Ý thức cộng đồng trong mùa dịch Covid-19

Xã hội ngày càng hiện đại, đời sống con người cũng từng bước được cải thiện cũng vì thế việc có ý

thức và giữ gìn ý thức cộng đồng đã trở thành thước đo giá trị đạo đức và phẩm cách của con

người, đồng thời cũng trở thành một phần vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và tập thể. Đặc

biệt trong thời kì toàn quốc đang phải đối diện với đại dịch Covid 19 thì một lần nữa ý thức cộng

đồng lại phải được đẩy lên hàng đầu, tức mọi người phải nhận thức và có trách nhiệm trước mọi

hành động và lời nói của mình, phải hướng đến lợi ích chung của tập thể là ngăn chặn sự bùng

phát của dịch bệnh và phải nghiêm túc chấp hành các yêu cầu của Bộ Y tế. Tóm lại, ý thức cộng

đồng được thể hiện ở nhiều khía cạnh đóng vai trò xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp, phối

hợp với ý thức cá nhân giúp con người phát triển hoàn thiện bản thân và một điều chắc chắn công

cuộc phòng chống Covid 19 sẽ hiệu quả và trọn vẹn hơn nếu như ý thức người dân được nâng cao.

Ý thức cộng đồng trong mùa dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Ý thức cộng đồng trong mùa dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Ý thức cộng đồng trong mùa dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Ý thức cộng đồng trong mùa dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Ý thức cộng đồng trong mùa dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Ý thức cộng đồng trong mùa dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 6600
Bạn đang xem tài liệu "Ý thức cộng đồng trong mùa dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ý thức cộng đồng trong mùa dịch Covid-19

