây ảnh 
hưởng tới nền kinh tế và năng suất lao động, ước tính gây nên thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi 
năm. Và theo điều tra của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đối với phụ nữ và trẻ em, tỷ lệ 
1945 
từng bị bạo lực về tinh thần là 47,2%, bạo lực thể chất là 7,3%. Hầu hết, nạn nhân là nữ chiếm đến 
hơn 74%, trẻ em là hơn 11%. (4) 
Đặc biệt, theo như được biết, bạo lực người cao tuổi trong những năm trở lại đây có xu hướng gia 
tăng và hình thức bạo lực xảy ra nhiều nhất đó chính là: Hỗn láo, lăng mạ, sỉ nhục Còn với trẻ 
em, nguyên nhân chính thường xuất phát từ mâu thuẫn cha, mẹ và con cái, trẻ không nghe lời, 
nghịch ngợm, không làm theo các quy định mà người lớn đặt ra. (4) 
Nghiêm trọng hơn đó là, theo như kết quả của cuộc nghiên cứu của tiến sĩ Martin Teicher thuộc Đại 
học Y khoa Harvard đã cho thấy việc bạo lực ngôn ngữ có sức ảnh hưởng đến các vùng não của 
con người. Trong đó, bao gồm khu thể chai (Corpus callosum), khu Hồi hải mã (Hippocampus - một 
bộ phận của não trước, nằm bên trong thùy thái dương và thùy trước trán. Có thể nói, cả ba khu 
vực này đều chịu trách nhiệm về sự nhận thức, việc quản lý cảm xúc, suy nghĩ và ra quyết định. Vì 
vậy, những trẻ có tiếp xúc với bạo lực ngôn ngữ trong một thời gian dài, bộ não của chúng sẽ bị 
ảnh hưởng, dù chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển. (1) 
Tổng lại, những thực trạng thực tế trên đây, cũng đủ để chúng ta nhìn nhận lại các tác hại và cũng 
như là sức ảnh hưởng của việc bạo lực hành vi gia đ nh là rất lớn. 
3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BẠO LỰC HÀNH VI 
Trong gia đ nh: Bạo lực bắt nguồn từ cảm xúc: Ở đây khi ta nhắc đến cảm xúc ta có thể nghĩ đến 
những sự vui, buồn, hờn, giận, Nhưng ở đây ngay tại chủ đề này chúng tôi muốn được nhắc đến 
hai loại cảm xúc gây nên sự tổn thương về mặt thể xác lẫn tinh thần đó là sự giận giữ và sự trách 
hờn. Chính hai cảm xúc này đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác lẫn tinh thần 
cho những đứa trẻ. Như chúng ta nhận thấy khi sự giận dữ của các bậc cha mẹ được trút xuống 
một đứa trẻ họ sẽ trở nên như thế nào? Họ làm ra những hành động gì để gây nên cho một đứa 
trẻ? Tôi có thể nhận thấy sự thật rằng không chỉ những bài báo, bài viết trên mạng đều nói về vấn 
đề bạo lực hành vi gia đ nh nhưng mấy ai sẽ hiểu thấu được những điều gây tổn thương cho những 
đứa trẻ ấy lại chính là những cảm xúc giận dữ của cha mẹ khi họ xem nó không vâng lời, không 
nghe theo cha mẹ, cãi lại cha mẹ, và những lý do đau lòng khác Như riêng tôi, tôi cũng đã từng 
là một đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi những thương tổn từ thuở nhỏ. Tôi nhớ rằng, gia đ nh tôi lúc nhỏ có 
rất nhiều áp lực từ cuộc sống, từ những tác động bên ngoài, tuy tôi không hiểu nhiều nhưng mà tôi 