Ý thức cộng đồng trong mùa dịch Covid-19
2209 
Ý THỨC CỘNG ĐỒNG TRONG MÙA DỊCH COVID-19 
Lê Hoàng Kim Ng c 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Lê Quang Hùng 
TÓM TẮT 
Xã hội ngày càng hiện đại, đời sống con người cũng từng bước được cải thiện cũng vì thế việc có ý 
thức và giữ gìn ý thức cộng đồng đã trở thành thước đo giá trị đạo đức và phẩm cách của con 
người, đồng thời cũng trở thành một phần vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và tập thể. Đặc 
biệt trong thời kì toàn quốc đang phải đối diện với đại dịch Covid 19 thì một lần nữa ý thức cộng 
đồng lại phải được đẩy lên hàng đầu, tức mọi người phải nhận thức và có trách nhiệm trước mọi 
hành động và lời nói của mình, phải hướng đến lợi ích chung của tập thể là ngăn chặn sự bùng 
phát của dịch bệnh và phải nghiêm túc chấp hành các yêu cầu của Bộ Y tế. Tóm lại, ý thức cộng 
đồng được thể hiện ở nhiều khía cạnh đóng vai trò xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp, phối 
hợp với ý thức cá nhân giúp con người phát triển hoàn thiện bản thân và một điều chắc chắn công 
cuộc phòng chống Covid 19 sẽ hiệu quả và trọn vẹn hơn nếu như ý thức người dân được nâng cao. 
Từ khóa: Cộng đồng, Dịch Covid-19, Ý thức. 
ABSTRACT 
Increasingly modern society, human life is also gradually improved and therefore conscious and 
preserve the sense of community has become a measure of moral value and human dignity, and 
also become an extremely important part in social and collective life. In particular, in the entire 
period, facing the Covid 19 pandemic once again the sense of community must be pushed to the 
top, that everyone must be aware of and be accountable to all of their actions and words, and 
everyone must focus on the collective benefit of preventing the outbreak of the pandemic and to 
seriously conduct the requirements of the International. In a nutshell, the sense of community is 
shown in many aspects that play a role in building of a civilized and good society, coordinated with 
the personal sense of helping people develop and achieve themselves and one thing inevitably 
prevention Covid 19 will be more effective and complete if the conscious people are elevated. 
Keywords: Community, Consciousness, Covid-19 pandemic. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đôi khi người ta quan niệm ý thức chính là linh hồn của con người, mà mất phần hồn thì xác tồn tại 
cũng chẳng có ý nghĩa bởi vậy mới nói ý thức có khả năng quyết định đời sống của con người. 
Nhưng vốn dĩ có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Vậy làm sao để con người có 
thể học được cách dung hòa giữa hai ý thức này? Và đặc biệt trước tình hình đại dịch Covid-19 bùng 
phát trên phạm vi toàn cầu thì việc sống mà không có ý thức cộng đồng sẽ để lại hậu quả lớn đến 
2210 
mức nào? Sự thật là bao nhiêu con người đã đổ bệnh, bao nhiêu con người phải tử vong vì không 
có thuốc chữa, hàng chục ngàn người bị cách ly do tiếp xúc với người nghi nhiễm dịch, báo chí phát 
tin liên tục, cả nước xôn xao lo lắng nhưng ấy vậy mà vẫn có nhiều bộ phận người thờ ơ, chủ quan, 
thản nhiên trước dịch bệnh. Vậy phải làm sao để họ hiểu và nâng cao được ý thức cộng đồng? Làm 
sao để họ nhận thức được lợi ích thiết thực nhất mà con người nhận được khi sống và hành động vì 
mọi người? 
2 NỘI DUNG 
Cho đến nay, dù tiếp cận ý thức cộng đồng dưới góc độ nào (triết học, văn hoá học, lịch sử, xã hội 
học, tâm lý học hay khoa học chính trị...), thì các nhà nghiên cứu cũng đều chia sẻ một số điểm 
thống nhất là: Trong môi trường xã hội, văn hóa phương Đông thì ý thức cộng đồng (hay "cái cộng 
đồng") và ý thức cá nhân (hay "cái cá nhân") là hai mặt đối lập nhưng không loại trừ lẫn nhau mà là 
điều kiện tồn tại của nhau trong một thể thống nhất biện chứng. Cộng đồng, dù là cộng đồng lớn 
hay nhỏ, xét về mặt xã hội, không thể tồn tại trên cơ sở một cấu trúc đơn giản chỉ với các mối liên 
hệ ngang, bởi lẽ khi đó cộng đồng sẽ trở thành các tập hợp người giản đơn. Vì vậy, xét về phương 
diện xã hội, cộng đồng phải xác lập được một cấu trúc bền vững với các mối liên hệ ngang và liên 
hệ dọc phức hợp; tự bản thân cấu trúc và các mối liên hệ nội tại cũng chưa đủ điều kiện để biến bất 
kỳ một tổ chức hay thiết chế xã hội nào thành một cộng đồng. Tổ chức hay thiết chế đó chỉ trở thành 
cộng đồng khi sự vận hành của cấu trúc đó trong một môi trường xác định dựa trên mẫu số 
chung‛. Mẫu số chung đó là: các thành viên của nó cùng chia sẻ lợi ích chung; cùng có một hay 
nhiều mục tiêu chung; cùng có động cơ và ý chí chung; cùng hành động tự giác dựa trên những 
nguyên tắc chung; cùng có quan niệm chung đồng nhất về cộng đồng và có tình cảm gắn kết cộng 
đồng cao. Tất cả các yếu tố trên tạo nên sự "đồng thuận chung" (general consensus) - cơ sở của sự 
kết hợp và sức sống của cộng đồng. Nội dung của ý thức cộng đồng Việt Nam là sự đồng thuận 
cao của toàn thể nhân dân trong đại gia đ nh các dân tộc Việt Nam. Đó là: 
– Đồng thuận cao trong nhận thức về tình yêu quê hương, đất nước, về trách nhiệm, nghĩa vụ 
của cá nhân đối với cộng đồng với quê hương, đất nước. 
– Đồng thuận cao về lợi ích, trong đó phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân 
với lợi ích tập thể, giữa lợi ích tập thể nhỏ (bộ phận) với lợi ích toàn thể (cộng đồng dân tộc). 
– Ðồng thuận cao trong việc kiên quyết thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của 
Nhà nước để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng dân tộc. 
– Ðồng thuận cao việc nhận thức và giải quyết các vấn đề chung của xã hội. 
– Ðồng thuận cao trong nỗ lực đương đầu với các thách thức, giải quyết các khó khăn. 
– Ðồng thuận cao để xây dựng và gìn giữ tình cảm gắn kết cộng đồng, cùng tạo nên định 
hướng giá trị chung của văn hoá dân tộc. [1] 
2211 
2.1 Thực trạng 
Như tin tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do 
chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhiều lần nhấn mạnh rằng 
dù Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình, các ca bệnh đều đã được chữa khỏi, nhưng diễn 
biến dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Nếu coi phòng, chống 
dịch bệnh Covid-19 là một cuộc chiến thì chúng ta mới chỉ chiến thắng trận mở màn, do đó ta càng 
phải nâng cao ý thức cộng đồng không được mất cảnh giác, chủ quan, lơ là. Chúng ta đã xây dựng 
các kịch bản chi tiết, lường trước khả năng xuất hiện thêm những ca nhiễm bệnh mới để sẵn sàng 
triển khai các giải pháp ứng phó. Thủ tướng cũng khẳng định ‚ý thức và sự chấp hành nghiêm của 
người dân là yếu tố quan trọng nhất. Nếu toàn dân đồng lòng, toàn dân chống dịch, nhất định 
chúng ta sẽ chiến thắng‛ [2]. Tới hôm nay số ca mắc bệnh lên tới 251 ca nhưng với ý thức cộng 
đồng nâng cao nên chỉ có thêm duy nhất 1 ca mắc trong ngày 6 tháng 4 năm 2020, và hiện tại 
trong 251 ca đó có 122 ca đã bình phục, Việt Nam đứng thứ 96 trên thế giới và là 1 trong 3 nước có 
trên 200 ca nhưng chưa có ca tử vong. [3] 
2.2 Định nghĩa 
Ý thức là một đặc thù của con người mà không một giống loài nào khác có được, ý thức bao gồm 
những tâm tư tình cảm, những nhận biết, những quan điểm về thế giới, về khái niệm xấu đẹp, 