vẫn cảm nhận được sự giận dữ của mẹ khi tôi làm sai một việc nào đấy, mẹ đánh tôi, rất nhiều, 
đến nỗi tôi cũng chẳng còn nhớ rõ là bao nhiêu, nỗi đau đớn về thể xác khi ấy khiến tôi mệt mỏi và 
đau đớn vô cùng. Có một lần tôi nói lại với mẹ khi mẹ đánh tôi, vì tôi nhớ tôi không làm gì nông nỗi 
mà mẹ lại trút giận đánh tôi như thế, mẹ thấy tôi nói lại thì lại càng nói tôi dám cãi khiến tôi ăn thêm 
móc. Nghĩ lại lúc nhỏ tôi cũng không nhớ được mình bị đánh bao nhiêu lần vì thứ cảm xúc giận dữ 
ấy, đến nỗi lúc nhỏ tôi luôn có suy nghĩ tự tử. Đôi lúc tôi còn có ý nghĩ lớn lên sẽ làm nghề luật sư 
giỏi để bảo vệ cho các em nhỏ đang bị bạo hành. Nhiều đêm như thế khiến bản thân tôi rất mệt 
mỏi nhưng cũng không biết khi nào mà đến lớn khi tôi thay đổi, mọi thứ dần thay đổi thì cái gì cũng 
khác. Bởi chính vì thứ cảm xúc giận dữ ấy, tôi biết rằng nó chính là nguyên nhân mà nhiều gia đ nh 
1946 
hiện nay đang mắc phải, sự giận dữ không thể kiềm chế chính là một liều thuốc độc gây nên nhiều 
tình cảnh đau thương cho các đứa trẻ. (6) 
Những nhận thức truyền thống, những định kiến xưa cũ: Thương cho roi cho vọt, trọng nam khinh 
nữ, ảnh hưởng từ nền giáo dục xưa cũ không chọn lọc và thiếu sự hiểu biết,Chính những điều 
này đã khiến cho họ mang một tâm thế hiển nhiên khi đánh đập con trẻ, chửi mắng mà không 
cảm thấy gì. Cứ tiếp tục ngày qua ngày như thế, đời cha truyền đời con, gây nên những hậu quả 
nghiêm trọng trong việc hình thành nên những tư tưởng giáo dục trẻ nhỏ. (6) 
Ngoài xã hội: Luôn có sự hiện diện giữa thờ ơ và không quan tâm. Có thể nói cộng đồng và xã hội 
hiện nay vẫn xem việc đánh đập, chửi mắng và chê trách như là một thói quen và là một vấn đề 
riêng trong mỗi gia đ nh nên không cần can thiệp quá nhiều. Tuy rằng có khá nhiều người thể hiện 
sự bất bình, tức giận đối với những bài báo viết hoặc có video chân thực về bạo lực gia đ nh nhưng 
vẫn chưa có những biện pháp cụ thể để răn đe và ngăn chặn giảm thiểu hành vi này.(6) 
4 HẬU QUẢ CỦA VIỆC BẠO LỰC HÀNH VI TRONG GIA ĐÌNH (THỂ XÁC TINH THẦN) 
Về mặt thể xác: Khi một đứa trẻ phải chịu sự đau đớn về mặt thể xác quá nhiều, tâm lý sẽ sản 
sinh ra rất nhiều mặt cảm xúc phức tạp như: sự tủi thân, sự giận dữ và chen lẫn trong đó là sự hận 
th , và điều này có thể sẽ gây nên những mặt tối nhân cách, chướng ngại về sự tự ti về bản thân, 
dễ mắc những chứng bệnh trầm cảm, tự kỷ, Và nếu những cảm xúc này về dài lâu không được 
giải tỏa, giải quyết thì sẽ có thể có những suy nghĩ liên quan đến tự tử. Ngay cả bản thân tôi cũng 
đã từng trải qua những cảm giác này từ thuở nhỏ, có thể nói nó cũng không mấy dễ dàng gì để có 
thể tự mình vượt qua. Do thuở nhỏ bị áp lực về việc bị đánh quá nhiều nên tính cách của bản thân 
tôi cũng dần bị thay đổi theo hướng tiêu cực, mọi thứ dường như là quá khó và bất lực khi chỉ là một 