Ý thức cá nhân là tất cả những suy nghĩ của riêng một cá thể dẫn đến hành động nào đó, có tính 
đặc hiệu dùng để phân biệt người này với người khác. 
Ngược lại ý thức cộng đồng là tổng thể những tư tưởng, quan điểm, tâm trạng, thói quen, cách 
hành xử thể hiện thái độ của con người đối với cộng đồng. Đó còn là phần nhận thức về các giá trị 
chung mà mọi người cần tuân thủ, hơn hết phải luôn hướng đến lợi ích chung của tập thể, hướng 
đến một xã hội văn minh tốt đẹp, thể hiện tư chất đạo đức, trí tuệ và trình độ văn hóa của một con 
người. Ý thức cộng đồng cũng được hiểu là hạ thấp cái tôi cá nhân xuống, hưởng ứng các phong 
trào, các yêu cầu của cộng đồng, hi sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, vì một mục tiêu chung, đưa tập 
thể, công đồng, đất nước cùng phát triển. Ý thức cộng đồng vốn là đặc điểm chung của nhân loại, 
nhưng ở Việt Nam, ý thức cộng đồng còn là sản phẩm đặc thù của hoàn cảnh kinh tế - xã hội Việt 
Nam, trở thành điều kiện sống còn và sức mạnh trường tồn của dân tộc trước mọi thử thách, trở 
thành một cộng đồng bền chặt - đại gia đ nh các dân tộc Việt Nam. 
Người có ý thức cộng đồng sẽ dễ dàng kết giao, có thêm nhiều mối quan hệ hữu ích, sẽ nhận được 
sự kính trọng, họ sẽ cảm thấy an nhiên, hạnh phúc khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa và nhiều niềm 
vui. Hơn cả trong mùa dịch Covid, việc nâng cao ý thức cộng đồng sẽ giúp người dân hạn chế khả 
năng nhiễm bệnh đồng thời cũng như góp phần ngăn chặn dịch Covid cùng đất nước. 
2.3 Biểu hiện 
Ý thức cộng đồng được thể hiện ở sự đoàn kết, lòng nhân ái, tình người, như ông cha từng dạy ‚lá 
lành đ m lá rách‛, ‚thương người như thể thương thân‛, là sự rung động biết thông cảm, sẻ chia, 
yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ trước những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Đó còn là sự cho đi 
2212 
mà không nề hà, tính toán, là mọi hành động đều xuất phát từ cái tâm chân thành. Chẳng hạn như 
việc quyên góp vào quỹ hỗ trợ phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ bệnh viện, khu cách ly. Điển hình như 
gia đ nh Johnathan Hạnh Nguyễn góp hơn 6 tỉ đồng để mua thiết bị y tế chống Covid 19, các nghệ 
sĩ người nổi tiếng trong showbiz cũng thay nhau đóng góp và kêu gọi đóng góp để giúp bà con 
miền xa có cuộc sống tốt hơn trước nạn dịch và hơn cả là những chiến sĩ làm việc hết mình, dốc hết 
tâm sức phục vụ cho mọi người ở khu cách ly như họ phải vội vã chuẩn bị hàng trăm suất cơm từ 
sáng sớm, 
Ý thức cộng đồng còn thể hiện ở việc tin tưởng, đồng lòng chấp hành nghiêm các phương án 
chống dịch của Bộ y tế như chỉ ra khỏi nhà khi thật cần thiết và phải đeo khẩu trang khi ra ngoài 
cũng như khi tiếp xúc với mọi người phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đúng cách với xà 
phòng trong ít nhất 20s hoặc với nước rửa tay khô có chứa cồn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, 
không tụ tập nơi đông người, phải khai báo y tế đầy đủ, không đi du lịch đến vùng có dịch bệnh 
không trốn cách ly, báo ngay cho cơ quan y tế nếu thấy các triệu chứng ho, sốt, khó thở. Bởi nguyên 
lý nếu bạn giữ sức khỏe bạn tốt thì bạn sẽ không mang mầm bệnh đến cho bản thân và lây cho 
cộng đồng. 
2.4 Phê phán 
Trong xã hội vẫn còn rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức cộng đồng, họ đã như góp gió 
để cơn bão dịch bệnh tiếp tục lây lan, cuốn đi bao hi vọng trong suốt thời gian qua của người 
dân, họ như đang góp nước cho trận ‚đại hồng thủy‛ dịch bệnh lan rộng ra các tỉnh thành, cuốn 
đi bao công sức của cả một hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng chống và ngăn chặn dịch 
bệnh, điều đó thể hiện ở sự ích kỉ chỉ biết đến lợi ích của bản thân, còn thế giới và đồng loại 
ngoài kia họ từ chối bận tâm đến. Những người như vậy là khiếm khuyết trong tâm hồn và nhận 
thức, người sống như vậy là người có tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, dễ bị cô lập và bị 
mọi người xa lánh. 
Theo các chuyên gia, tâm lý của người trốn cách ly thường có hai nguyên nhân: 
Một là, họ chủ quan với sức khỏe của chính mình, cho rằng bản thân có đề kháng tốt, khỏe mạnh 
nên không cần cách ly. 
Hai là, sợ vào khu cách ly sẽ mất tự do, sinh hoạt thiếu thốn và sợ bị kì thị. 
Nhưng rõ ràng họ nên nhận thức được việc trốn cách ly, không được giám sát y tế sẽ để lại những 
hậu quả hết sức nghiêm trọng. Điển hình như có những người đi từ vùng có dịch Covid gây ra vẫn 
thản nhiên trốn kê khai y tế hoặc kê khai không trung thực, có những người bản thân họ không phải 
họ không biết họ bệnh mà là họ cố ý giấu và không khai báo, vẫn đi lại ở chốn đông người và có 
những người tiếp xúc gần họ đã bị lây bệnh. Vẫn có rất nhiều người còn tụ tập ăn chơi và thờ ơ 
không đem khẩu trang khi đi ra đường. Một bộ phận khác lại thay nhau tuyên truyền những thông 
tin chưa được kiểm chứng, những thông tin giả mạo, sai sự thật nhằm câu lượt thích, lượt chia sẻ 
cho trang bán hàng của mình, đó quả là một trò đ a vô trách nhiệm, là sự bỡn cợt trên nỗi đau, nỗi 
sợ, nỗi hoang mang không chỉ của một vài, một nhóm cá nhân và là của một cộng đồng đang 
phải gồng mình chống dịch. Ý thức một số người còn kém đến mức mặc dù người bị cách ly được lo 
2213 
bữa ăn, chỗ ngủ đầy đủ thế nhưng với sự nuông chiều, thương con quá mức thì hàng trăm bậc phụ 
huynh vẫn liên tục gửi những đồ không cần thiết vào khu cách ly: có người gửi cả một con gấu 
bông cao bằng người lớn, có người gửi cả một thùng đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt nặng mấy kí lô, có 
người còn gửi chăn đệm đến, có người còn gửi đàn ghi-ta vào cho người thân giải khuây, còn lắp tủ 
lạnh, quạt hơi nước hoặc ngụy trang bia vào thùng carton [3] để gửi vào ,.. cái gì cũng có chừng 
mực, giới hạn của nó, không phải cái nào cũng có thể gửi vào được vậy mà họ vẫn cố ý hiểu sai và 
làm sai và khi bị dân quân tự vệ từ chối tiếp nhận thì họ lại tỏ thái độ bực tức, khó chịu thậm chí còn 
cáu gắt và quát mắng lại. 
2.5 Hậu quả 
Hành vi thiếu trách nhiệm của một số cá nhân như vậy đã truyền dịch và gây họa cho cộng đồng, 
khiến bao công sức, tiền bạc để ngăn chặn dịch bệnh như ‚đổ sông, đổ bể‛. Hàng triệu học sinh, 
sinh viên phải nghỉ học vì dịch cúm, phải thay vào đó là các lớp học trực tuyến online mà giáo viên 
phải dồn công sức để thay đổi phương án dạy học, cuộc sống của nhiều gia đ nh đảo lộn, nhiều 
doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản lao vào cảnh khốn khó, hàng loạt cơ sở kinh doanh nhỏ 
lẻ buộc phải đóng cửa, nhiều người không có việc làm. Hàng vạn nhân lực ngành y tế và cả hệ 
thống chính trị từ trung ương xuống địa phương phải căng mình thực hiện nhiệm vụ phòng chống 
dịch như chống giặc. Sau những tin đồn giả làm dân tình lo lắng thì chúng ta dễ dàng bắt gặp hình 
ảnh người dân đổ xô tới các cửa hàng y tế, các nhà thuốc để mua khẩu trang và nước sát khuẩn, 
có khi mọi người còn xếp hàng chờ từ 2 giờ sáng. Hệ lụy nhãn tiền là nhiều nhóm đầu cơ đã lợi 
dụng tình thế để tăng giá hai mặt hàng này lên gấp nhiều lần, gây khó khăn cho công cuộc phòng 
chống dịch. Thân nhân của những người bị cách ly không nhận ra rằng giữa trời nắng như đổ lửa, 