đứa trẻ không có một ai để chia sẻ và cảm thông, chỉ có thể ôm nỗi hận, sự uất ức và lớn lên từng 
ngày, cho tới khi có một ngày tôi bắt đầu có suy nghĩ muốn tự tử và luôn tự hỏi ‚Tại sao tôi lại được 
sinh ra trên đời này?‛. Do vậy, ngay cả bản thân tôi hiện tại khi nhớ lại cũng cảm thấy xót xa và bất 
lực. Vậy chúng ta hãy bắt đầu tự hỏi rằng liệu những đứa trẻ ngoài kia còn có thể phải chịu đựng 
đến mức nào nữa? (6) 
Về mặt tinh thần: Thông qua chương trình ‚Cha mẹ thay đổi‛, tôi được biết đến Giáo sư Peck Cho 
(Đại học Korea ” Hàn Quốc). Ông được biết đến là một nhà tâm lý, nhà tư vấn cho các gia đ nh 
trong chương trình cũng liên quan đến vấn đề bạo lực hành vi và ngôn ngữ (tinh thần). Qua đó, Ông 
có nói rằng:‚Có một nghiên cứu rất lớn mới được nghiên cứu gần đây có tên gọi là: ‚Những trải 
nghiệm tổn thương thời thơ ấu.‛ Khi những đưa trẻ có những tổn thương thời thơ ấu, không phải 1, 2 
lần mà nhiều lần, nó sẽ làm não bộ không còn hoạt động tốt nữa. Nó khiến cho não bộ không hoạt 
động một cách bình thường nữa.‛ Không những thế, ‚Những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu‛ có 
thể ngăn cản sự phát triển não bộ của trẻ và tăng tỷ lệ tự tử trong tương lai.‛ 
Ngoài ra, Ông còn nói: ‚Những cảm xúc tiêu cực mà đứa trẻ phải trải qua nếu như được chuyển đổi 
thành mức độ về mặt thể chất, thì nó sẽ tương đương với việc bị bỏng cấp độ 3 - cùng một mức độ 
đau đớn như nhau.‛ Nhưng lạ thay, có mấy ai hiểu được nổi thống khổ dằn vặt vì đau đớn hằn sâu 
1947 
lên tinh thần nó ác liệt như thế nào, nó khiến cho đứa trẻ sống trong sợ hãi và dần dần tê liệt đi các 
mặt cảm xúc yêu thương khác. (5) 
Có thể nói, khi tôi có cơ hội được xem qua chương trình này, tôi, được nhìn thấy một phần hình ảnh 
của bản thân mình vào trong ấy. Cái cách mà Ông Peck Cho truyền đạt, nó như là một liều thuốc 
cảm thông rằng là đâu đó vẫn có người quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đ nh đặc biệt là về trẻ 
em, và họ có thể nói lên cái tiếng lòng của những đứa trẻ cần được cha mẹ hiểu và thấu cảm. Và 
đặc biệt, chương trình này còn nói lên những thực trạng và hậu quả mà chính sự bạo lực gây nên. 
Bởi vậy, tôi hy vọng rằng không chỉ bản thân tôi mà mỗi gia đ nh trên thế giới cũng như Việt Nam ta 
hiện nay, hãy ý thức tình trạng nghiêm trọng của vấn đề này, để có thể tránh những hậu quả đáng 
tiếc sau này.(6) 
5 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 
Bởi chính những hậu quả ấy, đã gây nên những tổn thương không hề nhẹ đến thể xác lẫn tinh thần 
nên suy cho cùng rất khó để có thể chữa lành được vết thương cho trẻ nếu như trẻ đã trưởng thành. 
Dù như vậy, chúng ta cũng không được buồng xuôi và làm lơ. Hãy để cho trẻ được phép tự do phát 
triển đúng cách. Vậy câu hỏi cần đặt ra là: Làm thế nào để trẻ được phát triển và được giáo dục 
một cách đúng đắn và giảm thiểu các hành vi bạo lực gia đ nh lên trẻ? 