đối nghịch với những chiếc xe ôtô xếp hàng dài chở nhiều đồ dùng tiếp tế thì các anh chiến sĩ đã 
phải làm việc cật lực, khuân vác bất đắc dĩ và làm việc không ngơi tay, mồ hôi ướt sũng áo, còn 
bản thân người thân khi kéo hàng đông đi tiếp tế như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh rất 
cao. [4] 
3 GIẢI PHÁP 
Ý thức cộng đồng là thứ chỉ cần chúng ta chịu mở lòng, chịu học tập, buông xuống sự ích kỉ của 
bản thân là có thể dễ dàng học được, người có ý thức cộng đồng cao là người sẵn sàng cống hiến 
nên họ sẽ có một tâm hồn đẹp, xứng đáng được kính trọng, tôn vinh và dĩ nhiên cuộc sống sẽ 
không phụ lòng những người như vậy. Mỗi ngày lại càng phải cố gắng đẩy mạnh công tác tuyên 
truyền nâng cao ý thức cộng đồng, không nên giấu dịch hay khai man hành trình di chuyển để dịch 
bệnh có nguy cơ lây lan ra cộng đồng, không nên tung tin đồn nhảm để gây hoang mang dư luận, 
ảnh hưởng đến công tác phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh của các cơ quan chức năng. Bản 
thân mỗi công dân cũng nên có bộ lọc thật tốt để nhận biết tin giả, thêm cả cá nhân mỗi người 
không nên lên mạng xã hội miệt thị và đổ lỗi cho nạn nhân hay mất hàng giờ để chen lấn mua 
hàng ngoài siêu thị để tích trữ đồ ăn không cần thiết. Người dân chỉ nên mua vừa đủ dùng và tích 
cực mở rộng tư duy về bài học ‚công dân với cộng đồng‛ để nhận thức được trách nhiệm của mình 
đối với xã hội. Thêm vào đó, mỗi người dân đều cần tự giác tìm hiểu thông tin dịch bệnh, thông tin 
về cách phòng tránh cho bản thân và mọi người, từ đó hiểu được trách nhiệm công dân phải biết 
2214 
chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng. Những người thiếu niên, người trẻ lại càng phải bỏ đi thái độ hẹp hòi mà 
phải sống và hành động khôn ngoan vì lợi ích chung của toàn dân tộc, phải biết rằng ý thức cá 
nhân nằm trong ý thức cộng đồng và ngược lại, chúng ta cần phải dung hòa giữa hai thứ ấy thì bản 
thân mới có thể hoàn thiện được. 
4 KẾT LUẬN 
Cuộc chiến đấu chống Covid 19 muốn thành công, không phải riêng lẻ một người mà làm được, 
mà cần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. Ở một khía cạnh khác, trách nhiệm phải đi 
cùng lợi ích, nhưng vì lợi ích mà không màng đến ý thức, trách nhiệm là một điều không thể chấp 
nhận được. Vì sự ích kỷ của cá nhân có thể ảnh hưởng nhiều đến người khác đó là một điều không 
nên, có những lúc bản thân cho là bình thường, nhưng nó lại để lại hậu quả khôn lường, đáng sợ. 
Quả thật có tiền chưa chắc mua được sức khỏe, có tri thức không phải lúc nào cũng có thể là người 
có văn hóa, có ý thức vì cộng đồng. [5] 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bài giảng điện tử ‚Nghị luận xã hội về ý thức của cộng đồng‛” elib.vn (download vào lúc 15h 
ngày 07/04/2020). 
[2] Cập nhật tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do Covid-19 tính đến 8h ngày 08/04/2020 
” soyte.namdinh.gov.vn (download vào lúc 15h10 ngày 07/04/2020). 
[3] Hoài Thanh ” Thư Trần, ‚Ngụy trang lon bia trong thùng carton gửi vào khu cách ly‛ ” 
zingnews.vn (download vào lúc 16h ngày 07/04/2020). 
[4] Kim Dung ‚Mướt mồ hôi nhận đồ tiếp tế chuyển cho người cách ly ở TP. HỒ CHÍ MINH‛ ” 
vov.vn (download vào lúc 16h ngày 07/04/2020). 
[5] Nguyễn Kim Hồng, ‚Thời dịch bệnh Covid-19, ý thức vì cộng đồng không phải chỉ nói là được‛ 
” thanhnien.vn (download lúc 15h ngày 06/04/2020). 
[6] Thái Hà, ‚Ca mắc giảm nhưng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi 
ro‛ ” báo Tiền Phong (download vào lúc 16h ngày 07/04/2020). 

File đính kèm:

  • pdfy_thuc_cong_dong_trong_mua_dich_covid_19.pdf