Đầu tiên, ta dùng tình yêu thương, lắng nghe - thấu hiểu con cái, biết tiếp thu và bình tĩnh giải thích 
để trẻ có thể hiểu được những lý do trẻ mắc phải thay vì chỉ trích qua lời nói. Ví như, khi một đứa trẻ 
gặp phải một vấn đề như đánh nhau với bạn bè trong trường lớp, thay vì thể hiện sự tức giận với 
trẻ. Chúng ta hãy bắt đầu tập quen với việc bình tĩnh lắng nghe trẻ và đặt câu hỏi tại sao bé lại làm 
như vậy và đi tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề phát sinh là gì? Từ đó, ta nhẹ nhàng giải thích với 
trẻ về các mặt của sự việc để bé có thể hiểu, nhận biết nhiều hơn. Cùng lúc đó, các bậc cha mẹ 
nên tránh sử dụng những hành vi la mắng, đánh đập để làm bé mang tâm lý sợ hãi, trốn tránh và 
không giải quyết được vấn đề từ bên trong. 
Thứ hai, chúng ta cần phải rèn luyện tập kiểm soát sự giận dữ, thường xuyên đọc sách trau dồi các 
cách giáo dục trẻ. Ngày nay, có rất nhiều sách nói về chủ đề làm sao để giáo dục trẻ đúng cách, 
thông minh, sáng tạo, thiên tài,nhưng các bậc cha mẹ cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng và chọn lọc 
những cách giáo dục đúng đắn để có thể khiến trẻ được tự do trong việc phát triển tư duy và hình 
thành tính cách. 
Điều thứ ba chính là, ta phải dành cho trẻ sự tôn trọng về mặt ý kiến cá nhân, lời nói cũng như là 
hành động mà không được gò ép trẻ. Đừng chỉ áp đặt suy nghĩ của bản thân lên con trẻ mà hãy 
đặt bản thân của mình vào trong ý kiến của bé để cảm nhận. Từ đó, hiểu được cảm giác của trẻ thì 
chúng ta mới có thể cho ra được những lời khuyên tốt nhất. 
Và cuối cùng cũng không kém phần quan trọng đó chính là chúng ta cần phải thường xuyên nâng 
cao sự nhận thức của chúng ta và khuyến khích trẻ làm những gì trẻ muốn thay vì bắt ép trẻ.(6) 
1948 
6 KẾT LUẬN 
Bạo lực hành vi không bao giờ là cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong gia đ nh, mà nó 
chỉ là liều thuốc độc, bạo lực, để gây nên những thương tổn và sự hiềm khích, bất hòa trong gia 
đ nh. Hãy tạo nên một vùng trời, một không gian an toàn và sự thoải mái cho sự phát triển của trẻ. 
Trẻ em luôn là những mầm non cần phải được bồi dưỡng, yêu thương thì mới có cái gốc để trở 
thành những con người, công dân tốt đối với gia đ nh, bạn bè và xã hội, mang những nét đẹp trong 
giáo dục vươn ra tầm quốc tế. Và mỗi một hành động bạo lực được ngăn chặn là một lần chúng ta 
sẽ tạo nên được một thế giới tươi đẹp và mọi trẻ em đều được phát triển cao hơn về mặt nhận thức 
cũng như là tình yêu thương gia đ nh. 
Vì vậy việc ngăn chặn các bạo lực hành vi trong gia đ nh và bảo vệ nét đẹp dân tộc là một điều cấp 
thiết mà mọi người trong mỗi chúng ta đều phải cùng nhau chung tay đẩy lùi nạn bạo lực ấy.(6) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] https://vnexpress.net/bao-luc-ngon-ngu-lam-thay-doi-cau-truc-nao-tre-
4079928.html 
[2] https://luatnqh.vn/nguyen-nhan-va-hau-qua-bao-luc-gia-dinh/ 
[3] https://phuoclong.binhphuoc.gov.vn/tin-tuc-trong-thi-xa/thuc-trang-bao-luc-gia-
dinh-hien-nay-va-mot-so-giai-phap-2093.html 
[4] 
hai-khoang-178-gdp-moi-nam 
[5] https://www.youtube.com/watch?v=2HSS89x3MwU&t=988s 
[6] Chương trình truyền hình ‚Cha mẹ thay đổi‛. Ý kiến và bình luận cá nhân, câu chuyện 
trải nghiệm của bản thân người viết. 

File đính kèm:

  • pdfvan_nan_ve_bao_luc_hanh_vi_o_gia_dinh_viet_nam.pdf